Dan Lee
09-27-2009, 09:32 AM
NGHĨ VỀ MỘT ĐỜI NGƯỜI
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Nha_Duong_Lao_NHAN_AI_919961847.jpg&size=article_medium
Một lần viếng thăm các cụ ở Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái...
Từ phía hành lang đang đi đến, tôi đã trông thấy một bà cụ nhỏm dậy chờ đợi… Có lẽ mắt mờ nhưng tai cụ thính, nghe được tiếng chân khách. Tôi vừa bước đến cửa phòng, Sơ dẫn đường đã nói to lên: “Các cụ ơi, có khách đến thăm các cụ nè !” Câu nói chưa kịp dứt các cụ đã xôn xao cả lên. Một bà cụ ngồi cạnh cửa sổ lụi đụi đứng lên nhường ghế cho tôi: “Mời dì ngồi, con mong dì đến thăm quá ! Sao lâu nay dì không đến thăm con ?” Trời đất ơi, chưa tới ba mươi tuổi như tôi mà được các ngoại gọi bằng dì xưng con !
Tôi chưa biết trả lời thế nào thì bà cụ nắm chặt tay tôi nói tiếp: “Con cảm ơn dì đến thăm con, dì ở lại chơi với con nhé ! Con ở đây buồn lắm…” Tôi nhìn cụ an ủi: “Ngoại ơi, bữa nay con đến thăm ngoại đây, ngoại vui không ?” Bà cụ nhìn tôi cười. Tôi áng chừng cụ năm nay trên 70 tuổi rồi, sức khỏe vẫn còn tốt nhưng dường như trí nhớ không còn minh mẫn lắm. Trong từng lời nói của cụ như có một hồi ức cứ muốn trở lại thời thơ ấu....
Tôi quay nhìn Sơ như để tìm một xác minh điều mình vừa nghĩ, Sơ lên tiếng dỗ dành: “Cụ để cổ đi thăm mấy cụ khác, lát nữa cổ sẽ quay lại trò chuyện với cụ nghen”. Đến lúc này bà cụ mới tỏ vẻ đồng ý, thôi không nắm chặt tay tôi nữa...
Tôi đến bên cạnh một cụ đang ngồi trên chiếc xe lăn. Cụ bị liệt nửa người. Trông cụ gầy và yếu hơn so với bà cụ khi nãy. Hai cụ khác nằm trên giường cũng tỏ ra hết sức vui mừng khi tôi đến thăm.
Bất chợt tôi ngoái ra hành lang ngoài phòng, một bà cụ ngồi đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm về phương trời nào đó. Trong tận cùng phải chăng tiềm thức cụ đang hiển hiện những kỷ niệm về một mái ấm gia đình, nơi đó có những người thân của cụ. Trên gương mặt cụ phảng phất một nỗi buồn không thể gọi tên. Tuy sống nơi đây có cái ăn, cái mặc nhưng dường như các cụ vẫn thấy mình cô đơn lắm. Tuổi già, sức yếu, lại đang cận kề cái chết, các cụ chỉ mong sớm hôm có người chuyện trò thăm nom cho vơi bớt nỗi quạnh hiu trong chuỗi ngày còn lại.
Đó là những gì tôi có thể cảm nhận khi đến thăm Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái. Được biết Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái hiện có gần 20 cụ nhưng mỗi cụ là một hoàn cảnh thương tâm khác nhau. Có cụ nghèo khổ không nơi nương tựa phải sống lang thang nơi đầu đường xó chợ, sống qua ngày bằng cơm thừa canh cặn của người khác, có cụ thì quên hết mọi thứ, cụ không biết mình tên gì, mình là ai và từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu… chỉ biết những bước chân ấy cứ lầm lũi đi, lang thang hết con hẻm này lại đến con phố khác. Đêm đêm mượn tạm mái hiên một căn nhà khép kín cửa nào đó làm nơi trú ẩn. Cũng có cụ còn gia đình, nhưng con cái vì bất hòa xung khắc sao đó mà cụ tránh đi, tìm đến Nhà Dưỡng Lão bầu bạn với những người cùng cảnh ngộ…
Đau xót hơn cả có lẽ là hoàn cảnh của cụ Lý ( các Sơ đặt tên khi cụ mới về đây ), không biết tông tích cụ ra sao, chỉ biết rằng các Sơ bắt gặp cụ ở cạnh bãi rác, bàn chân trái đang lở loét vì vết thương nhiễm trùng quá nặng, cụ đi lang thang rồi bị xe cán, năm ngón chân đứt lìa. Được các Sơ chăm sóc vỗ về, dần dần cụ đã bình phục, và hiện nay cụ có thể đi lại được mặc dù bước chân còn hơi khập khiễng nặng nhọc.
Tôi lại gần, cụ ngước lên nhìn tôi, tôi mới biết cụ chỉ còn một con mắt. Cái nhìn trong con mắt còn lại gợn chút u buồn. Không ai biết cụ tên gì, nghe giọng nói biết cụ là người Hoa nên các Sơ gọi cụ là cụ Lý. Cái tên ấy giờ như quen thuộc đối với cụ, mỗi khi nghe gọi đến tên, cụ lại cười, nụ cười trông thật hiền lành và phúc hậu làm sao.
Biết tôi có ý muốn chụp mấy tấm hình làm kỷ niệm, các cụ vội sửa sang y phục, chải lại mái tóc. Cụ nào cũng muốn mình được ngồi gần ống kính cả. Tất cả xôn xao nhộn nhịp hẳn lên, cứ như đang có một sự kiện trọng đại hân hoan gì ghê gớm lắm diễn ra nơi Mái Ấm mang tên lòng Nhân Ái này...
Chia tay ra về tôi nghe lòng mình se thắt lại. Thực trạng cuộc sống còn quá nhiều những mảnh đời già yếu bệnh tật neo đơn, không nơi nương tựa. Còn biết bao cụ bà cụ ông bị bỏ rơi, đang sống lang thang vất vưởng nữa mà chúng ta chưa biết hết ? Hãy góp phần nhỏ bé của mình, làm một chút gì đó thôi, tôi tin chúng ta cũng có thể xóa tan nỗi cô đơn, hiu quạnh của các cụ bằng chính trái tim biết yêu thương của mình...
KIM LOAN, Nhóm Fiat, 9.2009
Đến thăm Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái,
xin tìm gặp Dì Hoàng Thị Ngọc, Dòng Mẹ Nhân Ái,
địa chỉ 24/7 đường số 1, Khu Phố 1, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, Sàigòn,
điện thoại: 08.37.293.821
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Nha_Duong_Lao_NHAN_AI_919961847.jpg&size=article_medium
Một lần viếng thăm các cụ ở Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái...
Từ phía hành lang đang đi đến, tôi đã trông thấy một bà cụ nhỏm dậy chờ đợi… Có lẽ mắt mờ nhưng tai cụ thính, nghe được tiếng chân khách. Tôi vừa bước đến cửa phòng, Sơ dẫn đường đã nói to lên: “Các cụ ơi, có khách đến thăm các cụ nè !” Câu nói chưa kịp dứt các cụ đã xôn xao cả lên. Một bà cụ ngồi cạnh cửa sổ lụi đụi đứng lên nhường ghế cho tôi: “Mời dì ngồi, con mong dì đến thăm quá ! Sao lâu nay dì không đến thăm con ?” Trời đất ơi, chưa tới ba mươi tuổi như tôi mà được các ngoại gọi bằng dì xưng con !
Tôi chưa biết trả lời thế nào thì bà cụ nắm chặt tay tôi nói tiếp: “Con cảm ơn dì đến thăm con, dì ở lại chơi với con nhé ! Con ở đây buồn lắm…” Tôi nhìn cụ an ủi: “Ngoại ơi, bữa nay con đến thăm ngoại đây, ngoại vui không ?” Bà cụ nhìn tôi cười. Tôi áng chừng cụ năm nay trên 70 tuổi rồi, sức khỏe vẫn còn tốt nhưng dường như trí nhớ không còn minh mẫn lắm. Trong từng lời nói của cụ như có một hồi ức cứ muốn trở lại thời thơ ấu....
Tôi quay nhìn Sơ như để tìm một xác minh điều mình vừa nghĩ, Sơ lên tiếng dỗ dành: “Cụ để cổ đi thăm mấy cụ khác, lát nữa cổ sẽ quay lại trò chuyện với cụ nghen”. Đến lúc này bà cụ mới tỏ vẻ đồng ý, thôi không nắm chặt tay tôi nữa...
