Dan Lee
09-09-2009, 10:23 PM
Tập san: Nhờ Mẹ Đến Với Chúa tháng 9 (Tiêp Theo )
LÒNG THƯƠNG XÓT TRÊN CAO NGUYÊN
Như Phaolô được tình yêu Giêsu thúc bách
Những cánh chim xanh lặng lẽ ra đi
Xuyên màn đêm vượt bao đèo dốc
Loan truyền lòng Thiên Chúa Xót Thương…
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image002_0001.jpg
*Chung Một Tấm Lòng
Suốt mùa hoa phượng, Đội Quân Áo Xanh ròng rã sớm hôm lo “tiếp sức mùa thi”, giúp các sĩ tử có điều kiện tốt nhất trên đường “vượt vũ môn”. Sau đó chúng tôi có chuyến công tác 3 tuần chung tay dựng lại mái nhà, đắp lại con đường, làm sạch đẹp cho “Nhà Cỏ”, là nơi nương thân cuối đời của những anh chị em dính ma túy, HIV...
Cuối mùa phượng nở, Đội Quân Áo Xanh lại được vinh dự thay mặt Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Giáo Xứ Chí Hòa băng đèo vượt núi tìm đến chia sẻ với những anh chị em dân tộc, loan truyền Lòng Thương Xót Chúa trên cao nguyên.
Mỗi chiều thứ năm, những người đi tham dự buổi cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Chí Hòa cứ lặng lẽ đem đến “Lều Phục Vụ” người thì bao quần áo, kẻ thì mấy thùng mì, sách vở, giầy dép… Từ em bé góp một ngàn đồng tiền nhịn quà sáng, đến những cụ già lom khom trao cho năm ngàn tiền dắt lưng. Từ cô giáo trao con heo đất do học sinh đóng góp, anh công nhân bớt tiền cà phê thuốc lá, chị lao công nhịn tiền quà vặt, đến những doanh nghiệp doanh nhân trao cả tấn gạo, tấn đường. Dù nhiều hay ít, nhưng đều chung một tấm lòng. Tấm lòng xót thương tha nhân vì biết rằng mình đang được Chúa xót thương. Hành trình “từ trái tim đến trái tim” cứ đều đặn như thế. Từ “Lều Phục Vụ” chúng tôi chuyển tặng phẩm về “Mái Ấm Gò Dầu” để ngày ngày chắt chiu, sắp xếp lọc lựa lại từng bộ quần áo, phân chia từng gói mì, ký đường, ký muối… chờ ngày “xuất quân”.
“Mái Ấm Gò Dầu”, nơi Đội Quân Áo Xanh nương náu, thực ra là Văn Phòng 2 của Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương. Cảm thông khi thấy chúng tôi không có nơi sinh hoạt và lưu giữ những tặng phẩm do cộng đoàn Lòng Thương Xót đóng góp, Giám Đốc Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương đã cho mượn tạm Văn Phòng 2 ở đường Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, làm địa điểm sinh hoạt thường xuyên của Đội Quân Áo Xanh.
Buổi tối cuối tuần ngày 22-08-09, tại “Mái Ấm Gò Dầu” này, 130 Cánh Chim Xanh đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 1000 phần quà xếp đầy 4 xe tải theo chân người lãng tử đến giáo điểm Đoàn Kết và Tân Rai thuộc giáo phận Đà Lạt. Những giây phút giao lưu sinh hoạt sôi nổi ngay trên xe gắn kết tình thân của những con người tuy khác nhau về trình độ, tuổi tác nhưng chung một lý tưởng phục vụ. Bữa tối trên xe là đồng quà đồng bánh của bà con giáo dân gởi tặng cho đoàn. Cho gì ăn nấy. Đơn sơ mà vui, mà ngon vì thắm đượm tình người. Cả đoàn dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân Côi được xem là nguồn sống khởi động tinh thần trong mọi chuyến bay đêm. Mẹ luôn đồng hành, che chở vì “chẳng ai cầu khẩn mà Mẹ không nhận lời.” Lời kinh tiếng hát hoà nhịp trong tiếng mưa đêm. Hầu như mỗi chuyến công tác ở cao nguyên chúng tôi lại được đồng hành cùng những cơn mưa nặng hạt, làm cho chặng đường thêm gập ghềnh cheo leo hiểm trở hơn. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa.
*Điểm Hẹn Đức Mẹ Đèo Bảo Lộc
Vượt qua chặng đường đêm gập ghềnh, đúng một giờ sáng Chúa Nhật 23-08, đoàn công tác đến dưới đài Đức Mẹ ở đèo Bảo Lộc. Dù mưa dù nắng, dù ngày hay đêm, Mẹ vẫn đứng mãi ở đây, dõi theo, che chở cho bao nhiêu khách lữ hành qua lại trên đoạn đường đèo nguy hiểm này. Những cánh chim xanh còn ngái ngủ bay đến quây quần bên Mẹ, xin Mẹ đồng hành che chở cho chuyến công tác được bình an. Trong giây phút thinh lặng thì thầm bên Mẹ, chúng tôi xin Mẹ chúc lành cho những người chúng tôi sẽ gặp, những nơi chúng tôi sẽ đến, và những công việc chúng tôi sẽ làm… Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình, bên tai văng vẳng câu hát trong sương đêm: “Mẹ như bóng mát che đầu… Giữa nắng lúc ban trưa, trong mưa bao đêm sầu Mẹ vẫn che đầu. Khốn khó dắt con đi, gian nguy đưa con về, Mẹ mãi chở che…”
*Điểm Hẹn Giêsu Đoàn Kết
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image004.jpg
Men theo con đường nhỏ trơn trượt bên bờ ruộng lúa còn đậm hơi sương. Chúng tôi tìm đến được giáo điểm Đoàn Kết khi những tia nắng đầu tiên của ngày mới bắt đầu ló dạng. Những ánh nắng lấp lánh xuyên qua tán thông già như nở nụ cười chào đón chúng tôi. Cơn gió nhè nhẹ mơn man qua ruộng lúa làm cả cánh đồng như nổi sóng vẫy tay chào.
Họ đạo Đoàn Kết là một vùng đất ven sông Dà Dờng (Đại Đờn), trước đây chỉ có người K’Hor sinh sống trong Buôn Ryongsre. Họ định cư nơi đây từ lâu và đã biết đạo Chúa nhờ các cha Dòng Chúa Cứu Thế truyền giảng. Sau năm 1975 một số lớn giáo dân di cư tự do từ ngoài Bắc đã đến định cư nơi đây. Từ đó số gia đình có đạo thêm đông. Họ quy tụ thành nhóm và xin được phép sinh hoạt tôn giáo. Năm 1989 lần đầu tiên trên địa bàn họ đạo có thánh lễ được cử hành trong trường cấp một của thôn. Với lời khấn xin của cộng đoàn nơi Lòng Thương Xót Chúa, giáo họ đã được phép xây dựng ngôi nhà nguyện mang tước hiệu “Thánh Phêrô Tông Đồ”. Họ đạo nằm trong vùng đất trũng nên chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và cà phê với khoảng 450 gia đình. Cuộc sống còn vô cùng bấp bênh. Khu vực này đang có dịch rầy nâu. Vụ lúa chính năm nay có thể sẽ bị mất trắng. Đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Đặt chân đến nơi thì trời đã rạng sáng, không còn thời gian nghỉ ngơi nữa. Dù qua một đêm thức trắng, những cánh chim xanh vẫn nhanh nhẹn chuyển 2 xe hàng vào các phòng giáo lý, chuẩn bị 500 phần quà sẽ phát sau giờ lễ. Sau đó lại bay đến ngôi thánh đường cùng mọi người hiệp dâng thánh lễ. Khí trời vùng cao se lạnh nhưng bên trong nhà thờ thật ấm áp vì hôm nay bà con giáo dân đến tham dự thánh lễ rất đông, chật cứng nhà thờ. Họ đến Nhà Chúa với những khuôn mặt rám nắng, đôi chân trần chai cứng. Đôi tay run run đón nhận những tấm ảnh Lòng Thương Xót Chúa, Mẹ Maria, những tràng chuỗi Mân Côi. Bài giảng sống động của cha chủ tế với những ví dụ minh họa đem lại không khí tươi mới cho họ đạo. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều con chiên lạc đàn đến quy tụ bên nhà Chúa.
Sau thánh lễ, mỗi bạn trong Đội Quân Áo Xanh dìu một người đến nhận quà của Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi phần quà gồm 2 bịch lớn quần áo, 10 ký gạo, 2 ký đường, 1 ký muối, 15 gói mì, một áo gió, và một trái bong bóng lớn. Mỗi phần quà nhiều và nặng như thế cho nên mỗi cánh chim xanh phải gồng mình mang vác quà cho từng người đến tận nơi. Anh chị em dân tộc chân chất, đơn sơ vui mừng khi nhận được những món quà vô cùng cần thiết đối với họ lúc này. Một bà cụ run run:“Đây là lần đầu tiên được cho nhiều quà thế này. Chưa bao giờ ở đây lại vui như hôm nay. Nhà đang hết gạo, thiếu muối. Già này cám ơn các cô các chú nhiều lắm!”
Nhóm cắt tóc luôn tay “tân trang” lại đầu tóc từ các em nhỏ cho đến cụ già. Chuyến công tác lần này còn có thêm các bác sĩ khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho bà con. Mọi người xếp thành hàng dài chờ tới lượt khám bệnh. Các bác sĩ không một phút nghỉ ngơi, làm việc liên tục và cật lực nhưng cũng không đáp ứng được số bệnh nhân đến xin khám bệnh quá đông.
Những trái bóng đủ màu sắc trên tay các em nhỏ dân tộc tung tăng bay nhảy trên khắp các con đường nhỏ men theo ruộng lúa làm nên một hình ảnh thật đẹp. Tuy cuộc sống ở đây còn nhiều khó khăn nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con đi học lấy cái chữ, hi vọng tương lai của các em sẽ tươi sáng hơn. Trên đường về chúng tôi bắt gặp một người mẹ dân tộc địu con trên lưng cùng phần quà vừa nhận được, chị quay lại vẫy tay chào chúng tôi trong niềm luyến mến.
*Điểm Hẹn Giêsu Giáo Xứ Tân Rai
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image006.jpg
Chia tay họ đạo Đoàn Kết trong niềm lưu luyến, chúng tôi vội vã đến giáo điểm Tân Rai cách đó hơn 80km. Khi gần đến nơi, trời bắt đầu đổ mưa. Nét lo lắng băn khoăn hiện rõ trên khuôn mặt chim đầu đàn. Làm sao đây? Đứng giữa trời mưa giang tay nguyện cầu, phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa và theo gương Mẹ đáp tiếng “Xin Vâng”, dù mưa hay nắng. Chim xanh đội mưa chuyển hàng xuống các phòng giáo lý. Phải bảo quản hàng cho khô ráo đến tay bà con. Dưới cơn mưa nặng hạt, những mái tóc khét mùi nắng ánh mắt ngơ ngơ ngác ngác của các em thiếu nhi, những đôi mắt hõm sâu trĩu nặng lo toan cuộc sống của người lớn, những mái tóc pha sương của các cụ già đang chờ đợi chúng tôi. Mọi sự đã sẵn sàng, chỉ chờ ngớt cơn mưa. Nhìn bầu trời mưa bay vần vũ, mưa bong bóng khó mà tạnh, chim đầu đàn không muốn để bà con chờ lâu hơn nữa sợ trới tối, nên quyết định phát quà ngay trong cơn mưa. Qua một ngày một đêm không ngủ, nhưng những chú chim xanh vẫn vui vẻ nhanh nhẹn phục vụ dưới mưa, dành phần khô ráo cho bà con. Nhóm cắt tóc, nhóm phát thuốc, nhóm phát quà được phân công làm việc cách nhuần nhuyễn đâu vào đó. Những nụ cười, nét mặt hân hoan, ánh mắt trìu mến của bà con làm chúng tôi quên hết mỏi mệt. Tạ ơn cơn mưa hồng ân Chúa !
Các em nhỏ tung tăng cười nói vui vẻ với nhau bằng tiếng dân tộc. Tuy không hiểu, nhưng qua nét mặt, cử chỉ, nụ cười của các em, chúng tôi tin rằng các em rất vui. Những hạt giống của Lòng Thương Xót Chúa đã được gieo nơi những mảnh đất tốt là tâm hồn trong sáng của các em để ươm mầm chờ ngày đâm hoa kết trái.
Vừa phát quà cho bà con dân tộc xong, anh trưởng đoàn nhận được điện thoại của cha xứ Đoàn Kết cho biết ở dưới đó đang mưa rất lớn. Nếu đoàn công tác rời nơi đây trễ một chút là mắc mưa, và sẽ phải ở lại cả tuần nữa chờ đường khô, đoàn xe mới ra được. Lòng Thương Xót Chúa thật là diệu kỳ! Alleluia! Tạ ơn Chúa!
Lòng Thương Xót Chúa đã đoái thương đến vùng đất này từ rất sớm. Khi miền này chỉ có toàn người dân tộc sinh sống, Đức Cha Nguyễn Văn Hiền đã nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng cho họ, nên đã cử cha Lôrensô Phạm Giáo Hóa đến phụ trách việc truyền giáo cho người dân tộc. Nhận bài sai ngày 16-4-1958, cha Lôrensô bắt đầu công việc Loan Báo Tin Mừng cho người dân tộc tại miền đất xa xôi hẻo lánh này. Hiện nay giáo xứ Tân Rai đang mở rộng thêm nhiều giáo họ mới ở những vùng xa hơn và được xem là trung tâm truyền giáo cho dân tộc của Giáo phận Đà Lạt. Trong năm 2009 Giáo xứ Tân Rai đang ráo riết chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm 50 năm truyền giáo. Đó cũng là ngày giao lưu của anh chị em Dân Tộc vùng Bảo Lộc với khoảng 5000 anh chị em giáo dân người Thượng tại Tân Rai. Từ năm 2006-2009, có 700 người từ 5 tuổi trở lên được rửa tội thuộc các xã vùng sâu vùng xa, và hơn 100 tân tòng người Kinh trong toàn giáo xứ. Cuộc sống ở đây vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, chủ yếu là đi làm thuê, miếng cơm manh áo phải lo từng ngày, bữa no, bữa đói.
