Dan Lee
09-19-2009, 12:59 AM
DẠY TRẺ
Suy niệm bài Tin Mừng CN XXV/TN-B (Mc 9, 30-37) tới câu 36-37 (“Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."), tôi liền nhớ tới bài viết “Bữa cơm gia đình” (cùng tác giả - Trang bài vở <Thanhlinh.net>). Trong bài viết này, tôi có nói đến vấn đề giáo dục cho con trẻ các nhân đức thông qua bữa cơm chung trong gia đình. Sự liên tưởng ngẫu nhiên này chỉ là vì bài Tin Mừng và bài viết của tôi đều có nhắc đến con trẻ, mà nhắc đến trẻ em là y như rằng tôi lại như có một động cơ thần bí thúc đẩy mình viết và viết. Tại sao lại thế ? Vì tuổi thơ là tuổi hồng, nhìn về tuổi thơ phải nhìn bằng lăng kính màu hồng, mơ về tuồi thơ là đắm chìm trong những giấc mơ màu hồng. Tuổi thơ là buổi ban mai, là bình minh của cuộc đời, nên nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến quãng đời trong sáng, hồn nhiên, dung dị. Với tuổi thơ thì không có : “Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, / để biết nó hiền hoà làm sao, / và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào” (Kn 2, 19), không hề có “… ghen tương và tranh chấp, … có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa” (Gc 3, 16) ; mà chỉ có “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3, 17).
Đời sống của trẻ thơ là một đời sống nhân bản (“nhân chi sơ, tính bản thiện” : người mới sinh, tính vốn lành), hoàn toàn sống theo bản năng hơn là lý tính. Không những thế, nếu xét theo “nhân bản Kitô giáo”, thì “nhân bản” còn hàm nghĩa “cái gốc của yêu thương”, mà cái gốc của yêu thương hà chẳng phải là Thiên Chúa Tình Yêu đó sao ? Tâm hồn trẻ thơ không hề vướng bận những tị hiềm đố kỵ, những hận thù ganh ghét, những bon chen lừa lọc. Thế giới tuổi thơ là thế giới tình yêu, mà Thiên Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, nên Đức Giêsu Kitô mới dạy : "Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18, 3-4). Vâng, "Trở lại mà nên như trẻ nhỏ” thì cũng có nghĩa là cần có một cái tâm trong sáng, tràn đầy tình yêu, yêu thương tất cả mọi người, thậm chí, với con trẻ, chúng còn yêu cả những con vật, những đồ vật nữa. Yêu và đón nhận tất cả.
Chúa Giêsu không dạy chúng ta “cưa sừng làm nghé”, vì dù sao thì không còn cái sừng cũng chưa thể là nghé được, trâu vẫn hoàn trâu mà thôi. Chúa dạy “hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ” cũng không có nghĩa là “làm trẻ nhỏ” hoặc “đóng vai trẻ nhỏ”. Cái trí khôn của người lớn không thể trở thành trí khôn của con trẻ được, mà chỉ có cái tâm hồn là có thể. Nói cách khác, Chúa muốn khuyên dạy người lớn hãy sống bằng, sống với, sống trong tình yêu thương, sống khiêm nhu tự hạ, sống hồn nhiên trong sáng… như trẻ nhỏ. Rõ ràng, chỉ còn một cách là học cho được cách sống bằng cái đầu người lớn, nhưng bằng trái tim trẻ thơ. Như thế thì người lớn phải học sống theo trẻ nhỏ, vậy làm sao lại đặt ra vấn đề “giáo dục con trẻ” ? Công việc giáo dục là công việc hỗ tương, tác động hai chiều giữa cho và nhận (Trước hết cần xác tín rằng không thể có việc đào tạo thật sự và hữu hiệu nếu mỗi người không tự đảm trách và khai triển trách nhiệm đào tạo chính mình. Vì tất cả các công trình đào tạo thiết yêú phải là "tự đào tạo lầý mình". Sau đó, xác tín rằng mỗi người trong chúng ta là kết qủa và là nguyên tắc của việc đào tạo: Chúng ta càng được đào tạo hoàn hảo bao nhiêu, thì chúng ta lại càng có khả năng đào tạo kẻ khác bấy nhiêu” – TH/KTHGD V, 63). Cho nên, muốn giáo dục con trẻ thì trước hết hãy tự giáo dục chính mình làm sao để có thể “trở lại mà nên như trẻ nhỏ”, nhiên hậu mới nói đến việc giáo dục con trẻ.
