Dan Lee
09-04-2009, 10:20 PM
Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không còn khát nữa.
Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy
một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.
( Ga 4, 14 )
Dòng Nước Trường Sinh (1)
Tiếng chạm nhẹ trên phi đạo, một cảm giác an toàn báo cho biết phi cơ đã hạ cánh sau chuyến bay dài vượt trùng dương. Chúng tôi đến đây đã xế chiều, nhưng chiếc đồng hồ tay hãy còn ghi giờ của buỗi sáng sớm. Thời tiết cũng thay đổi đột ngột, từ cảm giác mát lạnh của lòng phi cơ bước ra, tôi cảm nhận ngay luồng hơi nóng bên ngoài tạt vào người, làm choáng váng. Một đổi thay quá nhanh chỉ sau một đêm, như xoay người theo góc độ nào khác trong đời sống cách biệt giữa hôm qua và hôm nay.
Ngoài phi trường, chiếc bus lớn đang đợi đoàn hành hương, sẳn sàng để đón chúng tôi trong niềm háo hức về miến Đất Hứa. Ngày xưa, dân Do Thái trở về vùng đất nầy phải mất 40 năm; ngày nay, từ nơi xa xôi vạn dặm, chúng tôi tới đây chỉ hơn 10 giờ bay, mang theo lòng mong đợi tràn đầy. Cách nào đó, niềm mơ ước viếng thăm Thánh Địa, giấc mộng hành hương ấp ủ từ lâu trong thâm tâm mỗi người, giờ được bộc lộ ra ngoài bằng nụ cười mãn nguyện nở trên môi, khi những bước chân đầu tiên được đặt lên Đất Thánh, Holy Land.
Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, nên dù sau một đêm dài không ngủ, tinh thần vẫn phấn chấn, mắt mở to, tai lắng nghe, và miệng lúc nào cũng mỉm cười đáp trả bất cứ ai lên tiếng chào. Hạnh phúc hơn nữa, khi biết linh mục dẫn đoàn là người rất nhiều kinh nghiệm hành hương, và là một chuyên viên về Thánh Địa. Đối với tôi, chuyến hành hương nầy là một hồng ân, một an bài nào dẫn tôi tới đây, vùng đất đã một thời là quê hương của Đấng Cứu Thế. Những địa danh được nhắc nhở, không chỉ trong Kinh Thánh, mà còn trong tim của hàng triệu người tín hữu hôm nay. Bầu trời đó, mảnh đất nầy, từng làn gió nóng cháy của khí hậu sa mạc mà tôi đang cảm nhận, như cùng chung một cảm nhận cách đây 2000 năm trước của Người tên Giêsu. Một nối kết diệu kỳ trong dòng sinh mệnh bao la của con người, cho tôi một tiếp cận như trong cùng một Thần Khí với Người đã được sinh ra, sống, chết và sống lại, tại nơi nầy. Ôi tiếng gọi Thầy bật lên trong tim con, khi con được hít thở trong cùng làn không khí của một thời Thầy đã đến đây với thân phận làm người như chúng con. Lạy Đấng Emmanuel, Đấng lạ lùng mà con không ngừng tìm kiếm.
Bus dừng lại trước ngôi thánh đường cổ kính của thành phố Jaffa, một trong những thành phố cổ nhất của Israel. Dưới kia là bờ biển Địa Trung Hải nổi danh với màu xanh muôn thưở, hồn tôi như say vì nắng hay vì cảnh trí dịu dàng như trong giấc mơ. Tiếng cha hướng dẫn giới thiệu: “ Đây là nhà thờ kính thánh Phêrô, anh chị em vào cầu nguyện một chút. Đừng ai mang theo gì cả ngoài quyễn sách hát, hành lý để lại trên xe để tránh thất lạc.”
