Dan Lee
10-06-2009, 06:53 PM
“Gió bay từ muôn phía”
tới đây ngập hồn anh,
rồi tình lên chơi vơi.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – Tà Áo Xanh)
(Ga 6: 61)
Tình nghệ sĩ, có là tình chơi vơi, lên như gió. Rất ngập hồn. Hay vẫn là, tà áo xanh. Bay muôn phía. Kín như mây trời. Ngồi chờ sáng?...
Ngồi tản mạn, bần đạo thường tự hỏi: “tình mình bây giờ”, có là tình của nhà Đạo vẫn được bảo, từ lời kinh chăng? Lời kinh Đạo Chúa rất Phúc Âm, vẫn là tình của Kinh Sách. Không tranh chấp. Chẳng kỳ thị. Rất dễ nhận. Bởi lời kinh Chúa phán, chứ không như ca từ người nghệ sĩ vẫn cứ hỏi:
“Sao mùa xuân, lá vẫn rơi?
Sao mùa xuân, lá vẫn bay?
Em ơi, có hoa nào không tàn?
Có trời nào, không mây?
Có tình nào, không phai? (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Tình đời là như thế. Còn, tình người đi Đạo chắc sẽ “không nhạt phai”. Bao giờ. Duy, có tình tự mà người tin vào Đạo Chúa, và Đấng Allah, lại thấy có điều khá lạ . Rất nghịch lý. Nghịch thường. Nghịch lý với nghịch thường ở hai Đạo? Nghịch lý là gì? Nghịch thường là sao? Có gì giống nhau giữa hai đạo, về nghịch lý?
Để hồi đáp, có lẽ cũng nên có một thoáng mạn đàm/định nghĩa về cụm từ này. Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Văn Khôn, trong “Hán Việt từ điển” thì: “nghịch lý” là những gì trái lý lẽ, thường tình.
Với nhà Đạo, nghịch lý là những gì khác với lý sự bình thường. Với, những chuyện rất nghịch nhĩ, khi mới nghe. Nhưng, suy cho kỹ, vẫn là sự thật thường tình, trong đời. Một đời rất Đạo. Một sự thật về yêu thương và tha thứ trong đạo, như Lời Chúa nói ở Tin Mừng thánh Máccô, như:
“Quả thật,
nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót,
còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu"
(Mc 10: 31),
hoặc Tin Mừng thánh Mátthêu:
“Vì kẻ được gọi thì nhiều,
mà người được chọn thì ít.”
(Mt 22: 14)
Mới đây, một tác giả ở Úc, là Lm Herman Roborgh sj có nghiên cứu về những nghịch lý/nghịch thường nơi Đạo Chúa và Hồi giáo, đã tìm ra 5 nghịch lý/nghịch thường “hơi giống nhau” được liệt kê và mạn bàn, ở bên dưới:
Nghịch thường thứ nhất:
Người Đạo Chúa và Hồi giáo, đều coi mình là tôi tớ và bạn của Chúa.
Thánh Kinh nói: Đức Kitô đến, để phục vụ. Chứ, không phải để được phục vụ. Thế nên, người nhà Đạo vẫn coi mình là kẻ tôi đòi. Tức, bày tôi chỉ đòi phục vụ lẫn nhau. Mà thôi. Mặt khác, Đức Giêsu cũng nói: Ngài có quan hệ thân thương/mật thiết với Chúa Cha. Vì thế Ngài gọi:“Abba! Cha ơi!” là như thế. Ngài còn khích lệ những kẻ dấn bước theo Ngài rằng: họ không còn là tôi tớ, nhưng là bạn của Ngài. Ngài muốn dân con/đồ đệ biết đường mà sẻ san tương quan mật thiết với Chúa.
Cũng thế, Kinh Koran gọi các kẻ tin nơi đạo Hồi là tôi tớ của Thiên Chúa. Tức, những người biết từ bỏ chính mình để thần phục và tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa. Vì, Ngài là Đấng Quyền năng sáng láng biết rõ tâm can bí ẩn, của con người. Kinh Koran, cũng nói: Thiên Chúa quan hệ với con người qua cung cách hiền từ, xót thương:“Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu. Ngài tỏ lòng thương xót, hết mọi người.” Tôi tớ nào vững tin sẽ được gọi mời về với tương quan có Chúa, qua Đấng Quyền năng vẫn gần gũi họ. Gần hơn cả tĩnh mạch đưa vào trong tim.