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image008.jpg
Sau khi tham dự Thánh Lễ, phát hình Chúa, Mẹ và chuỗi Mân Côi cho bà con, chúng tôi lại tất bật chuẩn bị cho đêm giao lưu “Vũ Hội Hoá Trang Chiêng Trống Cồng” với các bạn trẻ dân tộc. Tất cả đều hoá trang đầy tính sáng tạo, đều hòa nhịp trong tiếng cồng chiêng, trong các điệu múa cổ truyền của các bạn trẻ dân tộc đến sinh hoạt giao lưu. Vì trời mưa không được bập bùng bên ánh lửa trại, nhưng tình người được trao đi và nhận lại cũng làm cho mỗi chúng tôi cảm thấy ấm áp trong đêm rừng cao nguyên. Kết thúc Đêm Vũ Hội là giây phút tĩnh lặng nguyện cầu với nghi thức “Đem Lửa Về Tim”.
Lời ca tiếng hát của những cánh chim xanh vang vọng núi rừng cao nguyên : “Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên con tim nồng nàn. Hãy thắp lên ngọn lửa tin yêu. Cuộc đời bao tăm tối quanh ta đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi xin chớ lắng lo, Chúa đang chờ ta. Hãy thắp lên niềm tin. Hãy thắp lên tình yêu, tình yêu Giêsu…”
Khi đi mang nặng tình đời,
Khi về mang nặng tình người thiết tha…
Thanh Thủy
Chiều cao nguyên
_________________________________________________________________
ĐỈNH ĐỒI XƯA
Dưới chân cây thập tự
Chiều tím đồi hoang vu
Gió ru chiều tĩnh mịch
Hồn lạc cõi thâm u.
Cây thập tự loang lổ
Trổ bông hồng đầy gai
Tròn bao nhiêu thế kỷ
Nhục hình vẫn chưa phai.
Hai nghìn năm có lẻ
Đấng cứu chuộc âm thầm
Cứu đời bằng giá máu
Vẫn kiên trì lặng câm.
Ôi! Giêsu cực thánh
Người vẫn gánh ưu phiền
Cho muôn người dưới thế
Tìm thấy nẻo bình yên.
Đôi vai Đấng cứu chuộc
Chất tảng đá vô tình
Của con người bội bạc
Vẫn tiếp tục đăng trình.
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image002_0002.jpg
Từ đồi xưa thanh vắng
Ánh mắt đầy thương yêu
Dõi theo hồn lữ khách
Gởi gấm biết bao điều.
Chiều nay người lữ khách
Quay về đỉnh đồi xưa
Ngước nhìn cây thập tự
Lệ đổ tràn như mưa.
Ôi huyền siêu giá máu
Nhuộm thắm kiếp nhân sinh
Dưới chân cây thập tự
Là cả khối ân tình.
Đỉnh đồi vươn cao mãi
Kéo lên bao phận người
Hai nghìn năm còn đó
Tình Chúa không chuyển dời.
Dưới chân cây thập tự
Chiều tím đồi hoang vu
Gió ru chiều tĩnh mịch
Hồn lạc cõi thâm u. . .
Vũ Thuỷ
(vần thơ của người khiếm thị)
_________________________________________________________________
NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ…PHƠI PHỚI LÒNG
TRẺ HAY GIÀ?
“Hơn bảy mươi tuổi có gọi là trẻ được không?” Chắc bạn sẽ cười thầm vì câu hỏi ngớ ngẩn này. Thế nhưng…
…có một người đàn ông 73 tuổi - ở giáo xứ Bình Triệu. Cứ vào mỗi ngày thứ Năm, sau khi ăn sáng, ông đạp “con ngựa sắt” cà tàng từ Bình Triệu đến nhà thờ Chí Hòa. Đến nơi khoảng 11g, ông đứng chờ trước cửa nhà thờ. Ông mong mình là người đầu tiên bước vào khi cánh cửa mở ra. Và ông ở đó với Chúa, quên cả bữa ăn trưa. Ông cùng mọi người lần chuỗi Mân Côi, chuỗi Lòng Thương Xót và tham dự thánh lễ. Đến 16g30 ông ra ngoài ăn bữa cơm (phải gọi là cơm trưa hay cơm chiều nhỉ?!), rồi ông và “con ngựa sắt” lại quay trở về Bình Triệu. Cứ thế một năm trời ròng rã, ông chỉ nghỉ 2 tuần khi về thăm quê vợ. Nhờ đâu ông có sức khỏe và đầy nhiệt huyết như thế? Đó chính nhờ sức mạnh của Chúa. Chính Lòng Thương Xót Chúa là động lực thúc đẩy ông vượt bao cây số trên chiếc xe đạp để đến với Chúa.
Hỡi những người trẻ của thế hệ hôm nay, bạn có đủ trẻ khỏe để mỗi chiều thứ Năm hàng tuần đến nhà thờ Chí Hoà với Chúa như ông không? - Đã có rất nhiều bạn trẻ đến rồi đó! Họ đã đến, và đã cảm nghiệm được bình an qua những giờ cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại đây. Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy “ĐẾN MÀ XEM”, để biết bạn Trẻ hay Già!
* ĐƯỢC HAY MẤT?
Tên của ông là Thành. Ông đã 76 tuổi, ở giáo xứ Lạc Quang. Trước kia còn khoẻ, ông phụ trách việc “gỡ rối” cho các đôi hôn nhân. Mỗi tuần vào thứ Năm, ông khởi hành lúc 10g30 và trở về nhà lúc 16g30 – ông đến nhà thờ Chí Hòa. Ông luôn có mặt ở hàng ghế đầu dành cho người già yếu. Ông kể: “Muốn có chỗ ở đây tôi phải đi thật sớm, nhất là ngày thứ Năm đầu tháng. Mới 10 giờ là tôi phải tìm cái gì ăn qua loa để chuẩn bị đi ngay. Thường tôi đi với người cháu ở Đội Quân Áo Xanh, hôm nào cháu bận việc thì tôi đi xe buýt.”
Ông cảm thấy rất vui khi được tham dự những giờ cầu nguyện này. Khi trở về nhà ông lại thấy khoẻ ra. Hôm thứ Năm nào không thể đi được, ông cảm thấy bồn chồn bứt rứt rất khó chịu. Có ai đã từng tham dự với ông mới hiểu vì sao ông có thể ngồi cầu nguyện lâu như thế. Có ai đã từng đến nhà thờ Chí Hòa vào những buổi chiều thứ Năm mới biết, tại sao tham dự một thánh lễ mất nhiều thời gian như vậy mà lòng vẫn thấy vui, không buồn chán. MẤT hay ĐƯỢC? Những người đến với lòng thành sẽ trả lời được câu hỏi này. Còn bạn, bạn nghĩ mình ĐƯỢC hay MẤT khi đến với CHÚA?
* DẤU THÁNH GIÁ
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image004_0000.jpg
Nếu đến nhà thờ Chí Hòa vào mỗi trưa thứ Năm hằng tuần, bạn sẽ được chứng kiến nhiều điều kỳ diệu. Đó là nơi quy tụ đủ mọi thành phần dân Chúa. Họ là những doanh nhân thành đạt áo quần bảnh bao, là những công nhân chân tay chai sạn, là những ông già bà cả, là những đôi vợ chồng trung niên, là những trang thanh niên thiếu nữ xinh xắn, là những cô cậu choai choai tóc đỏ tóc vàng ăn mặc rất mốt, là những em bé ngây thơ hồn nhiên… Tất cả đều sốt sắng cầu nguyện và tham dự thánh lễ từ đầu đến cuối, không ai bỏ về nửa chừng. Họ chỉ chịu ra về sau khi đã lãnh phép lành và nhận Nước Thánh từ tay vị chủ tế. Khi giọt Nước Thánh rẩy lên những người tham dự để xin ơn thánh hóa và chữa lành, họ đưa tay làm dấu Thánh Giá.
“Ôi tướng cướp làm dấu kìa!” Tiếng kêu nho nhỏ mà đầy thảng thốt của cô bé khiến mọi người chú ý. Một thanh niên áo quần tương đối tề chỉnh, trên cánh tay gân guốc nổi lên những vết xâm, nét mặt ngầu đời, thậm chí hơi bặm trợn. Anh ta cúi xuống đất, bàn tay đầy những vết xâm chấm nước phép rơi dưới đất đặt lên trán mình, rồi làm dấu Thánh Giá - tuy vụng về như đã bỏ từ lâu, mà lòng đầy thành kính. Một giọt nước lăn dài trên khuôn mặt mang đầy dấu vết bụi đời ấy. Trên cao, có lẽ Giêsu đang mỉm cười đón nhận con chiên lạc.
Bạn nghĩ sao khi chứng kiến cảnh người ta thường đi trễ về sớm khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật? Bạn có thấy buồn khi người ta đến dự bàn tiệc Thánh Thể mà lại lũ lượt kéo về khi bắt đầu Rước Lễ. Có mấy người đến sớm để cầu nguyện trước lễ và chỉ ra về sau khi lãnh nhận phép lành cuối lễ? Đến nhà thờ Chí Hoà chiều thứ Năm, bạn sẽ thấy điều ngược lại: Người ta đến dự lễ rất sớm và về rất trễ đấy. Cứ đến mà xem!
* CHỨNG NHÂN PHỤC VỤ
Mỗi buổi chiều thứ Năm - nhất là thứ Năm đầu tháng, hàng ngàn, hàng ngàn người kéo nhau đến dự giờ cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ Chí Hòa. Dù xa xôi, dù chen chúc chật chội, dù dầm mưa dãi nắng… họ vẫn đến. Có người say nắng, say xe, mệt xỉu… cần được cấp cứu. Lòng Chúa xót thương đã cho “mọc” lên gần đấy một bệnh viện có tên là Bệnh Viện Thánh Mẫu. Mỗi ngày thứ Năm, bệnh viện cho một xe cấp cứu và một y tá trực sẵn để tiếp cứu những trường hợp khẩn cấp, nhờ đó bà con an tâm đến cầu nguyện mà đỡ lo về phần y tế sức khỏe.
Tuyết Hồng, cô y tá làm việc ở đó chứng kiến bao điều lạ lùng từ lòng Chúa xót thương. Một buổi chiều thứ Năm, đang giờ lễ, bỗng có một người đàn ông ẵm vợ vào bệnh viện xin cấp cứu vì chị bị xỉu. Nhìn nét mặt khá phong trần của anh, không ai ngờ anh đã lo lắng cho vợ như thế. Khi được hỏi thăm, anh kể rất hồ hởi: “Vợ chồng con cái tôi tham dự giờ cầu nguyện và thánh lễ ở đây từ những ngày đầu. Chúng tôi đến cầu nguyện, tham dự thánh lễ, nghe giảng và cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa. Từ đó cả gia đình luôn sắp xếp công việc để cùng nhau đi tham dự mỗi chiều thứ Năm ở nhà thờ Chí Hòa.”
Anh tâm sự: “Tôi làm nghề giết mổ heo. Chỉ lo kiếm tiền, tôi đã bỏ Chúa mấy chục năm rồi. Một hôm vợ tôi rủ đến đây một lần cho biết. Nể vợ tôi đến. Sau khi chứng kiến cộng đoàn đông đảo cầu nguyện sốt sắng, và được nghe cha giảng về Lòng Thương Xót Chúa, tôi bị đánh động. Tôi quyết tâm quay trở lại làm con Chúa. Bây giờ tôi không bao giờ rời xa Chúa nữa. Tôi chỉ mong được đi lễ, nghe giảng là mãn nguyện và hạnh phúc lắm rồi.”
Lòng Thương Xót Chúa được thể hiện cách cụ thể qua việc phục vụ khách hành hương của bệnh viện Thánh Mẫu. Chính trong khi phục vụ cách vô vị lợi như thế, họ lắng nghe được những chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ. Dấn thân phục vụ đi, rồi bạn sẽ chứng kiến được nhiều “cuộc trở về ngoạn mục” của những con chiên lạc đường lầm lối. “Cho dù trời đất có qua đi, thì Lòng Thương Xót Chúa không muốn để một linh hồn nào hư mất.” Hãy tin vào điều đó, bạn nhé!
NIỀM VUI TUỔI THƠ
Tuổi thơ là tuổi nghịch ngợm vui đùa. Bởi vậy trong những buổi học, giáo viên luôn phải sắp xếp cho các em có những phút giải lao, những giờ ra chơi để các em chạy nhảy thư giãn. Giờ cầu nguyện chiều thứ Năm hàng tuần ở nhà thờ Chí Hòa bắt đầu từ lúc 13g và kết thúc 16g30, không có những phút giải lao, ra chơi, trẻ em nào mà chịu được như thế? Thế nhưng bạn hãy đến mà xem, ngay sát giữa Cung Thánh, nơi chỉ dành cho những người đi sớm, luôn có mặt thường xuyên một số em khoảng từ 5 đến 15 tuổi. Tuần nào các em cũng có mặt từ lúc mở cửa nhà thờ và chỉ ra về khi đã lãnh phép lành và được rẩy Nước Thánh.
Ngọc Anh, cô bé 8 tuổi nhà ở Tân Phú, là một trong số các em ấy, hồn nhiên kể: “Thứ Năm nào nhà con ăn cơm sớm, rồi mẹ đạp xe chở tụi con đến sớm xí chỗ trước”. Người mẹ chu đáo mang theo cả nước uống cho con. Khi được hỏi có thấy mệt và chán không, cô bé phấn khởi đáp: “Con không mệt, không chán. Con chỉ thấy vui và rất thích đi. Con mong tới ngày thứ Năm để được đến với Chúa và với mọi người”.
Còn Quốc Đăng - 10 tuổi, không đi sớm được như Ngọc Anh. Em thường đi với bác Huệ. Ngày thứ Năm đầu tháng, số người đến tham dự quá đông, bác Huệ và Đăng không có ghế ngồi, thậm chí đứng ở chỗ không có bạt che. Vậy mà khi nghe hỏi có chán và có đi nữa không, em đã trả lời rất đơn sơ: “Tuần sau con nói bác Huệ mang theo dù che cho đỡ nắng. Chỉ cần được đến đây là con thích rồi.”
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image006_0000.jpg
Niềm vui tuổi thơ là được đến với Chúa và mọi người. Mong được ngồi gần Chúa để thấy và nghe thật rõ Lời Chúa. Nếu không thì chỉ cần được đến với Chúa, ngồi chỗ nào cũng được. Còn bạn, bạn có tìm thấy niềm vui khi đến với Chúa, và nhất là với anh em mình trong cuộc sống hằng ngày không? Niềm vui đó bền lâu hơn những chầu nhậu say sưa, những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng vung tiền qua cửa sổ, phải không bạn? Chúa nói hãy trở nên trẻ nhỏ, có tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ để được vào Nước Trời. Đừng quên bạn nhé!
Ghi lại từ những điều mắt thấy tai nghe
Mỗi chiều thứ Năm tại nhà thờ Chí Hoà
Phượng Hồng
( Xin bấm vào đây đê xem trang đầu ) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=30224)
LÒNG THƯƠNG XÓT TRÊN CAO NGUYÊN
Như Phaolô được tình yêu Giêsu thúc bách
Những cánh chim xanh lặng lẽ ra đi
Xuyên màn đêm vượt bao đèo dốc
Loan truyền lòng Thiên Chúa Xót Thương…
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image002_0001.jpg
*Chung Một Tấm Lòng
Suốt mùa hoa phượng, Đội Quân Áo Xanh ròng rã sớm hôm lo “tiếp sức mùa thi”, giúp các sĩ tử có điều kiện tốt nhất trên đường “vượt vũ môn”. Sau đó chúng tôi có chuyến công tác 3 tuần chung tay dựng lại mái nhà, đắp lại con đường, làm sạch đẹp cho “Nhà Cỏ”, là nơi nương thân cuối đời của những anh chị em dính ma túy, HIV...
Cuối mùa phượng nở, Đội Quân Áo Xanh lại được vinh dự thay mặt Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Giáo Xứ Chí Hòa băng đèo vượt núi tìm đến chia sẻ với những anh chị em dân tộc, loan truyền Lòng Thương Xót Chúa trên cao nguyên.
Mỗi chiều thứ năm, những người đi tham dự buổi cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Chí Hòa cứ lặng lẽ đem đến “Lều Phục Vụ” người thì bao quần áo, kẻ thì mấy thùng mì, sách vở, giầy dép… Từ em bé góp một ngàn đồng tiền nhịn quà sáng, đến những cụ già lom khom trao cho năm ngàn tiền dắt lưng. Từ cô giáo trao con heo đất do học sinh đóng góp, anh công nhân bớt tiền cà phê thuốc lá, chị lao công nhịn tiền quà vặt, đến những doanh nghiệp doanh nhân trao cả tấn gạo, tấn đường. Dù nhiều hay ít, nhưng đều chung một tấm lòng. Tấm lòng xót thương tha nhân vì biết rằng mình đang được Chúa xót thương. Hành trình “từ trái tim đến trái tim” cứ đều đặn như thế. Từ “Lều Phục Vụ” chúng tôi chuyển tặng phẩm về “Mái Ấm Gò Dầu” để ngày ngày chắt chiu, sắp xếp lọc lựa lại từng bộ quần áo, phân chia từng gói mì, ký đường, ký muối… chờ ngày “xuất quân”.
“Mái Ấm Gò Dầu”, nơi Đội Quân Áo Xanh nương náu, thực ra là Văn Phòng 2 của Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương. Cảm thông khi thấy chúng tôi không có nơi sinh hoạt và lưu giữ những tặng phẩm do cộng đoàn Lòng Thương Xót đóng góp, Giám Đốc Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương đã cho mượn tạm Văn Phòng 2 ở đường Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, làm địa điểm sinh hoạt thường xuyên của Đội Quân Áo Xanh.
Buổi tối cuối tuần ngày 22-08-09, tại “Mái Ấm Gò Dầu” này, 130 Cánh Chim Xanh đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 1000 phần quà xếp đầy 4 xe tải theo chân người lãng tử đến giáo điểm Đoàn Kết và Tân Rai thuộc giáo phận Đà Lạt. Những giây phút giao lưu sinh hoạt sôi nổi ngay trên xe gắn kết tình thân của những con người tuy khác nhau về trình độ, tuổi tác nhưng chung một lý tưởng phục vụ. Bữa tối trên xe là đồng quà đồng bánh của bà con giáo dân gởi tặng cho đoàn. Cho gì ăn nấy. Đơn sơ mà vui, mà ngon vì thắm đượm tình người. Cả đoàn dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân Côi được xem là nguồn sống khởi động tinh thần trong mọi chuyến bay đêm. Mẹ luôn đồng hành, che chở vì “chẳng ai cầu khẩn mà Mẹ không nhận lời.” Lời kinh tiếng hát hoà nhịp trong tiếng mưa đêm. Hầu như mỗi chuyến công tác ở cao nguyên chúng tôi lại được đồng hành cùng những cơn mưa nặng hạt, làm cho chặng đường thêm gập ghềnh cheo leo hiểm trở hơn. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa.
*Điểm Hẹn Đức Mẹ Đèo Bảo Lộc
Vượt qua chặng đường đêm gập ghềnh, đúng một giờ sáng Chúa Nhật 23-08, đoàn công tác đến dưới đài Đức Mẹ ở đèo Bảo Lộc. Dù mưa dù nắng, dù ngày hay đêm, Mẹ vẫn đứng mãi ở đây, dõi theo, che chở cho bao nhiêu khách lữ hành qua lại trên đoạn đường đèo nguy hiểm này. Những cánh chim xanh còn ngái ngủ bay đến quây quần bên Mẹ, xin Mẹ đồng hành che chở cho chuyến công tác được bình an. Trong giây phút thinh lặng thì thầm bên Mẹ, chúng tôi xin Mẹ chúc lành cho những người chúng tôi sẽ gặp, những nơi chúng tôi sẽ đến, và những công việc chúng tôi sẽ làm… Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình, bên tai văng vẳng câu hát trong sương đêm: “Mẹ như bóng mát che đầu… Giữa nắng lúc ban trưa, trong mưa bao đêm sầu Mẹ vẫn che đầu. Khốn khó dắt con đi, gian nguy đưa con về, Mẹ mãi chở che…”
*Điểm Hẹn Giêsu Đoàn Kết
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image004.jpg
Men theo con đường nhỏ trơn trượt bên bờ ruộng lúa còn đậm hơi sương. Chúng tôi tìm đến được giáo điểm Đoàn Kết khi những tia nắng đầu tiên của ngày mới bắt đầu ló dạng. Những ánh nắng lấp lánh xuyên qua tán thông già như nở nụ cười chào đón chúng tôi. Cơn gió nhè nhẹ mơn man qua ruộng lúa làm cả cánh đồng như nổi sóng vẫy tay chào.
Họ đạo Đoàn Kết là một vùng đất ven sông Dà Dờng (Đại Đờn), trước đây chỉ có người K’Hor sinh sống trong Buôn Ryongsre. Họ định cư nơi đây từ lâu và đã biết đạo Chúa nhờ các cha Dòng Chúa Cứu Thế truyền giảng. Sau năm 1975 một số lớn giáo dân di cư tự do từ ngoài Bắc đã đến định cư nơi đây. Từ đó số gia đình có đạo thêm đông. Họ quy tụ thành nhóm và xin được phép sinh hoạt tôn giáo. Năm 1989 lần đầu tiên trên địa bàn họ đạo có thánh lễ được cử hành trong trường cấp một của thôn. Với lời khấn xin của cộng đoàn nơi Lòng Thương Xót Chúa, giáo họ đã được phép xây dựng ngôi nhà nguyện mang tước hiệu “Thánh Phêrô Tông Đồ”. Họ đạo nằm trong vùng đất trũng nên chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và cà phê với khoảng 450 gia đình. Cuộc sống còn vô cùng bấp bênh. Khu vực này đang có dịch rầy nâu. Vụ lúa chính năm nay có thể sẽ bị mất trắng. Đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Đặt chân đến nơi thì trời đã rạng sáng, không còn thời gian nghỉ ngơi nữa. Dù qua một đêm thức trắng, những cánh chim xanh vẫn nhanh nhẹn chuyển 2 xe hàng vào các phòng giáo lý, chuẩn bị 500 phần quà sẽ phát sau giờ lễ. Sau đó lại bay đến ngôi thánh đường cùng mọi người hiệp dâng thánh lễ. Khí trời vùng cao se lạnh nhưng bên trong nhà thờ thật ấm áp vì hôm nay bà con giáo dân đến tham dự thánh lễ rất đông, chật cứng nhà thờ. Họ đến Nhà Chúa với những khuôn mặt rám nắng, đôi chân trần chai cứng. Đôi tay run run đón nhận những tấm ảnh Lòng Thương Xót Chúa, Mẹ Maria, những tràng chuỗi Mân Côi. Bài giảng sống động của cha chủ tế với những ví dụ minh họa đem lại không khí tươi mới cho họ đạo. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều con chiên lạc đàn đến quy tụ bên nhà Chúa.
Sau thánh lễ, mỗi bạn trong Đội Quân Áo Xanh dìu một người đến nhận quà của Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi phần quà gồm 2 bịch lớn quần áo, 10 ký gạo, 2 ký đường, 1 ký muối, 15 gói mì, một áo gió, và một trái bong bóng lớn. Mỗi phần quà nhiều và nặng như thế cho nên mỗi cánh chim xanh phải gồng mình mang vác quà cho từng người đến tận nơi. Anh chị em dân tộc chân chất, đơn sơ vui mừng khi nhận được những món quà vô cùng cần thiết đối với họ lúc này. Một bà cụ run run:“Đây là lần đầu tiên được cho nhiều quà thế này. Chưa bao giờ ở đây lại vui như hôm nay. Nhà đang hết gạo, thiếu muối. Già này cám ơn các cô các chú nhiều lắm!”
Nhóm cắt tóc luôn tay “tân trang” lại đầu tóc từ các em nhỏ cho đến cụ già. Chuyến công tác lần này còn có thêm các bác sĩ khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho bà con. Mọi người xếp thành hàng dài chờ tới lượt khám bệnh. Các bác sĩ không một phút nghỉ ngơi, làm việc liên tục và cật lực nhưng cũng không đáp ứng được số bệnh nhân đến xin khám bệnh quá đông.
Những trái bóng đủ màu sắc trên tay các em nhỏ dân tộc tung tăng bay nhảy trên khắp các con đường nhỏ men theo ruộng lúa làm nên một hình ảnh thật đẹp. Tuy cuộc sống ở đây còn nhiều khó khăn nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con đi học lấy cái chữ, hi vọng tương lai của các em sẽ tươi sáng hơn. Trên đường về chúng tôi bắt gặp một người mẹ dân tộc địu con trên lưng cùng phần quà vừa nhận được, chị quay lại vẫy tay chào chúng tôi trong niềm luyến mến.
*Điểm Hẹn Giêsu Giáo Xứ Tân Rai
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image006.jpg
Chia tay họ đạo Đoàn Kết trong niềm lưu luyến, chúng tôi vội vã đến giáo điểm Tân Rai cách đó hơn 80km. Khi gần đến nơi, trời bắt đầu đổ mưa. Nét lo lắng băn khoăn hiện rõ trên khuôn mặt chim đầu đàn. Làm sao đây? Đứng giữa trời mưa giang tay nguyện cầu, phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa và theo gương Mẹ đáp tiếng “Xin Vâng”, dù mưa hay nắng. Chim xanh đội mưa chuyển hàng xuống các phòng giáo lý. Phải bảo quản hàng cho khô ráo đến tay bà con. Dưới cơn mưa nặng hạt, những mái tóc khét mùi nắng ánh mắt ngơ ngơ ngác ngác của các em thiếu nhi, những đôi mắt hõm sâu trĩu nặng lo toan cuộc sống của người lớn, những mái tóc pha sương của các cụ già đang chờ đợi chúng tôi. Mọi sự đã sẵn sàng, chỉ chờ ngớt cơn mưa. Nhìn bầu trời mưa bay vần vũ, mưa bong bóng khó mà tạnh, chim đầu đàn không muốn để bà con chờ lâu hơn nữa sợ trới tối, nên quyết định phát quà ngay trong cơn mưa. Qua một ngày một đêm không ngủ, nhưng những chú chim xanh vẫn vui vẻ nhanh nhẹn phục vụ dưới mưa, dành phần khô ráo cho bà con. Nhóm cắt tóc, nhóm phát thuốc, nhóm phát quà được phân công làm việc cách nhuần nhuyễn đâu vào đó. Những nụ cười, nét mặt hân hoan, ánh mắt trìu mến của bà con làm chúng tôi quên hết mỏi mệt. Tạ ơn cơn mưa hồng ân Chúa !
Các em nhỏ tung tăng cười nói vui vẻ với nhau bằng tiếng dân tộc. Tuy không hiểu, nhưng qua nét mặt, cử chỉ, nụ cười của các em, chúng tôi tin rằng các em rất vui. Những hạt giống của Lòng Thương Xót Chúa đã được gieo nơi những mảnh đất tốt là tâm hồn trong sáng của các em để ươm mầm chờ ngày đâm hoa kết trái.
Vừa phát quà cho bà con dân tộc xong, anh trưởng đoàn nhận được điện thoại của cha xứ Đoàn Kết cho biết ở dưới đó đang mưa rất lớn. Nếu đoàn công tác rời nơi đây trễ một chút là mắc mưa, và sẽ phải ở lại cả tuần nữa chờ đường khô, đoàn xe mới ra được. Lòng Thương Xót Chúa thật là diệu kỳ! Alleluia! Tạ ơn Chúa!
Lòng Thương Xót Chúa đã đoái thương đến vùng đất này từ rất sớm. Khi miền này chỉ có toàn người dân tộc sinh sống, Đức Cha Nguyễn Văn Hiền đã nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng cho họ, nên đã cử cha Lôrensô Phạm Giáo Hóa đến phụ trách việc truyền giáo cho người dân tộc. Nhận bài sai ngày 16-4-1958, cha Lôrensô bắt đầu công việc Loan Báo Tin Mừng cho người dân tộc tại miền đất xa xôi hẻo lánh này. Hiện nay giáo xứ Tân Rai đang mở rộng thêm nhiều giáo họ mới ở những vùng xa hơn và được xem là trung tâm truyền giáo cho dân tộc của Giáo phận Đà Lạt. Trong năm 2009 Giáo xứ Tân Rai đang ráo riết chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm 50 năm truyền giáo. Đó cũng là ngày giao lưu của anh chị em Dân Tộc vùng Bảo Lộc với khoảng 5000 anh chị em giáo dân người Thượng tại Tân Rai. Từ năm 2006-2009, có 700 người từ 5 tuổi trở lên được rửa tội thuộc các xã vùng sâu vùng xa, và hơn 100 tân tòng người Kinh trong toàn giáo xứ. Cuộc sống ở đây vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, chủ yếu là đi làm thuê, miếng cơm manh áo phải lo từng ngày, bữa no, bữa đói.
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image008.jpg
Sau khi tham dự Thánh Lễ, phát hình Chúa, Mẹ và chuỗi Mân Côi cho bà con, chúng tôi lại tất bật chuẩn bị cho đêm giao lưu “Vũ Hội Hoá Trang Chiêng Trống Cồng” với các bạn trẻ dân tộc. Tất cả đều hoá trang đầy tính sáng tạo, đều hòa nhịp trong tiếng cồng chiêng, trong các điệu múa cổ truyền của các bạn trẻ dân tộc đến sinh hoạt giao lưu. Vì trời mưa không được bập bùng bên ánh lửa trại, nhưng tình người được trao đi và nhận lại cũng làm cho mỗi chúng tôi cảm thấy ấm áp trong đêm rừng cao nguyên. Kết thúc Đêm Vũ Hội là giây phút tĩnh lặng nguyện cầu với nghi thức “Đem Lửa Về Tim”.
Lời ca tiếng hát của những cánh chim xanh vang vọng núi rừng cao nguyên : “Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên con tim nồng nàn. Hãy thắp lên ngọn lửa tin yêu. Cuộc đời bao tăm tối quanh ta đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi xin chớ lắng lo, Chúa đang chờ ta. Hãy thắp lên niềm tin. Hãy thắp lên tình yêu, tình yêu Giêsu…”
Khi đi mang nặng tình đời,
Khi về mang nặng tình người thiết tha…
Thanh Thủy
Chiều cao nguyên
_________________________________________________________________
ĐỈNH ĐỒI XƯA
Dưới chân cây thập tự
Chiều tím đồi hoang vu
Gió ru chiều tĩnh mịch
Hồn lạc cõi thâm u.
Cây thập tự loang lổ
Trổ bông hồng đầy gai
Tròn bao nhiêu thế kỷ
Nhục hình vẫn chưa phai.
Hai nghìn năm có lẻ
Đấng cứu chuộc âm thầm
Cứu đời bằng giá máu
Vẫn kiên trì lặng câm.
Ôi! Giêsu cực thánh
Người vẫn gánh ưu phiền
Cho muôn người dưới thế
Tìm thấy nẻo bình yên.
Đôi vai Đấng cứu chuộc
Chất tảng đá vô tình
Của con người bội bạc
Vẫn tiếp tục đăng trình.
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image002_0002.jpg
Từ đồi xưa thanh vắng
Ánh mắt đầy thương yêu
Dõi theo hồn lữ khách
Gởi gấm biết bao điều.
Chiều nay người lữ khách
Quay về đỉnh đồi xưa
Ngước nhìn cây thập tự
Lệ đổ tràn như mưa.
Ôi huyền siêu giá máu
Nhuộm thắm kiếp nhân sinh
Dưới chân cây thập tự
Là cả khối ân tình.
Đỉnh đồi vươn cao mãi
Kéo lên bao phận người
Hai nghìn năm còn đó
Tình Chúa không chuyển dời.
Dưới chân cây thập tự
Chiều tím đồi hoang vu
Gió ru chiều tĩnh mịch
Hồn lạc cõi thâm u. . .
Vũ Thuỷ
(vần thơ của người khiếm thị)
_________________________________________________________________
NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ…PHƠI PHỚI LÒNG
TRẺ HAY GIÀ?
“Hơn bảy mươi tuổi có gọi là trẻ được không?” Chắc bạn sẽ cười thầm vì câu hỏi ngớ ngẩn này. Thế nhưng…
…có một người đàn ông 73 tuổi - ở giáo xứ Bình Triệu. Cứ vào mỗi ngày thứ Năm, sau khi ăn sáng, ông đạp “con ngựa sắt” cà tàng từ Bình Triệu đến nhà thờ Chí Hòa. Đến nơi khoảng 11g, ông đứng chờ trước cửa nhà thờ. Ông mong mình là người đầu tiên bước vào khi cánh cửa mở ra. Và ông ở đó với Chúa, quên cả bữa ăn trưa. Ông cùng mọi người lần chuỗi Mân Côi, chuỗi Lòng Thương Xót và tham dự thánh lễ. Đến 16g30 ông ra ngoài ăn bữa cơm (phải gọi là cơm trưa hay cơm chiều nhỉ?!), rồi ông và “con ngựa sắt” lại quay trở về Bình Triệu. Cứ thế một năm trời ròng rã, ông chỉ nghỉ 2 tuần khi về thăm quê vợ. Nhờ đâu ông có sức khỏe và đầy nhiệt huyết như thế? Đó chính nhờ sức mạnh của Chúa. Chính Lòng Thương Xót Chúa là động lực thúc đẩy ông vượt bao cây số trên chiếc xe đạp để đến với Chúa.
Hỡi những người trẻ của thế hệ hôm nay, bạn có đủ trẻ khỏe để mỗi chiều thứ Năm hàng tuần đến nhà thờ Chí Hoà với Chúa như ông không? - Đã có rất nhiều bạn trẻ đến rồi đó! Họ đã đến, và đã cảm nghiệm được bình an qua những giờ cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại đây. Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy “ĐẾN MÀ XEM”, để biết bạn Trẻ hay Già!
* ĐƯỢC HAY MẤT?
Tên của ông là Thành. Ông đã 76 tuổi, ở giáo xứ Lạc Quang. Trước kia còn khoẻ, ông phụ trách việc “gỡ rối” cho các đôi hôn nhân. Mỗi tuần vào thứ Năm, ông khởi hành lúc 10g30 và trở về nhà lúc 16g30 – ông đến nhà thờ Chí Hòa. Ông luôn có mặt ở hàng ghế đầu dành cho người già yếu. Ông kể: “Muốn có chỗ ở đây tôi phải đi thật sớm, nhất là ngày thứ Năm đầu tháng. Mới 10 giờ là tôi phải tìm cái gì ăn qua loa để chuẩn bị đi ngay. Thường tôi đi với người cháu ở Đội Quân Áo Xanh, hôm nào cháu bận việc thì tôi đi xe buýt.”
Ông cảm thấy rất vui khi được tham dự những giờ cầu nguyện này. Khi trở về nhà ông lại thấy khoẻ ra. Hôm thứ Năm nào không thể đi được, ông cảm thấy bồn chồn bứt rứt rất khó chịu. Có ai đã từng tham dự với ông mới hiểu vì sao ông có thể ngồi cầu nguyện lâu như thế. Có ai đã từng đến nhà thờ Chí Hòa vào những buổi chiều thứ Năm mới biết, tại sao tham dự một thánh lễ mất nhiều thời gian như vậy mà lòng vẫn thấy vui, không buồn chán. MẤT hay ĐƯỢC? Những người đến với lòng thành sẽ trả lời được câu hỏi này. Còn bạn, bạn nghĩ mình ĐƯỢC hay MẤT khi đến với CHÚA?
* DẤU THÁNH GIÁ
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image004_0000.jpg
Nếu đến nhà thờ Chí Hòa vào mỗi trưa thứ Năm hằng tuần, bạn sẽ được chứng kiến nhiều điều kỳ diệu. Đó là nơi quy tụ đủ mọi thành phần dân Chúa. Họ là những doanh nhân thành đạt áo quần bảnh bao, là những công nhân chân tay chai sạn, là những ông già bà cả, là những đôi vợ chồng trung niên, là những trang thanh niên thiếu nữ xinh xắn, là những cô cậu choai choai tóc đỏ tóc vàng ăn mặc rất mốt, là những em bé ngây thơ hồn nhiên… Tất cả đều sốt sắng cầu nguyện và tham dự thánh lễ từ đầu đến cuối, không ai bỏ về nửa chừng. Họ chỉ chịu ra về sau khi đã lãnh phép lành và nhận Nước Thánh từ tay vị chủ tế. Khi giọt Nước Thánh rẩy lên những người tham dự để xin ơn thánh hóa và chữa lành, họ đưa tay làm dấu Thánh Giá.
