Dan Lee
10-07-2009, 08:39 PM
Chúa Nhật 28 thường niên B
Người công chính Tân Ước
(Kn 7,7-11; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30)
Câu chuyện Phúc Âm hôm nay có một khởi đầu đáng mừng và một kết thúc đáng buồn. Một thanh niên tốt có thiện chí, giữ trọn các giới răn của Chúa. Anh còn muốn làm điều tốt hơn nữa để được sự sống đời đời.Chúa Giêsu đem lòng yêu mến người thanh niên này. Chàng trai thật dễ thương. Khắc khoải muốn vươn lên, băn khoăn muốn làm thêm gì đó để nên tốt hơn, thao thức hướng tới trọn lành, một người trẻ có tinh thần cầu tiến. Anh ước mơ một vùng trời lý tưởng. Ước mơ ấy cất tiếng gọi anh đi tìm “Thầy nhân lành” và hỏi: Thưa Thầy, tôi phải làm gì để đạt được ước mơ mà tôi hằng ấp ủ ? Người thanh niên hỏi Chúa Giêsu với tất cả tấm lòng chân thành. Chúa bảo: “Hãy từ bỏ hết tất cả những gì con có rồi theo Ta.”. Nghe xong, người thanh niên buồn bả bỏ đi (Mt 19,20-21). Và từ đó ước mơ của anh héo úa theo dòng đời. Các môn đệ tiếc nuối: sao Thầy không chiêu mộ người thanh niên giàu có này làm môn đệ nhỉ ? Còn Chúa Giêsu thì thương tiếc anh và những người giàu: “Những người giàu có mà vào Nước Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa”.
Niềm hy vọng có một con đường dẫn thẳng đến Thiên Chúa đã khơi dậy niềm vui lớn lao thế nào thì giờ đây lại là một nổi buồn thất vọng chua chát. Phấn khởi gặp Chúa nhưng lại ra đi đầy phiền muộn. Chàng trai trẻ không muốn trả giá, không muốn mạo hiểm làm môn đệ. Anh chỉ muốn giữ của cải đảm bảo cho cuộc sống vật chất, phòng thân, dưỡng già. Muốn theo Chúa Giêsu nhưng anh vấp phải một chướng ngại, một sức khống chế. Đó là lòng gắn bó với của cải. Của cải như tấm kính mờ che lấp ánh sáng khi mà ánh sáng muốn soi vào lòng anh. Người thanh niên này có tất cả để được hạnh phúc nhưng chỉ còn thiếu một điều là khả năng theo Chúa.
Những thanh niên tốt như vậy thời nào cũng có nhưng hiếm có những thanh niên thiết tha đến việc trở nên tốt hơn và lại càng hiếm hoi những người trẻ nhân hậu xứng đáng nên mẫu gương thu hút kẻ khác. Người thanh niên Do thái này là người tốt, sùng đạo và khao khát sự sống đời đời. Anh có duyên may gặp được Chúa Giêsu, một bậc thầy có lòng nhân hậu. Nhưng tiếc thay! Anh không đủ can đảm, không đủ quãng đại bác ái để đáp ứng đòi hỏi của Chúa Giêsu là từ bỏ những gì mình có để theo Ngài.
Chúa đòi hỏi nơi anh điều anh muốn giữ lại vì của cải là chỗ dựa của đời anh. Anh sẵn sàng làm mọi điều Chúa đòi hỏi trừ việc bỏ chỗ dựa này. Nô lệ cho của cải, người thanh niên không đủ can đảm để ra khỏi ràng buộc. Người giàu có không được cứu độ chẳng phải vì họ giàu, nhưng sự trói chặt của vật chất của cải làm cho họ nô lệ và lãng quên Thiên Chúa. Của cải có thể là cạm bẫy che mất lương tâm, cản trở bước đường đến trọn lành. Dân gian thường nói rằng “người giàu lấy của che thân; người nghèo lấy thân che của”. Giàu không phải là tội, nghèo chẳng phải là nhân đức. Điều quan trọng theo tinh thần Phúc âm là thái độ con người trước của cải vật chất.
Bi kịch của người thanh niên cũng là của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng đã từng bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo gì của vật chất. Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Con người làm chủ nó và dần dần nó làm chủ con người, nó trở thành lẽ sống mà con người không thể dứt bỏ. Những tiêu chuẩn con người đang đặt ra để trói buộc nhau như tiền tài, địa vị, danh vọng không thật sự làm cho mình sống thảnh thơi hạnh phúc. Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một tin vui. Có những niềm hạnh phúc lớn lao mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua từng phút giây đang sống. Biết dừng lại đề thưởng thức một nụ cười, một bông hoa, một cử chỉ yêu thương, một việc làm bác ái. Đọc một cuốn sách hay. Một cuộc trò chuyện. Một buổi tối đọc kinh chung trong gia đình, trong khu xóm, dâng một thánh lể sốt sắng, dự một giờ chầu sốt mến…Giàu tiền mà không biết cười, không biết yêu thương, không có niềm vui nội tâm thì cũng chỉ là bất hạnh.Con người còn có những giá trị tinh thần, những giá trị thiêng liêng chứ không chỉ dừng lại nơi cơm áo gạo tiền.
Người thanh niên trong Tin mừng hôm nay là người trẻ đàng hoàng và lương thiện. Anh ta sống một cuộc sống không có gì đáng chê trách. Không có tội lỗi gì đáng phàn nàn. Không có tật xấu để sửa sai. Anh là hình ảnh người công chính Cựu ước chu toàn lề luật. Chúa Giêsu âu yếm nhìn anh và muốn anh tiến thêm một bước nữa để nên người Công Chính Tân Ước. Đó là: bán gia tài bố thí cho người nghèo rồi sẽ có một kho báu trên trời và hãy theo Ngài.Đây là điều kiện nên người công chính Tân ước. Không ngoại tình, không giết người, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt ai, không bất hiếu với cha mẹ. Đó mới là điều kiện thứ nhất sống tốt lành về mặt luân lý. Điều kiện thứ hai là tin và theo Chúa Giêsu. Không phải chỉ cần không làm việc này việc nọ đã là nhân lành, thiện hảo. Người Kitô hữu được mời gọi sống cao hơn. Đó là chia sẽ tình thương với tha nhân, tin và bước theo Chúa mỗi ngày.
Người khôn ngoan thì phải biết nhìn xa trông rộng. Biết bỏ những mối lợi trước mắt để tìm những giá trị vĩnh cửu. Yêu mến Chúa là chìa khóa của sự khôn ngoan. Chọn Chúa là chọn giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu không gì có thể so sánh được.
Trở nên Người Công Chính Tân Ước là yêu mến Chúa trên hết mọi sự và dấn thân theo Ngài đến cùng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Người công chính Tân Ước
(Kn 7,7-11; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30)
Câu chuyện Phúc Âm hôm nay có một khởi đầu đáng mừng và một kết thúc đáng buồn. Một thanh niên tốt có thiện chí, giữ trọn các giới răn của Chúa. Anh còn muốn làm điều tốt hơn nữa để được sự sống đời đời.Chúa Giêsu đem lòng yêu mến người thanh niên này. Chàng trai thật dễ thương. Khắc khoải muốn vươn lên, băn khoăn muốn làm thêm gì đó để nên tốt hơn, thao thức hướng tới trọn lành, một người trẻ có tinh thần cầu tiến. Anh ước mơ một vùng trời lý tưởng. Ước mơ ấy cất tiếng gọi anh đi tìm “Thầy nhân lành” và hỏi: Thưa Thầy, tôi phải làm gì để đạt được ước mơ mà tôi hằng ấp ủ ? Người thanh niên hỏi Chúa Giêsu với tất cả tấm lòng chân thành. Chúa bảo: “Hãy từ bỏ hết tất cả những gì con có rồi theo Ta.”. Nghe xong, người thanh niên buồn bả bỏ đi (Mt 19,20-21). Và từ đó ước mơ của anh héo úa theo dòng đời. Các môn đệ tiếc nuối: sao Thầy không chiêu mộ người thanh niên giàu có này làm môn đệ nhỉ ? Còn Chúa Giêsu thì thương tiếc anh và những người giàu: “Những người giàu có mà vào Nước Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa”.
Niềm hy vọng có một con đường dẫn thẳng đến Thiên Chúa đã khơi dậy niềm vui lớn lao thế nào thì giờ đây lại là một nổi buồn thất vọng chua chát. Phấn khởi gặp Chúa nhưng lại ra đi đầy phiền muộn. Chàng trai trẻ không muốn trả giá, không muốn mạo hiểm làm môn đệ. Anh chỉ muốn giữ của cải đảm bảo cho cuộc sống vật chất, phòng thân, dưỡng già. Muốn theo Chúa Giêsu nhưng anh vấp phải một chướng ngại, một sức khống chế. Đó là lòng gắn bó với của cải. Của cải như tấm kính mờ che lấp ánh sáng khi mà ánh sáng muốn soi vào lòng anh. Người thanh niên này có tất cả để được hạnh phúc nhưng chỉ còn thiếu một điều là khả năng theo Chúa.
Những thanh niên tốt như vậy thời nào cũng có nhưng hiếm có những thanh niên thiết tha đến việc trở nên tốt hơn và lại càng hiếm hoi những người trẻ nhân hậu xứng đáng nên mẫu gương thu hút kẻ khác. Người thanh niên Do thái này là người tốt, sùng đạo và khao khát sự sống đời đời. Anh có duyên may gặp được Chúa Giêsu, một bậc thầy có lòng nhân hậu. Nhưng tiếc thay! Anh không đủ can đảm, không đủ quãng đại bác ái để đáp ứng đòi hỏi của Chúa Giêsu là từ bỏ những gì mình có để theo Ngài.
Chúa đòi hỏi nơi anh điều anh muốn giữ lại vì của cải là chỗ dựa của đời anh. Anh sẵn sàng làm mọi điều Chúa đòi hỏi trừ việc bỏ chỗ dựa này. Nô lệ cho của cải, người thanh niên không đủ can đảm để ra khỏi ràng buộc. Người giàu có không được cứu độ chẳng phải vì họ giàu, nhưng sự trói chặt của vật chất của cải làm cho họ nô lệ và lãng quên Thiên Chúa. Của cải có thể là cạm bẫy che mất lương tâm, cản trở bước đường đến trọn lành. Dân gian thường nói rằng “người giàu lấy của che thân; người nghèo lấy thân che của”. Giàu không phải là tội, nghèo chẳng phải là nhân đức. Điều quan trọng theo tinh thần Phúc âm là thái độ con người trước của cải vật chất.
Bi kịch của người thanh niên cũng là của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng đã từng bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo gì của vật chất. Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Con người làm chủ nó và dần dần nó làm chủ con người, nó trở thành lẽ sống mà con người không thể dứt bỏ. Những tiêu chuẩn con người đang đặt ra để trói buộc nhau như tiền tài, địa vị, danh vọng không thật sự làm cho mình sống thảnh thơi hạnh phúc. Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một tin vui. Có những niềm hạnh phúc lớn lao mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua từng phút giây đang sống. Biết dừng lại đề thưởng thức một nụ cười, một bông hoa, một cử chỉ yêu thương, một việc làm bác ái. Đọc một cuốn sách hay. Một cuộc trò chuyện. Một buổi tối đọc kinh chung trong gia đình, trong khu xóm, dâng một thánh lể sốt sắng, dự một giờ chầu sốt mến…Giàu tiền mà không biết cười, không biết yêu thương, không có niềm vui nội tâm thì cũng chỉ là bất hạnh.Con người còn có những giá trị tinh thần, những giá trị thiêng liêng chứ không chỉ dừng lại nơi cơm áo gạo tiền.
Người thanh niên trong Tin mừng hôm nay là người trẻ đàng hoàng và lương thiện. Anh ta sống một cuộc sống không có gì đáng chê trách. Không có tội lỗi gì đáng phàn nàn. Không có tật xấu để sửa sai. Anh là hình ảnh người công chính Cựu ước chu toàn lề luật. Chúa Giêsu âu yếm nhìn anh và muốn anh tiến thêm một bước nữa để nên người Công Chính Tân Ước. Đó là: bán gia tài bố thí cho người nghèo rồi sẽ có một kho báu trên trời và hãy theo Ngài.Đây là điều kiện nên người công chính Tân ước. Không ngoại tình, không giết người, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt ai, không bất hiếu với cha mẹ. Đó mới là điều kiện thứ nhất sống tốt lành về mặt luân lý. Điều kiện thứ hai là tin và theo Chúa Giêsu. Không phải chỉ cần không làm việc này việc nọ đã là nhân lành, thiện hảo. Người Kitô hữu được mời gọi sống cao hơn. Đó là chia sẽ tình thương với tha nhân, tin và bước theo Chúa mỗi ngày.
Người khôn ngoan thì phải biết nhìn xa trông rộng. Biết bỏ những mối lợi trước mắt để tìm những giá trị vĩnh cửu. Yêu mến Chúa là chìa khóa của sự khôn ngoan. Chọn Chúa là chọn giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu không gì có thể so sánh được.
Trở nên Người Công Chính Tân Ước là yêu mến Chúa trên hết mọi sự và dấn thân theo Ngài đến cùng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An