Tâm hồn trẻ thơ được ví như tờ giấy trắng, ở giai đoạn đầu đời in lên đó màu sắc gì, hình ảnh nào, nó sẽ in đậm nét và rất khó phai mờ. Nói cách khác, con trẻ hấp thụ, tiếp thu kiến thức đời sống thường bằng cách sao chép hình ảnh và hành động của người lớn, của các bậc phụ huynh. Cụ thể hơn nữa, đó chính là khả năng bắt chước của trẻ thơ. Nói đến giáo dục con trẻ, tự nhiên tôi lại nghĩ tới 2 câu chuyện trong “Cổ Học Tinh Hoa” (quyển thượng – tr. 141-143), một nói về cách dạy trẻ của Tăng Tử (truyện “Thành Thực”), một nói về cách dạy trẻ của thân mẫu Mạnh Tử (truyện “Mẹ Hiền Dạy Con”) :
1- THÀNH THỰC : Vợ thầy Tăng Tử (*) đi chợ. Con khóc đòi đi theo. Mẹ bảo : “Con ở nhà, rồi mẹ về, mẹ làm thịt lợn cho ăn”. Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ nói : “Tôi nói đùa nó đấy mà !” Thầy Tăng Tử bảo : “Nói đùa là thế nào ? Đừng khinh trẻ thơ không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng lẽ mình dạy nó nói dối à ?” Tăng Tử nói xong, làm thịt lợn cho con ăn.
2- MẸ HIỀN DẠY CON : Thầy Mạnh Tử (**) thủa nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa, thấy người ta đào chôn, lăn khóc, về nhà cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc. Bà mẹ thấy thế, nói : “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Rồi dọn nhà ra gần chợ. Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo về nhà cũng bắt chước nô nghịch một cách buôn bán đảo điên. Bà mẹ thấy thế, lại nói : “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn dọn nhà đến ở gần trường học. Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”.
Một hôm, Thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ : “Người ta giết lợn làm gì thế ?” Bà mẹ nói đùa : “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại, hối rằng : “Ta nói lỡ miệng rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?”. Rồi bà đi mua thịt lợn đem về cho con ăn thật.
Lại một hôm thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt vải, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng : “Con đang đi học, mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi về sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo duc qúy báu của bà mẹ hay sao ? (LIỆT NỮ TRUYỆN)
Hai câu chuyện kể trên đã chứng minh ngay từ cổ xưa, con người đã nhận biết được bước đầu của công việc giáo dục là bắt chước. Trẻ em tập nói, tập đi đứng, tập cư xử giao tiếp, bước đầu đều là sự bắt chước theo người lớn. Chính vì thế, để huấn luyện lương tâm cho con trẻ, thì những bậc cha mẹ, những anh chị trưởng thành cần phải áp dụng chặt chẽ phương pháp giáo dục ”Lý thuyết đi đôi với thực hành”. Dạy cho con trẻ làm sao thì người lớn phải áp dụng trước y như vậy, ngay từ cái nôi gia đình ra đến xã hội, Giáo Hội. Thư Mục vụ 2008 của HĐGMVN (số 16) viết : “Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc ? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế”.
Người lớn cần nhìn lại mình để biết được tại sao Chúa lại dạy “Muốn làm người lớn nhất Nước Trời, hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ”. Nhìn lại mình sẽ thấy được chính bản thân mình cũng có một quãng đời trong sáng, hồn nhiên, dung dị... giống y như các trẻ em mà hiện mình đang mang trọng trách giáo dục chúng. Vậy mà tại sao bản thân mình bây giờ lại khác hẳn ? Đó phải chăng mình đã được sống trong một môi trường thiếu vắng sự giáo dục “nhân bản Kitô giáo”, bị ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm biết bao nhiêu những thói hư tật xấu, những hận thù ganh ghét, những tị hiềm đố kỵ ... từ môi trường xã hội (kể cả gia đình) ? Nếu cứ để trẻ sống và lớn lên một cách vô tư theo bản năng, lương năng bẩm sinh, chắc chắn lương tâm của chúng sẽ có những phán đoán sai lệch vì thiếu hiểu biết, vì tập quán, vì những thế lực thù đích xảo quyệt bao vây, để đưa tới chỗ tha hoá bản thân. Cần nhìn lại mình để thấy được việc giáo dục (đặc biệt là giáo dục lương tâm) con trẻ là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh xã hội thời đại hiện nay.