“Ôi tướng cướp làm dấu kìa!” Tiếng kêu nho nhỏ mà đầy thảng thốt của cô bé khiến mọi người chú ý. Một thanh niên áo quần tương đối tề chỉnh, trên cánh tay gân guốc nổi lên những vết xâm, nét mặt ngầu đời, thậm chí hơi bặm trợn. Anh ta cúi xuống đất, bàn tay đầy những vết xâm chấm nước phép rơi dưới đất đặt lên trán mình, rồi làm dấu Thánh Giá - tuy vụng về như đã bỏ từ lâu, mà lòng đầy thành kính. Một giọt nước lăn dài trên khuôn mặt mang đầy dấu vết bụi đời ấy. Trên cao, có lẽ Giêsu đang mỉm cười đón nhận con chiên lạc.
Bạn nghĩ sao khi chứng kiến cảnh người ta thường đi trễ về sớm khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật? Bạn có thấy buồn khi người ta đến dự bàn tiệc Thánh Thể mà lại lũ lượt kéo về khi bắt đầu Rước Lễ. Có mấy người đến sớm để cầu nguyện trước lễ và chỉ ra về sau khi lãnh nhận phép lành cuối lễ? Đến nhà thờ Chí Hoà chiều thứ Năm, bạn sẽ thấy điều ngược lại: Người ta đến dự lễ rất sớm và về rất trễ đấy. Cứ đến mà xem!
* CHỨNG NHÂN PHỤC VỤ
Mỗi buổi chiều thứ Năm - nhất là thứ Năm đầu tháng, hàng ngàn, hàng ngàn người kéo nhau đến dự giờ cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ Chí Hòa. Dù xa xôi, dù chen chúc chật chội, dù dầm mưa dãi nắng… họ vẫn đến. Có người say nắng, say xe, mệt xỉu… cần được cấp cứu. Lòng Chúa xót thương đã cho “mọc” lên gần đấy một bệnh viện có tên là Bệnh Viện Thánh Mẫu. Mỗi ngày thứ Năm, bệnh viện cho một xe cấp cứu và một y tá trực sẵn để tiếp cứu những trường hợp khẩn cấp, nhờ đó bà con an tâm đến cầu nguyện mà đỡ lo về phần y tế sức khỏe.
Tuyết Hồng, cô y tá làm việc ở đó chứng kiến bao điều lạ lùng từ lòng Chúa xót thương. Một buổi chiều thứ Năm, đang giờ lễ, bỗng có một người đàn ông ẵm vợ vào bệnh viện xin cấp cứu vì chị bị xỉu. Nhìn nét mặt khá phong trần của anh, không ai ngờ anh đã lo lắng cho vợ như thế. Khi được hỏi thăm, anh kể rất hồ hởi: “Vợ chồng con cái tôi tham dự giờ cầu nguyện và thánh lễ ở đây từ những ngày đầu. Chúng tôi đến cầu nguyện, tham dự thánh lễ, nghe giảng và cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa. Từ đó cả gia đình luôn sắp xếp công việc để cùng nhau đi tham dự mỗi chiều thứ Năm ở nhà thờ Chí Hòa.”
Anh tâm sự: “Tôi làm nghề giết mổ heo. Chỉ lo kiếm tiền, tôi đã bỏ Chúa mấy chục năm rồi. Một hôm vợ tôi rủ đến đây một lần cho biết. Nể vợ tôi đến. Sau khi chứng kiến cộng đoàn đông đảo cầu nguyện sốt sắng, và được nghe cha giảng về Lòng Thương Xót Chúa, tôi bị đánh động. Tôi quyết tâm quay trở lại làm con Chúa. Bây giờ tôi không bao giờ rời xa Chúa nữa. Tôi chỉ mong được đi lễ, nghe giảng là mãn nguyện và hạnh phúc lắm rồi.”
Lòng Thương Xót Chúa được thể hiện cách cụ thể qua việc phục vụ khách hành hương của bệnh viện Thánh Mẫu. Chính trong khi phục vụ cách vô vị lợi như thế, họ lắng nghe được những chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ. Dấn thân phục vụ đi, rồi bạn sẽ chứng kiến được nhiều “cuộc trở về ngoạn mục” của những con chiên lạc đường lầm lối. “Cho dù trời đất có qua đi, thì Lòng Thương Xót Chúa không muốn để một linh hồn nào hư mất.” Hãy tin vào điều đó, bạn nhé!
NIỀM VUI TUỔI THƠ
Tuổi thơ là tuổi nghịch ngợm vui đùa. Bởi vậy trong những buổi học, giáo viên luôn phải sắp xếp cho các em có những phút giải lao, những giờ ra chơi để các em chạy nhảy thư giãn. Giờ cầu nguyện chiều thứ Năm hàng tuần ở nhà thờ Chí Hòa bắt đầu từ lúc 13g và kết thúc 16g30, không có những phút giải lao, ra chơi, trẻ em nào mà chịu được như thế? Thế nhưng bạn hãy đến mà xem, ngay sát giữa Cung Thánh, nơi chỉ dành cho những người đi sớm, luôn có mặt thường xuyên một số em khoảng từ 5 đến 15 tuổi. Tuần nào các em cũng có mặt từ lúc mở cửa nhà thờ và chỉ ra về khi đã lãnh phép lành và được rẩy Nước Thánh.
Ngọc Anh, cô bé 8 tuổi nhà ở Tân Phú, là một trong số các em ấy, hồn nhiên kể: “Thứ Năm nào nhà con ăn cơm sớm, rồi mẹ đạp xe chở tụi con đến sớm xí chỗ trước”. Người mẹ chu đáo mang theo cả nước uống cho con. Khi được hỏi có thấy mệt và chán không, cô bé phấn khởi đáp: “Con không mệt, không chán. Con chỉ thấy vui và rất thích đi. Con mong tới ngày thứ Năm để được đến với Chúa và với mọi người”.
Còn Quốc Đăng - 10 tuổi, không đi sớm được như Ngọc Anh. Em thường đi với bác Huệ. Ngày thứ Năm đầu tháng, số người đến tham dự quá đông, bác Huệ và Đăng không có ghế ngồi, thậm chí đứng ở chỗ không có bạt che. Vậy mà khi nghe hỏi có chán và có đi nữa không, em đã trả lời rất đơn sơ: “Tuần sau con nói bác Huệ mang theo dù che cho đỡ nắng. Chỉ cần được đến đây là con thích rồi.”
http://thanhlinh.net/baivo/2009/Sach/NhoMeDenVoiChua0909_files/NhoMe_clip_image006_0000.jpg
Niềm vui tuổi thơ là được đến với Chúa và mọi người. Mong được ngồi gần Chúa để thấy và nghe thật rõ Lời Chúa. Nếu không thì chỉ cần được đến với Chúa, ngồi chỗ nào cũng được. Còn bạn, bạn có tìm thấy niềm vui khi đến với Chúa, và nhất là với anh em mình trong cuộc sống hằng ngày không? Niềm vui đó bền lâu hơn những chầu nhậu say sưa, những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng vung tiền qua cửa sổ, phải không bạn? Chúa nói hãy trở nên trẻ nhỏ, có tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ để được vào Nước Trời. Đừng quên bạn nhé!
Ghi lại từ những điều mắt thấy tai nghe
Mỗi chiều thứ Năm tại nhà thờ Chí Hoà
Phượng Hồng
( Xin bấm vào đây đê xem trang đầu ) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=30224)