Dan Lee
09-11-2009, 06:49 PM
Chúa nhật XXIV Thường niên B
CON NGƯỜI ĐÍCH THỰC CỦA ĐỨC GIÊSU
Các nhà chú giải Tin Mừng theo Thánh Maccô đều đồng ý công nhận rằng, trong bài Tin Mừng mà chúng ta sắp suy niệm là đỉnh cao của Tin Mừng ông. Cho tới đây, Maccô mới viết trình thuật để minh chứng rằng mọi người vẫn còn thắc mắc về con người đích thực của Đức Giêsu, vị ngôn sứ thuộc Nagiarét:
“Đây là gì?” (Mc 1,27).
“Chúng tôi chưa bao giờ thấy như vậy" (Mc 2,12).
“Oâng ấy mất trí rồi " (Mc 21).
“Thực sự ông này là ai " (Mc 4,41).
“Tất cả mọi người đều kinh ngạc" (Mc 5,20).
“Bởi đâu ông ta được như thế” (Mc 6,2).
“Đó là ma" (Mc 6,49).
“Oâng ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả" (Mc 7,37).
Vâng, sự nhận biết Thiên Chúa trong Đức Giêsu, cũng như sự nhận biết toàn diện con người phát triển dần dần từ trong tâm hồn con người tự do, những con người đã cùng sống và quan sát người. Con đường Đức tin luôn tiệm tiến. Tôi có tiến lên không?
Đức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:
Đó là làng Xêdarê Philípphê: Maccô xác định vị trí rõ ràng và chính xác. Tin Mừng không phải được viết trên không. Vùng này, dưới chân núi Hécmôn, là một nơi xanh tươi nước chảy trên những sườn đồi có tuyết: Nguồn của sông Giođan phát xuất từ đó. Đức Giêsu đã dẫn dắt các bạn hữu đến giữa cảnh thiên nhiên, xa các đám đông. Người biết Người muốn gì? Người sẽ trắc nghiệm đức tin của các môn đệ.
Người ta nói Thầy là ai?
Đây là một cuộc thăm dò dư luận. Những tổ chức Sofrès và Ifop đã dành thời giờ của họ để thăm dò xem ta nghĩ gì về những nhân vật chính trị, về trường học, về một sản phẩm nào đó. Ngày nay, chúng ta có chấp nhận câu hỏi trên đây của Đức Giêsu không?
Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.
Vậy thì dư luận cũng khá nhất quán: Người ta cho rằng Đức Giêsu là một vĩ nhân, là Gioan Tẩy giả đã sống lại thì cũng không phải là việc thường, là ngôn sứ Êlia, kẻ phải đến liền trước Đấng Mêsia. Do đó Đức Giêsu được coi như là phát ngôn viên của Thiên Chúa. Ngày nay, đa số người ta cũng vẫn coi Đức Giêsu như là một nhân vật siêu phàm. Ngu dốt thì mới quả quyết ngược lại, hay xem thường Người. Không một người hiểu biết nào đã học lịch sử mà lại có thể chối bỏ sự kiện Đức Giêsu Nagiarét đã ghi dấu ấn của Người lên liïch sử hành tinh chúng ta.
Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Ngày nay, câu hỏi này vẫn còn đặt ra cho chúng ta: Người ta nói gì về Đức Giêsu chung quanh chúng ta?
Không nên trả lời bằng những câu sẵn có. Các bạn hãy nhìn xem những gì các bạn đã sống trong tuần qua, nơi khu phố, trong công viên, trong những ngày nghỉ "Giêsu? Tôi có bao giờ nghĩ nói về ông ấy".
Giêsu ư? Ta đâu cần biết tới. Trong một khóa huấn luyện thể thao mà người ta hoàn toàn không để ý đến một yếu tố luân lý sơ đẳng nào, tôi đã tự hỏi xem có phải mình đã bất bình thường, khi không làm như những người khác? Nhưng còn bạn, bạn nói gì về tôi? Trong nhóm người kinh doanh, giải trí, làm việc, bạn có bị ‘người ta hạch hỏi về nội dung đức tin của mình không?’ Có thể chúng ta không thích điều đó lắm, vì nó quá bó buộc.
Có thể chúng ta sống một cách nào đó mà không ai nảy ra ý kiến đặt câu hỏi như trên. Điều này không đáng lo ngại sao? Đức tin của chúng ta nơi Đức Giêsu không làm thay đổi gì cuộc sống chúng ta sao? Như Thánh Giacôbê đã nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta? (2,14-18).
Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô”
Nói lên quan điểm của người khác chưa đủ. Mỗi người chúng ta cần phải trả lời. Chúng ta nói lên lời "Tuyên xưng đức tin" nào?
Do đó, nhóm Mười Hai mà Thánh Phêrô đứng đầu, sẽ trả lời vượt xa hơn những câu trả lời thông thường của quần chúng. Họ là một thiểu số rất nhỏ. Không ai nghĩ ra một điều như thế, chỉ trừ nhóm này.
Tước vị "Christos" "Meshiah" trong tiếng Hêbrơ có một nghĩa rất mạnh như biến cố bùng nổ tại Israel: Đó là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đó là Đấng được mọi người mong đợi để đến "hoàn tất lịch sử". Đấng các Ngôn sứ đã báo trước, Đấng sẽ cho cuộc sống con người có ý nghĩa.
Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người
Bản kịch đã làm nhẹ bản văn Hy Lạp. Đúng ra phải dịch là: ‘Chúa đã la mắng họ để họ đừng nói điều đó với ai cả’. "Bí mật về Đấng Mêsia" là một trong những đề tài của Maccô. Đức Giêsu đã luôn yêu cầu người ta đừng công bố tước vị của Người (Mc 1,34; 1,44-45; 3,11; 5,43; 7,33-36; 8,26; 8,30).
Đó không phải là không công nhận tước vị Mêsia mà Thánh Phêrô gán cho Người, nhưng chỉ là đề cao cảnh giác để người ta đừng tiết lộ Người quá sớm. Thái độ chờ đợi Đấng Mêsia nơi người Do Thái đã quá hàm hồ. Lát nữa chúng ta sẽ nhận ra điều này, khi nghe Phêrô nói. Thiên Chúa không giống như chúng ta thường mong đợi. Thiên Chúa không tìm kiếm vinh hiển, quyền năng, thành công theo nghĩa của loài người. Thiên Chúa ưa ẩn dật. Thiên Chúa thích thinh lặng. Thiên Chúa lánh mình sau tạo vật của Người. Thánh Phaolô sẽ nói rằng: "Người là mầu nhiệm được bao phủ trong im lặng” (Rm 16,25).
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại
Đây là khúc ngoặt lớn của Tin Mừng Đức Giêsu đang rời xứ Galilê, bắt đầu tiến lên Giêrusalem, và biết rõ mình sẽ bị giết chết tại đó. Thập giá đã hiện ra trước Đấng Mêsia của Thiên Chúa.
Maccô sẽ kể lại cho ta ba lần Chúa loan báo rõ ràng cuộc thương khó của Người (Mc 8,31; 9,31; 10,33). Đây là cớ vấp phạm cho con người.
Về mặt lịch sử, chắc chắn Đức Giêsu đã phân tích rất kỹ những phản ứng bất lợi đối với lời rao giảng của Người: Người đã thấy trước sự kết thúc số phận đời mình và Người đã ý thức tự mình đối chất với nhưng nhà lãnh đạo Do Thái Người kể ra ở đây ba nhóm người làm nên Thượng Hội Đồng, là cấp xét xử tôn giáo cao nhất bây giờ. Người bắt đầu nói với họ rằng cần phải Người bắt đầu nói với họ, Người sẽ bị đau khổ, ruồng bỏ, trục xuất ra khỏi dân tộc và phải chết dữ dằn. Mỗi lần Đức Giêsu loan báo với họ về biến cố đó. Người đều khẳng định về sự Phục sinh của Người. Nhưng lạ thay, các tông đồ hình như không bao giờ nghe được lời cuối này.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta không bao giờ nghe Chúa nói đến cùng. Do đó, chúng ta tiếp tục bị khựng lại trước sự dữ trên thế gian, trước những thử thách riêng của ta: Như thể thế gian và những thử thách đó thắng thế luôn mãi, như thể sự Phục sinh, sự sống đời đời không thể có bao giờ. Chúng ta cần thú nhận điều đó.