Giáo dục con trẻ thực sự là cần thiết, rất cần thiết – đúng, nhưng phải dạy những gì và như thế nào ? Trước hết, việc giáo dục con trẻ trong gia đình cần phải lưu tâm đến những mặt : + Giáo dục đức tin – + Giáo dục đức ái – + Giáo dục con cái sống theo lương tâm và sự thật – + Giáo dục các đức tính nhân bản – + Giáo dục về phẩm giá con người và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống (xc Thư MV 2008 của HĐGMVN, số 14-18). Công việc giáo dục con trẻ trong gia đình luôn luôn phải là “Hãy tự giáo dục mình, trước khi giáo dục tha nhân – Lý thuyết đi đôi với thực hành – Trước khi giáo dục bằng lời nói, hãy tự giáo dục và giáo dục tha nhân bằng hành động, bằng đời sống chứng tá, bằng gương sáng ”. Ngoài ra, khi viết “Giáo dục gia đình”, tôi có nói đến vấn đề tập thói quen tốt cho trẻ. Khi thói quen đã trở thành bản năng (thói quen là bản năng thứ hai của con người), thì lương tâm con người tự nhiên luôn hướng về điều thiện, điều tốt. Chính vì thế nên trong ngôn ngữ còn có từ “lương tri” (sự hiểu biết điều thiện, điều tốt lành), “lương năng” (khả năng, năng lực tốt lành). Với khả năng hiểu biết về điều thiện, năng lực tốt lành sẵn có, nếu lại có được những việc làm, những hành động tốt đẹp được lặp đi lặp lại đến trở thành thói quen, thì những viên đạn bọc đường (hấp lực cám dỗ của tiền tài, danh vọng, sắc dục... ) cũng khó lòng mà len lỏi vào được.
JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm
----------------------------------------------------------
Chú thích : (*) và (**) : Tăng Tử (Tăng Sâm) là học trò cao đệ của Đức Khổng Tử. Sau khi Khổng Tử mất, thì các môn đệ ngài chia ra thành 8 phái : 1- Phái Tăng Tử ; 2- Tử Hạ ; 3- Tử Trương ; 4- Tử Du ; 5- Trong Cung ; 6- Hữu Tử ; 7- Thương Cổ ; 8- Tất điêu Khai. Khi Tăng Tử mất, truyền cho môn đệ là Tử Tư. Tử Tư mất, truyền cho học trò là Mạnh Tử (Mạnh Kha). Tăng Tử và Mạnh Tử đều là những bậc đại hiền triết, nối nghiệp Khổng Phu Tử, truyền bá Nho giáo.
Suy niệm bài Tin Mừng CN XXV/TN-B (Mc 9, 30-37) tới câu 36-37 (“Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."), tôi liền nhớ tới bài viết “Bữa cơm gia đình” (cùng tác giả - Trang bài vở <Thanhlinh.net>). Trong bài viết này, tôi có nói đến vấn đề giáo dục cho con trẻ các nhân đức thông qua bữa cơm chung trong gia đình. Sự liên tưởng ngẫu nhiên này chỉ là vì bài Tin Mừng và bài viết của tôi đều có nhắc đến con trẻ, mà nhắc đến trẻ em là y như rằng tôi lại như có một động cơ thần bí thúc đẩy mình viết và viết. Tại sao lại thế ? Vì tuổi thơ là tuổi hồng, nhìn về tuổi thơ phải nhìn bằng lăng kính màu hồng, mơ về tuồi thơ là đắm chìm trong những giấc mơ màu hồng. Tuổi thơ là buổi ban mai, là bình minh của cuộc đời, nên nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến quãng đời trong sáng, hồn nhiên, dung dị. Với tuổi thơ thì không có : “Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, / để biết nó hiền hoà làm sao, / và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào” (Kn 2, 19), không hề có “… ghen tương và tranh chấp, … có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa” (Gc 3, 16) ; mà chỉ có “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3, 17).
Đời sống của trẻ thơ là một đời sống nhân bản (“nhân chi sơ, tính bản thiện” : người mới sinh, tính vốn lành), hoàn toàn sống theo bản năng hơn là lý tính. Không những thế, nếu xét theo “nhân bản Kitô giáo”, thì “nhân bản” còn hàm nghĩa “cái gốc của yêu thương”, mà cái gốc của yêu thương hà chẳng phải là Thiên Chúa Tình Yêu đó sao ? Tâm hồn trẻ thơ không hề vướng bận những tị hiềm đố kỵ, những hận thù ganh ghét, những bon chen lừa lọc. Thế giới tuổi thơ là thế giới tình yêu, mà Thiên Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, nên Đức Giêsu Kitô mới dạy : "Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18, 3-4). Vâng, "Trở lại mà nên như trẻ nhỏ” thì cũng có nghĩa là cần có một cái tâm trong sáng, tràn đầy tình yêu, yêu thương tất cả mọi người, thậm chí, với con trẻ, chúng còn yêu cả những con vật, những đồ vật nữa. Yêu và đón nhận tất cả.