Tôi vâng lời, bước vào nhà thờ chỉ với quyễn sách hát trên tay, nên không có nhu cầu chụp hình. Vừa lắng nghe lời dẫn giải của cha, tôi vừa đưa mắt quan sát khắp nhà thờ, chiêm ngưỡng những bức họa cổ, những công trình điêu khắc lâu đời, khác hẳn với các nhà thờ mà tôi đã đi qua. Ánh mắt cứ ngước cao, rồi bất thần dừng lại nơi vòm sáng trên cùng phía bàn thờ. Mắt tôi vừa chạm đến hình ảnh bức tượng chim bồ câu đang xòe cánh, một va chạm thật nhanh vào tâm hồn tôi. 14 ngày trước đây, để chuẫn bị cho chuyến hành hương, tôi đã âm thầm sốt sáng làm tuần thập nhật kính Chúa Thánh Thần, dâng chuyến hành hương nầy cho Chúa, xin Ngài hướng dẫn và gìn giữ chúng tôi trong ơn sủng Thánh Linh. Giờ đây, hình ảnh trên bàn thờ đầu tiên của những ngày hành hương là hình Chim Câu xòe cánh, biễu tượng của Chúa Thánh Thần. Tôi xúc động, khẻ cúi đầu chào Chúa như chào một người thân yêu đang chờ đợi, với lời thì thầm không ngớt trên môi: : “Con chào Chúa, con cám ơn Chúa, cám ơn Chúa vô cùng !”. Hình ảnh Chim Câu như lời đáp trả của Chúa Thánh Thần dành cho tôi sau tuần thập nhật, cho tôi cảm nghiệm sự hiện diện nhiệm mầu nào Ngài hằng dõi bước và đang đi trước dẫn lối chúng tôi. Tôi đem cảm nghiệm nầy chia sẻ với một linh mục trong đoàn tôi quen, giọng nữa đùa: “ Cha đừng lo, chuyến nầy có Chúa Thánh Thần đi trước dẫn đường cho chúng ta rồi kìa.” Cha không nói, chỉ khẻ mĩm cười.
Chúng tôi đi qua những vùng đồi núi chỉ toàn cát và đá, vùng núi đồi sa mạc bạt ngàn mà lần đầu tiên tôi nhìn tận mắt. Hai bên đường chỉ đá và đá, từ viên cuội tròn xoay đến những tảng đá to kềnh chồng chất nhau, tiếp nối dài theo triền núi lên tận đỉnh non xa. Những viên đá làm chứng hàng ngàn năm qua, thầm lặng từ bao thế kỷ, dưới mắt tôi giờ đây cũng mang lời của sỏi đá cất lên ca tụng Đấng đã đến nhân danh Chúa. Những rặng núi nối tiếp nhau, mang cùng một sắc vàng cằn khô của cát, không một bóng cây, thỉnh thoãng nỗi bật vài chiếc lều du mục như từ hàng ngàn năm trước, tụ họp trong một ốc đảo bình yên với đàn súc vật quanh quẩn, nhỡn nhơ. Nhìn những con đường mòn gập gềnh sỏi đá băng qua sa mạc, tự dưng tôi cảm thương cho đôi chân ngày nào đã bước đi trên muôn dặm xa đó, ngày qua ngày, tất bật, gian nan để đem Lời rao giảng. Nắng càng rát da, cổ họng càng khô bỏng, nỗi cảm thương Con Người đã chọn nơi nầy để đến với nhân lọai, rao giảng cho con người Tin Mừng lớn lao của Sự Sống, càng dâng cao trong tâm hồn tôi. Tôi cảm nhận tức khắc nỗi nhọc nhằn Người, Đức Giêsu Kitô, đã chịu trên đường rao giảng. Câu hỏi tại sao Ngài đã không chọn một nơi nào khác, một thời điểm nào khác với điều kiện sinh hoạt dễ dàng hơn là vùng đất khô cằn đầy thử thách nầy. Câu hỏi cứ lùng bùng trong tôi như một nghịch lý mà không lời giải đáp.
Thánh Lễ bắt đầu cho sáng ngày thứ hai trong cái nóng ngột ngạt đến khó thở, tôi phải tập làm quen với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu sa mạc nơi đây. Cha hướng dẫn luôn nhắc chúng tôi ba vật bất khả ly: Nón, nước và kiếng mát, để chống chọi với nắng nóng chói chang như thiêu, như đốt đổ xuống trên chúng tôi. May thay, chúng tôi di chuyễn bằng bus có máy lạnh. Ngày xưa, Người đã đến nơi nầy không nơi trú ẩn, không một viên đá gối đầu, thì sao ? Càng nghĩ, tôi càng cảm thương Người tên Giêsu quá đỗi
Chúng tôi đi qua những địa danh nổi tiếng, núi Sinai, đỉnh Massada, hang động Qumran, Dead Sea, vùng biển chết. Đến đâu, cha hướng dẫn giảng giải cho chúng tôi nghe về những biến cố lịch sữ, những trận chiến lừng danh liên quan và trích dẫn những câu Kinh Thánh liên hệ. Lớp học Kinh Thánh của chúng tôi được tiếp nối bằng những hình ảnh sống động của địa hình, địa lý chung quanh, cho những trang Thánh Kinh như sống lại với các hình ảnh ghi nhận.
Dọc theo đường đi, tôi ghi nhận từng biến đổi từ vùng núi khô cằn sa mạc Palestine, chuyễn thành vùng đồi núi xanh tươi của Do Thái, dưới tác dụng của hệ thống nước tưới tân kỳ, kỷ thuật cao được dẫn đến làm đất đai thành phì nhiêu, trồng trọt được giữa miền sa mạc. Chưa bao giờ tôi hiểu được sự cần thiết và quí giá của nước cho bằng một ngày sống ở đây. Cũng chưa bao giờ tôi hiểu được sức sống mạnh mẽ được thẩm thấu từ nước. Nước nơi đây như nguồn mạch sự sống, làm tôi liên tưởng đến đoạn Phúc Âm Chúa nói với người phụ nữ Samaria về dòng nước trường sinh, dòng nước Ngài ban cho trong lòng những kẻ tin thành một mạch nước đem đến sự sống đời đời. Buỗi trưa, chúng tôi lên núi 40, địa danh ghi dấu 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trước khi vào đời rao giảng. Sau một đoạn đường leo núi khá vất vả, phải di chuyễn bằng hệ thống dây cáp và trèo thang bộ, chúng tôi đến một nam đan viện được xây cất từ thế kỷ thứ tư, đục trong lưng chừng triền núi đá. Mệt và khát vì nóng, tôi thấm thía nỗi nhọc nhằn của Chúa Giêsu ngày nào khi đến ngồi bên bờ giếng, giữa buỗi trưa nắng cháy. Đến ngồi bên bờ vách đá, nhìn xuống làng mạc đơn sơ xa xa dưới chân núi, tôi cảm nhận đời sống bình dị, nghèo nàn đã có tại nơi nầy 2000 năm trước, nhưng sao quá gần gũi hôm nay.
Vào tu viện cổ kính được xây cất hàng ngàn năm trước, nên tất cả mang nét trầm lặng đặc thù. Những lối đi lát đá đã thành mòn nhẵn theo năm tháng, những hang động của các vị ẩn tu, chúng tôi lặng lẽ viếng thăm những nơi nào được cho phép. Tiếng cha hướng dẫn vẫn vang lên nhè nhẹ, đây là nơi Chúa cầu nguyện trong những ngày chay tịnh, bị cám dỗ và những lời đối đáp với Satan. Tình cờ, tôi khám phá một giếng nước nằm khuất trong một góc tu viện, mà những người đi trước tôi không nhìn thấy. Với chiếc ấm và cuộc dây thừng trên nắp đậy, tôi mở ra và thả xuống kín múc từ đáy giếng sâu dòng nước mát lạnh thiên nhiên. Uống một ngụm, rồi trao cho các anh chị em trong đoàn bình nước và lời nhắn:“ Anh chị uống đi, để không còn khát nữa !”. Bài Phúc Âm mà tôi vô cùng yêu mến của câu chuyện bên bờ giếng năm xưa, trở về thật nhanh trong tâm tư tôi. Dòng nước mát mang Sự Sống Ngài ban cho, hình như tôi được cảm nếm hôm nay cho Lời Hằng Sống thẩm thấu vào tâm hồn: “ Này chị, hãy tin tôi đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và theo Chân Lý.” Tôi cảm nhận sự hiện diện bàn bạc của Thiên Chúa Sự Sống, trong đổi thay của từng biến cố trong đời. Tôi bỗng hiểu tại sao Ngài, Đức Giêsu Kitô, đã chọn nơi nầy để đến với con người. Từ vùng đất sa mạc cằn khô, Ngài đến để đem dòng Nước Trường Sinh vun tưới cho nhân loại, biến đổi nơi khô héo, hoang vu thành miền đất xanh tươi tràn đầy sức sống mới. Ôi, một Thiên Chúa của Sự Sống đã đến, nên dù giữa những cằn khô sỏi đá của sự chết, Ngài vẫn làm cho nẫy lên mầm Sống muôn đời. Dòng Nước Trường Sinh, là Lời Ngài ban Sự Sống, cần thiết và quí giá biết bao cho những mãnh đất sa mạc khô cằn trong trái tim nhân loại.
Ngày thứ ba, máy ảnh tôi mượn của cậu con trai đã hết pin, mà tôi lại không mang theo charger, nên không còn sữ dụng được nữa. Tôi cho máy ảnh vào túi cất kỷ, và không còn bận tâm về chụp hình. Nhờ vậy, tôi lắng nghe được nhiều hơn, và chiếc máy ảnh thiêng liêng là tâm hồn tôi làm việc nhiều hơn. Chúng tôi được hướng dẫn thăm viếng nhà thờ ghi dấu nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhà thờ Tối Thượng Quyền của Thánh Phêrô và trên tảng đá nầy Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy mà quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Rồi chúng tôi đến núi Tám Mối Phúc Thật. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì sau 3 ngày đi qua những vùng sa mạc chỉ toàn cát đá, hôm nay tôi được bước vào khuôn viên đền thờ đầy hoa lá được trồng ngay hàng thẳng lối, rực rở khoe tươi. Từng chùm hoa nhiệt đới đủ màu sắc, đong đưa trong gió như đón chào bước chân vui, làm tôi có cảm tưởng như lạc vào thiên đàng xa lạ nào. Thánh Lễ cho đoàn hành hương Việt Nam được cữ hành dưới mái che ngoài trời, đầy gió lộng từ biển hồ Galilê thỗi lên, mát rượi. Tiếng lá reo, tiếng chim hót, và tiếng thánh ca trầm bổng nhịp nhàng được cất lên trên đồi Bát Phúc. Bài Giảng Trên Núi được chúng tôi lắng nghe với lòng cảm mến sâu xa. Chung quanh tôi, những Mối Phúc Thật tôi lắng nghe được bằng đủ thứ ngôn ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật hay Đại Hàn… được những đoàn hành hương khác cất lên đó đây, vang vọng như những lời tuyên xưng cho Hạnh Phúc Nước Trời. Ôi! Nước Trời không xa, Nước Trời gần lắm, hình như tôi vừa được bước vào bằng những Lời Phúc Thật. Lạy Chúa, không môi miệng phàm nhân nào đủ để cảm tạ hồng ân.
Rời núi Tám Mối, chúng tôi xuống thuyền đi trên hồ Tiberias, đón nhận những cảm giác bập bềnh giữa sóng nước mà ngày nào một lần đã làm các tông đồ hoảng sợ. Hôm nay, tôi không hoảng sợ, nhưng cảm nhận sự bình an, rất bình an với lời hát Amazing Grace vang xa trên mặt hồ bình yên không gợn sóng.
( Còn tiếp)
Mai Hoa
Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy
một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.
( Ga 4, 14 )
Dòng Nước Trường Sinh (1)
Tiếng chạm nhẹ trên phi đạo, một cảm giác an toàn báo cho biết phi cơ đã hạ cánh sau chuyến bay dài vượt trùng dương. Chúng tôi đến đây đã xế chiều, nhưng chiếc đồng hồ tay hãy còn ghi giờ của buỗi sáng sớm. Thời tiết cũng thay đổi đột ngột, từ cảm giác mát lạnh của lòng phi cơ bước ra, tôi cảm nhận ngay luồng hơi nóng bên ngoài tạt vào người, làm choáng váng. Một đổi thay quá nhanh chỉ sau một đêm, như xoay người theo góc độ nào khác trong đời sống cách biệt giữa hôm qua và hôm nay.
Ngoài phi trường, chiếc bus lớn đang đợi đoàn hành hương, sẳn sàng để đón chúng tôi trong niềm háo hức về miến Đất Hứa. Ngày xưa, dân Do Thái trở về vùng đất nầy phải mất 40 năm; ngày nay, từ nơi xa xôi vạn dặm, chúng tôi tới đây chỉ hơn 10 giờ bay, mang theo lòng mong đợi tràn đầy. Cách nào đó, niềm mơ ước viếng thăm Thánh Địa, giấc mộng hành hương ấp ủ từ lâu trong thâm tâm mỗi người, giờ được bộc lộ ra ngoài bằng nụ cười mãn nguyện nở trên môi, khi những bước chân đầu tiên được đặt lên Đất Thánh, Holy Land.
Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, nên dù sau một đêm dài không ngủ, tinh thần vẫn phấn chấn, mắt mở to, tai lắng nghe, và miệng lúc nào cũng mỉm cười đáp trả bất cứ ai lên tiếng chào. Hạnh phúc hơn nữa, khi biết linh mục dẫn đoàn là người rất nhiều kinh nghiệm hành hương, và là một chuyên viên về Thánh Địa. Đối với tôi, chuyến hành hương nầy là một hồng ân, một an bài nào dẫn tôi tới đây, vùng đất đã một thời là quê hương của Đấng Cứu Thế. Những địa danh được nhắc nhở, không chỉ trong Kinh Thánh, mà còn trong tim của hàng triệu người tín hữu hôm nay. Bầu trời đó, mảnh đất nầy, từng làn gió nóng cháy của khí hậu sa mạc mà tôi đang cảm nhận, như cùng chung một cảm nhận cách đây 2000 năm trước của Người tên Giêsu. Một nối kết diệu kỳ trong dòng sinh mệnh bao la của con người, cho tôi một tiếp cận như trong cùng một Thần Khí với Người đã được sinh ra, sống, chết và sống lại, tại nơi nầy. Ôi tiếng gọi Thầy bật lên trong tim con, khi con được hít thở trong cùng làn không khí của một thời Thầy đã đến đây với thân phận làm người như chúng con. Lạy Đấng Emmanuel, Đấng lạ lùng mà con không ngừng tìm kiếm.
Bus dừng lại trước ngôi thánh đường cổ kính của thành phố Jaffa, một trong những thành phố cổ nhất của Israel. Dưới kia là bờ biển Địa Trung Hải nổi danh với màu xanh muôn thưở, hồn tôi như say vì nắng hay vì cảnh trí dịu dàng như trong giấc mơ. Tiếng cha hướng dẫn giới thiệu: “ Đây là nhà thờ kính thánh Phêrô, anh chị em vào cầu nguyện một chút. Đừng ai mang theo gì cả ngoài quyễn sách hát, hành lý để lại trên xe để tránh thất lạc.”
Tôi vâng lời, bước vào nhà thờ chỉ với quyễn sách hát trên tay, nên không có nhu cầu chụp hình. Vừa lắng nghe lời dẫn giải của cha, tôi vừa đưa mắt quan sát khắp nhà thờ, chiêm ngưỡng những bức họa cổ, những công trình điêu khắc lâu đời, khác hẳn với các nhà thờ mà tôi đã đi qua. Ánh mắt cứ ngước cao, rồi bất thần dừng lại nơi vòm sáng trên cùng phía bàn thờ. Mắt tôi vừa chạm đến hình ảnh bức tượng chim bồ câu đang xòe cánh, một va chạm thật nhanh vào tâm hồn tôi. 14 ngày trước đây, để chuẫn bị cho chuyến hành hương, tôi đã âm thầm sốt sáng làm tuần thập nhật kính Chúa Thánh Thần, dâng chuyến hành hương nầy cho Chúa, xin Ngài hướng dẫn và gìn giữ chúng tôi trong ơn sủng Thánh Linh. Giờ đây, hình ảnh trên bàn thờ đầu tiên của những ngày hành hương là hình Chim Câu xòe cánh, biễu tượng của Chúa Thánh Thần. Tôi xúc động, khẻ cúi đầu chào Chúa như chào một người thân yêu đang chờ đợi, với lời thì thầm không ngớt trên môi: : “Con chào Chúa, con cám ơn Chúa, cám ơn Chúa vô cùng !”. Hình ảnh Chim Câu như lời đáp trả của Chúa Thánh Thần dành cho tôi sau tuần thập nhật, cho tôi cảm nghiệm sự hiện diện nhiệm mầu nào Ngài hằng dõi bước và đang đi trước dẫn lối chúng tôi. Tôi đem cảm nghiệm nầy chia sẻ với một linh mục trong đoàn tôi quen, giọng nữa đùa: “ Cha đừng lo, chuyến nầy có Chúa Thánh Thần đi trước dẫn đường cho chúng ta rồi kìa.” Cha không nói, chỉ khẻ mĩm cười.
Chúng tôi đi qua những vùng đồi núi chỉ toàn cát và đá, vùng núi đồi sa mạc bạt ngàn mà lần đầu tiên tôi nhìn tận mắt. Hai bên đường chỉ đá và đá, từ viên cuội tròn xoay đến những tảng đá to kềnh chồng chất nhau, tiếp nối dài theo triền núi lên tận đỉnh non xa. Những viên đá làm chứng hàng ngàn năm qua, thầm lặng từ bao thế kỷ, dưới mắt tôi giờ đây cũng mang lời của sỏi đá cất lên ca tụng Đấng đã đến nhân danh Chúa. Những rặng núi nối tiếp nhau, mang cùng một sắc vàng cằn khô của cát, không một bóng cây, thỉnh thoãng nỗi bật vài chiếc lều du mục như từ hàng ngàn năm trước, tụ họp trong một ốc đảo bình yên với đàn súc vật quanh quẩn, nhỡn nhơ. Nhìn những con đường mòn gập gềnh sỏi đá băng qua sa mạc, tự dưng tôi cảm thương cho đôi chân ngày nào đã bước đi trên muôn dặm xa đó, ngày qua ngày, tất bật, gian nan để đem Lời rao giảng. Nắng càng rát da, cổ họng càng khô bỏng, nỗi cảm thương Con Người đã chọn nơi nầy để đến với nhân lọai, rao giảng cho con người Tin Mừng lớn lao của Sự Sống, càng dâng cao trong tâm hồn tôi. Tôi cảm nhận tức khắc nỗi nhọc nhằn Người, Đức Giêsu Kitô, đã chịu trên đường rao giảng. Câu hỏi tại sao Ngài đã không chọn một nơi nào khác, một thời điểm nào khác với điều kiện sinh hoạt dễ dàng hơn là vùng đất khô cằn đầy thử thách nầy. Câu hỏi cứ lùng bùng trong tôi như một nghịch lý mà không lời giải đáp.
