Dan Lee
09-01-2009, 09:46 PM
Quo vadis – Ngài đi đâu?
Sách ngụỵ thư Kinh thánh thuật lại, thời Hoàng đế Nero cấm bắt đạo Công giáo gắt gao ở thành Roma, thời kỳ Thánh Phero đến Roma lập cộng đoàn Giáo Hội. Đời sống khi đó gặp nhiều khó khăn, giáo dân phải sống lẩn trốn trong các hang động dưới lòng đất, vì bị theo dõi bắt bớ.Trong cơn khủng hoảng, chán nản xuống tinh thần Thánh Phero đã có ý định bỏ trốn ra khỏi thành Roma.
Trên đường đi trốn chạy, ra tới cổng thành, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa đường. Thấy Chúa Giêsu, Thánh Phero liền hỏi Ngài: „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu?“
Chúa Giêsu trả lời Thánh Phero: „ Venio Romam iterum crucifigi - Thầy đến thành Roma để chịu đóng đinh!“.
Hiểu ý Thầy Giêsu muốn gì. Thánh Phero quay trở lại thành Roma, nơi đó Thánh nhân bị bắt, và bị xử tử hình đóng đinh trên thập gía vào khoảng năm 64-67.
Lấy ý tưởng từ trình thuật đó, nhà văn người Balan Henryk Sienkiewicz đã viết thành thiên tiểu thuyết Quo vadis – Ngài đi đâu?. Rồi được dựng dàn đóng thành phim truyện nổi tiếng thế giới năm 1951.
Ở Roma có con đường tên là Via Appia (đường hiện ra), ngoài cổng thành Porta San Sebatiano, là nơi đã xảy ra câu chuyện truyền thuyết thần thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phero lúc bỏ chạy đi trốn, có ngôi thánh đường „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu? „ xây dựng để tưởng nhớ biến cố đó.
Ngòai ra bên cạnh nơi chốn đó còn có tấm bản sao chép ghi dấu vết bước chân của Chúa Giêsu in lại, cũng như bức tượng bán thân của Sienkiewicz dựng ở đó.
Nhưng „ Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu?“ phải chăng chỉ xảy ra với Thánh Phero không thôi? Còn với những người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, với các Linh mục của Chúa trong Giáo Hội xưa nay có cảnh Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu - xảy ra không?
Thiết nghĩ cảnh Quo vadis vẫn luôn xảy ra trong đời sống, cho dù là ai vào bậc sống nào.
1.Quo vadis trong Kinh Thánh
Ngay từ thuở ban đầu lúc vũ trụ cùng con người được Thiên Chúa tạo dựng nên cũng đã có cảnh đi chạy trốn quo vadis rồi.
Kinh Thánh sách Sáng Thế ( 3,8-10) thuật lại Ông Bà Adong Evà đã lẩn trốn trong bụi cây đi trốn, vì sợ hãi đã sa ngã phạm giới răn Thiên Chúa: “ Con nghe thấy tiếng Chúa trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn” ( St 3,10).
Lẩn trốn dưới bụi cây, nhưng Ông Bà không che dấu nổi Thiên Chúa.
Tiên tri Elija đã sợ hãi chạy trốn để khỏi bị lùng bắt sát hại ( 1 sách các Vua 19,1-8). Thất vọng chán nản, Ông tìm cách chạy cho xa trong sa mạc hoang vu và chỉ cầu xin sự chết thôi.
NhưngThiên Chúa vẫn tìm thấy, và cho Thiên Thần hiện đến an ủi nâng đỡ cho ông ăn uống lấy lại sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.
Tiên tri Giona cưỡng lại sứ mạng Thiên Chúa trao phải đến thành Ninivê làm nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Ông sợ hãi bỏ trốn xuống tàu mong sao thoát khỏi. Người ta quăng Ông xuống biển. Nhưng Thiên Chúa cứu thoát ông, cho con cá đến nuốt ông vào bụng nó, rồi đưa ông vào bờ, bắt Ông phải đến Ninive rao giảng Lời Chúa.
Ông thất vọng chán nản bỏ chạy, nhưng Thiên Chúa vẫn tìm thấy Ông cùng không bỏ rơi Ông. ( Sách Giona 1-2)
Thánh Phero, vị Tông đồ thứ nhất của Chúa Giêsu, đã bỏ trốn lúc Thấy Giêsu bị bắt và còn chối Chúa Giêsu tới ba lần trong sân xử án. (Mc 15,50; 66).
Nhưng tiếng con gà gáy làm Ông tỉnh ngộ, và Chúa Giêsu vẫn củng cố lòng tin cho Ông cùng tin tưởng Ông trao nhiệm vụ làm giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Và Quo vadis cũng đã xảy đến trong đời sống của vị thánh linh mục Gioan Vianney.
2.Quo vadis trong đời sống của Thánh Gioan Vianney xứ Ars
Năm 1843 Cha sở Gioan Vianney lâm bệnh nặng. Bác sĩ khám chẩn bệnh, khám phá Cha sở bị bệnh sưng phổi cùng sưng nơi xương sườn nữa. Mọi người lo âu cho vị thánh sống Gioan Vianney của xứ Ars.
Ngày 11. Tháng Năm 1843 cha sở Gioan Vianney được chịu Bí tích xức dầu bệnh nhân dọn mình chết. Chính cha sở Gioan Vianney trong cơn bệnh nặng thất vọng đã kêu xin cùng Thánh nữ Philomena phù hộ cầu khấn cho mình. Và lời cầu khấn của cha sở cũng như của giáo dân xứ Ars được nhậm lời. Cha sở Gioan Vianney được lành bệnh.
Nhưng cũng năm đó tư tưởng bỏ chạy trốn khỏi xứ Ars bừng sống lại mãnh liệt trong tâm tư của cha sở Gioan Vianney. Ý tưởng bỏ chạy trốn khỏi Ars cha Vianney đã có từ năm 1840 rồi.
Hünermann còn ghi chép lại trong hồ sơ phong Thánh của cha sở Gioan Vianney mẩu đối thoại với Chúa trên đường chạy trốn năm 1840:
Chúa hỏi:” Gioan Vianney, quo vadis - con đi đâu vậy?”
Gioan Vianney ngập ngừng nói: “ Lạy Chúa, con đi tìm Chúa trong cô đơn! Xin để con đi”.
Chúa cầm cây thập gía trong bóng đêm tối mờ ảo nói: “ Gioan Vianney, không phải trong cô đơn con tìm được cha đâu, nhưng nơi những linh hồn người giáo dân mà Cha dẫn con đến với họ! Con nhớ rằng, duy chỉ một linh hồn có gía trị hơn mọi lời cầu xin mà con kêu khấn trong cô đơn. Con hãy trở lại, Gioan Vianney! Con hãy trở về với xứ đạo cũ của con! Những vết thương tích của họ chờ đợi lòng thương xót của người Samariter nhân hậu”
Nghe những lời Chúa nói, cha Gioan Vianney tỉnh ngộ và quay trở lại xứ Ars ngay.
Năm 1843 cũng xảy ra tươnng tự. Cha sở Gioan Vianney chạy trốn về Dardilly, để tìm cuộc sống cô đơn. Nhưng lần này cũng vậy, ý định không thành, và cha Gioan Vianney lại phải quay trở về với nhiệm vụ ở xứ Ars.
Walter Nigg đã thuật lại tư tưởng bỏ chạy trốn của cha sở Gioan Vianney như sau: “ Với cha sở Gioan Vianney chạy trốn sống cô đơn luôn là sự cám dỗ thử thách trong đời Ông. Luôn luôn khi ý tưởng đó nổi bùng lên và nhất là trong đêm tối càng mạnh mẽ hơn. Phải chăng Ông bị cơn cám dỗ khuất phục? Vâng, có thể nói, một phần nào như thế.
Tại sao một vị Thánh lại không có phần yếu đuối? Nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ Ông. Tất cả Gioan Vianney đã vượt qua cám dỗ thử thách đó. Thiên Chúa đã luôn phù hộ ông cùng kéo Ông trở về với xứ đạo Ars, và như thế ý định bỏ chạy trốn của ông đã không thành công.
Người giáo dân làng quê xứ Ars đã đóng góp nhiều vào việc giữ ông ở lại, không cho cha sở Gioan Vianney của họ bỏ đi. Họ tuôn đến với Ông và khẩn khoản nói: Xin Cha ở lại vói chúng con!
Trong suốt lịch sử đời sống của cha sở Gioan Vianney, có lẽ không lời lẽ nào cảm động bằng những lời khẩn khoản đơn sơ chân thành này của người giáo dân xứ Ars nói với ngài.
Những lời khẩn khỏan này không tỏ ra dáng vẻ gì sâu xa cùng văn chương hoành tráng. Nhưng nó thoát ra từ trái tim tấm lòng của họ, và đi sâu vào tận tâm hồn trái tim con người.”.
Bậc thánh nhân có hoàn cảnh Quo vadis, và con người tín hữu chúng ta cũng có hoàn cảnh Quo vadis.
3.Quo vadis đi xuống trong đời sống của con người
Nhiều người, khi hoàn cảnh cuộc sống tuổi đời trách nhiệm càng chồng chất, cám dỗ thử thách muốn buông xuông càng nhiều. Nói thế không phải để khơi ra phần tiêu cực làm nản chí ai đâu. Nhưng đó là phần chân thật trong đời sống con người.
Nhiều bậc Ông Bà Cha Mẹ than thở mệt nhọc qúa, vì phải lo lắng nuôi dậy con cái, và mong sao bớt được gánh nặng lo lắng. Nhất là những khi cảm thấy tinh thần mệt mỏi chán nản, như lâm vào ngõ bí không biết làm sao, không biết đi về đâu, lúc đó tư tưởng buông xuông xuất hiện lảng vảng trong đầu óc tâm trí.
Cũng có những đôi vợ chồng sau những ngày tháng hạnh phúc vui vẻ êm đẹp, khi vấp phải mối xao xuyến lo âu, hay sự gì đó chắn ngang đời sống của họ. Họ không biết nói làm sao hơn nữa. Nói chuyện với nhau thì khó, vì cảm gíac sợ hãi dồn dập kéo đến. Mà im lặng thì cảm thấy bị thua thiệt khó chịu bực bội.
Những khi đó thân thể gân cốt mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần chán nản. Tư tưởng buông xuông chạy trốn dưới mọi hình thức xuất hiện xúi dục trào lên trong tâm trí.
Nhiều Bạn Trẻ trong lớp tuổi học trò hay sinh viên đang sống thời gian vươn lên về mọi mặt, bỗng dưng gặp hoàn cảnh khác đi, làm họ lúng túng lo âu sợ hãi, mất tinh thần. Thế là tư tưởng buông xuông bỏ mặc tìm nơi chốn trốn chạy ập đến xâm chiếm. Đời sống như bị tắc nghẽn dừng chân tại chỗ hay tệ hơn nữa đi xuống chểnh mảng việc học tập đào tạo.
Nhưng đời sống đâu phải chỉ có toàn Quo vadis đi xuống. Trái lại còn có Quo vadis vươn đi lên nữa.
4.Quo vadis và khúc đường vươn lên
Con người theo tự thiên nhiên luôn sẵn có trong bản năng đời sống hai chiều cực vươn lên cao và chùng xuống thấp, cố gắng và uể oải chán nản, muốn tốt lành và cũng dễ ngả theo sự dễ dãi u ám mờ tối.
Tiến trình này tự nhiên và cũng cần phải được hướng dẫn đào tạo mới trở nên rõ nét trong sáng. Suy nghĩ tìm nhận ra ý nghĩa đời sống góp phần chủ yếu vào việc đào tạo này.
Những bước đường Quo vadis gây hoang mang bối rối, đôi khi chỉ muốn đi sâu vào đó, như trường hợp Thánh Gioan Vianney trên đây, nhưng khi một lời nói nào đó, hay một suy nghĩ nhớ về bổn phận đủ sức giúp lôi kéo tinh thần tỉnh ngộ hướng vươn lên cao.
Gương sống tình yêu mến và trung thành của bậc Ông Bà Cha Mẹ hay của những ai có đời sống kiên cường tốt lành là lời nhắc bảo giúp tinh thần tìm thấy sức phấn khởi vươn lên vượt khúc hoang mang quo vadis.
Một nếp sống, tuy không có gì là nổi bật, của một người Bạn chăm chỉ với việc bổn phận hằng ngày, là lời qúy báu giúp tinh thần tìm nhận ra tia ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, những khi lâm vào hoàn cảnh Quo vadis.
Thánh Phaolo, người Tông đồ, bậc thầy dậy có nhiều kinh nghiệm đã sống trải qua những bước đường đó. Ông thông cảm cùng muốn cổ vũ vực dậy tinh thần cho học trò của mình bằng những tâm tình nồng nhiệt đầy lòng yêu mến tình thầy trò cha con:
„Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng…“ ( 2 Timotheus 1,6-12.)
Tâm tình chí thiết cùng cặn kẽ của một người thầy như Thánh Phaolo tưởng khó tìm được trong đời sống.
*****************
Đi hành hương sang thăm viếng đền thánh Gioan Vianney xứ Ars bên Pháp, sẽ gặp một công trường nhỏ có dựng tượng đài kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Cha sở Gioan Vianney và chú mục đồng Antoine Givre, bên vệ đường dẫn vào đền thánh xứ Ars.
Đài tượng xây cất trên bục bệ cao: tượng Cha sở Gioan Vianney một tay chỉ hướng lên trời, một tay nắm tay cậu mục đồng Antoine, toàn thân bộ mặt cúi nghiêng hướng về cậu.
Theo thuật lại của cậu mục đồng Antoine, nhân chứng xưa kia đã gặp gỡ Cha Gioan Vianney lần đầu tiên ngày 09.02.1818, Cha Gioan Vianney đã nói với cậu ta câu đầu tiên: „Cám ơn con. Con chỉ đường cho ta tới xứ Ars. Ta sẽ chỉ cho con đường hướng về trời!“
Hơn 40 năm là cha sở ở Ars, cha Gioan Vianney đã chỉ đường cho hàng ngàn vạn tâm hồn trong hoàn cảnh Quo vadis tìm nhận ra con đường tinh thần vươn lên trời cao thóat khỏi cảnh bơ vơ hoang mang.
Chúa đã hướng dẫn Thánh Gioan Vianney trở về lúc ngài vướng vào hoàn cảnh Quo vadis. Và từ cảm nghiệm đó ngài đã giúp những người khác tìm ra lối thoát khỏi Quo vadis qua linh hướng chỉ dẫn và lời cầu nguyện!
Chúc mừng đức tân Giám Mục Giáo phận Phan Thiết
Đức Cha Giuse Vũ duy Thống
Người Bạn học cũ cùng làng quê thuở xa xưa.
Năm Linh Mục 2009-2010
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
Sách ngụỵ thư Kinh thánh thuật lại, thời Hoàng đế Nero cấm bắt đạo Công giáo gắt gao ở thành Roma, thời kỳ Thánh Phero đến Roma lập cộng đoàn Giáo Hội. Đời sống khi đó gặp nhiều khó khăn, giáo dân phải sống lẩn trốn trong các hang động dưới lòng đất, vì bị theo dõi bắt bớ.Trong cơn khủng hoảng, chán nản xuống tinh thần Thánh Phero đã có ý định bỏ trốn ra khỏi thành Roma.
Trên đường đi trốn chạy, ra tới cổng thành, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa đường. Thấy Chúa Giêsu, Thánh Phero liền hỏi Ngài: „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu?“
Chúa Giêsu trả lời Thánh Phero: „ Venio Romam iterum crucifigi - Thầy đến thành Roma để chịu đóng đinh!“.
Hiểu ý Thầy Giêsu muốn gì. Thánh Phero quay trở lại thành Roma, nơi đó Thánh nhân bị bắt, và bị xử tử hình đóng đinh trên thập gía vào khoảng năm 64-67.
Lấy ý tưởng từ trình thuật đó, nhà văn người Balan Henryk Sienkiewicz đã viết thành thiên tiểu thuyết Quo vadis – Ngài đi đâu?. Rồi được dựng dàn đóng thành phim truyện nổi tiếng thế giới năm 1951.
Ở Roma có con đường tên là Via Appia (đường hiện ra), ngoài cổng thành Porta San Sebatiano, là nơi đã xảy ra câu chuyện truyền thuyết thần thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phero lúc bỏ chạy đi trốn, có ngôi thánh đường „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu? „ xây dựng để tưởng nhớ biến cố đó.
Ngòai ra bên cạnh nơi chốn đó còn có tấm bản sao chép ghi dấu vết bước chân của Chúa Giêsu in lại, cũng như bức tượng bán thân của Sienkiewicz dựng ở đó.
Nhưng „ Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu?“ phải chăng chỉ xảy ra với Thánh Phero không thôi? Còn với những người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, với các Linh mục của Chúa trong Giáo Hội xưa nay có cảnh Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu - xảy ra không?
Thiết nghĩ cảnh Quo vadis vẫn luôn xảy ra trong đời sống, cho dù là ai vào bậc sống nào.
1.Quo vadis trong Kinh Thánh
Ngay từ thuở ban đầu lúc vũ trụ cùng con người được Thiên Chúa tạo dựng nên cũng đã có cảnh đi chạy trốn quo vadis rồi.
Kinh Thánh sách Sáng Thế ( 3,8-10) thuật lại Ông Bà Adong Evà đã lẩn trốn trong bụi cây đi trốn, vì sợ hãi đã sa ngã phạm giới răn Thiên Chúa: “ Con nghe thấy tiếng Chúa trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn” ( St 3,10).
Lẩn trốn dưới bụi cây, nhưng Ông Bà không che dấu nổi Thiên Chúa.
Tiên tri Elija đã sợ hãi chạy trốn để khỏi bị lùng bắt sát hại ( 1 sách các Vua 19,1-8). Thất vọng chán nản, Ông tìm cách chạy cho xa trong sa mạc hoang vu và chỉ cầu xin sự chết thôi.
NhưngThiên Chúa vẫn tìm thấy, và cho Thiên Thần hiện đến an ủi nâng đỡ cho ông ăn uống lấy lại sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.
Tiên tri Giona cưỡng lại sứ mạng Thiên Chúa trao phải đến thành Ninivê làm nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Ông sợ hãi bỏ trốn xuống tàu mong sao thoát khỏi. Người ta quăng Ông xuống biển. Nhưng Thiên Chúa cứu thoát ông, cho con cá đến nuốt ông vào bụng nó, rồi đưa ông vào bờ, bắt Ông phải đến Ninive rao giảng Lời Chúa.
Ông thất vọng chán nản bỏ chạy, nhưng Thiên Chúa vẫn tìm thấy Ông cùng không bỏ rơi Ông. ( Sách Giona 1-2)
Thánh Phero, vị Tông đồ thứ nhất của Chúa Giêsu, đã bỏ trốn lúc Thấy Giêsu bị bắt và còn chối Chúa Giêsu tới ba lần trong sân xử án. (Mc 15,50; 66).
Nhưng tiếng con gà gáy làm Ông tỉnh ngộ, và Chúa Giêsu vẫn củng cố lòng tin cho Ông cùng tin tưởng Ông trao nhiệm vụ làm giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Và Quo vadis cũng đã xảy đến trong đời sống của vị thánh linh mục Gioan Vianney.
2.Quo vadis trong đời sống của Thánh Gioan Vianney xứ Ars
Năm 1843 Cha sở Gioan Vianney lâm bệnh nặng. Bác sĩ khám chẩn bệnh, khám phá Cha sở bị bệnh sưng phổi cùng sưng nơi xương sườn nữa. Mọi người lo âu cho vị thánh sống Gioan Vianney của xứ Ars.
Ngày 11. Tháng Năm 1843 cha sở Gioan Vianney được chịu Bí tích xức dầu bệnh nhân dọn mình chết. Chính cha sở Gioan Vianney trong cơn bệnh nặng thất vọng đã kêu xin cùng Thánh nữ Philomena phù hộ cầu khấn cho mình. Và lời cầu khấn của cha sở cũng như của giáo dân xứ Ars được nhậm lời. Cha sở Gioan Vianney được lành bệnh.
Nhưng cũng năm đó tư tưởng bỏ chạy trốn khỏi xứ Ars bừng sống lại mãnh liệt trong tâm tư của cha sở Gioan Vianney. Ý tưởng bỏ chạy trốn khỏi Ars cha Vianney đã có từ năm 1840 rồi.
Hünermann còn ghi chép lại trong hồ sơ phong Thánh của cha sở Gioan Vianney mẩu đối thoại với Chúa trên đường chạy trốn năm 1840:
Chúa hỏi:” Gioan Vianney, quo vadis - con đi đâu vậy?”
Gioan Vianney ngập ngừng nói: “ Lạy Chúa, con đi tìm Chúa trong cô đơn! Xin để con đi”.