Người nói rõ điều đó, không úp mở
Tiếc thay, một lần nữa bản dịch lại làm nhẹ bớt bản văn Hy Lạp. Lẽ ra phải dịch như sau: "Một cách quả quyết, Đức Giêsu đã nói Lời". Lạy Chúa, con cần biết như Maccô đã nói, Chúa đã phát biểu những lời đó "một cách quả quyết" không chút sợ hãi, đầy can đảm. Con cần biết rằng, Chúa là Lời Thiên Chúa qua kiểu nói mạnh mẽ này (Người đã nói lên lời Chúa). Con đoán rằng, nhân cách của Chúa không chỉ là nhân cách của nhà hiền triết, một bậc Thầy, một vĩ nhân, nhưng là sự "hiện diện" của Ngôi Lời Thiên Chúa. "Từ khởi thủy đã có Ngôi Lời" (Ga 1,1) "Người nói Lời cách quả quyết". Con Người phải bị giết và sống lại; chữ "phải" này làm chúng ta chìm đắm trong "ý định đời đời và không hiểu được" của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa thấy cái chết và sự Phục sinh của Chúa hoàn toàn khác hẳn với biến cố ngẫu nhiên. Đó là chương trình mầu nhiệm của Chúa Cha. Chúng ta cũng cần lưu ý, đây là kinh "Tin kính" đầu tiên, từ chính môi miệng Đức Giêsu thốt lên.
Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy!”
Do đó, lệnh truyền giữ bí mật không phải là vô ích.
Mặc dù vừa gán cho Thầy mình tước vị đẹp đẽ, nhưng Phêrô đã không hiểu gì cả. Oâng vẫn đợi một Đấng Mêsia vinh quang, chiến thắng theo kiểu loài người, một Đấng Mêsia hoạt động chính trị, một nhà giải phóng trần gian.
Còn chúng ta thì sao? Không phải chỉ đọc kinh "Tin kính" thật đúng là đã đủ. Những từ đúng nhất cũng có thể hàm chứa sai lầm, và những từ không đúng lắm cũng có thể diễn tả chân lý. Các bạn tin ở Đấng Mêsia nào? Có phải Đấng Mêsia của Thánh Phêrô ngày đó không? Con người do trời sai đến để tái lập cách kỳ diệu trật tụ dưới thế gian này? Con người mà chúng ta có thể trút đổ vào tay người đó những trách nhiệm của chúng ta?
Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người." Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
Đức Giêsu kiên quyết loan báo thập giá cho Phêrô. Liền sau đó, Người cũng loan báo điều đó "cho chúng ta", cho các môn đệ của Người, sau khi đã hỏi: "Anh em nói Thầy là ai?" Người hỏi: "Anh em nói anh em là người thế nào?". Anh em cho cuộc sống của mình ý nghĩa nào? Sự sống được ban cho anh em để làm gì? Để giữ nó ư? Để cho nó ư? Để yêu thương? Hay để làm gì?
Chú giải của Noel Quesson
CON NGƯỜI ĐÍCH THỰC CỦA ĐỨC GIÊSU
Các nhà chú giải Tin Mừng theo Thánh Maccô đều đồng ý công nhận rằng, trong bài Tin Mừng mà chúng ta sắp suy niệm là đỉnh cao của Tin Mừng ông. Cho tới đây, Maccô mới viết trình thuật để minh chứng rằng mọi người vẫn còn thắc mắc về con người đích thực của Đức Giêsu, vị ngôn sứ thuộc Nagiarét:
“Đây là gì?” (Mc 1,27).
“Chúng tôi chưa bao giờ thấy như vậy" (Mc 2,12).
“Oâng ấy mất trí rồi " (Mc 21).
“Thực sự ông này là ai " (Mc 4,41).
“Tất cả mọi người đều kinh ngạc" (Mc 5,20).
“Bởi đâu ông ta được như thế” (Mc 6,2).
“Đó là ma" (Mc 6,49).
“Oâng ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả" (Mc 7,37).
Vâng, sự nhận biết Thiên Chúa trong Đức Giêsu, cũng như sự nhận biết toàn diện con người phát triển dần dần từ trong tâm hồn con người tự do, những con người đã cùng sống và quan sát người. Con đường Đức tin luôn tiệm tiến. Tôi có tiến lên không?
Đức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:
Đó là làng Xêdarê Philípphê: Maccô xác định vị trí rõ ràng và chính xác. Tin Mừng không phải được viết trên không. Vùng này, dưới chân núi Hécmôn, là một nơi xanh tươi nước chảy trên những sườn đồi có tuyết: Nguồn của sông Giođan phát xuất từ đó. Đức Giêsu đã dẫn dắt các bạn hữu đến giữa cảnh thiên nhiên, xa các đám đông. Người biết Người muốn gì? Người sẽ trắc nghiệm đức tin của các môn đệ.
Người ta nói Thầy là ai?
Đây là một cuộc thăm dò dư luận. Những tổ chức Sofrès và Ifop đã dành thời giờ của họ để thăm dò xem ta nghĩ gì về những nhân vật chính trị, về trường học, về một sản phẩm nào đó. Ngày nay, chúng ta có chấp nhận câu hỏi trên đây của Đức Giêsu không?
Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.
Vậy thì dư luận cũng khá nhất quán: Người ta cho rằng Đức Giêsu là một vĩ nhân, là Gioan Tẩy giả đã sống lại thì cũng không phải là việc thường, là ngôn sứ Êlia, kẻ phải đến liền trước Đấng Mêsia. Do đó Đức Giêsu được coi như là phát ngôn viên của Thiên Chúa. Ngày nay, đa số người ta cũng vẫn coi Đức Giêsu như là một nhân vật siêu phàm. Ngu dốt thì mới quả quyết ngược lại, hay xem thường Người. Không một người hiểu biết nào đã học lịch sử mà lại có thể chối bỏ sự kiện Đức Giêsu Nagiarét đã ghi dấu ấn của Người lên liïch sử hành tinh chúng ta.
Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Ngày nay, câu hỏi này vẫn còn đặt ra cho chúng ta: Người ta nói gì về Đức Giêsu chung quanh chúng ta?
Không nên trả lời bằng những câu sẵn có. Các bạn hãy nhìn xem những gì các bạn đã sống trong tuần qua, nơi khu phố, trong công viên, trong những ngày nghỉ "Giêsu? Tôi có bao giờ nghĩ nói về ông ấy".
Giêsu ư? Ta đâu cần biết tới. Trong một khóa huấn luyện thể thao mà người ta hoàn toàn không để ý đến một yếu tố luân lý sơ đẳng nào, tôi đã tự hỏi xem có phải mình đã bất bình thường, khi không làm như những người khác? Nhưng còn bạn, bạn nói gì về tôi? Trong nhóm người kinh doanh, giải trí, làm việc, bạn có bị ‘người ta hạch hỏi về nội dung đức tin của mình không?’ Có thể chúng ta không thích điều đó lắm, vì nó quá bó buộc.
Có thể chúng ta sống một cách nào đó mà không ai nảy ra ý kiến đặt câu hỏi như trên. Điều này không đáng lo ngại sao? Đức tin của chúng ta nơi Đức Giêsu không làm thay đổi gì cuộc sống chúng ta sao? Như Thánh Giacôbê đã nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta? (2,14-18).
Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô”
Nói lên quan điểm của người khác chưa đủ. Mỗi người chúng ta cần phải trả lời. Chúng ta nói lên lời "Tuyên xưng đức tin" nào?
Do đó, nhóm Mười Hai mà Thánh Phêrô đứng đầu, sẽ trả lời vượt xa hơn những câu trả lời thông thường của quần chúng. Họ là một thiểu số rất nhỏ. Không ai nghĩ ra một điều như thế, chỉ trừ nhóm này.
Tước vị "Christos" "Meshiah" trong tiếng Hêbrơ có một nghĩa rất mạnh như biến cố bùng nổ tại Israel: Đó là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đó là Đấng được mọi người mong đợi để đến "hoàn tất lịch sử". Đấng các Ngôn sứ đã báo trước, Đấng sẽ cho cuộc sống con người có ý nghĩa.
Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người
Bản kịch đã làm nhẹ bản văn Hy Lạp. Đúng ra phải dịch là: ‘Chúa đã la mắng họ để họ đừng nói điều đó với ai cả’. "Bí mật về Đấng Mêsia" là một trong những đề tài của Maccô. Đức Giêsu đã luôn yêu cầu người ta đừng công bố tước vị của Người (Mc 1,34; 1,44-45; 3,11; 5,43; 7,33-36; 8,26; 8,30).
Đó không phải là không công nhận tước vị Mêsia mà Thánh Phêrô gán cho Người, nhưng chỉ là đề cao cảnh giác để người ta đừng tiết lộ Người quá sớm. Thái độ chờ đợi Đấng Mêsia nơi người Do Thái đã quá hàm hồ. Lát nữa chúng ta sẽ nhận ra điều này, khi nghe Phêrô nói. Thiên Chúa không giống như chúng ta thường mong đợi. Thiên Chúa không tìm kiếm vinh hiển, quyền năng, thành công theo nghĩa của loài người. Thiên Chúa ưa ẩn dật. Thiên Chúa thích thinh lặng. Thiên Chúa lánh mình sau tạo vật của Người. Thánh Phaolô sẽ nói rằng: "Người là mầu nhiệm được bao phủ trong im lặng” (Rm 16,25).
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại
Đây là khúc ngoặt lớn của Tin Mừng Đức Giêsu đang rời xứ Galilê, bắt đầu tiến lên Giêrusalem, và biết rõ mình sẽ bị giết chết tại đó. Thập giá đã hiện ra trước Đấng Mêsia của Thiên Chúa.
Maccô sẽ kể lại cho ta ba lần Chúa loan báo rõ ràng cuộc thương khó của Người (Mc 8,31; 9,31; 10,33). Đây là cớ vấp phạm cho con người.
Về mặt lịch sử, chắc chắn Đức Giêsu đã phân tích rất kỹ những phản ứng bất lợi đối với lời rao giảng của Người: Người đã thấy trước sự kết thúc số phận đời mình và Người đã ý thức tự mình đối chất với nhưng nhà lãnh đạo Do Thái Người kể ra ở đây ba nhóm người làm nên Thượng Hội Đồng, là cấp xét xử tôn giáo cao nhất bây giờ. Người bắt đầu nói với họ rằng cần phải Người bắt đầu nói với họ, Người sẽ bị đau khổ, ruồng bỏ, trục xuất ra khỏi dân tộc và phải chết dữ dằn. Mỗi lần Đức Giêsu loan báo với họ về biến cố đó. Người đều khẳng định về sự Phục sinh của Người. Nhưng lạ thay, các tông đồ hình như không bao giờ nghe được lời cuối này.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta không bao giờ nghe Chúa nói đến cùng. Do đó, chúng ta tiếp tục bị khựng lại trước sự dữ trên thế gian, trước những thử thách riêng của ta: Như thể thế gian và những thử thách đó thắng thế luôn mãi, như thể sự Phục sinh, sự sống đời đời không thể có bao giờ. Chúng ta cần thú nhận điều đó.
Người nói rõ điều đó, không úp mở
Tiếc thay, một lần nữa bản dịch lại làm nhẹ bớt bản văn Hy Lạp. Lẽ ra phải dịch như sau: "Một cách quả quyết, Đức Giêsu đã nói Lời". Lạy Chúa, con cần biết như Maccô đã nói, Chúa đã phát biểu những lời đó "một cách quả quyết" không chút sợ hãi, đầy can đảm. Con cần biết rằng, Chúa là Lời Thiên Chúa qua kiểu nói mạnh mẽ này (Người đã nói lên lời Chúa). Con đoán rằng, nhân cách của Chúa không chỉ là nhân cách của nhà hiền triết, một bậc Thầy, một vĩ nhân, nhưng là sự "hiện diện" của Ngôi Lời Thiên Chúa. "Từ khởi thủy đã có Ngôi Lời" (Ga 1,1) "Người nói Lời cách quả quyết". Con Người phải bị giết và sống lại; chữ "phải" này làm chúng ta chìm đắm trong "ý định đời đời và không hiểu được" của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa thấy cái chết và sự Phục sinh của Chúa hoàn toàn khác hẳn với biến cố ngẫu nhiên. Đó là chương trình mầu nhiệm của Chúa Cha. Chúng ta cũng cần lưu ý, đây là kinh "Tin kính" đầu tiên, từ chính môi miệng Đức Giêsu thốt lên.
Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy!”
Do đó, lệnh truyền giữ bí mật không phải là vô ích.
Mặc dù vừa gán cho Thầy mình tước vị đẹp đẽ, nhưng Phêrô đã không hiểu gì cả. Oâng vẫn đợi một Đấng Mêsia vinh quang, chiến thắng theo kiểu loài người, một Đấng Mêsia hoạt động chính trị, một nhà giải phóng trần gian.
Còn chúng ta thì sao? Không phải chỉ đọc kinh "Tin kính" thật đúng là đã đủ. Những từ đúng nhất cũng có thể hàm chứa sai lầm, và những từ không đúng lắm cũng có thể diễn tả chân lý. Các bạn tin ở Đấng Mêsia nào? Có phải Đấng Mêsia của Thánh Phêrô ngày đó không? Con người do trời sai đến để tái lập cách kỳ diệu trật tụ dưới thế gian này? Con người mà chúng ta có thể trút đổ vào tay người đó những trách nhiệm của chúng ta?
Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người." Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
Đức Giêsu kiên quyết loan báo thập giá cho Phêrô. Liền sau đó, Người cũng loan báo điều đó "cho chúng ta", cho các môn đệ của Người, sau khi đã hỏi: "Anh em nói Thầy là ai?" Người hỏi: "Anh em nói anh em là người thế nào?". Anh em cho cuộc sống của mình ý nghĩa nào? Sự sống được ban cho anh em để làm gì? Để giữ nó ư? Để cho nó ư? Để yêu thương? Hay để làm gì?
Chú giải của Noel Quesson