Dan Lee
09-11-2009, 10:30 PM
CHÚA NHẬT XXIV QUANH NĂM B
SUY NIỆM THÁNH KINH
( Isaia 50, 5-9)
Bài đọc 1 hôm nay có thể hiểu là ngôn sứ Isaia nói về chính mình, hay nói về tập thể các ngôn sứ. Bắt bớ, lăng nhục , hành hạ…là số phận của các ngôn sứ tuân theo lệnh Chúa rao giảng cho dân phải sám hối, nhưng dân không chịu nghe, mà còn chửi rủa, bắt bớ, chém giết các ngài nữa.
Đọan trích này đặc biệt hiểu về Chúa Kitô, vị ngôn sứ vĩ đại nhất và cũng bị tàn xử nhất, nên Giáo hội cũng đọc lại cho chúng ta bài này ngày thứ tư Tuần Thánh, là tuần tưởng niệm sự thương khó Chúa.
Isaia đã nói đến nhiều hình khổ nhuốc nha Chúa chịu:
Đưa lưng cho kẻ đánh
Đưa má cho kẻ giật râu
Bị nhạo cười, bị phỉ nhổ… (câu 6)
Nhưng Chúa Kitô tình nguyện chịu tất cả để lập công cứu chuộc lòai người:
Không che mặt giấu mày
Không tránh lời nhạo cười phỉ nhổ (câu 6)
Trơ mặt chai như đá(câu 7)
Chúa Kitô vui lòng chịu bao khổ nhục đắng cay đó trong niềm vâng phục Đức Chúa Cha. Trong cơn đau phiền độc nhất đó, Người luôn ở gần, kết hợp với Đức Chúa Cha, nên dù bị bao địch thù bách hại khủng bố, cuối cùng Chúa vẫn tòan thắng vinh quang.
Chúa nâng đỡ tôi, tôi sẽ không phải hổ thẹn
Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được (câu 8)
Sau đó là lời thách đố, gọi đối thủ ra hầu tòa để làm sáng tỏ phải trái:
Chúng ta ra hầu tòa, ai là kẻ địch thù của tôi, hãy đến đây (câu 8)
Và cuối cùng là lời tự hào vì được Chúa chở che:
Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi (câu 9)
Đời là bể khổ, là trường chiến đấu. Số phận con người là thế. Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi vĩnh viễn. Chúa Kitô đã mở đường dẫn lối để chúng ta đi theo. Theo Người trên đường khổ nạn, bền vững mãi tới núi Calvariô, nhưng cũng sẽ được theo Người đến chiến thắng khải hòan Phục sinh.
Chúng ta hy vọng được hạnh phúc lớn lao dường nào!
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
SUY NIỆM THÁNH KINH
( Isaia 50, 5-9)
Bài đọc 1 hôm nay có thể hiểu là ngôn sứ Isaia nói về chính mình, hay nói về tập thể các ngôn sứ. Bắt bớ, lăng nhục , hành hạ…là số phận của các ngôn sứ tuân theo lệnh Chúa rao giảng cho dân phải sám hối, nhưng dân không chịu nghe, mà còn chửi rủa, bắt bớ, chém giết các ngài nữa.
Đọan trích này đặc biệt hiểu về Chúa Kitô, vị ngôn sứ vĩ đại nhất và cũng bị tàn xử nhất, nên Giáo hội cũng đọc lại cho chúng ta bài này ngày thứ tư Tuần Thánh, là tuần tưởng niệm sự thương khó Chúa.
Isaia đã nói đến nhiều hình khổ nhuốc nha Chúa chịu:
Đưa lưng cho kẻ đánh
Đưa má cho kẻ giật râu
Bị nhạo cười, bị phỉ nhổ… (câu 6)
Nhưng Chúa Kitô tình nguyện chịu tất cả để lập công cứu chuộc lòai người:
Không che mặt giấu mày
Không tránh lời nhạo cười phỉ nhổ (câu 6)
Trơ mặt chai như đá(câu 7)
Chúa Kitô vui lòng chịu bao khổ nhục đắng cay đó trong niềm vâng phục Đức Chúa Cha. Trong cơn đau phiền độc nhất đó, Người luôn ở gần, kết hợp với Đức Chúa Cha, nên dù bị bao địch thù bách hại khủng bố, cuối cùng Chúa vẫn tòan thắng vinh quang.
Chúa nâng đỡ tôi, tôi sẽ không phải hổ thẹn
Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được (câu 8)
Sau đó là lời thách đố, gọi đối thủ ra hầu tòa để làm sáng tỏ phải trái:
Chúng ta ra hầu tòa, ai là kẻ địch thù của tôi, hãy đến đây (câu 8)
Và cuối cùng là lời tự hào vì được Chúa chở che:
Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi (câu 9)
Đời là bể khổ, là trường chiến đấu. Số phận con người là thế. Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi vĩnh viễn. Chúa Kitô đã mở đường dẫn lối để chúng ta đi theo. Theo Người trên đường khổ nạn, bền vững mãi tới núi Calvariô, nhưng cũng sẽ được theo Người đến chiến thắng khải hòan Phục sinh.
Chúng ta hy vọng được hạnh phúc lớn lao dường nào!
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD