Dan Lee
09-29-2009, 06:51 PM
Lời Kinh Mân Côi
Thi sĩ, linh mục Xuân Ly Băng, trong tác phẩm “Chùm thơ cầu nguyện”, có viết:
Sao em không lần chuỗi?
những lúc trời gió mưa
khi bão bùng đêm tối
khi lá rụng vườn trưa ?
…
hãy dâng Mẹ hoa hồng
cắm lên triều thiên Mẹ
khi trời gió trời dông
khi em tuôn dòng lệ. (Chùm thơ sao không)
Tháng mười là tháng Mân côi. Giáo Hội mời gọi mọi người đọc kinh Mân côi. Trong sáu lần hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô, và Jacinta, Đức Mẹ luôn dạy rằng: “Các con hãy lần chuỗi Mân côi hằng ngày”. Tại Fatima, Đức Mẹ đã dạy mỗi người làm theo ba điều: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần chuỗi Mân côi, hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Trong những ý hướng và tâm tình trên, chúng ta chiêm ngắm chuỗi Mân côi qua ba ý tưởng: Nối kết – Chia sẻ - Truyền giáo.
Lời kinh nối kết cộng đoàn
Trong thời đại bùng nổ thông tin, internet là dịch vụ giúp con người xích lại gần bên nhau. Những diễn biến trên thế giới đều được mọi người biết tới, một cách khá chính xác và mau chóng. Hãy hình dung xâu chuỗi Mân côi, chúng cũng là một kết nối tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người, giữa con người với nhau. Những hạt tròn tròn, xinh xinh, bé nhỏ, được đặt kề cận nhau, với một vòng dây tạo nên một con đường liên kết, chúng không có mạch hở. Những hạt bé xíu, đen đen, xanh xanh, trắng trắng…tạo thành muôn sắc màu, cũng nằm kề bên nhau. Chúng có giống nhau, nhưng cũng vẫn khác biệt, chúng liên kết với nhau, nhưng giữa các hạt vẫn có một khỏang cách cần thiết. Nếu không sẽ là rất khó khăn cho người cầm chuỗi Mân côi.
Đời người cũng vậy, như hình cây Thánh Giá, có một chiều thẳng đứng, và một chiều nằm ngang. Chiều thẳng đứng để con người vươn lên cùng Thiên Chúa. Chiều nằm ngang là con người kết thân với nhau. Con người giống nhau vì là một hữu thể, mang bản tính”người”, nhưng cao quý hơn là con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Có một câu hát: “Tôi chỉ thực sự là người nếu tôi sống với anh em tôi”, vâng đúng như vậy. Sống là sống với, sống vì và sống cho nhau. Mỗi người gần kề nhau, từ các thành viên trong các gia đình, giáo xứ, cho đến các thành phần trong xã hội. Tất cả được liên kết với nhau bằng các quy luật, môi trường, tôn giáo và nhân cách. Nói như Đức cha Giuse, chủ chăn giáo phận: có “khác” mà không “khắc”. Mỗi người giống nhau vì cùng mang sứ mạng là loan báo tin mừng của Đức Giêsu, nhưng khác nhau ở: màu da, giọng nói, quốc tịch, môi trường, văn hóa…
Lời kinh chia sẻ
Tháng mười rộn rã những chùm hoa thiêng trong các xứ đạo, như bước chân vội vã cũa Mẹ Maria lên đường thăm viếng bà Êlizabeth. Những giờ đọc kinh luân phiên, đọc kinh liên gia ở các gia đình nói lên mầu nhiệm chia sẻ một cách hết sức sâu sắc. Trong những giờ kinh chung tại giáo xứ, hay khi trước giờ Chầu Thánh Thể, cộng đòan cùng lần chuỗi Mân côi, lời kinh kính mừng cứ lặp đi lặp lại, làm thành một đường dài chuỗi kinh, nhiều chuỗi kinh làm thành một con đường linh đạo nên thánh. Nhiều người cùng đọc, nhiều thành phần dân Chúa trở nên thánh đức, cảm nhận này đã được Thánh Louis de Montfort ghi lại: “Khi trở lại thăm các giáo xứ, nơi tôi đã giảng các tuần đại phúc, tôi thường thấy có sự khác biệt lớn lao. Nơi những giáo xứ mà giáo dân đã bỏ đọc kinh Mân côi, tôi thấy người ta lại sa vào con đường tội lỗi như xưa. Còn những nơi giáo dân trung thành lần chuỗi Mân Côi, thì người ta sống vững vàng trong ơn nghĩa Chúa và ngày càng tiến bộ trên đường nhân đức”. Một sự chia sẻ tuyệt vời của lời kinh nguyện Mân Côi.
Lời kinh truyền giáo
Ngòai chủ đề chính là kinh nguyện Mân Côi, tháng Mười có ngày đầu tiên (01.10) lễ kính thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu Dòng Kín trở thành Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo nhờ cầu nguyện hy sinh. Kinh Mân Côi chính là nguồn động lực, nguồn trợ lực, và là nguồn nội lực cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ sống trong tu viện, qua đời sống chiêm niệm của mình, Ngài đã trở nên vị tông đồ truyền giáo cho giáo hội qua mọi thời đại. Những anh chị em trong đạo binh Lêgiô, mỗi lần đi công tác truyền giáo, họ đều lần chuỗi Mân Côi. Lần chuỗi Mân côi để cùng với Mẹ Maria ra đi loan báo tin mừng, cho hết thảy mọi dân tộc trên khắp cùng bờ cõi.
Đan xen trong một mắc xích nối liền, chuỗi Mân Côi đã tạo nên những nhịp cầu nối trọn những kết liên, những kết liên lại tạo thành những chia sẻ, và những chia sẻ sẽ đem đến sự gặp gỡ và ra đi, dấn thân phục vụ cho công cuộc truyền giáo, cách riêng tại Giáo Phận Phan Thiết thân yêu, nơi hội ngộ của bao điều duyên rất lạ, như trong bài phát biểu của Đức Cha Phaolô chào đón Đức Cha Giuse, ngày 31.08 vừa qua tại Tòa Giám Mục, được đọc dưới tượng đài Mẹ Thiên Chúa-Bổn mạng giáo phận:
Giáo phận Phan Thiết nằm trọn trong Tỉnh Bình Thuận với dân số trên 1 triệu người, trong đó có 156.000 người Công Giáo. Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn về du lịch, khắp nơi người ta đều biết đến khu du lịch Mũi Né – Rạng. Riêng giáo dân năm châu lại biết đến Đức Mẹ Tàpao. Với tỉ số giáo dân 15,5%, Bình Thuận còn là một cánh đồng mênh mông cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Với con số các Linh mục gần 100 vị, 125 chủng sinh trên 400 tu sĩ nam nữ gồm các dòng và các tu đoàn truyền giáo, chúng con hy vọng những Năm Thánh sắp tới Đức Tân Giám Mục sẽ đem đến cho Giáo phận Phan Thiết một sức sống mới để tiến mạnh, tiến nhanh trên đường loan báo Tin Mừng.
Ngoài ra, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao còn là trung tâm loan báo Tin Mừng. Từ 9 năm nay, mỗi ngày 13 hàng tháng, Đức Giám mục Giáo phận đến để rao giảng Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho hàng chục ngàn anh em giáo dân và lương dân. Nhờ sự dìu dắt đầy yêu thương dịu hiền của Đức Mẹ, có không biết bao nhiêu anh em lương dân đã nhận biết Chúa và nói chung khách hành hương mỗi lần đến với Đức Mẹ là họ ra về với nỗi lòng đầy hy vọng và bình an”.
Trong Tông Huấn Marialis cultus, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khẳng định:”Chúng tôi muốn lưu ý anh em về một việc đạo đức đã từng được gọi là “Bản tóm lược tất cả cuốn phúc âm”: đó là chuỗi Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria. Các vị tiền nhiệm của chúng tôi vẫn thường chú tâm và nhiệt tình cổ động việc đạo đức này, khuyên bảo chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi…Kinh Mân Côi có khả năng phát huy một lối cầu nguyện có tính chiêm niệm, vừa là lời chúc tụng vừa là lời cầu xin. Cũng nên nhớ rằng kinh Mân Côi có sức linh nghiệm giúp chúng ta tiến bộ trong đời sống Kitô giáo và dấn thân họat động Tông đồ” ( số 13 ).
Với truyền thống sùng kính Đức Mẹ của người tín hữu Việt Nam nói chung, và giáo dân Phan Thiết nói riêng, mong sao nhịp sống đạo tháng Mười này không ai không lần chuỗi, không nhà nào không lần chuỗi, không xứ nào mà không có chuỗi kinh liên gia, để kinh Mân Côi “là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này” (Tông thư Kinh Mân Côi. Số 1) giúp nối kết mọi thành phần dân Chúa, chia sẻ với nhau nhưng khác biệt, khả năng và ơn ban, cùng nhau loan báo Tin Mừng, vào lúc hừng đông của thời đại mới nơi giáo phận, thời đại khởi đầu của vị chủ chăn thứ ba-Đức Cha Giuse, và “mang lại hoa quả thánh thiện.”
LM Giacôbê Tạ Chúc
Thi sĩ, linh mục Xuân Ly Băng, trong tác phẩm “Chùm thơ cầu nguyện”, có viết:
Sao em không lần chuỗi?
những lúc trời gió mưa
khi bão bùng đêm tối
khi lá rụng vườn trưa ?
…
hãy dâng Mẹ hoa hồng
cắm lên triều thiên Mẹ
khi trời gió trời dông
khi em tuôn dòng lệ. (Chùm thơ sao không)
Tháng mười là tháng Mân côi. Giáo Hội mời gọi mọi người đọc kinh Mân côi. Trong sáu lần hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô, và Jacinta, Đức Mẹ luôn dạy rằng: “Các con hãy lần chuỗi Mân côi hằng ngày”. Tại Fatima, Đức Mẹ đã dạy mỗi người làm theo ba điều: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần chuỗi Mân côi, hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Trong những ý hướng và tâm tình trên, chúng ta chiêm ngắm chuỗi Mân côi qua ba ý tưởng: Nối kết – Chia sẻ - Truyền giáo.
Lời kinh nối kết cộng đoàn
Trong thời đại bùng nổ thông tin, internet là dịch vụ giúp con người xích lại gần bên nhau. Những diễn biến trên thế giới đều được mọi người biết tới, một cách khá chính xác và mau chóng. Hãy hình dung xâu chuỗi Mân côi, chúng cũng là một kết nối tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người, giữa con người với nhau. Những hạt tròn tròn, xinh xinh, bé nhỏ, được đặt kề cận nhau, với một vòng dây tạo nên một con đường liên kết, chúng không có mạch hở. Những hạt bé xíu, đen đen, xanh xanh, trắng trắng…tạo thành muôn sắc màu, cũng nằm kề bên nhau. Chúng có giống nhau, nhưng cũng vẫn khác biệt, chúng liên kết với nhau, nhưng giữa các hạt vẫn có một khỏang cách cần thiết. Nếu không sẽ là rất khó khăn cho người cầm chuỗi Mân côi.
Đời người cũng vậy, như hình cây Thánh Giá, có một chiều thẳng đứng, và một chiều nằm ngang. Chiều thẳng đứng để con người vươn lên cùng Thiên Chúa. Chiều nằm ngang là con người kết thân với nhau. Con người giống nhau vì là một hữu thể, mang bản tính”người”, nhưng cao quý hơn là con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Có một câu hát: “Tôi chỉ thực sự là người nếu tôi sống với anh em tôi”, vâng đúng như vậy. Sống là sống với, sống vì và sống cho nhau. Mỗi người gần kề nhau, từ các thành viên trong các gia đình, giáo xứ, cho đến các thành phần trong xã hội. Tất cả được liên kết với nhau bằng các quy luật, môi trường, tôn giáo và nhân cách. Nói như Đức cha Giuse, chủ chăn giáo phận: có “khác” mà không “khắc”. Mỗi người giống nhau vì cùng mang sứ mạng là loan báo tin mừng của Đức Giêsu, nhưng khác nhau ở: màu da, giọng nói, quốc tịch, môi trường, văn hóa…
Lời kinh chia sẻ
Tháng mười rộn rã những chùm hoa thiêng trong các xứ đạo, như bước chân vội vã cũa Mẹ Maria lên đường thăm viếng bà Êlizabeth. Những giờ đọc kinh luân phiên, đọc kinh liên gia ở các gia đình nói lên mầu nhiệm chia sẻ một cách hết sức sâu sắc. Trong những giờ kinh chung tại giáo xứ, hay khi trước giờ Chầu Thánh Thể, cộng đòan cùng lần chuỗi Mân côi, lời kinh kính mừng cứ lặp đi lặp lại, làm thành một đường dài chuỗi kinh, nhiều chuỗi kinh làm thành một con đường linh đạo nên thánh. Nhiều người cùng đọc, nhiều thành phần dân Chúa trở nên thánh đức, cảm nhận này đã được Thánh Louis de Montfort ghi lại: “Khi trở lại thăm các giáo xứ, nơi tôi đã giảng các tuần đại phúc, tôi thường thấy có sự khác biệt lớn lao. Nơi những giáo xứ mà giáo dân đã bỏ đọc kinh Mân côi, tôi thấy người ta lại sa vào con đường tội lỗi như xưa. Còn những nơi giáo dân trung thành lần chuỗi Mân Côi, thì người ta sống vững vàng trong ơn nghĩa Chúa và ngày càng tiến bộ trên đường nhân đức”. Một sự chia sẻ tuyệt vời của lời kinh nguyện Mân Côi.
Lời kinh truyền giáo
Ngòai chủ đề chính là kinh nguyện Mân Côi, tháng Mười có ngày đầu tiên (01.10) lễ kính thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu Dòng Kín trở thành Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo nhờ cầu nguyện hy sinh. Kinh Mân Côi chính là nguồn động lực, nguồn trợ lực, và là nguồn nội lực cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ sống trong tu viện, qua đời sống chiêm niệm của mình, Ngài đã trở nên vị tông đồ truyền giáo cho giáo hội qua mọi thời đại. Những anh chị em trong đạo binh Lêgiô, mỗi lần đi công tác truyền giáo, họ đều lần chuỗi Mân Côi. Lần chuỗi Mân côi để cùng với Mẹ Maria ra đi loan báo tin mừng, cho hết thảy mọi dân tộc trên khắp cùng bờ cõi.
Đan xen trong một mắc xích nối liền, chuỗi Mân Côi đã tạo nên những nhịp cầu nối trọn những kết liên, những kết liên lại tạo thành những chia sẻ, và những chia sẻ sẽ đem đến sự gặp gỡ và ra đi, dấn thân phục vụ cho công cuộc truyền giáo, cách riêng tại Giáo Phận Phan Thiết thân yêu, nơi hội ngộ của bao điều duyên rất lạ, như trong bài phát biểu của Đức Cha Phaolô chào đón Đức Cha Giuse, ngày 31.08 vừa qua tại Tòa Giám Mục, được đọc dưới tượng đài Mẹ Thiên Chúa-Bổn mạng giáo phận:
Giáo phận Phan Thiết nằm trọn trong Tỉnh Bình Thuận với dân số trên 1 triệu người, trong đó có 156.000 người Công Giáo. Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn về du lịch, khắp nơi người ta đều biết đến khu du lịch Mũi Né – Rạng. Riêng giáo dân năm châu lại biết đến Đức Mẹ Tàpao. Với tỉ số giáo dân 15,5%, Bình Thuận còn là một cánh đồng mênh mông cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Với con số các Linh mục gần 100 vị, 125 chủng sinh trên 400 tu sĩ nam nữ gồm các dòng và các tu đoàn truyền giáo, chúng con hy vọng những Năm Thánh sắp tới Đức Tân Giám Mục sẽ đem đến cho Giáo phận Phan Thiết một sức sống mới để tiến mạnh, tiến nhanh trên đường loan báo Tin Mừng.
Ngoài ra, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao còn là trung tâm loan báo Tin Mừng. Từ 9 năm nay, mỗi ngày 13 hàng tháng, Đức Giám mục Giáo phận đến để rao giảng Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho hàng chục ngàn anh em giáo dân và lương dân. Nhờ sự dìu dắt đầy yêu thương dịu hiền của Đức Mẹ, có không biết bao nhiêu anh em lương dân đã nhận biết Chúa và nói chung khách hành hương mỗi lần đến với Đức Mẹ là họ ra về với nỗi lòng đầy hy vọng và bình an”.
Trong Tông Huấn Marialis cultus, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khẳng định:”Chúng tôi muốn lưu ý anh em về một việc đạo đức đã từng được gọi là “Bản tóm lược tất cả cuốn phúc âm”: đó là chuỗi Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria. Các vị tiền nhiệm của chúng tôi vẫn thường chú tâm và nhiệt tình cổ động việc đạo đức này, khuyên bảo chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi…Kinh Mân Côi có khả năng phát huy một lối cầu nguyện có tính chiêm niệm, vừa là lời chúc tụng vừa là lời cầu xin. Cũng nên nhớ rằng kinh Mân Côi có sức linh nghiệm giúp chúng ta tiến bộ trong đời sống Kitô giáo và dấn thân họat động Tông đồ” ( số 13 ).
Với truyền thống sùng kính Đức Mẹ của người tín hữu Việt Nam nói chung, và giáo dân Phan Thiết nói riêng, mong sao nhịp sống đạo tháng Mười này không ai không lần chuỗi, không nhà nào không lần chuỗi, không xứ nào mà không có chuỗi kinh liên gia, để kinh Mân Côi “là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này” (Tông thư Kinh Mân Côi. Số 1) giúp nối kết mọi thành phần dân Chúa, chia sẻ với nhau nhưng khác biệt, khả năng và ơn ban, cùng nhau loan báo Tin Mừng, vào lúc hừng đông của thời đại mới nơi giáo phận, thời đại khởi đầu của vị chủ chăn thứ ba-Đức Cha Giuse, và “mang lại hoa quả thánh thiện.”
LM Giacôbê Tạ Chúc