Dan Lee
09-20-2009, 09:39 PM
CN 25 TN B : PHỤC VỤ VÀ HẠNH PHÚC
CGS cho các môn đệ biết Người sắp bị nộp vào tay người đời, sẽ bị họ giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhưng các ông không hiểu. Các ông cũng sợ không dám hỏi Người. Vì các ông còn đang bận tranh cãi xem ai là người lớn nhất!
Nghĩa thầy trò của các môn đệ chán thế đấy! Đau đớn thay cho CGS! Sắp chuyện nghiêm trọng xảy ra với Thầy mà trò không quan tâm, vì các học trò đang mải tranh giành ngôi thứ. Sắp có sự kiện trọng đại Con Đức Chúa Trời dành cho con người mà con người vẫn thờ ơ, vì con người đang mê mải chuyện thế gian.
Con người ta thế đấy! Người ta thường vẫn muốn được hơn người. Hơn về địa vị, quyền lực, của cải! Hơn về trí tuệ, về nghề nghiệp. Hơn cả về hưởng thụ nữa! Tôi ăn mặc thời trang nhất: Tôi hơn. Tôi đi chơi nhiều nhất! Tôi hơn. Tôi không phải làm, mà vẫn có ăn: Tôi hơn. Thậm chí người ta còn tranh nhau hơn người khác cả cái xấu. Tôi đánh cờ bạc giỏi nhất: Tôi hơn. Tôi uống được nhiều rượu nhất: Tôi hơn. Tôi vi phạm luật pháp nhiều nhất mà không bị truy tố: Tôi hơn!
Đấy là điều đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống hôm nay. Người ta tranh nhau hơn người khác ngay cả trong những việc xấu xa, độc ác, thất nhân, thất đức! Thật là quái gở và và vô liêm sỉ! Điều ấy cho thấy nhân cách và đạo đức của xã hội này đã tha hoá và đã xuống cấp lắm rồi! Xuống bên dưới “điểm chết” rồi!
Bài Tin mừng cho biết CGS hỏi các môn đệ xem dọc đường các ông tranh luận chuyện gì! Nhưng các ông không trả lời. Các ông lặng im. Mặt mũi nào mà dám nói. Các ông biết Thầy các ông không ủng hộ chuyện hơn thua của các ông! Mặc dù các ông không nói, song CGS vẫn biết các ông tranh cãi chuyện gì và tận dụng cơ hội này để dạy dỗ các môn đệ. Đất không chịu Trời thì Trời phải chịu đất. Các môn đệ không để tâm vào lời Chúa giảng, thì Chúa lại nương theo chuyện các ông đang tranh cãi để từ đó dạy cho các ông một bài học.
Chúa dạy rằng: “Ai làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và phải làm người phục vụ mọi người”. Chúa trả lời rõ ràng thế đấy! Câu trả lời này của Chúa đối lập với quan niệm của thông thường của con người chúng ta. Xưa nay nghe câu trả lời đấy, chắc chắn đã có nhiều người bảo Chúa có cái đầu “quay quay”. Hôm 14/7/2009 vừa qua, báo chí VN đồng loạt cho biết có 41% sinh viên ỏ TP HCM thấy không cần thiết phải sống cao thượng! Ít nhất những sinh viên hạng này sẽ bảo Chúa là đầu “quay quay”.
Nhưng thật ra không “quay quay” như người ta tưởng. Vì cái điên dại của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của con người. Thánh Phaolô nói thế và ai phục vụ thì thấy đúng như thế! Làm sao trong gia đình có thuận hoà, nếu ai cũng chỉ đòi người khác phải phục vụ mình? Làm sao xã hội ổn định và đất nước phát triển, nếu ai cũng chỉ giành cho mình phần hơn? Làm sao có được hạnh phúc khi phục vụ thì hạn chế mà hưởng thụ thì vô độ?
Ở đâu có những người tự cho mình là “khôn” và chỉ biết tranh giành hơn thua với người bằng mọi giá, thì ở đấy có bạo lực, hận thù, hỗn loạn, đổ vỡ và bất hạnh. Ngược lại, ở đâu có những người bị coi là “dại”, biết sống vị tha thay vì vị kỷ, biết hy sinh và phục vụ thay vì vơ vét và thống trị, thì ở đấy có bình an, hạnh phúc và sự phát triển. Khi quên mình phục vụ, chúng ta trở thành người lớn nhất. Không phải lớn trong quyền lực, mà là lớn trong tình yêu. Không phải lớn nhờ cưỡi trên đầu trên cổ người ta nhưng lớn nhờ ở trong tim người ta.
“Ai làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và phải làm người phục vụ mọi người”. CGS không chỉ nói vậy mà CGS còn thực hành lời ấy. Chính Chúa đã từ trời xuống thế làm người. Chính Chúa đã tự hạ mình phục vụ tha nhân, kể cả việc rửa chân cho các môn đệ, như một tôi tớ phục vụ chủ mình. Chính Chúa đã đến không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người.
Chúa nói: “Nếu Thầy là Thầy là Chúa mà còn phải rửa chân cho anh em thì anh em hãy rửa chân cho nhau”, nghĩa là phải phục vụ nhau. Là những người theo CGS, nếu Chúa đã hy sinh bản thân mình, chấp nhận chết trên thập giá để phục vụ cho ơn cứu độ của chúng ta, thì chúng ta cũng chỉ có một con đường để nên giống Chúa, để đón nhận ơn cứu độ, ấy là hy sinh bản thân mình để phục vụ tha nhân. Đấy là con đường chúng ta gặp Chúa, là con đường Chúa gặp chúng ta và là con đường chúng ta gặp nhau. Đấy là con đường hạnh phúc mở ra cho chúng ta.
Ai đó nói rằng: “Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy đời là hạnh phúc. Khi tôi thức giấc, tôi thấy đời là phục vụ. Khi tôi phục vụ tôi thấy đời chỉ thực sự hạnh phúc khi phục vụ”. Albert Schweizer (1875-1965), người vùng Alsace, nước Pháp, người đã đoạt giải Nobel hoà bình năm 1952, cũng xác tín như vậy. Là nhà thần học, nhà triết học, cũng là một baá sĩ, một nhạc sĩ lừng danh, nhưng ông đã từ bỏ nếp sống tiện nghi ở châu Âu để sang Gabon bên châu Phi phục vụ dân nghèo và ông đã hạnh phúc nhờ vui đời phục vụ ở đấy. Ông chia sẻ: “Tôi không biết số phận bạn ra sao, chỉ biết một điều duy nhất là trong các bạn, chỉ những ai biết tìm và tìm thấy cách thức phục vụ tha nhân, người ấy mới được thật sự hạnh phúc”.
Chúng ta đang sống trong một xã hội không nhận thức được quyền lực là để phục vụ, một xã hội thừa bạo lực và thiếu tình yêu, thừa “ông chủ” mà thiếu các “tôi tớ”, thừa sự thống trị mà thiếu sự phục vụ vô vị lợi. Có biết bao nhiêu người xung quanh chúng ta đang đói khát sự phục vụ của chúng ta. Chúng ta hãy sám hối, hãy tỉnh thức đào tạo mình thành người biết phục vụ và dám dấn thân phục vụ trong yêu thương.
Mẹ Têrêxa Calcuta, thánh nhân của thế kỷ XX, đã xác tín: “Hoa quả của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa quả của cầu nguyện là đức tin. Hoa quả của đức tin là bác ái. Hoa quả của bác ái là phục vụ. Hoa quả của phục vụ là bình an”. Sống đức tin đúng nghĩa đòi hỏi chúng ta phải phục vụ. Xin Chúa cho chúng ta ngộ ra rằng chỉ biết hưởng thụ sẽ dẫn đến ngưng đọng, bế tắc và bất hạnh. Nhưng biết phục vụ thì sự sống được khai thông, tình yêu sẽ mở ra và hạnh phúc sẽ đến. Xin cho chúng ta có quả tim và đôi tay của CGS để cùng Ngài chúng ta vui đời phục vụ. Amen.
NT Thái Hà, Thứ bẩy 19/9/2009
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSsR
CGS cho các môn đệ biết Người sắp bị nộp vào tay người đời, sẽ bị họ giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhưng các ông không hiểu. Các ông cũng sợ không dám hỏi Người. Vì các ông còn đang bận tranh cãi xem ai là người lớn nhất!
Nghĩa thầy trò của các môn đệ chán thế đấy! Đau đớn thay cho CGS! Sắp chuyện nghiêm trọng xảy ra với Thầy mà trò không quan tâm, vì các học trò đang mải tranh giành ngôi thứ. Sắp có sự kiện trọng đại Con Đức Chúa Trời dành cho con người mà con người vẫn thờ ơ, vì con người đang mê mải chuyện thế gian.
Con người ta thế đấy! Người ta thường vẫn muốn được hơn người. Hơn về địa vị, quyền lực, của cải! Hơn về trí tuệ, về nghề nghiệp. Hơn cả về hưởng thụ nữa! Tôi ăn mặc thời trang nhất: Tôi hơn. Tôi đi chơi nhiều nhất! Tôi hơn. Tôi không phải làm, mà vẫn có ăn: Tôi hơn. Thậm chí người ta còn tranh nhau hơn người khác cả cái xấu. Tôi đánh cờ bạc giỏi nhất: Tôi hơn. Tôi uống được nhiều rượu nhất: Tôi hơn. Tôi vi phạm luật pháp nhiều nhất mà không bị truy tố: Tôi hơn!
Đấy là điều đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống hôm nay. Người ta tranh nhau hơn người khác ngay cả trong những việc xấu xa, độc ác, thất nhân, thất đức! Thật là quái gở và và vô liêm sỉ! Điều ấy cho thấy nhân cách và đạo đức của xã hội này đã tha hoá và đã xuống cấp lắm rồi! Xuống bên dưới “điểm chết” rồi!
Bài Tin mừng cho biết CGS hỏi các môn đệ xem dọc đường các ông tranh luận chuyện gì! Nhưng các ông không trả lời. Các ông lặng im. Mặt mũi nào mà dám nói. Các ông biết Thầy các ông không ủng hộ chuyện hơn thua của các ông! Mặc dù các ông không nói, song CGS vẫn biết các ông tranh cãi chuyện gì và tận dụng cơ hội này để dạy dỗ các môn đệ. Đất không chịu Trời thì Trời phải chịu đất. Các môn đệ không để tâm vào lời Chúa giảng, thì Chúa lại nương theo chuyện các ông đang tranh cãi để từ đó dạy cho các ông một bài học.
Chúa dạy rằng: “Ai làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và phải làm người phục vụ mọi người”. Chúa trả lời rõ ràng thế đấy! Câu trả lời này của Chúa đối lập với quan niệm của thông thường của con người chúng ta. Xưa nay nghe câu trả lời đấy, chắc chắn đã có nhiều người bảo Chúa có cái đầu “quay quay”. Hôm 14/7/2009 vừa qua, báo chí VN đồng loạt cho biết có 41% sinh viên ỏ TP HCM thấy không cần thiết phải sống cao thượng! Ít nhất những sinh viên hạng này sẽ bảo Chúa là đầu “quay quay”.
Nhưng thật ra không “quay quay” như người ta tưởng. Vì cái điên dại của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của con người. Thánh Phaolô nói thế và ai phục vụ thì thấy đúng như thế! Làm sao trong gia đình có thuận hoà, nếu ai cũng chỉ đòi người khác phải phục vụ mình? Làm sao xã hội ổn định và đất nước phát triển, nếu ai cũng chỉ giành cho mình phần hơn? Làm sao có được hạnh phúc khi phục vụ thì hạn chế mà hưởng thụ thì vô độ?
