View Full Version : Động đất dữ dội ở Indonesia,
suongkhoimay
10-01-2009, 03:53 AM
THẾ GIỚI
Thứ năm, 1/10/2009
Động đất dữ dội ở Indonesia, 200 người chết
Hàng nghìn người mắc kẹt dưới đống đổ nát và ít nhất 200 thi thể đã được kéo ra, sau khi một trận động đất mạnh làm rung chuyển miền tây Indonesia hôm qua.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/40/FB/dongdat.jpg
Động đất làm sập nhiều tòa nhà cao tầng ở Padang. Ảnh: Reuters.
Các tòa nhà, bao gồm ít nhất hai bệnh viện, cùng bị kéo sập bởi cơn rung chấn mạnh 7,6 độ Richter, với tâm chấn nằm cách bờ biển Sumatra 50 km. Trận động đất xảy ra vài giờ sau khi một cơn sóng thần xuất phát từ một trận động đất khác giết chết hơn 100 người ở Nam Thái Bình Dương.!
Bấm vào đây xem video (http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/10/3BA140FB/page_3.asp)
Cảnh báo sóng thần đã được Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đưa ra nhưng sau đó rút bỏ. Thành phố Padang, thủ phủ tỉnh West Sumatra là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất.
Phó tổng thống Jusuf Kalla cho biết số người chết sẽ còn tăng cao bởi rất nhiều tòa nhà, trong đó có bệnh viện, trường học, cửa hàng và khách sạn đều bị sụp đổ.
Bộ trưởng Y tế Siti Fadilah Supari cho hay đây là một trong những cơn động đất mạnh nhất tại Indonesia trong những năm gần đây. "Đây là một thảm họa có quy mô lớn, mạnh hơn nhiều so với trận rung chuyển ở Yogyakarta năm 2006 khiến hơn 3.000 người chết".
Rustam Pakaya, đứng đầu trung tâm khủng hoảng của Bộ Y tế, cho biết một bệnh viện lớn của thành phố nằm trong số những tòa nhà bị sập. Ít nhất 6 đội cứu hộ đã được cử đến Padang để giải cứu người bị vùi. Các hãng thông tấn địa phương cho biết trần của sân bay thành phố cũng bị sập.
bấm vào đây xem ảnh (http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/10/3BA140FB/page_2.asp)
vì bị lười post
Mukhlis Rahman, thủ hiến khu vực Pariaman, một trong những nơi bị thiệt hại nặng nhất, cho biết thời tiết khắc nghiệt làm cho việc giải cứu trở nên khó khăn hơn.
"Động đất kéo theo cơn mưa nặng hạt. Rất nhiều ngôi nhà và các tòa cao tầng bị san bằng ở khu vực chúng tôi. Nhưng tôi vẫn chưa thể nói gì nhiều. Chúng tôi sẽ cố gắng thu thập dữ liệu và gửi trợ cấp ngay khi cơn mưa rút", Rahman nói với BBC.
Các nhân chứng cho biết người dân chạy toán loạn khỏi các tòa nhà ở Padang - nơi có dân số 900.000 người. Một nhân chứng kể lại cả thành phố náo loạn, các cây cầu bị gãy và lũ lụt tràn qua các đường ống nước bị vỡ.
Các báo cáo cho biết cơn rung chấn cũng tác động tới những tòa nhà cao tầng ở thủ đô Jakarta và tại một số nơi ở Singapore và Malaysia.
Hồi năm 2004, một trận động đất xảy ra tại đúng dải địa chấn đã gây ra cơn sóng thần kinh hoàng tại châu Á làm chết hơn 230.000 người tại hơn một chục quốc gia. Trong đó, Indonesia là nước chịu thiệt hại nặng nhất về người.
Diệu Minh
suongkhoimay
10-01-2009, 03:56 AM
Số người chết vì động đất Indonesia có thể lên tới hàng nghìn
Nhân viên cứu hộ đang vật lộn trong mưa lớn để tìm kiếm người mắc kẹt dưới những đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Sumatra. Số người thiệt mạng có thể tới hàng nghìn.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/41/70/su.jpg
Nạn nhân động đất ở Padang. Ảnh: BBC.
Cơn địa chấn mạnh 7,6 độ Richter ập vào thành phố cảng Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, hôm qua, khiến hàng trăm tòa nhà bị sập. Thành phố này có dân số lên tới 900.000 người. Đường dây điện thoại tại khu vực này đã bị cắt đứt khiến giới chức khó có thể xác định chính xác mức độ thiệt hại về người và của.
Bộ trưởng Y tế Siti Fadillah Supari cho biết số nạn nhân có thể lên tới hàng nghìn người. "Tôi nghĩ con số có thể lên tới hơn hàng nghìn người nếu các vị nhận thấy phạm vi tàn phá rộng lớn của động đất", Reuters dẫn lời bộ trưởng trước khi ông lên đường tới Padang.
"Chúng tôi cần hỗ trợ càng sớm càng tốt. Chúng tôi cần thực phẩm và thuốc. Nhà cửa bị sập hết cả", Siti, một người dân Padang, cho biết. "Nhiều người vẫn còn mắc kẹt bên trong những ngôi nhà đã sập".
Giới chức Indonesia cho hay họ cần thêm những thiết bị như xe ủi đất, máy xúc để phục vụ cho quá trình cứu hộ. Cơ quan về thảm họa thiên nhiên Indonesia mới khẳng định được số người chết là 220 và 500 tòa nhà đã sập. Tuy nhiên các hãng tin AP và website của CNN dẫn lời các quan chức địa phương khác cho biết số người chết hiện đã hơn 400.
Reuters cho biết bên ngoài bệnh viện Jamil ở Padang có ít nhất 40 thi thể người chết. Bệnh viện này đã bị sập một phần. Nhiều bệnh nhân đã được sơ tán ra bên ngoài, một số lều y tế được dựng lên gần đó, trong khi nhiều người khác vẫn chờ đợi được chữa trị.
Jane Liddon - một nữ doanh nhân Australia - cho biết trung tâm thành phố Padang bị tàn phá nặng nề. "Các tòa nhà lớn bị sập hết cả. Nhiều người chết ở bên trong đó. Rất nhiều tòa nhà bị bốc cháy", Liddon nói.
Trong khi giới chức còn lo đối phó hậu quả của trận động đất hôm qua, một cơn địa chấn thứ hai mạnh tới 6,8 độ Richter xảy ra ở một khu vực khác ở tỉnh Sumatra hôm nay. Tâm chấn nằm sâu trong đất liền và cách thành phố Bengkuku 154 km về phía tây bắc. Giới chức còn chưa liên lạc được với khu vực này.
Đây là thảm họa thiên nhiên mới nhất ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo có 226 triệu dân. Bộ trưởng Phúc lợi Indonesia cho biết mức độ tàn phá của nó có thể tương tự trận động đất năm 2006 ở thành phố Java khiến 5.000 người chết và phá hoại 150.000 ngôi nhà.
Sumatra là một trong những khu vực hay xảy ra động đất ở châu Á. Năm 2004, một cơn địa chấn mạnh kéo theo sóng thần ở tây bắc Padang đã khiến 230.000 người thiệt mạng ở Indonesia và các quốc gia bên Ấn Độ Dương.
suongkhoimay
10-01-2009, 02:09 PM
Thứ Năm, 01/10/2009
Một loạt thiên tai trong 24 giờ - Sự trùng hợp bất thường?
4 trận bão nhiệt đới, 2 trận động đất mạnh kèm theo sóng thần, tất cả đều
xảy ra ở quanh khu vực Tây Thái Bình Dương và Nam Á chỉ trong vòng có 24 giờ. Vậy chúng có liên quan đến nhau?
>> Indonesia lại rung chuyển bởi trận động đất thứ 2
>> Sóng thần tàn phá quần đảo Samoa
>> “Khúc ruột” miền Trung vật vã trong lũ
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/01/sa011009_3.jpg
Hình ảnh sóng thần tiến vào sân bay quốc tế Tafuna, thủ phủ Pago Pago, American Samoa, ngày 29/9.
Theo nhà khí tượng học, kiêm nhà sản xuất chương trình thời tiết của hãng thông tấn CNN Brandon Miller, những hiện tượng trên rõ ràng là không phải không có tiền lệ. “Tháng 9 biểu trưng cho đỉnh điểm của hoạt động ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới. Bản thân vùng Tây Thái Bình Dương mỗi năm phải hứng chịu nhiều trận bão nhiệt đới hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính vì vậy mà việc có tới tận 4 trận bão ập đến khu vực vào cùng một thời điểm không có gì khác thường”, ông nhận xét.
Có lẽ điều đáng chú ý ở đây là 2 trận động đất lớn, một trận 8,3 độ gần Samoa ngày 29/9 và tiếp theo đó là một trận động đất 7,6 độ richter ở tây Indonesia.
Tâm chấn của 2 trận động đất này nằm cách nhau 7.600km, nhưng Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ đã từ chối cho biết liệu chúng có liên quan gì đến nhau hay không.
Ông Miller cho hay: “Chúng tôi chỉ thấy trung bình có khoảng từ 5-10 trận động đất với cường độ kiểu này trên toàn cầu mỗi năm. Vì vậy 2 trận động đất xảy ra trên cùng một khu vực trong vòng có 18 tiếng đồng hồ có vẻ như khá trùng hợp”.
Trái đất được bao phủ bởi những mảng kiến tạo khá mỏng, tạo nên lớp vỏ bên ngoài của trái đất – còn được gọi là thạch quyển. Tất cả những mảng kiến tạo này đều liên kết với nhau và liên tục chuyển động, tạo ra áp lực dọc các đường ranh giới giữa chúng. Động đất xảy ra khi áp lực này đạt tới đỉnh điểm nguy hiểm, giống như một sợi dây cao su khi bị kéo tới điểm giới hạn sẽ bị đứt.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/01/sa011009_2.jpg
Khu vực xảy ra 2 trận động đất mạnh liên tiếp trong vòng 24 giờ.
“Đó có vẻ như là lý do khiến một trận động đất lớn ở một địa điểm có thể tạo ra thêm lực cần thiết cho một địa điểm khác gần đó, kéo sợi dây cao su tới điểm đứt, gây ra một trận động đất khác nữa”, ông Miller giải thích.
Một điều khó hiểu nữa là: Cả hai trận động đất này đều xảy ra ở dọc những điểm cuối đối diện nhau của cùng một mảng kiến tạo, mảng Úc. Mảng kiến tạo Úc này giáp giới với mảng Thái Bình Dương về phía đông (trận động đất ở Samoa xảy ra dọc đường biên này) trong khi ở phía tây, nó giáp với mảng Á – Âu.
Rất nhiều mảng kiến tạo này bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương, tạo nên một vòng cung động đất, núi lửa, được biết đến là “Vành đai lửa”. Vành đai này thực chất có hình vành móng ngựa rộng 40.000km, nơi “quy tụ” hầu hết các hoạt động núi lửa của trái đất ở trên mực nước biển và hầu hết các trận động đất của thế giới.
Vậy trận động đất ở Samoa có giúp thúc đẩy động đất ở Indonesia?
“Chúng tôi không thể nói chắc chắn, nhưng có vẻ điều đó rất có lý”, Miller nhận xét.
“Các nhà khoa học chắc chắn sẽ nguyên cứu những điều này và cố gắng tìm mối liên hệ có thể xâu chuỗi chúng với nhau, với một đích cuối cùng là một ngày nào đó có thể đưa ra được cảnh báo trước các trận động đất chết người như thế này”.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/01/in011009.jpg
Số người thiệt mạng trong 2 trận động đất mới đây của Indonesia có thể lên tới hàng ngàn.
Trận động đất lớn nhất từng đo được là trận động đất mạnh 9,5 độ richter xảy ra trong vành đai dọc bờ biển Chile. Sau đó nó đã tạo ra sóng thần giết chết khoảng 2.000 người trước khi “toả ra” làm 61 người ở Hawaii và 122 người ở Nhật Bản thiệt mạng.
Hồi tháng 12/2004, trận động đất đo được ít nhất là 9 độ richter đã làm rung chuyển bờ biển phía bắc đảo Sumatra, Indonesia, gây ra một trận sóng thần khủng khiếp ở Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 người ở 11 quốc gia thiệt mạng. Sức tàn phá của nó đối với Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka là vô cùng thảm khốc.
Trong khi đó, đợt phun trào núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử gần đây là ở Krakatoa, Indonesia vào tháng 8/1883. Nó đã gây ra sóng thần cao tới 40m, ập vào các hòn đảo gần đó, phá huỷ hàng trăm làng mạc, giết chết hàng chục ngàn người.
Phan Anh
Theo CNN
suongkhoimay
10-01-2009, 02:17 PM
Dân trí
Thứ Năm, 01/10/2009
Indonesia lại rung chuyển bởi trận động đất thứ 2
Đảo Sumatra của Indonesia sáng nay tiếp tục rung chuyển bởi một trận động đất mạnh, chỉ chưa đầy một ngày sau trận động đất 7,6 độ richter chiều qua, tàn phá nhiều khu vực của hòn đảo này, khiến số người thiệt mạng đã tăng lên 529.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/01/indo_quake11094.jpg
Một trung tâm thương mại ở Padang đã bị sập sau trận động đất chiều qua.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay, trận động đất sáng 1/10 mạnh 6,8 độ richter xảy ra vào lúc 9h31 giờ địa phương ở độ sâu 24km, cách thành phố Padang trên đảo Sumatra khoảng 240km về phía nam.
Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại từ trận động đất thứ 2.
Trận động đất thứ nhất mạnh 7,6 độ richter (Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ban đầu cho biết trận động đất mạnh 7,9 độ richter) xảy ra vào 17h16 phút giờ địa phương ngày 30/9 ở độ sâu 80km, cách thành phố Padang khoảng 53 km về phía tây bắc.
Các quan chức địa phương cho hay, ít nhất 200 thi thể đã được tìm thấy sau trận động đất đầu tiên, vốn gây lở đất và mất điện trên diện rộng. Hàng nghìn người được cho là vẫn bị mắc kẹt trong những tòa nhà đổ sập - trong đó có các bệnh viện, một khách sạn và một phòng học. Số người thiệt mạng được dự báo còn gia tăng.
Trung tâm khủng hoảng của Bộ xã hội Indonesia, cho hay số người thiệt mạng trong trận động đất 7,6 độ richter chiều ngày 30/9 đã tăng lên đến 529, với 376 người ở Padang, số còn lại ở 4 quận lân cận. Ngoài ra, 440 người khác bị thương rất nặng.
Trận động đất chiều qua đã gây ra các vụ hỏa hoạn, làm hỏng nhiều tuyến đường, gây mất điện và thông tin liên lạc tới Padang - thành phố ven biển với khoảng 900.000 dân - bị tê liệt. Hàng nghìn người rời bỏ nhà cửa trong hoảng loạn do lo sợ sóng thần.
Người dân tại thủ đô Jakarta, cách Padang khoảng 940km, chiều qua cũng cảm nhận được dư chấn của trận động đất. Nhiều tòa nhà tại các quốc gia láng giềng như Malaysia và Singapore cũng bị lắc lư, khiến các nhà chức trách địa phương phải ra lệnh sơ tán người dân khỏi các khu nhà cao tầng.
Tại Padang, thủ phủ của tỉnh Tây Sumatra, trận động đất mạnh tới nỗi người dân phải nằm ngồi sụp xuống đất để tránh bị ngã. Trẻ em la hét khi hàng nghìn người lũ lượt kéo nhau đi sơ tán khỏi khu vực ven biển. Ô tô, xe máy xếp thành hàng dài trên những tuyến phố, còi xe inh ỏi.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/01/indo_quake11093.jpg
Còn nhiều người bị mắc kẹt trong các đống đổ nát.
Phát ngôn viên Cơ quan quản lý thảm hoạ Indonesia, Priyadi Kardono, cho biết ít nhất 500 ngôi nhà tại Padang đã bị sập hoặc bị hư hại nghiêm trọng. 200 thi thể được tìm thấy trong các đống đổ nát tại đây. Tuy nhiên, chưa rõ quy mô của thiệt hại tại các khu vực xung quanh do thông tin liên lạc bị cắt đứt.
Thống đốc thành phố Padang đã đưa ra lời kêu gọi trợ giúp các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất trên đài phát thanh el-Shinta của Indonesia.
"Chúng tôi có quá nhiều nạn nhân... và thiếu nước sạch, điện, thông tin liên lạc. Chúng tôi thực sự cần sự trợ giúp. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy tới Padang để tìm kiếm các thi thể và trợ giúp những người bị thương", Thị trưởng Padang Fauzi Bahar nói.
Ông Bahar cho biết thêm, riêng tại Padang, hàng trăm người đã bị mắc kẹt trong các tòa nhà đổ sập, trong đó có 1 khách sạn 4 sao. Những tòa nhà khác bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng là các bệnh viện, nhà thờ, một trường học và một trung tâm mua sắm.
Các quan chức cho hay, trận động đất hôm qua là một trong những trận động đất mạnh nhất tại Indonesia trong vài năm gần đây và có thể còn mạnh hơn cả trận động đất hồi năm 2006 làm hơn 5.000 người thiệt mạng.
Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất. Hồi năm 2004, một trận động đất rất mạnh ở ngoài khơi Sumatra đã gây ra trận sóng thần kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người ở châu Á, trong đó Indonesia thiệt hại nặng nề nhất về người.
An Bình
Theo AP, BBC
suongkhoimay
10-01-2009, 03:33 PM
Dân tri
Thứ Năm, 01/10/2009 - 6:45 AM
Động đất ở Indonesia: Hơn 1.000 người có thể đã chết
Trận động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra chiều qua ngoài khơi đảo Sumatra có thể đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, khiến hàng nghìn ngôi nhà đổ sập - các quan chức Indonesia sáng nay cho biết.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong1.jpg
Theo lời Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla, còn nhiều người bị chôn vùi dưới các khách sạn, trường học, bệnh viện và nhà ở hiện chỉ còn là đống gạch vụn.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong2.jpg
Những sinh viên sống sót vừa thoát khỏi toà nhà bị sập trong trường...
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong3.jpg
... nhiều bạn bè của họ còn mắc kẹt dưới toà nhà đổ
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong4.jpg
Nhà cửa bốc cháy sau trận động đất
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong6.jpg
Quan chức phụ trách trung tâm khủng hoảng thuộc Bộ Y tế cho rằng số người chế có thể vượt 1.000, khi các nhóm cứu hộ bắt đầu tiến vào những khu vực gần như bị cô lập do mất điện và mất tín hiệu thông tin.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong8.jpg
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong9.jpg
Cảnh hoang tàn và chết chóc
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong10.jpg
Truyền hình chiếu cảnh xác nạn nhân dưới đống đổ nát
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong12.jpg
Một du khách phương Tây may mắn thoát chết đang giúp dân địa phương tìm người thân.
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương đã ban bố cảnh báo sóng thần cho Indonesia, Malaysia, Ấn Ðộ và Thái Lan. Cảnh báo này sau đó đã được dỡ bỏ.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong5.jpg
Người dân tập trung trước cửa Văn phòng Thống đốc sau khi động đất xảy ra.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong11.jpg
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết trận động đất mạnh 7,9 độ richter và tâm chấn nằm cách
thủ đô Jakarta khoảng 600 km về hướng tây bắc.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong14.jpg
Trận động đất ngoài khơi Padang xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi một trận động đất mạnh
hơn 8 độ richter đã làm ít nhất 120 người thiệt mạng ở quần đảo Samoa, Nam Thái Bình Dương.
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/10/01/11009.dong13.jpg
Trận động đất với cường độ mạnh khiến nỗi lo sợ bao trùm khắp thành phố Padang có khoảng 900.000 dân
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.