Tôi đến bên cạnh một cụ đang ngồi trên chiếc xe lăn. Cụ bị liệt nửa người. Trông cụ gầy và yếu hơn so với bà cụ khi nãy. Hai cụ khác nằm trên giường cũng tỏ ra hết sức vui mừng khi tôi đến thăm.
Bất chợt tôi ngoái ra hành lang ngoài phòng, một bà cụ ngồi đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm về phương trời nào đó. Trong tận cùng phải chăng tiềm thức cụ đang hiển hiện những kỷ niệm về một mái ấm gia đình, nơi đó có những người thân của cụ. Trên gương mặt cụ phảng phất một nỗi buồn không thể gọi tên. Tuy sống nơi đây có cái ăn, cái mặc nhưng dường như các cụ vẫn thấy mình cô đơn lắm. Tuổi già, sức yếu, lại đang cận kề cái chết, các cụ chỉ mong sớm hôm có người chuyện trò thăm nom cho vơi bớt nỗi quạnh hiu trong chuỗi ngày còn lại.
Đó là những gì tôi có thể cảm nhận khi đến thăm Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái. Được biết Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái hiện có gần 20 cụ nhưng mỗi cụ là một hoàn cảnh thương tâm khác nhau. Có cụ nghèo khổ không nơi nương tựa phải sống lang thang nơi đầu đường xó chợ, sống qua ngày bằng cơm thừa canh cặn của người khác, có cụ thì quên hết mọi thứ, cụ không biết mình tên gì, mình là ai và từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu… chỉ biết những bước chân ấy cứ lầm lũi đi, lang thang hết con hẻm này lại đến con phố khác. Đêm đêm mượn tạm mái hiên một căn nhà khép kín cửa nào đó làm nơi trú ẩn. Cũng có cụ còn gia đình, nhưng con cái vì bất hòa xung khắc sao đó mà cụ tránh đi, tìm đến Nhà Dưỡng Lão bầu bạn với những người cùng cảnh ngộ…
Đau xót hơn cả có lẽ là hoàn cảnh của cụ Lý ( các Sơ đặt tên khi cụ mới về đây ), không biết tông tích cụ ra sao, chỉ biết rằng các Sơ bắt gặp cụ ở cạnh bãi rác, bàn chân trái đang lở loét vì vết thương nhiễm trùng quá nặng, cụ đi lang thang rồi bị xe cán, năm ngón chân đứt lìa. Được các Sơ chăm sóc vỗ về, dần dần cụ đã bình phục, và hiện nay cụ có thể đi lại được mặc dù bước chân còn hơi khập khiễng nặng nhọc.
Tôi lại gần, cụ ngước lên nhìn tôi, tôi mới biết cụ chỉ còn một con mắt. Cái nhìn trong con mắt còn lại gợn chút u buồn. Không ai biết cụ tên gì, nghe giọng nói biết cụ là người Hoa nên các Sơ gọi cụ là cụ Lý. Cái tên ấy giờ như quen thuộc đối với cụ, mỗi khi nghe gọi đến tên, cụ lại cười, nụ cười trông thật hiền lành và phúc hậu làm sao.
Biết tôi có ý muốn chụp mấy tấm hình làm kỷ niệm, các cụ vội sửa sang y phục, chải lại mái tóc. Cụ nào cũng muốn mình được ngồi gần ống kính cả. Tất cả xôn xao nhộn nhịp hẳn lên, cứ như đang có một sự kiện trọng đại hân hoan gì ghê gớm lắm diễn ra nơi Mái Ấm mang tên lòng Nhân Ái này...
Chia tay ra về tôi nghe lòng mình se thắt lại. Thực trạng cuộc sống còn quá nhiều những mảnh đời già yếu bệnh tật neo đơn, không nơi nương tựa. Còn biết bao cụ bà cụ ông bị bỏ rơi, đang sống lang thang vất vưởng nữa mà chúng ta chưa biết hết ? Hãy góp phần nhỏ bé của mình, làm một chút gì đó thôi, tôi tin chúng ta cũng có thể xóa tan nỗi cô đơn, hiu quạnh của các cụ bằng chính trái tim biết yêu thương của mình...
KIM LOAN, Nhóm Fiat, 9.2009
Đến thăm Nhà Dưỡng Lão Nhân Ái,
xin tìm gặp Dì Hoàng Thị Ngọc, Dòng Mẹ Nhân Ái,
địa chỉ 24/7 đường số 1, Khu Phố 1, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, Sàigòn,
điện thoại: 08.37.293.821