Chúa Giêsu không dạy chúng ta “cưa sừng làm nghé”, vì dù sao thì không còn cái sừng cũng chưa thể là nghé được, trâu vẫn hoàn trâu mà thôi. Chúa dạy “hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ” cũng không có nghĩa là “làm trẻ nhỏ” hoặc “đóng vai trẻ nhỏ”. Cái trí khôn của người lớn không thể trở thành trí khôn của con trẻ được, mà chỉ có cái tâm hồn là có thể. Nói cách khác, Chúa muốn khuyên dạy người lớn hãy sống bằng, sống với, sống trong tình yêu thương, sống khiêm nhu tự hạ, sống hồn nhiên trong sáng… như trẻ nhỏ. Rõ ràng, chỉ còn một cách là học cho được cách sống bằng cái đầu người lớn, nhưng bằng trái tim trẻ thơ. Như thế thì người lớn phải học sống theo trẻ nhỏ, vậy làm sao lại đặt ra vấn đề “giáo dục con trẻ” ? Công việc giáo dục là công việc hỗ tương, tác động hai chiều giữa cho và nhận (Trước hết cần xác tín rằng không thể có việc đào tạo thật sự và hữu hiệu nếu mỗi người không tự đảm trách và khai triển trách nhiệm đào tạo chính mình. Vì tất cả các công trình đào tạo thiết yêú phải là "tự đào tạo lầý mình". Sau đó, xác tín rằng mỗi người trong chúng ta là kết qủa và là nguyên tắc của việc đào tạo: Chúng ta càng được đào tạo hoàn hảo bao nhiêu, thì chúng ta lại càng có khả năng đào tạo kẻ khác bấy nhiêu” – TH/KTHGD V, 63). Cho nên, muốn giáo dục con trẻ thì trước hết hãy tự giáo dục chính mình làm sao để có thể “trở lại mà nên như trẻ nhỏ”, nhiên hậu mới nói đến việc giáo dục con trẻ.
Tâm hồn trẻ thơ được ví như tờ giấy trắng, ở giai đoạn đầu đời in lên đó màu sắc gì, hình ảnh nào, nó sẽ in đậm nét và rất khó phai mờ. Nói cách khác, con trẻ hấp thụ, tiếp thu kiến thức đời sống thường bằng cách sao chép hình ảnh và hành động của người lớn, của các bậc phụ huynh. Cụ thể hơn nữa, đó chính là khả năng bắt chước của trẻ thơ. Nói đến giáo dục con trẻ, tự nhiên tôi lại nghĩ tới 2 câu chuyện trong “Cổ Học Tinh Hoa” (quyển thượng – tr. 141-143), một nói về cách dạy trẻ của Tăng Tử (truyện “Thành Thực”), một nói về cách dạy trẻ của thân mẫu Mạnh Tử (truyện “Mẹ Hiền Dạy Con”) :
1- THÀNH THỰC : Vợ thầy Tăng Tử (*) đi chợ. Con khóc đòi đi theo. Mẹ bảo : “Con ở nhà, rồi mẹ về, mẹ làm thịt lợn cho ăn”. Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ nói : “Tôi nói đùa nó đấy mà !” Thầy Tăng Tử bảo : “Nói đùa là thế nào ? Đừng khinh trẻ thơ không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng lẽ mình dạy nó nói dối à ?” Tăng Tử nói xong, làm thịt lợn cho con ăn.
2- MẸ HIỀN DẠY CON : Thầy Mạnh Tử (**) thủa nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa, thấy người ta đào chôn, lăn khóc, về nhà cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc. Bà mẹ thấy thế, nói : “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Rồi dọn nhà ra gần chợ. Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo về nhà cũng bắt chước nô nghịch một cách buôn bán đảo điên. Bà mẹ thấy thế, lại nói : “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn dọn nhà đến ở gần trường học. Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”.
Một hôm, Thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ : “Người ta giết lợn làm gì thế ?” Bà mẹ nói đùa : “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại, hối rằng : “Ta nói lỡ miệng rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?”. Rồi bà đi mua thịt lợn đem về cho con ăn thật.
