Dan Lee
10-07-2009, 08:36 PM
Chúa Nhật 28 Thường Niên, Năm B
LÀM SAO TIỀN CỦA KHỎI LÀM CẢN TRỞ MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÚA
Kn 7:7-11; Dt 4:12-13; Mc 10:17-30
Sứ điệp Tin Mừng hôm nay kêu gọi người tín hữu minh định lại những giá trị ưu tiên cho cuộc sống. Trong Phúc âm Chúa dạy các tông đồ những giá trị quan trọng cho việc thiết lập và mở mang nước Chúa. Trong bậc thang giá trị của người Kitô giáo thì những giá trị vật chất phải nhường chỗ cho những giá trị tinh thần, và những giá trị tinh thần phải nhường chỗ cho những giá trị thiêng liêng.
Tác giả bài trích sách Khôn ngoan hôm nay nhìn thấy giá trị đích thực là sự khôn ngoan được Chúa ban. Ðạt được sự khôn ngoan là vượt trên hết mọi sự vật ở trần gian. Còn bài Phúc âm nhắc nhở cho người tín hữu việc làm môn đệ đòi hỏi một đức tin quả quyết và lòng tín thác vững bền. Làm môn đệ đòi hỏi người tín hữu phải trả một giá cả nào đó.
Người thanh niên trong Phúc âm không muốn trả giá, không muốn mạo hiểm để làm môn đệ. Anh ta muốn giữ của cải để bảo đảm cho cuộc sống vật chất, để phòng thân, và để dưỡng già. Khi Chúa bảo anh ta bán của cải mà cho người nghèo đói, rồi đi theo Chúa: Anh ta sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải (Mc 10:22). Người thanh niên không muốn trả giá để làm môn đệ. Anh ta đã nhận được nhiều về của cải vật chất mà không muốn chia sẻ để làm vinh danh Chúa. Anh ta muốn giữ của để bảo đảm cho sự an toàn về vật chất và để dưỡng gìà. Của cải vật chất đã ràng buộc anh ta lại mà không cho phép anh đi theo Chúa. Nói tóm lại người thanh niên không có đủ đức tin vì đức tin luôn là lời mời gọi từ bỏ.
Thiên Chúa tạo dựng loài người với những nhu cầu vật chất để giúp cho việc sinh tồn và phát triển đời sống. Vật thái độ của người tín hữu đối với của cải là tâm tình biết ơn: biết ơn Chúa là Ðấng đã ban phát mọi sự để chia sẻ.
Người tín hữu phải nhớ rằng của cải vật chất có thể làm cản trở cho đời sống thiêng liêng và cho phần rỗi linh hồn như Chúa Giêsu cảnh giác: Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao? (Mc 10:23). Rồi Chúa tiếp tục: Con lạc đà chui vào lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (c. 25). Tuy nhiên Chúa cũng nói: Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được (c. 27). Kiểu nói: con lạc đà chui qua lỗ kim là kiểu ngoa ngữ, lối nói phóng đại, có vẻ lạ tai với người đời nay, nhưng lại không lạ tai với người miền Trung Đông, nói tiếng A-ram thời bấy giờ, là tiếng nói hằng ngày của Chúa Giêsu, nên không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa đen. Giàu hay nghèo, tự nó không phải là điều dữ. Giàu hay nghèo tuỳ thuộc vào thái độ của người ta đối với của cải vật chất. Theo tinh thần phúc âm, nếu người ta làm giàu cách bất chính, để lòng trí dính bén vào của cải và coi của cải đời này như là cùng đích, là người ta đi sai đường lối phúc âm.
Trải qua suốt dòng lịch sử Giáo hội, có những người Kitô giáo dâng lời khấn nghèo nàn, đẻ mọi sự làm của chung theo tinh thần siêu thoát phúc âm. Và Chúa Giêsu hứa cho những ai bỏ mọi sự và theo Chúa vì Chúa và vì phúc âm, sẽ nhận được gấp trăm ở đời này và phúc trường sinh ở đời sau (c.29). Không phải ai cũng khấn đức nghèo nàn được. Tuy nhiên ai cũng có thể sống tinh thần nghèo túng và tinh thần siêu thoát của phúc âm. Mỗi người Kitô giáo dù giàu hay nghèo, đi tu hay sống ngoài đời phải cố gắng sống tinh thần siêu thoát của phúc âm khi làm sở hữu chủ của cải và sử dụng không màng của cải, nhưng coi của cải chỉ là phương tiện để duy trì sự sống. Tinh thần siêu thoát của phúc âm phải giúp ta sử dụng, mà không để lòng trí dính bén vào của cải, không coi của cải là cùng đích của cuộc sống.
Khi người ta nói người nọ người kia có vẻ siêu, thì không có nghĩa là người đó lơ là, hờ hững, nhưng chỉ có nghĩa là người đó siêu thoát, nghĩa là vượt lên trên. Ðể có thể sống tinh thần siêu thoát, người tín hữu cần xin cho được ơn khôn ngoan để có thể: Coi của cải đời này chẳng là gì so với Ðức Khôn ngoan (Kn 7:8).
Lời Chúa hôm nay mời gọi người tín hữu phải tự xét xem có sự vật gì đã đang ràng buộc người ta trên đường làm môn đệ, điều gì đã làm cản trở cho mối liên hệ giữa Chúa và mỗi người và có gì làm cản trở cho phần rỗi linh hồn? Có bao giờ ta nghe biết có những người dù có đủ mọi sự, nhưng họ vẫn khắc khoải lo âu và không được hạnh phúc. Tại vì họ thiếu sự gì đó. Thánh Âu-tinh là một trong những người đó. Sau khi bỏ mọi sự để theo Chúa, thánh nhân đã tìm được bình an. Thánh Âu-tinh có nhận định cách sâu xa: Lạy Chúa, con đã được dựng nên cho Chúa mà thôi. Và tâm hồn con còn lo âu khắc khoải cho tới khi được an nghỉ trong Chúa.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn biết sống tinh thần siêu thoát:
Lạy Chúa Giêsu! Ðể dạy loài người bài học,
Chúa đã xuống thế sống đời nghèo khó.
Xin tha thứ những lần con phung phí tiền bạc
cũng như những lần con lười biếng lại còn bủn xỉn,
không chịu làm việc và chia sẻ vào việc từ thiện bác ái.
Xin dạy con biết noi gương Chúa,
tránh những sa hoa phù phiếm
và sống tinh thần nghèo khó
để sứ điệp Phúc âm được tỏ hiện
trong đời sống con. Amen.
LM. Trần Bình Trọng
LÀM SAO TIỀN CỦA KHỎI LÀM CẢN TRỞ MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÚA
Kn 7:7-11; Dt 4:12-13; Mc 10:17-30
Sứ điệp Tin Mừng hôm nay kêu gọi người tín hữu minh định lại những giá trị ưu tiên cho cuộc sống. Trong Phúc âm Chúa dạy các tông đồ những giá trị quan trọng cho việc thiết lập và mở mang nước Chúa. Trong bậc thang giá trị của người Kitô giáo thì những giá trị vật chất phải nhường chỗ cho những giá trị tinh thần, và những giá trị tinh thần phải nhường chỗ cho những giá trị thiêng liêng.
Tác giả bài trích sách Khôn ngoan hôm nay nhìn thấy giá trị đích thực là sự khôn ngoan được Chúa ban. Ðạt được sự khôn ngoan là vượt trên hết mọi sự vật ở trần gian. Còn bài Phúc âm nhắc nhở cho người tín hữu việc làm môn đệ đòi hỏi một đức tin quả quyết và lòng tín thác vững bền. Làm môn đệ đòi hỏi người tín hữu phải trả một giá cả nào đó.
Người thanh niên trong Phúc âm không muốn trả giá, không muốn mạo hiểm để làm môn đệ. Anh ta muốn giữ của cải để bảo đảm cho cuộc sống vật chất, để phòng thân, và để dưỡng già. Khi Chúa bảo anh ta bán của cải mà cho người nghèo đói, rồi đi theo Chúa: Anh ta sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải (Mc 10:22). Người thanh niên không muốn trả giá để làm môn đệ. Anh ta đã nhận được nhiều về của cải vật chất mà không muốn chia sẻ để làm vinh danh Chúa. Anh ta muốn giữ của để bảo đảm cho sự an toàn về vật chất và để dưỡng gìà. Của cải vật chất đã ràng buộc anh ta lại mà không cho phép anh đi theo Chúa. Nói tóm lại người thanh niên không có đủ đức tin vì đức tin luôn là lời mời gọi từ bỏ.
Thiên Chúa tạo dựng loài người với những nhu cầu vật chất để giúp cho việc sinh tồn và phát triển đời sống. Vật thái độ của người tín hữu đối với của cải là tâm tình biết ơn: biết ơn Chúa là Ðấng đã ban phát mọi sự để chia sẻ.
Người tín hữu phải nhớ rằng của cải vật chất có thể làm cản trở cho đời sống thiêng liêng và cho phần rỗi linh hồn như Chúa Giêsu cảnh giác: Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao? (Mc 10:23). Rồi Chúa tiếp tục: Con lạc đà chui vào lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (c. 25). Tuy nhiên Chúa cũng nói: Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được (c. 27). Kiểu nói: con lạc đà chui qua lỗ kim là kiểu ngoa ngữ, lối nói phóng đại, có vẻ lạ tai với người đời nay, nhưng lại không lạ tai với người miền Trung Đông, nói tiếng A-ram thời bấy giờ, là tiếng nói hằng ngày của Chúa Giêsu, nên không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa đen. Giàu hay nghèo, tự nó không phải là điều dữ. Giàu hay nghèo tuỳ thuộc vào thái độ của người ta đối với của cải vật chất. Theo tinh thần phúc âm, nếu người ta làm giàu cách bất chính, để lòng trí dính bén vào của cải và coi của cải đời này như là cùng đích, là người ta đi sai đường lối phúc âm.
Trải qua suốt dòng lịch sử Giáo hội, có những người Kitô giáo dâng lời khấn nghèo nàn, đẻ mọi sự làm của chung theo tinh thần siêu thoát phúc âm. Và Chúa Giêsu hứa cho những ai bỏ mọi sự và theo Chúa vì Chúa và vì phúc âm, sẽ nhận được gấp trăm ở đời này và phúc trường sinh ở đời sau (c.29). Không phải ai cũng khấn đức nghèo nàn được. Tuy nhiên ai cũng có thể sống tinh thần nghèo túng và tinh thần siêu thoát của phúc âm. Mỗi người Kitô giáo dù giàu hay nghèo, đi tu hay sống ngoài đời phải cố gắng sống tinh thần siêu thoát của phúc âm khi làm sở hữu chủ của cải và sử dụng không màng của cải, nhưng coi của cải chỉ là phương tiện để duy trì sự sống. Tinh thần siêu thoát của phúc âm phải giúp ta sử dụng, mà không để lòng trí dính bén vào của cải, không coi của cải là cùng đích của cuộc sống.
Khi người ta nói người nọ người kia có vẻ siêu, thì không có nghĩa là người đó lơ là, hờ hững, nhưng chỉ có nghĩa là người đó siêu thoát, nghĩa là vượt lên trên. Ðể có thể sống tinh thần siêu thoát, người tín hữu cần xin cho được ơn khôn ngoan để có thể: Coi của cải đời này chẳng là gì so với Ðức Khôn ngoan (Kn 7:8).
Lời Chúa hôm nay mời gọi người tín hữu phải tự xét xem có sự vật gì đã đang ràng buộc người ta trên đường làm môn đệ, điều gì đã làm cản trở cho mối liên hệ giữa Chúa và mỗi người và có gì làm cản trở cho phần rỗi linh hồn? Có bao giờ ta nghe biết có những người dù có đủ mọi sự, nhưng họ vẫn khắc khoải lo âu và không được hạnh phúc. Tại vì họ thiếu sự gì đó. Thánh Âu-tinh là một trong những người đó. Sau khi bỏ mọi sự để theo Chúa, thánh nhân đã tìm được bình an. Thánh Âu-tinh có nhận định cách sâu xa: Lạy Chúa, con đã được dựng nên cho Chúa mà thôi. Và tâm hồn con còn lo âu khắc khoải cho tới khi được an nghỉ trong Chúa.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn biết sống tinh thần siêu thoát:
Lạy Chúa Giêsu! Ðể dạy loài người bài học,
Chúa đã xuống thế sống đời nghèo khó.
Xin tha thứ những lần con phung phí tiền bạc
cũng như những lần con lười biếng lại còn bủn xỉn,
không chịu làm việc và chia sẻ vào việc từ thiện bác ái.
Xin dạy con biết noi gương Chúa,
tránh những sa hoa phù phiếm
và sống tinh thần nghèo khó
để sứ điệp Phúc âm được tỏ hiện
trong đời sống con. Amen.
LM. Trần Bình Trọng