Thánh Lễ bắt đầu cho sáng ngày thứ hai trong cái nóng ngột ngạt đến khó thở, tôi phải tập làm quen với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu sa mạc nơi đây. Cha hướng dẫn luôn nhắc chúng tôi ba vật bất khả ly: Nón, nước và kiếng mát, để chống chọi với nắng nóng chói chang như thiêu, như đốt đổ xuống trên chúng tôi. May thay, chúng tôi di chuyễn bằng bus có máy lạnh. Ngày xưa, Người đã đến nơi nầy không nơi trú ẩn, không một viên đá gối đầu, thì sao ? Càng nghĩ, tôi càng cảm thương Người tên Giêsu quá đỗi
Chúng tôi đi qua những địa danh nổi tiếng, núi Sinai, đỉnh Massada, hang động Qumran, Dead Sea, vùng biển chết. Đến đâu, cha hướng dẫn giảng giải cho chúng tôi nghe về những biến cố lịch sữ, những trận chiến lừng danh liên quan và trích dẫn những câu Kinh Thánh liên hệ. Lớp học Kinh Thánh của chúng tôi được tiếp nối bằng những hình ảnh sống động của địa hình, địa lý chung quanh, cho những trang Thánh Kinh như sống lại với các hình ảnh ghi nhận.
Dọc theo đường đi, tôi ghi nhận từng biến đổi từ vùng núi khô cằn sa mạc Palestine, chuyễn thành vùng đồi núi xanh tươi của Do Thái, dưới tác dụng của hệ thống nước tưới tân kỳ, kỷ thuật cao được dẫn đến làm đất đai thành phì nhiêu, trồng trọt được giữa miền sa mạc. Chưa bao giờ tôi hiểu được sự cần thiết và quí giá của nước cho bằng một ngày sống ở đây. Cũng chưa bao giờ tôi hiểu được sức sống mạnh mẽ được thẩm thấu từ nước. Nước nơi đây như nguồn mạch sự sống, làm tôi liên tưởng đến đoạn Phúc Âm Chúa nói với người phụ nữ Samaria về dòng nước trường sinh, dòng nước Ngài ban cho trong lòng những kẻ tin thành một mạch nước đem đến sự sống đời đời. Buỗi trưa, chúng tôi lên núi 40, địa danh ghi dấu 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trước khi vào đời rao giảng. Sau một đoạn đường leo núi khá vất vả, phải di chuyễn bằng hệ thống dây cáp và trèo thang bộ, chúng tôi đến một nam đan viện được xây cất từ thế kỷ thứ tư, đục trong lưng chừng triền núi đá. Mệt và khát vì nóng, tôi thấm thía nỗi nhọc nhằn của Chúa Giêsu ngày nào khi đến ngồi bên bờ giếng, giữa buỗi trưa nắng cháy. Đến ngồi bên bờ vách đá, nhìn xuống làng mạc đơn sơ xa xa dưới chân núi, tôi cảm nhận đời sống bình dị, nghèo nàn đã có tại nơi nầy 2000 năm trước, nhưng sao quá gần gũi hôm nay.
Vào tu viện cổ kính được xây cất hàng ngàn năm trước, nên tất cả mang nét trầm lặng đặc thù. Những lối đi lát đá đã thành mòn nhẵn theo năm tháng, những hang động của các vị ẩn tu, chúng tôi lặng lẽ viếng thăm những nơi nào được cho phép. Tiếng cha hướng dẫn vẫn vang lên nhè nhẹ, đây là nơi Chúa cầu nguyện trong những ngày chay tịnh, bị cám dỗ và những lời đối đáp với Satan. Tình cờ, tôi khám phá một giếng nước nằm khuất trong một góc tu viện, mà những người đi trước tôi không nhìn thấy. Với chiếc ấm và cuộc dây thừng trên nắp đậy, tôi mở ra và thả xuống kín múc từ đáy giếng sâu dòng nước mát lạnh thiên nhiên. Uống một ngụm, rồi trao cho các anh chị em trong đoàn bình nước và lời nhắn:“ Anh chị uống đi, để không còn khát nữa !”. Bài Phúc Âm mà tôi vô cùng yêu mến của câu chuyện bên bờ giếng năm xưa, trở về thật nhanh trong tâm tư tôi. Dòng nước mát mang Sự Sống Ngài ban cho, hình như tôi được cảm nếm hôm nay cho Lời Hằng Sống thẩm thấu vào tâm hồn: “ Này chị, hãy tin tôi đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và theo Chân Lý.” Tôi cảm nhận sự hiện diện bàn bạc của Thiên Chúa Sự Sống, trong đổi thay của từng biến cố trong đời. Tôi bỗng hiểu tại sao Ngài, Đức Giêsu Kitô, đã chọn nơi nầy để đến với con người. Từ vùng đất sa mạc cằn khô, Ngài đến để đem dòng Nước Trường Sinh vun tưới cho nhân loại, biến đổi nơi khô héo, hoang vu thành miền đất xanh tươi tràn đầy sức sống mới. Ôi, một Thiên Chúa của Sự Sống đã đến, nên dù giữa những cằn khô sỏi đá của sự chết, Ngài vẫn làm cho nẫy lên mầm Sống muôn đời. Dòng Nước Trường Sinh, là Lời Ngài ban Sự Sống, cần thiết và quí giá biết bao cho những mãnh đất sa mạc khô cằn trong trái tim nhân loại.
Ngày thứ ba, máy ảnh tôi mượn của cậu con trai đã hết pin, mà tôi lại không mang theo charger, nên không còn sữ dụng được nữa. Tôi cho máy ảnh vào túi cất kỷ, và không còn bận tâm về chụp hình. Nhờ vậy, tôi lắng nghe được nhiều hơn, và chiếc máy ảnh thiêng liêng là tâm hồn tôi làm việc nhiều hơn. Chúng tôi được hướng dẫn thăm viếng nhà thờ ghi dấu nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhà thờ Tối Thượng Quyền của Thánh Phêrô và trên tảng đá nầy Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy mà quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Rồi chúng tôi đến núi Tám Mối Phúc Thật. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì sau 3 ngày đi qua những vùng sa mạc chỉ toàn cát đá, hôm nay tôi được bước vào khuôn viên đền thờ đầy hoa lá được trồng ngay hàng thẳng lối, rực rở khoe tươi. Từng chùm hoa nhiệt đới đủ màu sắc, đong đưa trong gió như đón chào bước chân vui, làm tôi có cảm tưởng như lạc vào thiên đàng xa lạ nào. Thánh Lễ cho đoàn hành hương Việt Nam được cữ hành dưới mái che ngoài trời, đầy gió lộng từ biển hồ Galilê thỗi lên, mát rượi. Tiếng lá reo, tiếng chim hót, và tiếng thánh ca trầm bổng nhịp nhàng được cất lên trên đồi Bát Phúc. Bài Giảng Trên Núi được chúng tôi lắng nghe với lòng cảm mến sâu xa. Chung quanh tôi, những Mối Phúc Thật tôi lắng nghe được bằng đủ thứ ngôn ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật hay Đại Hàn… được những đoàn hành hương khác cất lên đó đây, vang vọng như những lời tuyên xưng cho Hạnh Phúc Nước Trời. Ôi! Nước Trời không xa, Nước Trời gần lắm, hình như tôi vừa được bước vào bằng những Lời Phúc Thật. Lạy Chúa, không môi miệng phàm nhân nào đủ để cảm tạ hồng ân.
Rời núi Tám Mối, chúng tôi xuống thuyền đi trên hồ Tiberias, đón nhận những cảm giác bập bềnh giữa sóng nước mà ngày nào một lần đã làm các tông đồ hoảng sợ. Hôm nay, tôi không hoảng sợ, nhưng cảm nhận sự bình an, rất bình an với lời hát Amazing Grace vang xa trên mặt hồ bình yên không gợn sóng.
( Còn tiếp)
Mai Hoa