Dan Lee
09-29-2009, 07:19 PM
Thiên Chúa liên kết, loài người có được phân ly?
Tháng 6/2007 Ông Janek người Balan đã tỉnh dậy sau 19 năm hôn mê trên giường. Trong khoảng thời gian dài 19 năm đó, ngày nào vơ ông cũng săn sóc đút cho ông vài muỗng cháo, trở người cho ông để tránh lở loét. Lời đầu tiên sau khi mở mắt nhìn thấy vợ và cảnh vật là hỏi bà tai sao thế giới lại có thể tốt hơn khi ông bất tỉnh như vậy? Bà trả lời là bởi vì chínnh quyền cộng sản đã không còn trên đất Balan kể từ năm 1989, nghĩa là sau hai năm ông hoàn toàn hôn mê. Được hỏi bí quyết nào mà bà sống được với một người chồng không biết gì tới 19 năm để có ngày hôm nay, bà trả lời: “Nhờ đức tin, tình yêu và lòng hy vọng.” The Rocky Mountain News, Denver June 04, 2007
Cũng trên báo The Rocky Mountain News vào tháng 11/2007 có đăng hình cảnh bà Flora Brooks chăm sóc cho ông John là chồng kèm theo một bài báo rất cảm động về tình nghĩa vợ chồng. Ông John và Flora làm đám cưới với nhau lúc cả hai mới 20 tuổi vào tháng 2/1969. và 3 tuần lễ sau John động viên nhập ngũ tham chiến tại chiến trường Việt-Nam. Tháng 11/1969 người vợ trẻ chưa con ra phi trường đón người chồng thương binh trở về Mỹ. John bị cụt 2 chân, 1 tay, toàn thân bất động và không nói được, chỉ nhờ cử động của cặp mắt mà Flora và John có thể thông cảm với nhau. Cho đến năm 2007 là đúng 38 năm bà Flora vẫn săn sóc chồng mình tại phòng khách tư gia. Bà nói ông nghe và ông chỉ trả lời lại bằng ánh mắt mà thôi, tuyệt đối không nói được một lời nào. Khi mọi người hỏi tại sao bà phải chôn vùi đời mình vào một thương binh tàn phế vĩnh viễn như vậy, bà Flora tuyên bố: “Cám ơn Chúa, may mà chúng tôi đã có hôn phối với nhau!” Trong thời gian 38 năm bà Flora đóng vai bà mẹ, y tá, và người bạn thâm tình để nuôi ăn, săn sóc và chuyện trò với một thân thể đầy thương tích bất động nhưng là một con người còn sống. Tình yêu và sự kiên nhẫn cộng với lòng trung thành của bà Flora đã làm kinh ngạc mọi người kể cả bà mẹ ruột của John. Bà đã có lần hỏi con dâu mình nhờ đâu mà Flora đã có sức mạnh kiên cường đến như vậy. Bà Flora nói: “Biết ơn! Tôi là người vẫn cầu nguyện với Chúa hằng ngày ‘Lạy Chúa! Xin đừng vội cất đi người chồng của con!’” The Rocky Moutain News, Monday Nov. 12, 2007
Theo thống kê mới nhất: ở các quốc gia Hoa-kỳ và Canada, tỉ lệ ly dị lên đến 50%, nghĩa là cứ 10 cặp vợ chồng lấy nhau trung bình sau 7 năm, 5 cặp sẽ chia tay! Colorado 52%, bên Âu Châu 65%. Ngay cả những quốc gia Á Châu các thành phố lớn như Bangkok ở Thái lan, Manila ở Phillippines, Sàigon ở Việt-nam ngày nay 35% so với trước đây tỉ lệ nầy rất nhỏ. Nhiều cặp nam nữ bây giờ sống chung với nhau mà không có hôn thú, cũng không đám cưới. Theo bản báo cáo của Trung Tâm Y Tế Quốc Gia (National Center for Health Statistics) mới nhất có 38% con đầu lòng được sinh ra từ các cặp không cưới hỏi. Những cặp sống chung (cohabitaed) trước khi cưới có tỉ lệ ly dị gấp 2 lần những cặp không sống chung trước khi cưới hỏi. Vì sao? Mỗi cá nhân con người là một huyển bí (human is a mystery!). Gíao Hội dạy rằng Thiên Chúa là tác giả của Hôn nhân. Hôn phối là một trong 7 Bí tích, một nhiệm tích thiêng liêng do Chúa Giêsu lập, con người nhân loại không bao giờ được phép phá vỡ. Con người càng ngày càng xa ý định của Thiên Chúa nên càng than trách khi tai hoạ xảy đến. Thảo nào càng ngày con người càng mất bình an và hạnh phúc đích thực.
Từ thuở ban đầu con người được TC tạo nên có nam có nữ và họ tự do luyến ái, bổ túc cho nhau và được TC chúc phúc trong mối liên hệ hôn phối. Hai người có khả năng dâng tặng lẫn nhau món quà tặng từ chính mình, khác hẳn quà tặng khác. Họ chia sẻ sự sống và tình yêu từ TC. Họ dâng tặng nhau tình yêu vô vị lợi. Và khi sống chung với nhau cả đời như thế, chính họ bổ túc cho nhau và giúp nhau trở nên một con người tốt hơn trước mặt Chúa mỗi ngày. Khi lìa bỏ cha bỏ mẹ ra đi lập gia đình, với Ơn Chúa, họ thiết lập với nhau một bí tích gọi là Hôn nhân gia đình.
Hôn nhân không chỉ đơn giản dọn về ở với một ai đó chúng ta nghĩ sẽ vui vẻ sống cùng, mà chúng ta sẽ cho người đó trọn vẹn để cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ, thử thách, hạnh phúc và đau khổ. Những thách đố sẽ là cơ hội cho hai người trở nên tốt hơn như toàn bộ Phúc âm Chúa kêu mời. Khi hai người phối ngẫu là những người có đức tin, họ sẽ cùng nhau nhìn về một hướng nơi có Chúa ngư trị, tìm đến suối nguồn tình yêu để yêu và để được yêu vì “người nam ở một mình không tốt.” Sách Sáng Thế tường thuật khi đã nhìn thấy bạn mình thì Adam mới buột miệng nói: “Đây chính là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi.” Trước đó từ lúc Adam được tạo dựng thì không nghe Adam nói lời nào. Ông im lặng như các loài thụ tạo khác như muôn vật, sông núi, cỏ hoa. Chỉ sau khi nhìn thấy Evà, ông ta mới nói lên lời! Sự xuất hiện của người nữ ở đây thật kỳ diệu. Thấy nàng như thấy được chính mình, yêu nàng cũng là yêu chính mình, vì trong người nữ Eva kia có chứa đựng chất nam của Adam. Trong hôn nhân không đau khổ nào gây cho người bạn đời mà lại không ảnh hưởng đến chính mình. Không hạnh phúc nào mình có lại không cho bạn mình niềm vui. Cả hai chất nam nữ làm thành một con người. Do đó, T. Phaolo trong thư gửi Êphêsô khẳng định:“Chồng hãy yêu thương Vợ như yêu chính mình.”
Tuy nhiên, bất cứ một liên hệ (relationship) nào, đặc biệt là liên hệ trong hôn nhân với thời gian sẽ nhiều thử thách với những khó khăn trắc trở, sóng gió. Có những sự việc trái ý nhau xảy ra khi hai con người hai nhân vị với tự do riêng va chạm, sẽ phá huỷ dần dần mỗi ngày một ít, vì thế dẫn đến ly dị. Ly dị có thể so sánh với sự chết. Sự chết đó kéo tới chôn vùi lời thề hứa ban đầu, chôn vùi tình nghĩa vợ chồng, liên đới cha mẹ, liên hệ con cái. Và người ta lầm tưởng rằng họ có thể xoá bàn cờ làm lại từ đầu với người khác thì sẽ có hạnh phúc. Nếu tái hôn mang đến hạnh phúc thì người ta đã không tái hôn tới năm lần bảy lượt như chúng ta thấy nhan nhãn ở xã hội hôm nay. Trong cuốn sách xuất bản năm 2001 với tựa đề: “Marriage, How to Live Together and Like It” (Hôn nhân: làm thế nào để sống chung một cách thích thú,” Phó Tế Lewis Barbato thuộc TGP Denver, cũng là một tiến sĩ tâm sinh lý chữa trị (psychiatrist) kiêm bác sĩ y khoa, viết rằng “Sau 45 năm hành nghề chữa bệnh tâm sinh lý cho những cặp vợ chồng đổ vỡ nhiều lần họ đều nói với tôi rằng ‘Tôi vẫn yêu chồng/vợ cũ của tôi. Nếu hồi đó tôi được hiểu biết như bây giờ, chắc chắn chúng tôi vẫn còn có cơ hội sống với nhau.’” (p. 6) Lời tuyên bố vừa rồi của một nhà chuyên môn với 45 năm kinh nghiệm chắc chắn làm chúng ta phải suy nghĩ.
Tin Mừng T. Marcô hôm nay nói lên một sự thật về ly dị. Thông điệp của Chúa Giêsu kêu mời chúng ta không được hiểu loanh quanh, không được giải thích theo ý mình. Chúa Giêsu nói tới sách Đệ nhị luật trong đó có một số ly dị ngoại lệ, nhưng không vì thế mà Giáo Hội được phép áp dụng phổ quát rộng rãi những ngoại lệ nầy, bởi lẽ là ngoại lệ nên chỉ được áp dụng trong những trường hợp hiếm hoi. Chúa Giêsu dạy về sự ràng buộc vĩnh viễn bất phân ly trong đạo Chúa, cho dù quyền bính thế gian hay luật lệ quốc gia cho phép trái ngược. Chúa Giêsu chữa lại đời sống luân lý sai lầm của người đương thời để nhắc nhở những ai muốn kết hôn cho vui hãy suy nghĩ cho kỹ. Hôn nhân không thể là con đường Ơn Gọi trong đó hai người lười biếng và vô trách nhiệm. Thay vì dâng tặng nhau món quà quí giá yêu thương chân tình từ chính mình, tìm giờ cho nhau, họ tặng nhau tiền bạc của 7 ngày một tuần, nhan sắc từ tốn kém vào các mỹ viện để che đậy v.v…. Chỉ khi nào họ sống theo lý trí và lề luật của Chúa, cùng nhau chia sẻ, bổ túc cho nhau, đối xử với nhau bằng một tâm hồn đẹp và trong sạch. Chỉ khi nào họ sống theo lý trí và lề luật của Chúa, cùng nhau chia sẻ, bổ túc cho nhau, bấy giờ hôn nhân gia đình mới có hạnh phúc.
Khi Chúa Giêsu đối chất với những người đương thời về vấn đề ly dị, Ngài đã không nói ra điều mà họ thực sự muốn nghe. Chúa Giêsu đã không theo thói lệ đời đòi hỏi nhưng đã nâng cao sự ràng buộc hôn phối bằng cách lặp lại Sách Sáng Thế đoạn nói về hôn phối mà chúng ta nghe từ BĐI hôm nay (tuần nầy). Lời Chúa sắc bén chắc chắn mang đến niềm đau cho những ai đang sống trong đổ vỡ hôn nhân. và chính vì thế chúng ta cũng không thể chối bỏ niềm đau của một số anh chị em trong Cộng đoàn giáo xứ chúng ta đang lâm vào cảnh chia ly trong hôn nhân gia đình. Nhưng chúng ta chắc rằng Chúa và GH cũng đang đau niềm đau với họ vì họ cũng là những người CG, họ cũng là con cái của Chúa trong GH. Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống của những người độc thân, những người sống bậc gia đình, và cả những người đang ly thân, ly dị với tâm tình chấp nhận và chữa lành.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau
PT Phêrô Đặng Phi Hùng
Tháng 6/2007 Ông Janek người Balan đã tỉnh dậy sau 19 năm hôn mê trên giường. Trong khoảng thời gian dài 19 năm đó, ngày nào vơ ông cũng săn sóc đút cho ông vài muỗng cháo, trở người cho ông để tránh lở loét. Lời đầu tiên sau khi mở mắt nhìn thấy vợ và cảnh vật là hỏi bà tai sao thế giới lại có thể tốt hơn khi ông bất tỉnh như vậy? Bà trả lời là bởi vì chínnh quyền cộng sản đã không còn trên đất Balan kể từ năm 1989, nghĩa là sau hai năm ông hoàn toàn hôn mê. Được hỏi bí quyết nào mà bà sống được với một người chồng không biết gì tới 19 năm để có ngày hôm nay, bà trả lời: “Nhờ đức tin, tình yêu và lòng hy vọng.” The Rocky Mountain News, Denver June 04, 2007
Cũng trên báo The Rocky Mountain News vào tháng 11/2007 có đăng hình cảnh bà Flora Brooks chăm sóc cho ông John là chồng kèm theo một bài báo rất cảm động về tình nghĩa vợ chồng. Ông John và Flora làm đám cưới với nhau lúc cả hai mới 20 tuổi vào tháng 2/1969. và 3 tuần lễ sau John động viên nhập ngũ tham chiến tại chiến trường Việt-Nam. Tháng 11/1969 người vợ trẻ chưa con ra phi trường đón người chồng thương binh trở về Mỹ. John bị cụt 2 chân, 1 tay, toàn thân bất động và không nói được, chỉ nhờ cử động của cặp mắt mà Flora và John có thể thông cảm với nhau. Cho đến năm 2007 là đúng 38 năm bà Flora vẫn săn sóc chồng mình tại phòng khách tư gia. Bà nói ông nghe và ông chỉ trả lời lại bằng ánh mắt mà thôi, tuyệt đối không nói được một lời nào. Khi mọi người hỏi tại sao bà phải chôn vùi đời mình vào một thương binh tàn phế vĩnh viễn như vậy, bà Flora tuyên bố: “Cám ơn Chúa, may mà chúng tôi đã có hôn phối với nhau!” Trong thời gian 38 năm bà Flora đóng vai bà mẹ, y tá, và người bạn thâm tình để nuôi ăn, săn sóc và chuyện trò với một thân thể đầy thương tích bất động nhưng là một con người còn sống. Tình yêu và sự kiên nhẫn cộng với lòng trung thành của bà Flora đã làm kinh ngạc mọi người kể cả bà mẹ ruột của John. Bà đã có lần hỏi con dâu mình nhờ đâu mà Flora đã có sức mạnh kiên cường đến như vậy. Bà Flora nói: “Biết ơn! Tôi là người vẫn cầu nguyện với Chúa hằng ngày ‘Lạy Chúa! Xin đừng vội cất đi người chồng của con!’” The Rocky Moutain News, Monday Nov. 12, 2007
Theo thống kê mới nhất: ở các quốc gia Hoa-kỳ và Canada, tỉ lệ ly dị lên đến 50%, nghĩa là cứ 10 cặp vợ chồng lấy nhau trung bình sau 7 năm, 5 cặp sẽ chia tay! Colorado 52%, bên Âu Châu 65%. Ngay cả những quốc gia Á Châu các thành phố lớn như Bangkok ở Thái lan, Manila ở Phillippines, Sàigon ở Việt-nam ngày nay 35% so với trước đây tỉ lệ nầy rất nhỏ. Nhiều cặp nam nữ bây giờ sống chung với nhau mà không có hôn thú, cũng không đám cưới. Theo bản báo cáo của Trung Tâm Y Tế Quốc Gia (National Center for Health Statistics) mới nhất có 38% con đầu lòng được sinh ra từ các cặp không cưới hỏi. Những cặp sống chung (cohabitaed) trước khi cưới có tỉ lệ ly dị gấp 2 lần những cặp không sống chung trước khi cưới hỏi. Vì sao? Mỗi cá nhân con người là một huyển bí (human is a mystery!). Gíao Hội dạy rằng Thiên Chúa là tác giả của Hôn nhân. Hôn phối là một trong 7 Bí tích, một nhiệm tích thiêng liêng do Chúa Giêsu lập, con người nhân loại không bao giờ được phép phá vỡ. Con người càng ngày càng xa ý định của Thiên Chúa nên càng than trách khi tai hoạ xảy đến. Thảo nào càng ngày con người càng mất bình an và hạnh phúc đích thực.
Từ thuở ban đầu con người được TC tạo nên có nam có nữ và họ tự do luyến ái, bổ túc cho nhau và được TC chúc phúc trong mối liên hệ hôn phối. Hai người có khả năng dâng tặng lẫn nhau món quà tặng từ chính mình, khác hẳn quà tặng khác. Họ chia sẻ sự sống và tình yêu từ TC. Họ dâng tặng nhau tình yêu vô vị lợi. Và khi sống chung với nhau cả đời như thế, chính họ bổ túc cho nhau và giúp nhau trở nên một con người tốt hơn trước mặt Chúa mỗi ngày. Khi lìa bỏ cha bỏ mẹ ra đi lập gia đình, với Ơn Chúa, họ thiết lập với nhau một bí tích gọi là Hôn nhân gia đình.
Hôn nhân không chỉ đơn giản dọn về ở với một ai đó chúng ta nghĩ sẽ vui vẻ sống cùng, mà chúng ta sẽ cho người đó trọn vẹn để cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ, thử thách, hạnh phúc và đau khổ. Những thách đố sẽ là cơ hội cho hai người trở nên tốt hơn như toàn bộ Phúc âm Chúa kêu mời. Khi hai người phối ngẫu là những người có đức tin, họ sẽ cùng nhau nhìn về một hướng nơi có Chúa ngư trị, tìm đến suối nguồn tình yêu để yêu và để được yêu vì “người nam ở một mình không tốt.” Sách Sáng Thế tường thuật khi đã nhìn thấy bạn mình thì Adam mới buột miệng nói: “Đây chính là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi.” Trước đó từ lúc Adam được tạo dựng thì không nghe Adam nói lời nào. Ông im lặng như các loài thụ tạo khác như muôn vật, sông núi, cỏ hoa. Chỉ sau khi nhìn thấy Evà, ông ta mới nói lên lời! Sự xuất hiện của người nữ ở đây thật kỳ diệu. Thấy nàng như thấy được chính mình, yêu nàng cũng là yêu chính mình, vì trong người nữ Eva kia có chứa đựng chất nam của Adam. Trong hôn nhân không đau khổ nào gây cho người bạn đời mà lại không ảnh hưởng đến chính mình. Không hạnh phúc nào mình có lại không cho bạn mình niềm vui. Cả hai chất nam nữ làm thành một con người. Do đó, T. Phaolo trong thư gửi Êphêsô khẳng định:“Chồng hãy yêu thương Vợ như yêu chính mình.”
Tuy nhiên, bất cứ một liên hệ (relationship) nào, đặc biệt là liên hệ trong hôn nhân với thời gian sẽ nhiều thử thách với những khó khăn trắc trở, sóng gió. Có những sự việc trái ý nhau xảy ra khi hai con người hai nhân vị với tự do riêng va chạm, sẽ phá huỷ dần dần mỗi ngày một ít, vì thế dẫn đến ly dị. Ly dị có thể so sánh với sự chết. Sự chết đó kéo tới chôn vùi lời thề hứa ban đầu, chôn vùi tình nghĩa vợ chồng, liên đới cha mẹ, liên hệ con cái. Và người ta lầm tưởng rằng họ có thể xoá bàn cờ làm lại từ đầu với người khác thì sẽ có hạnh phúc. Nếu tái hôn mang đến hạnh phúc thì người ta đã không tái hôn tới năm lần bảy lượt như chúng ta thấy nhan nhãn ở xã hội hôm nay. Trong cuốn sách xuất bản năm 2001 với tựa đề: “Marriage, How to Live Together and Like It” (Hôn nhân: làm thế nào để sống chung một cách thích thú,” Phó Tế Lewis Barbato thuộc TGP Denver, cũng là một tiến sĩ tâm sinh lý chữa trị (psychiatrist) kiêm bác sĩ y khoa, viết rằng “Sau 45 năm hành nghề chữa bệnh tâm sinh lý cho những cặp vợ chồng đổ vỡ nhiều lần họ đều nói với tôi rằng ‘Tôi vẫn yêu chồng/vợ cũ của tôi. Nếu hồi đó tôi được hiểu biết như bây giờ, chắc chắn chúng tôi vẫn còn có cơ hội sống với nhau.’” (p. 6) Lời tuyên bố vừa rồi của một nhà chuyên môn với 45 năm kinh nghiệm chắc chắn làm chúng ta phải suy nghĩ.
Tin Mừng T. Marcô hôm nay nói lên một sự thật về ly dị. Thông điệp của Chúa Giêsu kêu mời chúng ta không được hiểu loanh quanh, không được giải thích theo ý mình. Chúa Giêsu nói tới sách Đệ nhị luật trong đó có một số ly dị ngoại lệ, nhưng không vì thế mà Giáo Hội được phép áp dụng phổ quát rộng rãi những ngoại lệ nầy, bởi lẽ là ngoại lệ nên chỉ được áp dụng trong những trường hợp hiếm hoi. Chúa Giêsu dạy về sự ràng buộc vĩnh viễn bất phân ly trong đạo Chúa, cho dù quyền bính thế gian hay luật lệ quốc gia cho phép trái ngược. Chúa Giêsu chữa lại đời sống luân lý sai lầm của người đương thời để nhắc nhở những ai muốn kết hôn cho vui hãy suy nghĩ cho kỹ. Hôn nhân không thể là con đường Ơn Gọi trong đó hai người lười biếng và vô trách nhiệm. Thay vì dâng tặng nhau món quà quí giá yêu thương chân tình từ chính mình, tìm giờ cho nhau, họ tặng nhau tiền bạc của 7 ngày một tuần, nhan sắc từ tốn kém vào các mỹ viện để che đậy v.v…. Chỉ khi nào họ sống theo lý trí và lề luật của Chúa, cùng nhau chia sẻ, bổ túc cho nhau, đối xử với nhau bằng một tâm hồn đẹp và trong sạch. Chỉ khi nào họ sống theo lý trí và lề luật của Chúa, cùng nhau chia sẻ, bổ túc cho nhau, bấy giờ hôn nhân gia đình mới có hạnh phúc.
Khi Chúa Giêsu đối chất với những người đương thời về vấn đề ly dị, Ngài đã không nói ra điều mà họ thực sự muốn nghe. Chúa Giêsu đã không theo thói lệ đời đòi hỏi nhưng đã nâng cao sự ràng buộc hôn phối bằng cách lặp lại Sách Sáng Thế đoạn nói về hôn phối mà chúng ta nghe từ BĐI hôm nay (tuần nầy). Lời Chúa sắc bén chắc chắn mang đến niềm đau cho những ai đang sống trong đổ vỡ hôn nhân. và chính vì thế chúng ta cũng không thể chối bỏ niềm đau của một số anh chị em trong Cộng đoàn giáo xứ chúng ta đang lâm vào cảnh chia ly trong hôn nhân gia đình. Nhưng chúng ta chắc rằng Chúa và GH cũng đang đau niềm đau với họ vì họ cũng là những người CG, họ cũng là con cái của Chúa trong GH. Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống của những người độc thân, những người sống bậc gia đình, và cả những người đang ly thân, ly dị với tâm tình chấp nhận và chữa lành.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau
PT Phêrô Đặng Phi Hùng