Ở đâu có những người tự cho mình là “khôn” và chỉ biết tranh giành hơn thua với người bằng mọi giá, thì ở đấy có bạo lực, hận thù, hỗn loạn, đổ vỡ và bất hạnh. Ngược lại, ở đâu có những người bị coi là “dại”, biết sống vị tha thay vì vị kỷ, biết hy sinh và phục vụ thay vì vơ vét và thống trị, thì ở đấy có bình an, hạnh phúc và sự phát triển. Khi quên mình phục vụ, chúng ta trở thành người lớn nhất. Không phải lớn trong quyền lực, mà là lớn trong tình yêu. Không phải lớn nhờ cưỡi trên đầu trên cổ người ta nhưng lớn nhờ ở trong tim người ta.
“Ai làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và phải làm người phục vụ mọi người”. CGS không chỉ nói vậy mà CGS còn thực hành lời ấy. Chính Chúa đã từ trời xuống thế làm người. Chính Chúa đã tự hạ mình phục vụ tha nhân, kể cả việc rửa chân cho các môn đệ, như một tôi tớ phục vụ chủ mình. Chính Chúa đã đến không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người.
Chúa nói: “Nếu Thầy là Thầy là Chúa mà còn phải rửa chân cho anh em thì anh em hãy rửa chân cho nhau”, nghĩa là phải phục vụ nhau. Là những người theo CGS, nếu Chúa đã hy sinh bản thân mình, chấp nhận chết trên thập giá để phục vụ cho ơn cứu độ của chúng ta, thì chúng ta cũng chỉ có một con đường để nên giống Chúa, để đón nhận ơn cứu độ, ấy là hy sinh bản thân mình để phục vụ tha nhân. Đấy là con đường chúng ta gặp Chúa, là con đường Chúa gặp chúng ta và là con đường chúng ta gặp nhau. Đấy là con đường hạnh phúc mở ra cho chúng ta.
Ai đó nói rằng: “Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy đời là hạnh phúc. Khi tôi thức giấc, tôi thấy đời là phục vụ. Khi tôi phục vụ tôi thấy đời chỉ thực sự hạnh phúc khi phục vụ”. Albert Schweizer (1875-1965), người vùng Alsace, nước Pháp, người đã đoạt giải Nobel hoà bình năm 1952, cũng xác tín như vậy. Là nhà thần học, nhà triết học, cũng là một baá sĩ, một nhạc sĩ lừng danh, nhưng ông đã từ bỏ nếp sống tiện nghi ở châu Âu để sang Gabon bên châu Phi phục vụ dân nghèo và ông đã hạnh phúc nhờ vui đời phục vụ ở đấy. Ông chia sẻ: “Tôi không biết số phận bạn ra sao, chỉ biết một điều duy nhất là trong các bạn, chỉ những ai biết tìm và tìm thấy cách thức phục vụ tha nhân, người ấy mới được thật sự hạnh phúc”.
Chúng ta đang sống trong một xã hội không nhận thức được quyền lực là để phục vụ, một xã hội thừa bạo lực và thiếu tình yêu, thừa “ông chủ” mà thiếu các “tôi tớ”, thừa sự thống trị mà thiếu sự phục vụ vô vị lợi. Có biết bao nhiêu người xung quanh chúng ta đang đói khát sự phục vụ của chúng ta. Chúng ta hãy sám hối, hãy tỉnh thức đào tạo mình thành người biết phục vụ và dám dấn thân phục vụ trong yêu thương.
Mẹ Têrêxa Calcuta, thánh nhân của thế kỷ XX, đã xác tín: “Hoa quả của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa quả của cầu nguyện là đức tin. Hoa quả của đức tin là bác ái. Hoa quả của bác ái là phục vụ. Hoa quả của phục vụ là bình an”. Sống đức tin đúng nghĩa đòi hỏi chúng ta phải phục vụ. Xin Chúa cho chúng ta ngộ ra rằng chỉ biết hưởng thụ sẽ dẫn đến ngưng đọng, bế tắc và bất hạnh. Nhưng biết phục vụ thì sự sống được khai thông, tình yêu sẽ mở ra và hạnh phúc sẽ đến. Xin cho chúng ta có quả tim và đôi tay của CGS để cùng Ngài chúng ta vui đời phục vụ. Amen.
NT Thái Hà, Thứ bẩy 19/9/2009
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSsR