Dan Lee
10-01-2009, 09:13 PM
THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG
Têrêsa Hài Đồng Giêsu sinh năm 1873, qua đời năm 1897, quả là một vị thánh rất trẻ, chỉ sống được 24 tuổi đời. Một vị thánh rất hợp thời. Một vị thánh rất gần với chúng ta. Cũng là một trong những khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo, đã được Đức Piô XI tôn phong làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê của mấy thế kỷ trước. Thánh nữ được phong tiến sĩ Hội Thánh 1997.
Trong đêm thứ sáu Tuần Thánh năm 1896, chị bị ho ra máu lần đầu tiên. Mười tám tháng cuối cùng là một cuộc tử đạo triền miên. Chị qua đời ngày 30.9.1897, hưởng dương 24 tuổi, với tiếng thì thào : “Lạy Chúa, con yêu Chúa !”
Chúng ta biết được con đường nội tâm của thánh nữ nhờ vào quyển “Lịch sử một tâm hồn” và “Các lời nói” do bà chị ruột cũng là bề trên sưu tập. Têrêsa đi vào cái trọn vẹn, cái vĩ đại : chị muốn yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ ai trên thế giới ; chị muốn dâng mình cho tình yêu nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu ; chị muốn yêu tất cả mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu. Chống lại kiêu ngạo, chị luôn nhận thức mình hoàn toàn bất lực và nếu có làm được gì, đó là do sức mạnh tình yêu của Chúa ban cho.
Đức ái đã cho Têrêsa chìa khóa, để tìm ra ơn gọi và chỗ đứng của chị trong Hội thánh.
Nên thánh bằng đường thơ ấu thiêng liêng.
Từ trước tới nay, chúng ta cho việc nên thánh là khó và chỉ có những linh hồn đặc biệt mới nên thánh được, vì các thánh đã nên thánh bằng những cách thức khác nhau, nhưng cách nào cũng khó khăn, vượt trên khả năng của chúng ta. Nhưng nay thánh nữ đã vạch cho chúng ta con đường mới để nên thánh, đó là “đường thơ ấu thiêng liêng”.
a) Con đường mới.
Chúng ta gọi là con đường mới vì con đường nên thánh này khác hẳn với lối nên thánh cổ truyền mà chúng ta đã biết. Con đường này có những đặc tính tiêu cực và tích cực như ta sẽ thấy dưới đây. Dù tích cực hay tiêu cực, nó cũng khác với đường lối xưa và thích hợp cho hết mọi người để nên thánh. Chúng ta có thể nói được rằng đây là con đường nên thánh của thời đại mới, của thế kỷ 20.
Về phương diện tiêu cực, ta thấy Đường thơ ấu thiêng liêng này có những đặc điểm sau đây :
+ Không có những việc hàm mình kỳ lạ.
Ngày xưa, các thánh được kể lại bằng những câu chuyện về việc hy sinh hãm mình của các ngài. Và ngày nay trong giới giáo hữu thơ ngây, đôi khi người ta còn thích đồng hóa sự thánh thiện anh hùng với những việc khổ hạnh đẫm máu. Đối với họ, một vị thánh tức là một người không ăn, không uống, không ngủ, kiệt sức vì thức khuya, vì đánh tội đủ mọi cách và hủy diệt hay hành hạ thân xác trong những công việc nặng nhọc để chỉ lo nguyên đến việc rỗi linh hồn. Không còn sự sai lầm nào tác hại hơn ! Một số đông tín hữu nghĩ mình không thể nên trọn lành được vì không thể ăn chay, không thể thức khuya và không thể mặc áo nhặm.
Riêng vị đại thánh thành Lisieux, chị đã nhất định gạt bỏ những điều mà thánh nữ quen gọi là “những khổ hạnh của các thánh nhân”. Hơn thế, chị còn tỏ thái độ đối lập rõ rệt, ngoại trừ vài rường hợp đặc biệt. Thoạt đầu Têrêsa đã tưởng là phải dấn thân vào con đường khổ hạnh vượt sức mình ấy... Không cần bàn cãi, nhiều bản văn đã chứng tỏ thánh nữ đã loại ra khỏi đường thơ ấu thiêng liêng của Ngài những hãm mình phạt xác kỳ lạ và những lối quá khổ hạnh của các thánh. (Philipon. Op, Sứ điệp của thánh Têrêsa thành Lisieux)
+ Không có những đặc ân thần bí
Nơi Têrêsa Hài đồng hoàn toàn không có xuất thần, dấu thánh, thị kiến, trừ qủi hay phép lạ. Con người cần phải trở nên nhà pháp thuật kỳ tài nhất của “thế hệ tận hiến” lại không thực thi một dấu lạ nào trong đời sống. Điều này là điều trái ngược với đa số tiểu sử các thánh, chỉ dựa trên những ân thần bí thuộc đủ mọi loại : xuất thần, thị kiến, nạc khải, in dấu thánh, thần thuật trừ qủi, có thiên thần hiện ra, hiểu biết mọi tâm hồn. Ơn nói tiên tri và làm phép lạ...
Thật ra chúng ta cũng tìm ra những dấu vết, những hiện tượng lạ thường, ít ra là năm sáu hiện tượng nếu để ý quan sát đời sống thánh nữ . Nhưng nhiều nếp sống tầm thường cũng có thể có bằng ấy hiện tượng lạ ! Những bằng chứng nêu lên trong tòa án phong thánh đủ để các khía cạnh tiêu cực này, khía cạnh rất đặc sắc về sự thánh thiện của Têrêsa Hài đồng.
+ Không có phương pháp cầu nguyện.
Đời sống cầu nguyện là linh hồn của việc tu đức cho nên vấn đề chúng ta đề cập ở đây thật quan trọng. Nó mạc khải cho chúng ta cái bí thuật kết hợp với Thiên Chúa của các thánh hơn tất cả yếu tố khác.
Chị Têrêsa Hài đồng đã đọc đi đọc lại trong các tác phẩm của Mẹ thánh những đoạn viết rất hay về các điểm : cầu nguyện bằng lời, cầu nguyện bằng trí, cầu nguyện tâm niệm, cầu nguyện tĩnh niệm, cầu nguyện kết hợp. Theo thánh Têrêsa Avila, người cải tổ có công nhất của dòng Kín,” cầu nguyện là tất cả”. Theo Mẹ thánh, bảy nơi ở các linh hồn cũng là bảy bậc thang chính của đời sống cầu nguyện và kết hợp, kể từ những hình thức sơ luợc của sự cầu nguyện hoạt động, đến những phân tích tỉ mỉ về những bậc sống cao siêu trong hôn ước thiêng liêng. Nơi Têrêsa Hài đồng không có một dấu vết của một cấp bậc, một tầng lớp, một thứ hạng nào nhất định ! Truyện Một tâm hồn không giống cuốn Lâu đài linh hồn, vì tuy hai thánh nữ cùng thuộc về một dòng nhưng năng khiếu thiên phú rất khác nhau.
Về điểm căn bản của đời sống cầu nguyện này, cũng như của đời hy sinh khổ hạnh và những đặc ân thần bí, Têrêsa phải là khuôn mẫu thích hợp với “mọi linh hồn thơ ấu”. Phúc âm là linh hồn đời sống cầu nguyện của chị. Đối với chị và số đông linh hồn Kitô hữu, tìm về với Chúa bằng con đường thông thường, thì cầu nguyện phải là “một đà tiến của trái tim”, một cái nhìn ngây thơ hướng về trời, một tiếng gọi tri ân và yêu mến, thốt ra trong cơn thử thách cũng như giữa lúc an vui; nghĩa là một sự gì cao thượng siêu nhiên, có sức phấn khởi linh hồn và nối kết linh hồn vơi Thiên Chúa.
+ Không có những hoạt động hiển hách.
Giữa lớp người có “thế lực hoạt động và ăn nói” có nhiều vị hiển thánh đã sống theo hình ảnh của Thầy chí thánh. Chính các ngài có công rất nhiều trong việc thực hiện những tổ chức cơ sở bác ái, đã có ảnh hưởng sâu xa trong việc hướng dẫn vận mạng quốc gia và xã hội. Chúng ta phải ngỡ ngàng trước thánh Albertô cả, trước sự thông thái phi thường của thánh Augustinô, và thánh Tôma Aquinô... trước chiến công lẫm liệt của thánh nữ Jeanne d’Arc, trước sức mạnh của lời rao giảng và những phép lạ huy hoàng của thánh Vinh sơn Phêriê, trước lòng nhiệt thành truyền giáo của thánh Phanxicô Xaviê, và sau cùng hoạt động cảm hóa dân chúng bằng gương sáng của cha sở họ Ars... Chúng ta còn có thể kể những bằng chứng rõ ràng của các nhà truyền giáo và các thánh tử đạo, của một số lớn các vị lập Dòng. Đời sống thánh thiện của các ngài vẫn còn sáng chói như một thành quả vô song của nhân loại.
Trái lại, trong cuộc sống âm thầm của chị dòng Kín thành Lisieux không có lấy một hoạt động hiển hách hay một công trình bên ngoài nào. Ngay ở toà án phong thánh, chỉ vỏn vẹn một trang kể lại những việc làm nhỏ mọn của chị trong suốt đời dòng kín : lần lượt chị đảm nhận chu đáo những việc nhà giặt, phòng ăn, phòng khách và giữ cửa. Nhiệm vụ đáng chú ý nhất của chị là – chức vụ không được chỉ định rõ – làm phụ tá coi sóc ba hoặc bốn chị đệ tử và tập sinh khó tính. Sống với các chị này, Têrêsa phải luôn luôn cố gắng tận tụy và giữ thái độ cởi mở vui tươi.
Người ta đã lầm trước sự tương phản giữa vẻ tầm thường của những việc Têrêsa làm hằng ngày với sự trọn hảo thần linh thánh nữ dùng để kiện toàn công việc thường nhật ấy. Rồi người ta có thể tự hỏi xem ngoài tấm gương trinh nữ Nazareth, còn có mẫu đời nào cũng siêu vời thánh thiện như những công việc bên ngoài rất tầm thường như thế không ?
b) Đăc tính của con đường mới.
Trong các đặc tính của con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh nữ, ta thấy có mấy đặc tính nổi vượt, đó là : bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường và vui vẻ chấp nhận mọi hy sinh gian khổ.
+ Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Thánh nữ luôn suy niệm lời Chúa với câu :”Hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Với một trực giác kỳ lạ về địa vị thiết yếu của đức khiêm nhường trong đời sống thiêng liêng, thánh Terêsa đã nhấn mạnh về sự thực hành nhân đức này. “Hãy luôn sống như trẻ thơ” theo ý muốn của Chúa Giêsu trong Phúc âm, Ngài chẳng muốn nói với ta rằng :”Nước Trời thuộc về người giống như trẻ nhỏ” sao ? Người có đặc ân của Chúa Giêsu là kẻ bé thơ.
Tự đáy lòng, Têrêsa cảm thấy rằng chướng ngại đầu tiên và lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chúng ta là bản ngã riêng của ta. Để đưa ta đến sự trọn lành, ta quá tin tưởng vào sức riêng và tưởng phải làm những việc kỳ lạ, cho đến khi sa ngã, ta mới có kinh nghiệm là mình bất lực và hư vô. Chỉ lúc đó ta mới hiểu lời Thầy Chí thánh “Không có Thầy các con không thể làm gì được”. Trẻ nhỏ đã ý thức được sự yếu hèn của mình, nó cảm thấy mình nghèo khó, thiếu thốn mọi sự và hoàn toàn lệ thuộc.
Chiếm hữu được chân lý nền tảng này, thánh nữ đã lấy TRẺ THƠ làm mẫu mực cho đến cuối đời.
Chị hướng dẫn các linh hồn đến sự thánh thiện là bằng đức tính khiêm như Chúa đã chẳng nói :”Kẻ giống trẻ nhỏ sẽ lớn nhất trong nước trời” sao ? Và khi người ta bảo rằng điều đó không hợp với mọi người, Têrêsa trả lời :”Nếu tôi chết lúc, tám, mười tuổi, nếu tôi ở trong nhiều tu viện, lãnh nhiều trách nhiệm, tôi cũng cảm thấy rõ ràng tôi vẫn nhỏ bé như ngày nay”. Người ta có thể được cất lên địa vị rất cao mà vẫn nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa.
+ Từ bỏ mình.
Thánh nữ quên mình đi, coi mình là hèn mọn hư vô và đặt tất cả sự tin tưởng của mình vào tình thương vô biên của Chúa. Người muốn sống để làm đẹp lòng Chúa, yêu mến và làm cho người ta yêu mến Chúa. Nhưng muốn được thế, thánh nữ đã sống hết sức quảng đại đối với Chúa, đã từ bỏ mình đi để sống cho Chúa và với chị em. Thánh nữ luôn ví mình như bông hoa hồng được dâng tiến Chúa :
Chúa ơi, này đóa hoa hồng,
Trên bàn thờ Chúa hương nồng sắc tươi,
Con đây mơ ước này thôi :
Tách từng cánh một, Chúa Trời, hiến dâng.
Thánh nữ đã cảm nghiệm thấy lời Chúa “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Ta” là cần thiết, nên việc cắt tỉa ý riêng mình là cần thiết để cho phù hợp với ý Chúa. Người làm vườn mà vì thương hại cây hồng không muốn bạo tay cắt những cành sâu đi, thì không phải là một người làm vườn khéo : cây hồng được “nuông chiều” như thế cũng không thể nở hoa được ... Người không muốn quên mình cũng không bao giờ có ý chí vững chắc.
Người ta nói : 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con sô 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm sao thành 7 được, mà vẫn là 3, 4. Thánh Têrêsa đã biết quên mình đi, hòa tan ý riêng của mình vào thánh ý Chúa để hoàn toàn sống cho Chúa và chỉ làm những điều gì Chúa muốn.
Sự từ bỏ mình đã thúc đẩy Têrêsa yêu mến thánh giá như ngài đã viết trong Một tâm hồn :”Khi ai muốn đạt tới đích kỳ vọng, dĩ nhiên người ấy phải dùng phương thế, Đức Giêsu đã cho con biết phương thế cứu rỗi các linh hồn là THÁNH GIÁ, cho nên càng gặp nhiều thánh giá, lòng ái mộ, chịu đau khổ của con càng thêm nồng nàn hăng hái. Trong 5 năm qua, con đã bước đi con đường ấy, con đi thì con biết, chớ chẳng ai biết con đi. Ấy chính là một hoa mọn mọc nơi xó xỉnh chẳng ai thèm biết tới mà con muốn dâng tiến Chúa đấy. Hoa mọn này còn chút hương thơm nào, chỉ bốc theo đường thẳng lên trời thôi”. (Một tâm hồn, tr 132)
+ Chấp nhận trong vui tươi.
Đường lối nên thánh của thánh nữ gạt bỏ tất cả những việc hãm mình lớn lao mà mình tự tạo ra, trái lại, Têrêsa chỉ cố gắng chấp nhận tất cả mọi sự việc trong hiện tại, dù muốn hay không. Thái độ đó là thái độ CHẤP NHẬN. Nhưng chấp nhận có thể là thái độ chấp nhận miễn cưỡng hay tự ý, vui tươi hay rầu rĩ ! Đối với thánh nữ, việc gì xẩy đến cũng là do thánh ý Chúa, cho nên Ngài nhận lấy cách thực tình và vui tươi. Tinh thần vui tươi phấn khởi trước những hy sinh còn được thánh nữ ghi lại trong nhiều vần thơ :
Nếu Chúa chẳng đoái hoài ve vuốt,
Con vẫn tươi cười trước khổ đau.
Mỉm cười với Chúa tôi thờ,
Đó là thiên quốc thỏa mơ ước rồi.
Thiết tưởng không cần làm gì thêm để hãm mình, để nên thánh, cứ vui lòng chấp nhận cảnh sống hiện tại với muôn vàn việc xẩy đến vui cũng như buồn, vừa ý cũng như trái ý. Nên thánh ở chỗ chấp nhận mọi hy sinh đau khổ mà nét mặt vẫn vui tươi, không cho ai biết mình đang phải đau khổ. Chính Terêsa ở vào trong hoàn cảnh đó : ai cũng cho là Têrêsa sung sướng vì có chị làm Mẹ Bề trên chắc chắn được nuông chiều, hơn nữ nét mặt của Têrêsa lúc nào cũng tỏ ra vui tươi hớn hở ; nhưng Têrêsa cho biết : chính cái đó cũng làm cho mình đau khổ thêm mà không ai biết.
THẦN HỌC VỀ SỰ BÉ NHỎ :
Thiên Chúa đã chọn những gì bé nhỏ, yếu hèn. Nhìn sâu vào mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm thánh giá, mầu nhiệm Thanh Thể, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn những con đường rất khiêm hạ. Thiên Chúa mặc khải chính mình trong những hình thức không chút gì là quyền lực. Chúa mặc khải tình yêu của Ngài. Tình yêu là một sức mạnh mà không một phạm trù nào về quyền lực có thể diễn tả được, nhưng lại rất hùng hồn khi tự hạ hy sinh.
Chúa chọn những sứ giả tình yêu để họ cộng tác vào việc xây dựng Nước Tình Yêu của Ngài. Đây cung là những chọn lựa do lòng thương xót của Ngài, chứ không do công phúc và áp lực của bất cứ ai. Ngài có thể chọn những con người bé mọn yếu hèn. Trong cuốn Tự Thuật, Têrêsa kể lại: Một hôm, trong phòng, Têrêsa tình cờ mở Phúc Âm và gặp ngay đoạn viết : "Chúa Giêsu lên núi, Ngài kêu gọi những kẻ Ngài muốn; và họ đã đến với Ngài" (Mc 3, 13). Đó là mầu nhiệm ơn gọi của tôi… Chúa đã không gọi những người xứng đáng, nhưng kêu gọi những người Chúa muốn, như thánh Phaolô đã viết : "Chúa thương xót những người Chúa ưa thích và Chúa xót thương kẻ Chúa muốn xót thương. Như thế sự được ơn không phải là công trình của kẻ muốn hoặc kẻ chạy chọt, nhưng là của Chúa thương xót mà thôi" (Rm 9, 15-16).
Têrêsa rất ý thức chân lý đó, Ngài còn đi xa hơn, khi khẳng định rằng: Chúa thương Ngài không phải vì Ngài có công phúc gì, mà chính sự yếu đuối bé nhỏ của Ngài. Hơn nữa Têrêsa còn quả quyết : "Cuối đời, con sẽ tay không ra trước mặt Chúa. Bởi vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các việc con làm. Con biết tất cả các việc công chính của chúng con đều mang vết nhơ trước mặt Chúa." Têrêsa nhận biết sự khó nghèo thiêng liêng và bé nhỏ của mình, ngài chỉ trông cậy vào ơn thương xót Chúa mà thôi.
Qua thánh nữ Têrêsa, Chúa đang kêu gọi mọi người, nhất là những người tự mãn cho mình là đạo đức, hãy trở về tinh thần khiêm tốn, khó nghèo và bé mọn. "Ai hạ mình xuớng như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong nước Thiên Chúa" (Mt18, 4). Lời Chúa trên đây ghi lớn trên trần nhà nguyện Dòng kín Carmel là một bài thần học rất quan trọng cho Hội Thánh tương lai.
Kết luận
Têrêsa đã vui lòng chịu đau khổ trong tăm tối bởi vì Ngài đã nhận ra rằng trong nhiều cách Ngài rơi vào cảnh tăm tối mà trong đó có nhiều thử thách vây kín. Ngài nhận ra với những người không tin, những người mà Ngài gọi là “anh chị em” của Ngài, gần gũi họ hơn nữa. Ngài đã làm cho nhận thức của Ngài đối về họ cách rõ ràng hơn trong câu chuyện về một vương quốc tăm tối, đã không nhận ra Vua của Ánh Sáng đã đến ở giữa họ trong 33 năm:
Lạy Chúa, con cái Chúa đã hiểu về ánh sáng thánh thiêng của Ngài và xin Ngài tha thứ cho những anh chị em đó. Thiên Chúa đã trao cho Thánh nữ chén đắng bao lâu mà muốn; Ngài đã không ước mong được thoát khỏi những đắng cay mà Thiên Chúa dành cho các những tội nhân đáng thương phải chịu. Ngài không thể nói là nhân danh cá nhân Ngài mà là nhân danh những anh chị em của Ngài, “Xin thương xót con cùng, lạy Chúa, vì chúng con là những tội nhân đáng thương”. Ôi! Lạy Chúa đừng xét xử chúng con. Có thể tất cả những ai mà không được ngọn lửa đức tin soi sáng thì một ngày nào đó sẽ được ánh sáng chiếu soi. Ôi lạy Chúa Giêsu! Nếu cần thiết thì xin Ngài hãy thanh tẩy những kẻ gây ra tội lỗi vì một linh hồn yêu mến Ngài, kế đến con ước ao được đón nhận thử thách vì những lỗi lầm đó đến khi mà Chúa sẵn sàng mang con đi vào trong vương quốc Ánh sáng của Ngài. Ân sủng duy nhất con van xin Ngài đó là đừng để con bao giờ xúc phạm đến Ngài.
Têrêsa thật sự là một vị thánh thời đại, là một mẫu gương của thời đại – bởi vì Ngài đã chết trong sự tăm tối của ngờ vực mà nhiều người đương thời của Thánh nữ đã lạc lối. Thánh nữ sẵn sàng vào cõi âm ti nếu Thiên Chúa được tán dương ở đó. Những lời cầu nguyện của Thánh nữ đã được đáp trả. Nhưng địa ngục mà Thiên Chúa đã cho Thánh nữ chính là cơ hội để công bố lòng tin và tình yêu của Thánh nữ là khía cạnh tăm tối trong thời đại của Ngài.
Anmai, CSsR
Têrêsa Hài Đồng Giêsu sinh năm 1873, qua đời năm 1897, quả là một vị thánh rất trẻ, chỉ sống được 24 tuổi đời. Một vị thánh rất hợp thời. Một vị thánh rất gần với chúng ta. Cũng là một trong những khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo, đã được Đức Piô XI tôn phong làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê của mấy thế kỷ trước. Thánh nữ được phong tiến sĩ Hội Thánh 1997.
Trong đêm thứ sáu Tuần Thánh năm 1896, chị bị ho ra máu lần đầu tiên. Mười tám tháng cuối cùng là một cuộc tử đạo triền miên. Chị qua đời ngày 30.9.1897, hưởng dương 24 tuổi, với tiếng thì thào : “Lạy Chúa, con yêu Chúa !”
Chúng ta biết được con đường nội tâm của thánh nữ nhờ vào quyển “Lịch sử một tâm hồn” và “Các lời nói” do bà chị ruột cũng là bề trên sưu tập. Têrêsa đi vào cái trọn vẹn, cái vĩ đại : chị muốn yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ ai trên thế giới ; chị muốn dâng mình cho tình yêu nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu ; chị muốn yêu tất cả mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu. Chống lại kiêu ngạo, chị luôn nhận thức mình hoàn toàn bất lực và nếu có làm được gì, đó là do sức mạnh tình yêu của Chúa ban cho.
Đức ái đã cho Têrêsa chìa khóa, để tìm ra ơn gọi và chỗ đứng của chị trong Hội thánh.
Nên thánh bằng đường thơ ấu thiêng liêng.
Từ trước tới nay, chúng ta cho việc nên thánh là khó và chỉ có những linh hồn đặc biệt mới nên thánh được, vì các thánh đã nên thánh bằng những cách thức khác nhau, nhưng cách nào cũng khó khăn, vượt trên khả năng của chúng ta. Nhưng nay thánh nữ đã vạch cho chúng ta con đường mới để nên thánh, đó là “đường thơ ấu thiêng liêng”.
a) Con đường mới.
Chúng ta gọi là con đường mới vì con đường nên thánh này khác hẳn với lối nên thánh cổ truyền mà chúng ta đã biết. Con đường này có những đặc tính tiêu cực và tích cực như ta sẽ thấy dưới đây. Dù tích cực hay tiêu cực, nó cũng khác với đường lối xưa và thích hợp cho hết mọi người để nên thánh. Chúng ta có thể nói được rằng đây là con đường nên thánh của thời đại mới, của thế kỷ 20.
Về phương diện tiêu cực, ta thấy Đường thơ ấu thiêng liêng này có những đặc điểm sau đây :
+ Không có những việc hàm mình kỳ lạ.
Ngày xưa, các thánh được kể lại bằng những câu chuyện về việc hy sinh hãm mình của các ngài. Và ngày nay trong giới giáo hữu thơ ngây, đôi khi người ta còn thích đồng hóa sự thánh thiện anh hùng với những việc khổ hạnh đẫm máu. Đối với họ, một vị thánh tức là một người không ăn, không uống, không ngủ, kiệt sức vì thức khuya, vì đánh tội đủ mọi cách và hủy diệt hay hành hạ thân xác trong những công việc nặng nhọc để chỉ lo nguyên đến việc rỗi linh hồn. Không còn sự sai lầm nào tác hại hơn ! Một số đông tín hữu nghĩ mình không thể nên trọn lành được vì không thể ăn chay, không thể thức khuya và không thể mặc áo nhặm.
Riêng vị đại thánh thành Lisieux, chị đã nhất định gạt bỏ những điều mà thánh nữ quen gọi là “những khổ hạnh của các thánh nhân”. Hơn thế, chị còn tỏ thái độ đối lập rõ rệt, ngoại trừ vài rường hợp đặc biệt. Thoạt đầu Têrêsa đã tưởng là phải dấn thân vào con đường khổ hạnh vượt sức mình ấy... Không cần bàn cãi, nhiều bản văn đã chứng tỏ thánh nữ đã loại ra khỏi đường thơ ấu thiêng liêng của Ngài những hãm mình phạt xác kỳ lạ và những lối quá khổ hạnh của các thánh. (Philipon. Op, Sứ điệp của thánh Têrêsa thành Lisieux)
+ Không có những đặc ân thần bí
Nơi Têrêsa Hài đồng hoàn toàn không có xuất thần, dấu thánh, thị kiến, trừ qủi hay phép lạ. Con người cần phải trở nên nhà pháp thuật kỳ tài nhất của “thế hệ tận hiến” lại không thực thi một dấu lạ nào trong đời sống. Điều này là điều trái ngược với đa số tiểu sử các thánh, chỉ dựa trên những ân thần bí thuộc đủ mọi loại : xuất thần, thị kiến, nạc khải, in dấu thánh, thần thuật trừ qủi, có thiên thần hiện ra, hiểu biết mọi tâm hồn. Ơn nói tiên tri và làm phép lạ...
Thật ra chúng ta cũng tìm ra những dấu vết, những hiện tượng lạ thường, ít ra là năm sáu hiện tượng nếu để ý quan sát đời sống thánh nữ . Nhưng nhiều nếp sống tầm thường cũng có thể có bằng ấy hiện tượng lạ ! Những bằng chứng nêu lên trong tòa án phong thánh đủ để các khía cạnh tiêu cực này, khía cạnh rất đặc sắc về sự thánh thiện của Têrêsa Hài đồng.
+ Không có phương pháp cầu nguyện.
Đời sống cầu nguyện là linh hồn của việc tu đức cho nên vấn đề chúng ta đề cập ở đây thật quan trọng. Nó mạc khải cho chúng ta cái bí thuật kết hợp với Thiên Chúa của các thánh hơn tất cả yếu tố khác.
Chị Têrêsa Hài đồng đã đọc đi đọc lại trong các tác phẩm của Mẹ thánh những đoạn viết rất hay về các điểm : cầu nguyện bằng lời, cầu nguyện bằng trí, cầu nguyện tâm niệm, cầu nguyện tĩnh niệm, cầu nguyện kết hợp. Theo thánh Têrêsa Avila, người cải tổ có công nhất của dòng Kín,” cầu nguyện là tất cả”. Theo Mẹ thánh, bảy nơi ở các linh hồn cũng là bảy bậc thang chính của đời sống cầu nguyện và kết hợp, kể từ những hình thức sơ luợc của sự cầu nguyện hoạt động, đến những phân tích tỉ mỉ về những bậc sống cao siêu trong hôn ước thiêng liêng. Nơi Têrêsa Hài đồng không có một dấu vết của một cấp bậc, một tầng lớp, một thứ hạng nào nhất định ! Truyện Một tâm hồn không giống cuốn Lâu đài linh hồn, vì tuy hai thánh nữ cùng thuộc về một dòng nhưng năng khiếu thiên phú rất khác nhau.
Về điểm căn bản của đời sống cầu nguyện này, cũng như của đời hy sinh khổ hạnh và những đặc ân thần bí, Têrêsa phải là khuôn mẫu thích hợp với “mọi linh hồn thơ ấu”. Phúc âm là linh hồn đời sống cầu nguyện của chị. Đối với chị và số đông linh hồn Kitô hữu, tìm về với Chúa bằng con đường thông thường, thì cầu nguyện phải là “một đà tiến của trái tim”, một cái nhìn ngây thơ hướng về trời, một tiếng gọi tri ân và yêu mến, thốt ra trong cơn thử thách cũng như giữa lúc an vui; nghĩa là một sự gì cao thượng siêu nhiên, có sức phấn khởi linh hồn và nối kết linh hồn vơi Thiên Chúa.
+ Không có những hoạt động hiển hách.
Giữa lớp người có “thế lực hoạt động và ăn nói” có nhiều vị hiển thánh đã sống theo hình ảnh của Thầy chí thánh. Chính các ngài có công rất nhiều trong việc thực hiện những tổ chức cơ sở bác ái, đã có ảnh hưởng sâu xa trong việc hướng dẫn vận mạng quốc gia và xã hội. Chúng ta phải ngỡ ngàng trước thánh Albertô cả, trước sự thông thái phi thường của thánh Augustinô, và thánh Tôma Aquinô... trước chiến công lẫm liệt của thánh nữ Jeanne d’Arc, trước sức mạnh của lời rao giảng và những phép lạ huy hoàng của thánh Vinh sơn Phêriê, trước lòng nhiệt thành truyền giáo của thánh Phanxicô Xaviê, và sau cùng hoạt động cảm hóa dân chúng bằng gương sáng của cha sở họ Ars... Chúng ta còn có thể kể những bằng chứng rõ ràng của các nhà truyền giáo và các thánh tử đạo, của một số lớn các vị lập Dòng. Đời sống thánh thiện của các ngài vẫn còn sáng chói như một thành quả vô song của nhân loại.
Trái lại, trong cuộc sống âm thầm của chị dòng Kín thành Lisieux không có lấy một hoạt động hiển hách hay một công trình bên ngoài nào. Ngay ở toà án phong thánh, chỉ vỏn vẹn một trang kể lại những việc làm nhỏ mọn của chị trong suốt đời dòng kín : lần lượt chị đảm nhận chu đáo những việc nhà giặt, phòng ăn, phòng khách và giữ cửa. Nhiệm vụ đáng chú ý nhất của chị là – chức vụ không được chỉ định rõ – làm phụ tá coi sóc ba hoặc bốn chị đệ tử và tập sinh khó tính. Sống với các chị này, Têrêsa phải luôn luôn cố gắng tận tụy và giữ thái độ cởi mở vui tươi.
Người ta đã lầm trước sự tương phản giữa vẻ tầm thường của những việc Têrêsa làm hằng ngày với sự trọn hảo thần linh thánh nữ dùng để kiện toàn công việc thường nhật ấy. Rồi người ta có thể tự hỏi xem ngoài tấm gương trinh nữ Nazareth, còn có mẫu đời nào cũng siêu vời thánh thiện như những công việc bên ngoài rất tầm thường như thế không ?
b) Đăc tính của con đường mới.
Trong các đặc tính của con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh nữ, ta thấy có mấy đặc tính nổi vượt, đó là : bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường và vui vẻ chấp nhận mọi hy sinh gian khổ.
+ Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Thánh nữ luôn suy niệm lời Chúa với câu :”Hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Với một trực giác kỳ lạ về địa vị thiết yếu của đức khiêm nhường trong đời sống thiêng liêng, thánh Terêsa đã nhấn mạnh về sự thực hành nhân đức này. “Hãy luôn sống như trẻ thơ” theo ý muốn của Chúa Giêsu trong Phúc âm, Ngài chẳng muốn nói với ta rằng :”Nước Trời thuộc về người giống như trẻ nhỏ” sao ? Người có đặc ân của Chúa Giêsu là kẻ bé thơ.