Chúa cầm cây thập gía trong bóng đêm tối mờ ảo nói: “ Gioan Vianney, không phải trong cô đơn con tìm được cha đâu, nhưng nơi những linh hồn người giáo dân mà Cha dẫn con đến với họ! Con nhớ rằng, duy chỉ một linh hồn có gía trị hơn mọi lời cầu xin mà con kêu khấn trong cô đơn. Con hãy trở lại, Gioan Vianney! Con hãy trở về với xứ đạo cũ của con! Những vết thương tích của họ chờ đợi lòng thương xót của người Samariter nhân hậu”
Nghe những lời Chúa nói, cha Gioan Vianney tỉnh ngộ và quay trở lại xứ Ars ngay.
Năm 1843 cũng xảy ra tươnng tự. Cha sở Gioan Vianney chạy trốn về Dardilly, để tìm cuộc sống cô đơn. Nhưng lần này cũng vậy, ý định không thành, và cha Gioan Vianney lại phải quay trở về với nhiệm vụ ở xứ Ars.
Walter Nigg đã thuật lại tư tưởng bỏ chạy trốn của cha sở Gioan Vianney như sau: “ Với cha sở Gioan Vianney chạy trốn sống cô đơn luôn là sự cám dỗ thử thách trong đời Ông. Luôn luôn khi ý tưởng đó nổi bùng lên và nhất là trong đêm tối càng mạnh mẽ hơn. Phải chăng Ông bị cơn cám dỗ khuất phục? Vâng, có thể nói, một phần nào như thế.
Tại sao một vị Thánh lại không có phần yếu đuối? Nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ Ông. Tất cả Gioan Vianney đã vượt qua cám dỗ thử thách đó. Thiên Chúa đã luôn phù hộ ông cùng kéo Ông trở về với xứ đạo Ars, và như thế ý định bỏ chạy trốn của ông đã không thành công.
Người giáo dân làng quê xứ Ars đã đóng góp nhiều vào việc giữ ông ở lại, không cho cha sở Gioan Vianney của họ bỏ đi. Họ tuôn đến với Ông và khẩn khoản nói: Xin Cha ở lại vói chúng con!
Trong suốt lịch sử đời sống của cha sở Gioan Vianney, có lẽ không lời lẽ nào cảm động bằng những lời khẩn khoản đơn sơ chân thành này của người giáo dân xứ Ars nói với ngài.
Những lời khẩn khỏan này không tỏ ra dáng vẻ gì sâu xa cùng văn chương hoành tráng. Nhưng nó thoát ra từ trái tim tấm lòng của họ, và đi sâu vào tận tâm hồn trái tim con người.”.
Bậc thánh nhân có hoàn cảnh Quo vadis, và con người tín hữu chúng ta cũng có hoàn cảnh Quo vadis.
3.Quo vadis đi xuống trong đời sống của con người
Nhiều người, khi hoàn cảnh cuộc sống tuổi đời trách nhiệm càng chồng chất, cám dỗ thử thách muốn buông xuông càng nhiều. Nói thế không phải để khơi ra phần tiêu cực làm nản chí ai đâu. Nhưng đó là phần chân thật trong đời sống con người.
Nhiều bậc Ông Bà Cha Mẹ than thở mệt nhọc qúa, vì phải lo lắng nuôi dậy con cái, và mong sao bớt được gánh nặng lo lắng. Nhất là những khi cảm thấy tinh thần mệt mỏi chán nản, như lâm vào ngõ bí không biết làm sao, không biết đi về đâu, lúc đó tư tưởng buông xuông xuất hiện lảng vảng trong đầu óc tâm trí.
Cũng có những đôi vợ chồng sau những ngày tháng hạnh phúc vui vẻ êm đẹp, khi vấp phải mối xao xuyến lo âu, hay sự gì đó chắn ngang đời sống của họ. Họ không biết nói làm sao hơn nữa. Nói chuyện với nhau thì khó, vì cảm gíac sợ hãi dồn dập kéo đến. Mà im lặng thì cảm thấy bị thua thiệt khó chịu bực bội.
Những khi đó thân thể gân cốt mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần chán nản. Tư tưởng buông xuông chạy trốn dưới mọi hình thức xuất hiện xúi dục trào lên trong tâm trí.