Xem như thế, ca từ người nghệ sĩ ở trên, nên nghe thêm:
“Em còn nhớ anh nói rằng:
khi nào em đến với anh,
xin đừng quên chiếc áo xanh.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đến với anh. Với Chúa. Trong tương quan mật thiết, thân thương, cũng đừng nên quên tấm áo của lòng thanh thanh, trong sạch. Chiếc áo xanh hay lời kinh đêm, là chỉ dẫn về một nghịch lý hoặc nghịch thường khác, ở
bước thứ hai:
Nơi Đạo Chúa và đạo người Hồi, cả hai đều coi niềm tin của con dân mình, là con đường đích thực. Cả hai đều khẳng định về đường lối nhỏ, khác. Nhà Đạo tin Đức Kitô là Con Đường, dẫn đến Chúa. Bởi, chính Chúa đã mặc khải:
“Tôi nói cho các ông hay:
từ phương đông đến phương tây,
nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Áp-Ra-Ham”
(Mt 8: 11).
Xem thế, có thể nói: Hội thánh Công giáo, công nhận người ở ngoài cũng có được ơn cứu độ. Hội thánh, công nhận giá trị của đường nhỏ khác, dẫn đến Chúa.
Tợ như thế, kinh Koran nói: Thiên Chúa chọn đạo Hồi làm tôn giáo rất thực:“Hôm nay, Ta hoàn thiện đạo cho các ngươi. Ta hoàn tất mọi chúc lành để gửi đến với các ngươi. Và, Ta chọn tôn giáo cho các người là đạo Hồi.” Đồng thời, kinh Koran thừa nhận niềm tin của người ở ngoài, như sau: ‘người đạo Hồi, đạo Do Thái, Thiên Chúa giáo hay Sa-bian, đều tin vào Chúa. Tin vào ngày Cánh chung. Mọi đạo đều làm điều tốt lành. Đều được Thiên Chúa thưởng công bội hậu.”
Rõ ràng là thế, mà sao nghệ sĩ xưa, vẫn coi đó như nghịch thường, nên mới viết:
“Lúc anh ra đi, lạnh giá tâm hồn
hoa mai rơi, từng cánh trên đường
lạnh lùng mà đi, tiếc nhớ thêm cho
hoa tàn, nhạc bay theo không gian.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh- bđd)
Thật ra, hoa có tàn/nhạc có “bay theo không gian”, thời gian đi nữa, thì niềm tin người Đạo Chúa, nào phai nhạt? Chắc chắn là thế, như lời kể về
nghịch thường thứ ba, ở hai Đạo:
Điểm thứ ba, mà người Đạo Chúa lẫn đạo Hồi đều công bố sự thật niềm tin của mình, là: vẫn quyết tâm đạt đến đối thoại.
Cụ thể hơn, Tân Ước nói: Đức Giêsu sai phái con dân/đồ đệ Ngài ra đi mà giảng dạy và làm phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần. Và, vào lúc Chúa sinh, Thần thánh trên thiên cung, đã đồng thanh loan tin vui mà hát rằng:”Bình an cho người được hưởng ân huệ của Chúa’. Công Đồng Vatican II đã khích lệ kẻ tin Chúa hãy sống hài hoà, bình an với đạo Hồi. Có nhiều văn kiện, cũng hỗ trợ cuộc đối thoại giữa các kẻ tin vào cùng một Chúa. Dù khác giáo phái.
Cũng thế, truyền thống đạo đức từng đặt nền tảng trên Kinh Koran và luật Sunna của tiên tri Mohammad cũng khuyến khích người đạo Hồi mời gọi mọi người theo đạo của họ, và dặn rằng: “Không nên cưỡng bức người khác theo tôn giáo mình.” Kinh của đạo Hồi, còn khuyến khích người theo đạo này nên kiếm tìm mẫu số chung giữa họ và các đạo khác. Nên, mới bảo:“Đức Chúa của chúng ta và Thiên Chúa của anh em, cũng là Một. Cùng giống nhau.”
Dựa vào các điểm trên, ta tự hỏi: phải chăng nghệ sĩ xưa đã “ngộ”, nên mới hát:
Biết nhau để mà nhớ
nhớ nhau để sầu dâng
tình trần ôi mong manh…” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Mong manh. Tình sầu dâng. Là bởi, người đời chưa nhận ra nghịch thường/nghịch lý,
bước thứ tư:
Nghịch thường bước thứ tư, là: tín hữu hai đạo đều nhận ra phương cách thành kẻ tin: cách bình thường và cách hoàn thiện hơn. Hẳn, kẻ tin chúng ta đều biết: Đức Kitô đến, không phải để phá huỷ lề luật hoặc dẹp bỏ tiên tri. Nhưng, là dạy mọi người biết thực thi phương án tốt nhất. Tức, tuân thủ lề luật, thật đúng cách.
Ngài vẫn dẫn dụ: ‘đó là cửa hẹp. Là, con đường gồ ghề dẫn đến sự sống’. Ngài đã chẳng khuyên răn người thanh niên giàu có, trong Tin Mừng, là:
“Nếu anh muốn trở nên hoàn thiện,
hãy bán tài sản của anh đi
mà đem cho người nghèo,
anh sẽ được một kho tàng trên trời.
Rồi đến theo tôi."
(Mt 19: 21)
Tựa như thế, kinh Koran cũng chuyển đến người người đi theo đạo Hồi, cũng một thông điệp có lời dạy về niềm tin được các ngôn sứ phổ biến từ thời Abraham:
“Người dẫn dắt tôi vào nơi thẳng tắp, chính trực,
vào với niềm tin của Abraham, đấng công chính,
với niềm tin trinh trong,
không phải là đa thần.”
Kinh Koran công nhận mức độ khác nhau để giúp người theo đạo mình, biết đường mà gần gũi đấng Allah. Biết, nói về ‘con đường thẳng tắp’ tạo nhiều thứ; hơn là đòi hỏi qui cách bình thường, nơi kẻ tin. Người đi đạo Sufi, tức đạo có mặt ở trần gian, trước đạo Hồi, cũng đã triển khai ‘con đường’ và ‘trạm dừng chân’, tương tự. Nơi, qua đó kẻ theo đạo Hồi có những bước tiến dài, trong sống đạo.
Có thể là, vì nhớ những chuyện tương tự, nên nghệ sĩ xưa vẫn hát:
“Em còn nhớ anh nói rằng
tâm hồn anh dễ chóng quên
tâm tình anh dễ chóng phai.
Em ơi, có đâu ngờ đến rằng
có tình nào không phai
như tình anh với em.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Nghịch lý/nghịch thường, là ở chỗ: tuy được dạy rằng “tâm hồn anh/tâm em dễ chóng quên”. Tâm hồn anh và mối tình cũng em, cũng dễ phai. Phai hay nhạt, còn tuỳ thuộc cố gắng của kẻ tin. Vẫn cố gắng chống lại sự dữ/ác thần. Để rồi, cầu Chúa ban ơn thứ tha cho riêng mình.
Bước thứ năm:
Thứ tha/hoà giải, là những nghịch lý/nghịch thường bước thứ năm. Ở hai đạo.
Nghịch thường ở đây rất dễ thấy. Nhất là khi, ta nghe Chúa nói:
“Thầy đến
không phải để đem bình an,
nhưng để đem gươm giáo.”
(Mt 10: 34).
Ngài nói thế, để chỉ trích các nhà lĩnh đạo tôn giáo, chỉ biết sống như người giả hình. Và, Ngài từng đuổi đám người buôn thần bán thánh ra khỏi đền thờ, là vì thế. Ngược lại, Ngài còn dạy con dân/đồ đệ biết thứ tha cho kẻ địch thù. Bởi, chính Ngài đã tha cho những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá. Hạ nhục Ngài.
Kinh Koran cũng cho phép người theo đạo Hồi, ‘tranh đấu tuân theo đường lối của Thiên Chúa’, và tuyệt đối ngăn cấm họ gây hấn. Trái lại, Kinh này còn khuyên họ biết hối lỗi và thứ tha. Coi đó, như chọn lựa phải lẽ. Đấu tranh, bao giờ cũng phải được cân bằng với tha thứ. Hối tội.
Nói cách khác, dân con Đạo Chúa lẫn người đi theo đạo Hồi đều thấy chuyện nghịch lý/nghịch thường ở quá trình truyền thống, của đạo mình. Chối bỏ, hoặc tránh né các thực tại nghịch thường/nghịch lý, cũng chẳng lợi ích gì. Trái lại, tất cả những nghịch ngạo ấy đều đi vào cuộc sống của kẻ tin. Nhờ đó, cho ta biết đến sự cao cả của Thiên Chúa. Vẫn luôn hiện diện. Trong trần thế. Nơi ta. (x. Herman Roborgh, Eureka Street 25/6/2009)
Cảm nghiệm điều này, hẳn nghệ sĩ nhà mình đi dần vào kết luận, rất thực tiễn?
“Rồi chiều nào băng giá
tâm hồn tìm đến nhau
Em mơ trong tiếng hát
Anh mơ trong nét bút, đa tình sao.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đa tình sao? Là bởi, “nhạc đời còn ghi những nét thương yêu”, nên người người vẫn mãi ghi đậm các nghịch lý/nghịch thường ở lời dạy, nơi nhà Đạo. Nghịch thường trong cách diễn tả. Nhưng, không nghịch ngạo, trong cuộc sống. Bởi, sống Đạo là sống chung cùng với những nghịch lý/nghịch thường. Của nhiều thứ. Các thứ và những sự, cứ diễn ra hằng ngày, chốn nhân gian. Trần thế. Suy cho cùng, dù gặp nhiều nghịch thường trong cuộc sống, ta vẫn nhớ lời nhắn nhủ từ Đức Chúa, ở Tin Mừng:
“Thần Khí mới làm cho sống,
chứ xác thịt chẳng có ích gì.
Lời Thầy nói với anh em
chính là Thần Khí và là Sự Sống.”
(Ga 6: 61)
Nhờ Thần Khí là Lời, ta hiểu được thế nào là nghịch thường/nghịch lý, trong cuộc sống. Những chuyện rất nghịch và rất thường, vẫn xảy đến. Với ta. Ở đời thường.
Để minh hoạ cho chuyện phiếm hôm nay, mời bạn mời tôi, ta nghe thêm một truyện kể, khá nghịch nhĩ, mà người thường ở huyện vẫn cứ gặp. Trong cuộc đời. Như sau:
“Hai vị cao niên sống ở viện, cứ nhìn trời nhìn đất rồi nhìn nhau, thấy hoài cũng chán. Các cụ rủ nhau ra ghế đá công viên ngồi một chốc, xem trời đất thiên hạ có còn xoay vần theo kiểu nghịch ngạo như trước không. Trong khoảng thời gian rất phút chốc, hai cụ hỏi nhau:
-Này ông bạn, tôi nay 83 cái xuân tròn. Cũng biết khá nhiều chuyện. Chuyện không xuôi rót, trót lọt hoặc chuyện rất bình thường. Nhưng sao dạo này, bọn trẻ cứ làm nhiều chuyện ngược đời, rất khó coi? Còn cụ, cụ có nhận xét gì về những lý lẽ rất nghịch ngạo ấy không? Có khác xưa, không? Tôi thấy nhiều cái ngược đời, nữa đấy cụ.
-Chẳng giấu gì cụ, tuổi tôi đây không bằng tuổi cụ, nhưng cũng thấy mình bây giờ như con nít.
-Con nít nghĩa là làm sao, tôi chẳng hiểu?
-Thưa cụ, tôi có cái cố tật, là: xưa kia, cái gì cũng chơi, cũng thử hết. Vì thế, giờ này mới ra nông nỗi này. Nghĩa là, già đầu mà như con nít. Người thì to lớn. Mà, ăn với uống chỉ tí chút, như trẻ con. Xử sự thì không còn giống như người lớn, vẫn hệt như con trẻ. Muốn ăn là ăn. Muốn ngủ là ngủ. Chẳng giờ giấc. Chẳng nghe ai. Bởi thế nên, các cụ ta hồi xưa nói có lý, chứ đâu nào nghịch ngạo: “một già một trẻ, ngang nhau.”
Già trẻ ngang nhau, có thể là nghịch lý, ở đời thường. Bởi vậy, nên người thường hễ gặp người già hay bọn trẻ, đều “kính nhi viễn chi”. Vẫn đưa các cụ vào viện, như đưa con trẻ vào chốn ‘ký nhi’, để khỏi gặp nghịch cảnh, trong đời mình.
Sống đời nghịch cảnh, có những chuyện nghịch ý, vẫn là chuyện thường rất ngỗ, mà không nghịch. Bởi, có nghịch ngạo hay nghịch biện, nhưng không nghịch luân nghịch đức, là tốt rồi.
Thế nên, lời cuối gửi đến tôi/đến bạn, là ta cứ thế mà sống. Cứ thế, nghe lời giảng dạy của đấng bậc rất cao, nhưng không nghịch. Dù, nghịch biện, nghịch giải. Dù, nghịch liệu, nghịch thuyết. Rất thường tình. Ở trần thế.