Tự đáy lòng, Têrêsa cảm thấy rằng chướng ngại đầu tiên và lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chúng ta là bản ngã riêng của ta. Để đưa ta đến sự trọn lành, ta quá tin tưởng vào sức riêng và tưởng phải làm những việc kỳ lạ, cho đến khi sa ngã, ta mới có kinh nghiệm là mình bất lực và hư vô. Chỉ lúc đó ta mới hiểu lời Thầy Chí thánh “Không có Thầy các con không thể làm gì được”. Trẻ nhỏ đã ý thức được sự yếu hèn của mình, nó cảm thấy mình nghèo khó, thiếu thốn mọi sự và hoàn toàn lệ thuộc.
Chiếm hữu được chân lý nền tảng này, thánh nữ đã lấy TRẺ THƠ làm mẫu mực cho đến cuối đời.
Chị hướng dẫn các linh hồn đến sự thánh thiện là bằng đức tính khiêm như Chúa đã chẳng nói :”Kẻ giống trẻ nhỏ sẽ lớn nhất trong nước trời” sao ? Và khi người ta bảo rằng điều đó không hợp với mọi người, Têrêsa trả lời :”Nếu tôi chết lúc, tám, mười tuổi, nếu tôi ở trong nhiều tu viện, lãnh nhiều trách nhiệm, tôi cũng cảm thấy rõ ràng tôi vẫn nhỏ bé như ngày nay”. Người ta có thể được cất lên địa vị rất cao mà vẫn nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa.
+ Từ bỏ mình.
Thánh nữ quên mình đi, coi mình là hèn mọn hư vô và đặt tất cả sự tin tưởng của mình vào tình thương vô biên của Chúa. Người muốn sống để làm đẹp lòng Chúa, yêu mến và làm cho người ta yêu mến Chúa. Nhưng muốn được thế, thánh nữ đã sống hết sức quảng đại đối với Chúa, đã từ bỏ mình đi để sống cho Chúa và với chị em. Thánh nữ luôn ví mình như bông hoa hồng được dâng tiến Chúa :
Chúa ơi, này đóa hoa hồng,
Trên bàn thờ Chúa hương nồng sắc tươi,
Con đây mơ ước này thôi :
Tách từng cánh một, Chúa Trời, hiến dâng.
Thánh nữ đã cảm nghiệm thấy lời Chúa “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Ta” là cần thiết, nên việc cắt tỉa ý riêng mình là cần thiết để cho phù hợp với ý Chúa. Người làm vườn mà vì thương hại cây hồng không muốn bạo tay cắt những cành sâu đi, thì không phải là một người làm vườn khéo : cây hồng được “nuông chiều” như thế cũng không thể nở hoa được ... Người không muốn quên mình cũng không bao giờ có ý chí vững chắc.
Người ta nói : 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con sô 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm sao thành 7 được, mà vẫn là 3, 4. Thánh Têrêsa đã biết quên mình đi, hòa tan ý riêng của mình vào thánh ý Chúa để hoàn toàn sống cho Chúa và chỉ làm những điều gì Chúa muốn.
Sự từ bỏ mình đã thúc đẩy Têrêsa yêu mến thánh giá như ngài đã viết trong Một tâm hồn :”Khi ai muốn đạt tới đích kỳ vọng, dĩ nhiên người ấy phải dùng phương thế, Đức Giêsu đã cho con biết phương thế cứu rỗi các linh hồn là THÁNH GIÁ, cho nên càng gặp nhiều thánh giá, lòng ái mộ, chịu đau khổ của con càng thêm nồng nàn hăng hái. Trong 5 năm qua, con đã bước đi con đường ấy, con đi thì con biết, chớ chẳng ai biết con đi. Ấy chính là một hoa mọn mọc nơi xó xỉnh chẳng ai thèm biết tới mà con muốn dâng tiến Chúa đấy. Hoa mọn này còn chút hương thơm nào, chỉ bốc theo đường thẳng lên trời thôi”. (Một tâm hồn, tr 132)
+ Chấp nhận trong vui tươi.
Đường lối nên thánh của thánh nữ gạt bỏ tất cả những việc hãm mình lớn lao mà mình tự tạo ra, trái lại, Têrêsa chỉ cố gắng chấp nhận tất cả mọi sự việc trong hiện tại, dù muốn hay không. Thái độ đó là thái độ CHẤP NHẬN. Nhưng chấp nhận có thể là thái độ chấp nhận miễn cưỡng hay tự ý, vui tươi hay rầu rĩ ! Đối với thánh nữ, việc gì xẩy đến cũng là do thánh ý Chúa, cho nên Ngài nhận lấy cách thực tình và vui tươi. Tinh thần vui tươi phấn khởi trước những hy sinh còn được thánh nữ ghi lại trong nhiều vần thơ :
Nếu Chúa chẳng đoái hoài ve vuốt,
Con vẫn tươi cười trước khổ đau.
Mỉm cười với Chúa tôi thờ,
Đó là thiên quốc thỏa mơ ước rồi.
Thiết tưởng không cần làm gì thêm để hãm mình, để nên thánh, cứ vui lòng chấp nhận cảnh sống hiện tại với muôn vàn việc xẩy đến vui cũng như buồn, vừa ý cũng như trái ý. Nên thánh ở chỗ chấp nhận mọi hy sinh đau khổ mà nét mặt vẫn vui tươi, không cho ai biết mình đang phải đau khổ. Chính Terêsa ở vào trong hoàn cảnh đó : ai cũng cho là Têrêsa sung sướng vì có chị làm Mẹ Bề trên chắc chắn được nuông chiều, hơn nữ nét mặt của Têrêsa lúc nào cũng tỏ ra vui tươi hớn hở ; nhưng Têrêsa cho biết : chính cái đó cũng làm cho mình đau khổ thêm mà không ai biết.
THẦN HỌC VỀ SỰ BÉ NHỎ :
Thiên Chúa đã chọn những gì bé nhỏ, yếu hèn. Nhìn sâu vào mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm thánh giá, mầu nhiệm Thanh Thể, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn những con đường rất khiêm hạ. Thiên Chúa mặc khải chính mình trong những hình thức không chút gì là quyền lực. Chúa mặc khải tình yêu của Ngài. Tình yêu là một sức mạnh mà không một phạm trù nào về quyền lực có thể diễn tả được, nhưng lại rất hùng hồn khi tự hạ hy sinh.
Chúa chọn những sứ giả tình yêu để họ cộng tác vào việc xây dựng Nước Tình Yêu của Ngài. Đây cung là những chọn lựa do lòng thương xót của Ngài, chứ không do công phúc và áp lực của bất cứ ai. Ngài có thể chọn những con người bé mọn yếu hèn. Trong cuốn Tự Thuật, Têrêsa kể lại: Một hôm, trong phòng, Têrêsa tình cờ mở Phúc Âm và gặp ngay đoạn viết : "Chúa Giêsu lên núi, Ngài kêu gọi những kẻ Ngài muốn; và họ đã đến với Ngài" (Mc 3, 13). Đó là mầu nhiệm ơn gọi của tôi… Chúa đã không gọi những người xứng đáng, nhưng kêu gọi những người Chúa muốn, như thánh Phaolô đã viết : "Chúa thương xót những người Chúa ưa thích và Chúa xót thương kẻ Chúa muốn xót thương. Như thế sự được ơn không phải là công trình của kẻ muốn hoặc kẻ chạy chọt, nhưng là của Chúa thương xót mà thôi" (Rm 9, 15-16).
Têrêsa rất ý thức chân lý đó, Ngài còn đi xa hơn, khi khẳng định rằng: Chúa thương Ngài không phải vì Ngài có công phúc gì, mà chính sự yếu đuối bé nhỏ của Ngài. Hơn nữa Têrêsa còn quả quyết : "Cuối đời, con sẽ tay không ra trước mặt Chúa. Bởi vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các việc con làm. Con biết tất cả các việc công chính của chúng con đều mang vết nhơ trước mặt Chúa." Têrêsa nhận biết sự khó nghèo thiêng liêng và bé nhỏ của mình, ngài chỉ trông cậy vào ơn thương xót Chúa mà thôi.
Qua thánh nữ Têrêsa, Chúa đang kêu gọi mọi người, nhất là những người tự mãn cho mình là đạo đức, hãy trở về tinh thần khiêm tốn, khó nghèo và bé mọn. "Ai hạ mình xuớng như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong nước Thiên Chúa" (Mt18, 4). Lời Chúa trên đây ghi lớn trên trần nhà nguyện Dòng kín Carmel là một bài thần học rất quan trọng cho Hội Thánh tương lai.
Kết luận
Têrêsa đã vui lòng chịu đau khổ trong tăm tối bởi vì Ngài đã nhận ra rằng trong nhiều cách Ngài rơi vào cảnh tăm tối mà trong đó có nhiều thử thách vây kín. Ngài nhận ra với những người không tin, những người mà Ngài gọi là “anh chị em” của Ngài, gần gũi họ hơn nữa. Ngài đã làm cho nhận thức của Ngài đối về họ cách rõ ràng hơn trong câu chuyện về một vương quốc tăm tối, đã không nhận ra Vua của Ánh Sáng đã đến ở giữa họ trong 33 năm:
Lạy Chúa, con cái Chúa đã hiểu về ánh sáng thánh thiêng của Ngài và xin Ngài tha thứ cho những anh chị em đó. Thiên Chúa đã trao cho Thánh nữ chén đắng bao lâu mà muốn; Ngài đã không ước mong được thoát khỏi những đắng cay mà Thiên Chúa dành cho các những tội nhân đáng thương phải chịu. Ngài không thể nói là nhân danh cá nhân Ngài mà là nhân danh những anh chị em của Ngài, “Xin thương xót con cùng, lạy Chúa, vì chúng con là những tội nhân đáng thương”. Ôi! Lạy Chúa đừng xét xử chúng con. Có thể tất cả những ai mà không được ngọn lửa đức tin soi sáng thì một ngày nào đó sẽ được ánh sáng chiếu soi. Ôi lạy Chúa Giêsu! Nếu cần thiết thì xin Ngài hãy thanh tẩy những kẻ gây ra tội lỗi vì một linh hồn yêu mến Ngài, kế đến con ước ao được đón nhận thử thách vì những lỗi lầm đó đến khi mà Chúa sẵn sàng mang con đi vào trong vương quốc Ánh sáng của Ngài. Ân sủng duy nhất con van xin Ngài đó là đừng để con bao giờ xúc phạm đến Ngài.
Têrêsa thật sự là một vị thánh thời đại, là một mẫu gương của thời đại – bởi vì Ngài đã chết trong sự tăm tối của ngờ vực mà nhiều người đương thời của Thánh nữ đã lạc lối. Thánh nữ sẵn sàng vào cõi âm ti nếu Thiên Chúa được tán dương ở đó. Những lời cầu nguyện của Thánh nữ đã được đáp trả. Nhưng địa ngục mà Thiên Chúa đã cho Thánh nữ chính là cơ hội để công bố lòng tin và tình yêu của Thánh nữ là khía cạnh tăm tối trong thời đại của Ngài.
Anmai, CSsR