PDA

View Full Version : C - Câm và Điếc nơi mỗi chúng ta



Dan Lee
09-06-2009, 06:18 PM
Câm và Điếc nơi mỗi chúng ta


Các bải đọc của phụng vụ tuần nầy mời gọi tín hữu chúng ta kiểm xét lại cách đối xử với anh chị em chung quanh mình. Thánh Giacôbê trong bài đọc 2 khẳng định: “Đừng thiên vị ai, đùng kỳ thị ai.” Con người cho dù sống hai ngàn năm về trước hay trong thời đại này người ta vẫn đặt vấn đề giai cấp bề ngoài: trọng giàu, khinh nghèo. Viết nam ta có câu: “Quen xem dạ, lạ trọng quần áo.”

Chúng ta đã nghĩ gì khi nhìn thấy một thiếu niên với tóc nhuộm đỏ, túi quần đeo lủng lẳng sợi giây xích, tay chân xâm hình này hình nọ bước vào nhà thờ? Chúng ta có thể bị “shocked” bởi cái ngoại hình không bình thưòng của em. Nhưng khi nghe em nói em đang là một tình nguyện viên trong hội từ thiện, và đang cổ động tranh đấu cho nhân quyền tại một đệ tam quốc gia, thực sự chính em đã chứng tỏ cái nhìn sai lầm của chúng ta đối với em.

Nhiều lần làm “juror” cho chương trình bồi thẩm đoàn (jury duty) của toà án địa phương nơi cư ngụ, tôi nhận xét một điều là tất cả các can phạm trong các phiên xử án đều giống nhau ở chỗ họ đều xuất hiện với những bộ quần áo đẹp đẽ như khi người ta đi dự tiệc cưới hoặc dạ hội. Nhưng họ đã không che mắt được các quan toà (judges) và các jurors như chúng tôi về những tội phạm có chứng cớ rõ ràng.

Bài đoc 1 và bài Tin Mừng một cách gián tiếp đã nói đến cùng một điểm trên. Cả hai đều nói đến việc Thiên Chúa thương đến những người mù, người điếc, người câm, kẻ què… mà không quan tâm đến ngoại hình của họ. Chúa săn sóc những kẻ thường bị người đời phân chia giai cấp, kỳ thị. Người nước Ghanna bên Phi Châu có câu ngạn ngữ: “Thiên Chúa đuổi ruồi cho những con bò cụt đuôi!”

Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện trong Kinh thánh, cho dù nó xảy ra thực sự với một người nào đó trong một thời gian nào đó ở một nơi chốn nhất định, chúng ta thường ít khi có tâm tình như các nhân vật trong câu chuyện hoăc ít khi đặt chính mình vào trong câu chuyện nên chúng ta giới hạn tầm ảnh hưởng của lời giảng dạy mà Chúa Giêsu muốn kêu mời. Đức tin mời gọi tín hữu nhìn việc Chúa Giêsu gặp gỡ con người trong quá khứ là một tiêu biểu mà Chúa muốn tiếp tục nói với mỗi cá nhân chúng ta hôm nay.

Trong cuốn sách bán chạy nhất trong năm tựa đề “Tìm kiếm một bữa an tuyệt ngon,” (In search of a perfect meal) xuất bản năm năm 2001, người đầu bếp chính, chef Anthony Bourdain, sau khi du lịch vòng quanh thế giới để tìm những của ngon vật lạ, ông đã làm cả thế giới sững sờ khi tường trình về thực trạng dân tộc Campuchia, một quốc gia láng giềng của Việt-nam ta. Trong cuộc nội chiến chính quyền Khờ-me đỏ đã giết chết hơn 2 triệu người dân (1/8 tổng số dân). Hiện nay (năm 2001) cứ 250 người dân Cambốt có một người bị cụt tay hoặc cụt chân do việc dẵm trúng mìn ở hai bên đường, ngoài đồng ruộng, hoặc trong rừng sâu. Có một thành phố trước đây dân số hơn nửa triệu người giờ còn vỏn vẹn vài chục người! Sau chiến tranh, hầu hết dân chúng trở về nơi các thành phố trước đây họ cư ngụ để thấy lại nhà cửa của họ bị xiêu đổ, tài sản mất hết, không điện, không nước! Những người tàn tật sống sót một số lớn sinh sống bằng nghề làm đồ tiểu công nghệ bán cho khách du lịch. Một số khác đi ăn xin. Lợi tức trung bình của một người dân Cambốt hiện nay là $1đô la một ngày. Con nít mới 4 tuổi đầu đã phải bồng bế em 2 tuổi đi lang thang hè phố xin ăn. Thiếu niên 12 tuổi tới 14 tuổi cả trai lẫn gái đai đa số làm nghề đĩ điếm (prostitude) để có thể sống còn, vì đó là con đường duy nhất mà các em biết đến mà thôi!

Campuchia chỉ đại diện cho một số nhỏ của những người xấu số trên thế giới ngày nay. Tội lỗi do con người tạo ra cho nhau mang vẫn đang tiếp diễn ở mọi nơi, mọi chốn, mọi tiếng nói, mọi màu da, mọi chủng tộc như Rwanda, Sudan, Ugnada, Nga sô, Trung hoa, Việtnam v.v…Trong Thiên Chúa, họ cũng là anh chị em của chúng ta. Là Kitô hữu theo Chúa Kitô, chúng ta có bổn phận cầu nguyện song song với hành động làm được những gì chúng ta có thể làm một cách tích cực để sức mạnh ơn cứu độ của Chúa Cứu Thế sẽ chữa lành những vết thương thể lý cũng như tâm linh cho họ, và cho cả chúng ta.
Điểm cuối cùng: Chúa Giêsu kéo riêng anh câm điếc ra khỏi đám đông và đặt ngón tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng và bôi vào lưỡi anh để anh được lành. Tại sao Chúa không đứng tại chỗ mà phán “Hãy lành!” như các lần khác mà phải dùng cách chữa lành “mất vệ sinh” như vậy? Thứ nhất, khi kéo anh ra khỏi đám đông dường như để người ta không hiểu lầm việc chữa lành của Ngài không có tính cách phù thuỷ (magic); Thứ hai, Chúa dùng những động tác, những “dấu chỉ bề ngoài” như để tiên báo các phép bí tích mà sau này Chúa thiết lập lưu lại cho Giáo Hội thi hành để thông ban Ơn Thánh. Các dấu chỉ bề ngoài như nước, nến, dầu, công thức đọc trong Bí tích Rửa tội là một thí dụ để con người được Chúa ban ơn gia nhập Giáo hội Ngài. Khi chúng ta săn sóc con cái còn nhỏ dại hoặc săn sóc người thân đau yếu liệt giường, chúng ta không ngần ngại bắt chước Chúa khi phải “mất vệ sinh” để thay tã cho người thân như Chúa đã làm.

Phó Tế Phêrô Đặng Phi Hùng