Lại một hôm thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt vải, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng : “Con đang đi học, mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi về sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo duc qúy báu của bà mẹ hay sao ? (LIỆT NỮ TRUYỆN)
Hai câu chuyện kể trên đã chứng minh ngay từ cổ xưa, con người đã nhận biết được bước đầu của công việc giáo dục là bắt chước. Trẻ em tập nói, tập đi đứng, tập cư xử giao tiếp, bước đầu đều là sự bắt chước theo người lớn. Chính vì thế, để huấn luyện lương tâm cho con trẻ, thì những bậc cha mẹ, những anh chị trưởng thành cần phải áp dụng chặt chẽ phương pháp giáo dục ”Lý thuyết đi đôi với thực hành”. Dạy cho con trẻ làm sao thì người lớn phải áp dụng trước y như vậy, ngay từ cái nôi gia đình ra đến xã hội, Giáo Hội. Thư Mục vụ 2008 của HĐGMVN (số 16) viết : “Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc ? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế”.
Người lớn cần nhìn lại mình để biết được tại sao Chúa lại dạy “Muốn làm người lớn nhất Nước Trời, hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ”. Nhìn lại mình sẽ thấy được chính bản thân mình cũng có một quãng đời trong sáng, hồn nhiên, dung dị... giống y như các trẻ em mà hiện mình đang mang trọng trách giáo dục chúng. Vậy mà tại sao bản thân mình bây giờ lại khác hẳn ? Đó phải chăng mình đã được sống trong một môi trường thiếu vắng sự giáo dục “nhân bản Kitô giáo”, bị ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm biết bao nhiêu những thói hư tật xấu, những hận thù ganh ghét, những tị hiềm đố kỵ ... từ môi trường xã hội (kể cả gia đình) ? Nếu cứ để trẻ sống và lớn lên một cách vô tư theo bản năng, lương năng bẩm sinh, chắc chắn lương tâm của chúng sẽ có những phán đoán sai lệch vì thiếu hiểu biết, vì tập quán, vì những thế lực thù đích xảo quyệt bao vây, để đưa tới chỗ tha hoá bản thân. Cần nhìn lại mình để thấy được việc giáo dục (đặc biệt là giáo dục lương tâm) con trẻ là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh xã hội thời đại hiện nay.
Giáo dục con trẻ thực sự là cần thiết, rất cần thiết – đúng, nhưng phải dạy những gì và như thế nào ? Trước hết, việc giáo dục con trẻ trong gia đình cần phải lưu tâm đến những mặt : + Giáo dục đức tin – + Giáo dục đức ái – + Giáo dục con cái sống theo lương tâm và sự thật – + Giáo dục các đức tính nhân bản – + Giáo dục về phẩm giá con người và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống (xc Thư MV 2008 của HĐGMVN, số 14-18). Công việc giáo dục con trẻ trong gia đình luôn luôn phải là “Hãy tự giáo dục mình, trước khi giáo dục tha nhân – Lý thuyết đi đôi với thực hành – Trước khi giáo dục bằng lời nói, hãy tự giáo dục và giáo dục tha nhân bằng hành động, bằng đời sống chứng tá, bằng gương sáng ”. Ngoài ra, khi viết “Giáo dục gia đình”, tôi có nói đến vấn đề tập thói quen tốt cho trẻ. Khi thói quen đã trở thành bản năng (thói quen là bản năng thứ hai của con người), thì lương tâm con người tự nhiên luôn hướng về điều thiện, điều tốt. Chính vì thế nên trong ngôn ngữ còn có từ “lương tri” (sự hiểu biết điều thiện, điều tốt lành), “lương năng” (khả năng, năng lực tốt lành). Với khả năng hiểu biết về điều thiện, năng lực tốt lành sẵn có, nếu lại có được những việc làm, những hành động tốt đẹp được lặp đi lặp lại đến trở thành thói quen, thì những viên đạn bọc đường (hấp lực cám dỗ của tiền tài, danh vọng, sắc dục... ) cũng khó lòng mà len lỏi vào được.
JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm
----------------------------------------------------------
Chú thích : (*) và (**) : Tăng Tử (Tăng Sâm) là học trò cao đệ của Đức Khổng Tử. Sau khi Khổng Tử mất, thì các môn đệ ngài chia ra thành 8 phái : 1- Phái Tăng Tử ; 2- Tử Hạ ; 3- Tử Trương ; 4- Tử Du ; 5- Trong Cung ; 6- Hữu Tử ; 7- Thương Cổ ; 8- Tất điêu Khai. Khi Tăng Tử mất, truyền cho môn đệ là Tử Tư. Tử Tư mất, truyền cho học trò là Mạnh Tử (Mạnh Kha). Tăng Tử và Mạnh Tử đều là những bậc đại hiền triết, nối nghiệp Khổng Phu Tử, truyền bá Nho giáo.