Trần Ngọc Mười hai
tới đây ngập hồn anh,
rồi tình lên chơi vơi.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – Tà Áo Xanh)
(Ga 6: 61)
Tình nghệ sĩ, có là tình chơi vơi, lên như gió. Rất ngập hồn. Hay vẫn là, tà áo xanh. Bay muôn phía. Kín như mây trời. Ngồi chờ sáng?...
Ngồi tản mạn, bần đạo thường tự hỏi: “tình mình bây giờ”, có là tình của nhà Đạo vẫn được bảo, từ lời kinh chăng? Lời kinh Đạo Chúa rất Phúc Âm, vẫn là tình của Kinh Sách. Không tranh chấp. Chẳng kỳ thị. Rất dễ nhận. Bởi lời kinh Chúa phán, chứ không như ca từ người nghệ sĩ vẫn cứ hỏi:
“Sao mùa xuân, lá vẫn rơi?
Sao mùa xuân, lá vẫn bay?
Em ơi, có hoa nào không tàn?
Có trời nào, không mây?
Có tình nào, không phai? (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Tình đời là như thế. Còn, tình người đi Đạo chắc sẽ “không nhạt phai”. Bao giờ. Duy, có tình tự mà người tin vào Đạo Chúa, và Đấng Allah, lại thấy có điều khá lạ . Rất nghịch lý. Nghịch thường. Nghịch lý với nghịch thường ở hai Đạo? Nghịch lý là gì? Nghịch thường là sao? Có gì giống nhau giữa hai đạo, về nghịch lý?
Để hồi đáp, có lẽ cũng nên có một thoáng mạn đàm/định nghĩa về cụm từ này. Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Văn Khôn, trong “Hán Việt từ điển” thì: “nghịch lý” là những gì trái lý lẽ, thường tình.
Với nhà Đạo, nghịch lý là những gì khác với lý sự bình thường. Với, những chuyện rất nghịch nhĩ, khi mới nghe. Nhưng, suy cho kỹ, vẫn là sự thật thường tình, trong đời. Một đời rất Đạo. Một sự thật về yêu thương và tha thứ trong đạo, như Lời Chúa nói ở Tin Mừng thánh Máccô, như:
“Quả thật,
nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót,
còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu"
(Mc 10: 31),
hoặc Tin Mừng thánh Mátthêu:
“Vì kẻ được gọi thì nhiều,
mà người được chọn thì ít.”
(Mt 22: 14)
Mới đây, một tác giả ở Úc, là Lm Herman Roborgh sj có nghiên cứu về những nghịch lý/nghịch thường nơi Đạo Chúa và Hồi giáo, đã tìm ra 5 nghịch lý/nghịch thường “hơi giống nhau” được liệt kê và mạn bàn, ở bên dưới:
Nghịch thường thứ nhất:
Người Đạo Chúa và Hồi giáo, đều coi mình là tôi tớ và bạn của Chúa.
Thánh Kinh nói: Đức Kitô đến, để phục vụ. Chứ, không phải để được phục vụ. Thế nên, người nhà Đạo vẫn coi mình là kẻ tôi đòi. Tức, bày tôi chỉ đòi phục vụ lẫn nhau. Mà thôi. Mặt khác, Đức Giêsu cũng nói: Ngài có quan hệ thân thương/mật thiết với Chúa Cha. Vì thế Ngài gọi:“Abba! Cha ơi!” là như thế. Ngài còn khích lệ những kẻ dấn bước theo Ngài rằng: họ không còn là tôi tớ, nhưng là bạn của Ngài. Ngài muốn dân con/đồ đệ biết đường mà sẻ san tương quan mật thiết với Chúa.
Cũng thế, Kinh Koran gọi các kẻ tin nơi đạo Hồi là tôi tớ của Thiên Chúa. Tức, những người biết từ bỏ chính mình để thần phục và tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa. Vì, Ngài là Đấng Quyền năng sáng láng biết rõ tâm can bí ẩn, của con người. Kinh Koran, cũng nói: Thiên Chúa quan hệ với con người qua cung cách hiền từ, xót thương:“Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu. Ngài tỏ lòng thương xót, hết mọi người.” Tôi tớ nào vững tin sẽ được gọi mời về với tương quan có Chúa, qua Đấng Quyền năng vẫn gần gũi họ. Gần hơn cả tĩnh mạch đưa vào trong tim.
Xem như thế, ca từ người nghệ sĩ ở trên, nên nghe thêm:
“Em còn nhớ anh nói rằng:
khi nào em đến với anh,
xin đừng quên chiếc áo xanh.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đến với anh. Với Chúa. Trong tương quan mật thiết, thân thương, cũng đừng nên quên tấm áo của lòng thanh thanh, trong sạch. Chiếc áo xanh hay lời kinh đêm, là chỉ dẫn về một nghịch lý hoặc nghịch thường khác, ở
bước thứ hai:
Nơi Đạo Chúa và đạo người Hồi, cả hai đều coi niềm tin của con dân mình, là con đường đích thực. Cả hai đều khẳng định về đường lối nhỏ, khác. Nhà Đạo tin Đức Kitô là Con Đường, dẫn đến Chúa. Bởi, chính Chúa đã mặc khải:
“Tôi nói cho các ông hay:
từ phương đông đến phương tây,
nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Áp-Ra-Ham”
(Mt 8: 11).
Xem thế, có thể nói: Hội thánh Công giáo, công nhận người ở ngoài cũng có được ơn cứu độ. Hội thánh, công nhận giá trị của đường nhỏ khác, dẫn đến Chúa.
Tợ như thế, kinh Koran nói: Thiên Chúa chọn đạo Hồi làm tôn giáo rất thực:“Hôm nay, Ta hoàn thiện đạo cho các ngươi. Ta hoàn tất mọi chúc lành để gửi đến với các ngươi. Và, Ta chọn tôn giáo cho các người là đạo Hồi.” Đồng thời, kinh Koran thừa nhận niềm tin của người ở ngoài, như sau: ‘người đạo Hồi, đạo Do Thái, Thiên Chúa giáo hay Sa-bian, đều tin vào Chúa. Tin vào ngày Cánh chung. Mọi đạo đều làm điều tốt lành. Đều được Thiên Chúa thưởng công bội hậu.”
Rõ ràng là thế, mà sao nghệ sĩ xưa, vẫn coi đó như nghịch thường, nên mới viết:
“Lúc anh ra đi, lạnh giá tâm hồn
hoa mai rơi, từng cánh trên đường
lạnh lùng mà đi, tiếc nhớ thêm cho
hoa tàn, nhạc bay theo không gian.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh- bđd)
Thật ra, hoa có tàn/nhạc có “bay theo không gian”, thời gian đi nữa, thì niềm tin người Đạo Chúa, nào phai nhạt? Chắc chắn là thế, như lời kể về
nghịch thường thứ ba, ở hai Đạo:
Điểm thứ ba, mà người Đạo Chúa lẫn đạo Hồi đều công bố sự thật niềm tin của mình, là: vẫn quyết tâm đạt đến đối thoại.
Cụ thể hơn, Tân Ước nói: Đức Giêsu sai phái con dân/đồ đệ Ngài ra đi mà giảng dạy và làm phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần. Và, vào lúc Chúa sinh, Thần thánh trên thiên cung, đã đồng thanh loan tin vui mà hát rằng:”Bình an cho người được hưởng ân huệ của Chúa’. Công Đồng Vatican II đã khích lệ kẻ tin Chúa hãy sống hài hoà, bình an với đạo Hồi. Có nhiều văn kiện, cũng hỗ trợ cuộc đối thoại giữa các kẻ tin vào cùng một Chúa. Dù khác giáo phái.
Cũng thế, truyền thống đạo đức từng đặt nền tảng trên Kinh Koran và luật Sunna của tiên tri Mohammad cũng khuyến khích người đạo Hồi mời gọi mọi người theo đạo của họ, và dặn rằng: “Không nên cưỡng bức người khác theo tôn giáo mình.” Kinh của đạo Hồi, còn khuyến khích người theo đạo này nên kiếm tìm mẫu số chung giữa họ và các đạo khác. Nên, mới bảo:“Đức Chúa của chúng ta và Thiên Chúa của anh em, cũng là Một. Cùng giống nhau.”
Dựa vào các điểm trên, ta tự hỏi: phải chăng nghệ sĩ xưa đã “ngộ”, nên mới hát:
Biết nhau để mà nhớ
nhớ nhau để sầu dâng
tình trần ôi mong manh…” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Mong manh. Tình sầu dâng. Là bởi, người đời chưa nhận ra nghịch thường/nghịch lý,
bước thứ tư:
Nghịch thường bước thứ tư, là: tín hữu hai đạo đều nhận ra phương cách thành kẻ tin: cách bình thường và cách hoàn thiện hơn. Hẳn, kẻ tin chúng ta đều biết: Đức Kitô đến, không phải để phá huỷ lề luật hoặc dẹp bỏ tiên tri. Nhưng, là dạy mọi người biết thực thi phương án tốt nhất. Tức, tuân thủ lề luật, thật đúng cách.
Ngài vẫn dẫn dụ: ‘đó là cửa hẹp. Là, con đường gồ ghề dẫn đến sự sống’. Ngài đã chẳng khuyên răn người thanh niên giàu có, trong Tin Mừng, là:
“Nếu anh muốn trở nên hoàn thiện,
hãy bán tài sản của anh đi
mà đem cho người nghèo,
anh sẽ được một kho tàng trên trời.
Rồi đến theo tôi."
(Mt 19: 21)
Tựa như thế, kinh Koran cũng chuyển đến người người đi theo đạo Hồi, cũng một thông điệp có lời dạy về niềm tin được các ngôn sứ phổ biến từ thời Abraham:
“Người dẫn dắt tôi vào nơi thẳng tắp, chính trực,
vào với niềm tin của Abraham, đấng công chính,
với niềm tin trinh trong,
không phải là đa thần.”
Kinh Koran công nhận mức độ khác nhau để giúp người theo đạo mình, biết đường mà gần gũi đấng Allah. Biết, nói về ‘con đường thẳng tắp’ tạo nhiều thứ; hơn là đòi hỏi qui cách bình thường, nơi kẻ tin. Người đi đạo Sufi, tức đạo có mặt ở trần gian, trước đạo Hồi, cũng đã triển khai ‘con đường’ và ‘trạm dừng chân’, tương tự. Nơi, qua đó kẻ theo đạo Hồi có những bước tiến dài, trong sống đạo.
Có thể là, vì nhớ những chuyện tương tự, nên nghệ sĩ xưa vẫn hát:
“Em còn nhớ anh nói rằng
tâm hồn anh dễ chóng quên
tâm tình anh dễ chóng phai.
Em ơi, có đâu ngờ đến rằng
có tình nào không phai
như tình anh với em.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Nghịch lý/nghịch thường, là ở chỗ: tuy được dạy rằng “tâm hồn anh/tâm em dễ chóng quên”. Tâm hồn anh và mối tình cũng em, cũng dễ phai. Phai hay nhạt, còn tuỳ thuộc cố gắng của kẻ tin. Vẫn cố gắng chống lại sự dữ/ác thần. Để rồi, cầu Chúa ban ơn thứ tha cho riêng mình.
Bước thứ năm:
Thứ tha/hoà giải, là những nghịch lý/nghịch thường bước thứ năm. Ở hai đạo.
Nghịch thường ở đây rất dễ thấy. Nhất là khi, ta nghe Chúa nói:
“Thầy đến
không phải để đem bình an,
nhưng để đem gươm giáo.”
(Mt 10: 34).
Ngài nói thế, để chỉ trích các nhà lĩnh đạo tôn giáo, chỉ biết sống như người giả hình. Và, Ngài từng đuổi đám người buôn thần bán thánh ra khỏi đền thờ, là vì thế. Ngược lại, Ngài còn dạy con dân/đồ đệ biết thứ tha cho kẻ địch thù. Bởi, chính Ngài đã tha cho những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá. Hạ nhục Ngài.
Kinh Koran cũng cho phép người theo đạo Hồi, ‘tranh đấu tuân theo đường lối của Thiên Chúa’, và tuyệt đối ngăn cấm họ gây hấn. Trái lại, Kinh này còn khuyên họ biết hối lỗi và thứ tha. Coi đó, như chọn lựa phải lẽ. Đấu tranh, bao giờ cũng phải được cân bằng với tha thứ. Hối tội.
Nói cách khác, dân con Đạo Chúa lẫn người đi theo đạo Hồi đều thấy chuyện nghịch lý/nghịch thường ở quá trình truyền thống, của đạo mình. Chối bỏ, hoặc tránh né các thực tại nghịch thường/nghịch lý, cũng chẳng lợi ích gì. Trái lại, tất cả những nghịch ngạo ấy đều đi vào cuộc sống của kẻ tin. Nhờ đó, cho ta biết đến sự cao cả của Thiên Chúa. Vẫn luôn hiện diện. Trong trần thế. Nơi ta. (x. Herman Roborgh, Eureka Street 25/6/2009)
Cảm nghiệm điều này, hẳn nghệ sĩ nhà mình đi dần vào kết luận, rất thực tiễn?
