Dan Lee
09-18-2009, 11:23 PM
Suy Niệm Thánh Kinh
Chúa Nhật XXV Quanh Năm B
(Kn 2, 12, 17-22)
Trong xã hội lòai người xưa cũng như nay người công chính và bọn bất luơng sống lẫn lộn. Lối sống của người công chính giống như những bài học luân lý hay những lời cảnh cáo bọn bất lương, khuyên răn kêu gọi chúng hối cải ăn năn, hầu lành mạnh hóa xã hội. Nhưng rất nhiều lần việc cảnh cáo ấy không được bọn bất lương chấp nhận, hơn nữa họ càng quyết tâm hãm hại người công chính nữa:
“Ta hãy gài bẫy hại người công chính
vì nó chống lại việc ta làm
Trách ta vi phạm lề luật
Tố cáo ta không tuân hành lễ giáo (câu 12)
Từ chỗ bất mãn đi đến mưu đồ hãm hại cả đến tính mạng người công chính:
“Ta hãy hạ nhục tấn công nó (câu 19)
Kết án cho nó chết cách nhục nhã (câu 20)
Bọn bất lương không tin rằng người công chính có thể nhịn nhục chịu đựng được việc bị bách hại, nhất là không tin có Thiên Chúa ở bên để nâng đỡ
“Nếu nó là con Thiên Chúa, hẳn Người sẽ phù hộ và cứu nó khỏi tay địch thù” (câu 18)
Vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (câu 20)
Thế nhưng “người trần mắt thịt”, “biết một mà không biết mười”, nên đóan xét sai lầm. Lấy trí phàm nhân để hiểu biết hay chống đối việc Thiên Chúa có khác chi muốn lấy bàn tay che khuất mặt trời!:
“ Chúng tính như vậy thật sai lầm
vì độc ác mà chúng ra mù quáng
không biết được những bí nhiệm của Thiên Chúa (câu 21, 22)
Và kết cuộc, “ở hiền gặp lành”:
“Người thánh thiện sẽ được thưởng công
Kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng (câu 22)
Chúng ta có thể dùng câu kết bài giảng trên núi của Chúa Giêsu, theo thánh Matthêô, để kết luận cho bài đọc hôm nay: “Phúc thay cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả bách hại và vu khống những điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở vì phần thưởng dành cho anh em thật lớn lao. Quả vậy các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như vậy”. (Mt 5, 11-12)
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
Chúa Nhật XXV Quanh Năm B
(Kn 2, 12, 17-22)
Trong xã hội lòai người xưa cũng như nay người công chính và bọn bất luơng sống lẫn lộn. Lối sống của người công chính giống như những bài học luân lý hay những lời cảnh cáo bọn bất lương, khuyên răn kêu gọi chúng hối cải ăn năn, hầu lành mạnh hóa xã hội. Nhưng rất nhiều lần việc cảnh cáo ấy không được bọn bất lương chấp nhận, hơn nữa họ càng quyết tâm hãm hại người công chính nữa:
“Ta hãy gài bẫy hại người công chính
vì nó chống lại việc ta làm
Trách ta vi phạm lề luật
Tố cáo ta không tuân hành lễ giáo (câu 12)
Từ chỗ bất mãn đi đến mưu đồ hãm hại cả đến tính mạng người công chính:
“Ta hãy hạ nhục tấn công nó (câu 19)
Kết án cho nó chết cách nhục nhã (câu 20)
Bọn bất lương không tin rằng người công chính có thể nhịn nhục chịu đựng được việc bị bách hại, nhất là không tin có Thiên Chúa ở bên để nâng đỡ
“Nếu nó là con Thiên Chúa, hẳn Người sẽ phù hộ và cứu nó khỏi tay địch thù” (câu 18)
Vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (câu 20)
Thế nhưng “người trần mắt thịt”, “biết một mà không biết mười”, nên đóan xét sai lầm. Lấy trí phàm nhân để hiểu biết hay chống đối việc Thiên Chúa có khác chi muốn lấy bàn tay che khuất mặt trời!:
“ Chúng tính như vậy thật sai lầm
vì độc ác mà chúng ra mù quáng
không biết được những bí nhiệm của Thiên Chúa (câu 21, 22)
Và kết cuộc, “ở hiền gặp lành”:
“Người thánh thiện sẽ được thưởng công
Kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng (câu 22)
Chúng ta có thể dùng câu kết bài giảng trên núi của Chúa Giêsu, theo thánh Matthêô, để kết luận cho bài đọc hôm nay: “Phúc thay cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả bách hại và vu khống những điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở vì phần thưởng dành cho anh em thật lớn lao. Quả vậy các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như vậy”. (Mt 5, 11-12)
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD