Dan Lee
09-04-2009, 11:38 PM
TUÂN GIỮ LỀ LUẬT
Xã hội nào cũng có luật, luật được lập ra vì nhu cầu của con người.Lề luật là để phục vụ cho con người.Sống mà không có luật, hay chỉ sử dụng”luật rừng”, thì con người sẽ khó tìm được sự an sinh tối thiểu cho mình.Dân Do Thái có đến 613 luật, họ giữ nhiều tập tục của tiền nhân: rửa tay trước khi ăn, ngày Sabat không được làm gì, tiếp xúc với dân ngọai về nhà phải tắm rửa, không đụng chạm xác chết…Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật, nhưng Ngài muốn làm cho luật nên hòan hảo, và thực sự vì lợi ích và đem lại hạnh phúc cho con người:”Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ.Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện tòan”(Mt 5,17).
Luật theo mặt chữ
Có một câu chuyện kể lại hành trình giảng đạo của hai vị sư trẻ,trên đường đi rao giảng Phật pháp, hai vị đi qua một đọan đường và đến gần một con sông.Nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi khóc.Họ hỏi thiếu nữ:
-Tại sao cô khóc? Thiếu nữ mếu máo trả lời:
-Đấy hai Thầy xem, tôi không thể qua được khúc sông này, để đi trẩy hội với bộ cánh đẹp như thế này!
Một trong hai người tình nguyện cõng cô gái sang sông.Chiều đến khi về đến chùa, vị sư kia tỏ ra khó chịu với hành động trong ngày của người bạn mình, vì anh ta cho rằng, khi cõng cô gái sang sông, vị sư đó đã phạm giới.Biết được điều bất bình của bạn, vị sư bị xem là phạm giới từ tốn trả lời:
-Tôi đã bỏ cô gái lại ở bờ sông,tại sao anh lại cõng cô ta cho đến giờ này?
Luật theo nội dung
Những người Do thái chỉ giữ luật ở hình thức bên ngòai và họ chỉ dừng lại ở đó,rửa tay sạch, lau chùi chén dĩa, rửa các thức ăn mang từ chợ về.Còn Chúa Giêsu, Ngài khẳng khái khẳng định:”Không có cái gì từ bên ngòai vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được;nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”(Mc 7,15).Vì chính từ bên trong con người mà xuất phát ra những ý định xấu:tà dâm,trông cắp,giết người,ngọai tình,tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng…Như thế, giữ luật của Chúa là vì yêu mến chứ không phải vì sợ.Giữ luật để luật phục vụ cho con người.Luật bác ái yêu thương là đỉnh điểm của sự trọn lành,người tu sỹ, trong giới hạn của mình có thể vì bác ái mà lỗi luật, khi anh em cần đến sự giúp đỡ, hay trong những khi cần thiết.Chúa Giêsu không đả kích hay lên án những tập tục tốt lành của người Do Thái.Ngài chỉ muốn họ trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và thực hành luân lý Kitô giáo.
Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng,còn lòng chúng thì lại xa Ta.Lạy Chúa, ước gì lời trên đây Chúa không phải nói với chúng con.Một khi là người công giáo, xin cho chúng con luôn biết thực thi đời sống đạo một cách tốt đẹp, và khi muốn nói đến đạo”tự tâm”, xin giúp chúng con hiểu, đó là sống theo lương tâm ngay thẳng mà Chúa đã trao ban qua hình ảnh của Ngài:”Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà con người không đặt ra cho mình,nhưng vẫn phải tuân theo.Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác.Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người…Quả thật, con người có một lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn.Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người.Lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người;nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ”(GLCG số 1776).
LM Giacôbê Tạ Chúc
Xã hội nào cũng có luật, luật được lập ra vì nhu cầu của con người.Lề luật là để phục vụ cho con người.Sống mà không có luật, hay chỉ sử dụng”luật rừng”, thì con người sẽ khó tìm được sự an sinh tối thiểu cho mình.Dân Do Thái có đến 613 luật, họ giữ nhiều tập tục của tiền nhân: rửa tay trước khi ăn, ngày Sabat không được làm gì, tiếp xúc với dân ngọai về nhà phải tắm rửa, không đụng chạm xác chết…Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật, nhưng Ngài muốn làm cho luật nên hòan hảo, và thực sự vì lợi ích và đem lại hạnh phúc cho con người:”Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ.Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện tòan”(Mt 5,17).
Luật theo mặt chữ
Có một câu chuyện kể lại hành trình giảng đạo của hai vị sư trẻ,trên đường đi rao giảng Phật pháp, hai vị đi qua một đọan đường và đến gần một con sông.Nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi khóc.Họ hỏi thiếu nữ:
-Tại sao cô khóc? Thiếu nữ mếu máo trả lời:
-Đấy hai Thầy xem, tôi không thể qua được khúc sông này, để đi trẩy hội với bộ cánh đẹp như thế này!
Một trong hai người tình nguyện cõng cô gái sang sông.Chiều đến khi về đến chùa, vị sư kia tỏ ra khó chịu với hành động trong ngày của người bạn mình, vì anh ta cho rằng, khi cõng cô gái sang sông, vị sư đó đã phạm giới.Biết được điều bất bình của bạn, vị sư bị xem là phạm giới từ tốn trả lời:
-Tôi đã bỏ cô gái lại ở bờ sông,tại sao anh lại cõng cô ta cho đến giờ này?
Luật theo nội dung
Những người Do thái chỉ giữ luật ở hình thức bên ngòai và họ chỉ dừng lại ở đó,rửa tay sạch, lau chùi chén dĩa, rửa các thức ăn mang từ chợ về.Còn Chúa Giêsu, Ngài khẳng khái khẳng định:”Không có cái gì từ bên ngòai vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được;nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”(Mc 7,15).Vì chính từ bên trong con người mà xuất phát ra những ý định xấu:tà dâm,trông cắp,giết người,ngọai tình,tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng…Như thế, giữ luật của Chúa là vì yêu mến chứ không phải vì sợ.Giữ luật để luật phục vụ cho con người.Luật bác ái yêu thương là đỉnh điểm của sự trọn lành,người tu sỹ, trong giới hạn của mình có thể vì bác ái mà lỗi luật, khi anh em cần đến sự giúp đỡ, hay trong những khi cần thiết.Chúa Giêsu không đả kích hay lên án những tập tục tốt lành của người Do Thái.Ngài chỉ muốn họ trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và thực hành luân lý Kitô giáo.
Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng,còn lòng chúng thì lại xa Ta.Lạy Chúa, ước gì lời trên đây Chúa không phải nói với chúng con.Một khi là người công giáo, xin cho chúng con luôn biết thực thi đời sống đạo một cách tốt đẹp, và khi muốn nói đến đạo”tự tâm”, xin giúp chúng con hiểu, đó là sống theo lương tâm ngay thẳng mà Chúa đã trao ban qua hình ảnh của Ngài:”Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà con người không đặt ra cho mình,nhưng vẫn phải tuân theo.Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác.Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người…Quả thật, con người có một lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn.Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người.Lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người;nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ”(GLCG số 1776).
LM Giacôbê Tạ Chúc