Nhiều Bạn Trẻ trong lớp tuổi học trò hay sinh viên đang sống thời gian vươn lên về mọi mặt, bỗng dưng gặp hoàn cảnh khác đi, làm họ lúng túng lo âu sợ hãi, mất tinh thần. Thế là tư tưởng buông xuông bỏ mặc tìm nơi chốn trốn chạy ập đến xâm chiếm. Đời sống như bị tắc nghẽn dừng chân tại chỗ hay tệ hơn nữa đi xuống chểnh mảng việc học tập đào tạo.
Nhưng đời sống đâu phải chỉ có toàn Quo vadis đi xuống. Trái lại còn có Quo vadis vươn đi lên nữa.
4.Quo vadis và khúc đường vươn lên
Con người theo tự thiên nhiên luôn sẵn có trong bản năng đời sống hai chiều cực vươn lên cao và chùng xuống thấp, cố gắng và uể oải chán nản, muốn tốt lành và cũng dễ ngả theo sự dễ dãi u ám mờ tối.
Tiến trình này tự nhiên và cũng cần phải được hướng dẫn đào tạo mới trở nên rõ nét trong sáng. Suy nghĩ tìm nhận ra ý nghĩa đời sống góp phần chủ yếu vào việc đào tạo này.
Những bước đường Quo vadis gây hoang mang bối rối, đôi khi chỉ muốn đi sâu vào đó, như trường hợp Thánh Gioan Vianney trên đây, nhưng khi một lời nói nào đó, hay một suy nghĩ nhớ về bổn phận đủ sức giúp lôi kéo tinh thần tỉnh ngộ hướng vươn lên cao.
Gương sống tình yêu mến và trung thành của bậc Ông Bà Cha Mẹ hay của những ai có đời sống kiên cường tốt lành là lời nhắc bảo giúp tinh thần tìm thấy sức phấn khởi vươn lên vượt khúc hoang mang quo vadis.
Một nếp sống, tuy không có gì là nổi bật, của một người Bạn chăm chỉ với việc bổn phận hằng ngày, là lời qúy báu giúp tinh thần tìm nhận ra tia ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, những khi lâm vào hoàn cảnh Quo vadis.
Thánh Phaolo, người Tông đồ, bậc thầy dậy có nhiều kinh nghiệm đã sống trải qua những bước đường đó. Ông thông cảm cùng muốn cổ vũ vực dậy tinh thần cho học trò của mình bằng những tâm tình nồng nhiệt đầy lòng yêu mến tình thầy trò cha con:
„Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng…“ ( 2 Timotheus 1,6-12.)
Tâm tình chí thiết cùng cặn kẽ của một người thầy như Thánh Phaolo tưởng khó tìm được trong đời sống.
*****************
Đi hành hương sang thăm viếng đền thánh Gioan Vianney xứ Ars bên Pháp, sẽ gặp một công trường nhỏ có dựng tượng đài kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Cha sở Gioan Vianney và chú mục đồng Antoine Givre, bên vệ đường dẫn vào đền thánh xứ Ars.
Đài tượng xây cất trên bục bệ cao: tượng Cha sở Gioan Vianney một tay chỉ hướng lên trời, một tay nắm tay cậu mục đồng Antoine, toàn thân bộ mặt cúi nghiêng hướng về cậu.
Theo thuật lại của cậu mục đồng Antoine, nhân chứng xưa kia đã gặp gỡ Cha Gioan Vianney lần đầu tiên ngày 09.02.1818, Cha Gioan Vianney đã nói với cậu ta câu đầu tiên: „Cám ơn con. Con chỉ đường cho ta tới xứ Ars. Ta sẽ chỉ cho con đường hướng về trời!“
Hơn 40 năm là cha sở ở Ars, cha Gioan Vianney đã chỉ đường cho hàng ngàn vạn tâm hồn trong hoàn cảnh Quo vadis tìm nhận ra con đường tinh thần vươn lên trời cao thóat khỏi cảnh bơ vơ hoang mang.
Chúa đã hướng dẫn Thánh Gioan Vianney trở về lúc ngài vướng vào hoàn cảnh Quo vadis. Và từ cảm nghiệm đó ngài đã giúp những người khác tìm ra lối thoát khỏi Quo vadis qua linh hướng chỉ dẫn và lời cầu nguyện!
Chúc mừng đức tân Giám Mục Giáo phận Phan Thiết
Đức Cha Giuse Vũ duy Thống
Người Bạn học cũ cùng làng quê thuở xa xưa.
Năm Linh Mục 2009-2010
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long