“Rồi chiều nào băng giá
tâm hồn tìm đến nhau
Em mơ trong tiếng hát
Anh mơ trong nét bút, đa tình sao.” (Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đa tình sao? Là bởi, “nhạc đời còn ghi những nét thương yêu”, nên người người vẫn mãi ghi đậm các nghịch lý/nghịch thường ở lời dạy, nơi nhà Đạo. Nghịch thường trong cách diễn tả. Nhưng, không nghịch ngạo, trong cuộc sống. Bởi, sống Đạo là sống chung cùng với những nghịch lý/nghịch thường. Của nhiều thứ. Các thứ và những sự, cứ diễn ra hằng ngày, chốn nhân gian. Trần thế. Suy cho cùng, dù gặp nhiều nghịch thường trong cuộc sống, ta vẫn nhớ lời nhắn nhủ từ Đức Chúa, ở Tin Mừng:
“Thần Khí mới làm cho sống,
chứ xác thịt chẳng có ích gì.
Lời Thầy nói với anh em
chính là Thần Khí và là Sự Sống.”
(Ga 6: 61)
Nhờ Thần Khí là Lời, ta hiểu được thế nào là nghịch thường/nghịch lý, trong cuộc sống. Những chuyện rất nghịch và rất thường, vẫn xảy đến. Với ta. Ở đời thường.
Để minh hoạ cho chuyện phiếm hôm nay, mời bạn mời tôi, ta nghe thêm một truyện kể, khá nghịch nhĩ, mà người thường ở huyện vẫn cứ gặp. Trong cuộc đời. Như sau:
“Hai vị cao niên sống ở viện, cứ nhìn trời nhìn đất rồi nhìn nhau, thấy hoài cũng chán. Các cụ rủ nhau ra ghế đá công viên ngồi một chốc, xem trời đất thiên hạ có còn xoay vần theo kiểu nghịch ngạo như trước không. Trong khoảng thời gian rất phút chốc, hai cụ hỏi nhau:
-Này ông bạn, tôi nay 83 cái xuân tròn. Cũng biết khá nhiều chuyện. Chuyện không xuôi rót, trót lọt hoặc chuyện rất bình thường. Nhưng sao dạo này, bọn trẻ cứ làm nhiều chuyện ngược đời, rất khó coi? Còn cụ, cụ có nhận xét gì về những lý lẽ rất nghịch ngạo ấy không? Có khác xưa, không? Tôi thấy nhiều cái ngược đời, nữa đấy cụ.
-Chẳng giấu gì cụ, tuổi tôi đây không bằng tuổi cụ, nhưng cũng thấy mình bây giờ như con nít.
-Con nít nghĩa là làm sao, tôi chẳng hiểu?
-Thưa cụ, tôi có cái cố tật, là: xưa kia, cái gì cũng chơi, cũng thử hết. Vì thế, giờ này mới ra nông nỗi này. Nghĩa là, già đầu mà như con nít. Người thì to lớn. Mà, ăn với uống chỉ tí chút, như trẻ con. Xử sự thì không còn giống như người lớn, vẫn hệt như con trẻ. Muốn ăn là ăn. Muốn ngủ là ngủ. Chẳng giờ giấc. Chẳng nghe ai. Bởi thế nên, các cụ ta hồi xưa nói có lý, chứ đâu nào nghịch ngạo: “một già một trẻ, ngang nhau.”
Già trẻ ngang nhau, có thể là nghịch lý, ở đời thường. Bởi vậy, nên người thường hễ gặp người già hay bọn trẻ, đều “kính nhi viễn chi”. Vẫn đưa các cụ vào viện, như đưa con trẻ vào chốn ‘ký nhi’, để khỏi gặp nghịch cảnh, trong đời mình.
Sống đời nghịch cảnh, có những chuyện nghịch ý, vẫn là chuyện thường rất ngỗ, mà không nghịch. Bởi, có nghịch ngạo hay nghịch biện, nhưng không nghịch luân nghịch đức, là tốt rồi.
Thế nên, lời cuối gửi đến tôi/đến bạn, là ta cứ thế mà sống. Cứ thế, nghe lời giảng dạy của đấng bậc rất cao, nhưng không nghịch. Dù, nghịch biện, nghịch giải. Dù, nghịch liệu, nghịch thuyết. Rất thường tình. Ở trần thế.
Trần Ngọc Mười hai