Dan Lee
10-13-2009, 07:14 PM
TRUYỀN GIÁO BẰNG ĐỜI SỐNG
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt 28,16-20.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ.
Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 nghìn người đã xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. Còn thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đã thành lập nhiều giáo đoàn. Đã đào tạo được nhiều giám mục. Đã viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa.
Nhờ đâu cuộc truyền giáo của các ngài có kết quả lớn lao như thế? Trước hết ta phải kể đến ơn Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho công cuộc truyền giáo thành công. Tuy nhiên cũng phải có sự đóng góp của các ngài. Cuộc đời của hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, trước khi ra đi truyền giáo đã trải qua những bước chuẩn bị chu đáo.
Bước thứ nhất: Gặp gỡ Cha. Thánh Phêrô đã được hạnh phúc sống bên Chúa Giêsu 3 năm trời. Hơn thế nữa, ngài còn được gặp Cha sau khi Chúa Phục Sinh, được Chúa dạy dỗ, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với Cha. Còn thánh Phaolô tuy muộn màng nhưng cũng đã gặp được Chúa trên đường đi Đa mát. Được Chúa trực tiếp dạy dỗ trong những năm tháng sống tại sa mạc. Được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba. Việc gặp gỡ Chúa đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn các ngài. Sau này, các ngài có đi truyền giáo cũng chỉ là để kể lại những điều mắt thấy tai nghe.
Bước thứ hai: Cảm nghiệm được tình thương của Cha. Thánh Phêrô được Cha yêu thương. Điều này ngài đã cảm nghiệm sau 3 năm chung sống với Chúa. Nhưng nhất là sau khi phạm tội chối Thày. Cha vẫn yêu thương tha thứ. Sau khi Phục Sinh, Cha không một lời trách móc. Chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Phêrô, con có mến Thày không?”. Và lạ lùng không thể ngờ, Chúa đặt Phêrô lên làm giáo hoàng, coi sóc Giáo Hội của Chúa. Còn thánh Phaolô, trước kia là một người đi bắt đạo. Nhưng Chúa đã cho ngài được ơn ăn năn trở lại. Và tuyển chọn ngài làm Tông đồ đi rao giảng cho dân ngoại.
Cảm nghiệm tình thương của Chúa, các ngài đã đem hết tình yêu đền đáp. Tình yêu đã làm thay đổi hẳn cuộc đời các ngài.
Bước thứ ba: Thay đổi đời sống. Các ngài đã biến đổi từ những con người yếu hèn nên dũng mạnh. Từ tự tin tự phụ vào sức mình đến chỉ tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa. Từ hoạt động suy nghĩ theo ý riêng đến toàn tâm toàn ý theo ý Cha. Từ sống cho mình đến sống cho Chúa và chết cho Chúa. Tình yêu gắn bó với Cha đến nỗi không có gì có thể tách lìa các ngài ra khỏi Thiên Chúa.
Bước thứ bốn: Hăng hái ra đi truyền giáo. Tình yêu thôi thúc các ngài ra đi làm chứng cho Chúa. Các Ngài đã ra đi không ngừng. Các Ngài sẵn sàng chấp nhận tất cả: làm việc mệt mỏi, gian truân khốn khó, bị xua đuổi, bị chống đối, bị hành hạ, bị giam cầm và sau cùng các Ngài đã hiến mạng sống làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa và Hội Thánh đang mời gọi chúng ta lên đường truyền giáo. Chúng ta tha thiết muốn làm việc truyền giáo. Hãy noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở ba điểm.
Trước hết phải sống thân mật với Cha. Đây chính là nội lực. Gặp được Chúa. Tiếp xúc thân mật với Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của Chúa. Đó là bước khởi đầu quan trọng cho việc truyền giáo.
Tiếp đếân, ta phải thay đổi đời sống. Sống tin cậy phó thác. Sống công bình và nhất là sống bác ái với mọi người.
Sau cùng, hãy hăng hái bắt tay vào việc. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đề nghị với chúng ta hãy làm những việc cụ thể. Đó là phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, sống nêu gương thánh thiện, đối thoại và nhất là hãy kết nghĩa và làm việc bác ái.
Việc kết nghĩa là học hỏi kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn quốc. Vào năm 1983 Hàn quốc có 3 triệu rưỡi người Công giáo. Năm đó, Đức Thánh Cha đi thăm Hàn quốc và phong thánh cho 103 vị tử đạo. Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ hăng hái làm việc truyền giáo. Ngài đưa ra một chương trình đó là mỗi gia đình Công giáo phải truyền giáo cho một gia đình ngoài Công giáo. Mỗi người Công giáo phải truyền giáo cho một người ngoài Công giáo.
Các gia đình Công giáo kết nghĩa với những gia đình ngoài Công giáo. Đi lại thăm viếng, giúp đỡ và giới thiệu Chúa cho họ. Và kết quả thật khả quan. Khoảng 10 năm sau, số giáo dân Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi. Người Công giáo Hàn quốc đã hăng hái làm việc truyền giáo và đã có kết quả.
Tai Hà nội có một người Hàn quốc mở doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp của ông có khoảng 50 công nhân. Trong đó có mấy thanh niên Công giáo. Một hôm ông hỏi họ: Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo cho ai chưa? Mấy thanh niên trả lời: Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám truyền giáo. Ông chủ nói: Thế là các cậu thua tôi rồi. Tôi là đạo mới, chỉ theo đạo khi lập gia đình. Và tôi mới tới Việt Nam được 3 năm thế mà tôi đã thuyết phục được hai người vào đạo.
Lạy Cha xin vì lời bầu cử của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho chúng con những nhà truyền giáo nhiệt thành. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.
1- Hai thánh Phêrô và Phaolô đã trải qua những biến đổi nào trước khi trở thành những nhà truyền giáo lớn của Hội Thánh?
2- Bạn mong muốn trở thành nhà truyền giáo, bạn phải làm gì?
3- Bạn có những kinh nghiệm gì về truyền giáo (của bản thân hoặc của người khác)?
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt 28,16-20.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ.
Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 nghìn người đã xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. Còn thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đã thành lập nhiều giáo đoàn. Đã đào tạo được nhiều giám mục. Đã viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa.
Nhờ đâu cuộc truyền giáo của các ngài có kết quả lớn lao như thế? Trước hết ta phải kể đến ơn Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho công cuộc truyền giáo thành công. Tuy nhiên cũng phải có sự đóng góp của các ngài. Cuộc đời của hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, trước khi ra đi truyền giáo đã trải qua những bước chuẩn bị chu đáo.
Bước thứ nhất: Gặp gỡ Cha. Thánh Phêrô đã được hạnh phúc sống bên Chúa Giêsu 3 năm trời. Hơn thế nữa, ngài còn được gặp Cha sau khi Chúa Phục Sinh, được Chúa dạy dỗ, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với Cha. Còn thánh Phaolô tuy muộn màng nhưng cũng đã gặp được Chúa trên đường đi Đa mát. Được Chúa trực tiếp dạy dỗ trong những năm tháng sống tại sa mạc. Được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba. Việc gặp gỡ Chúa đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn các ngài. Sau này, các ngài có đi truyền giáo cũng chỉ là để kể lại những điều mắt thấy tai nghe.
Bước thứ hai: Cảm nghiệm được tình thương của Cha. Thánh Phêrô được Cha yêu thương. Điều này ngài đã cảm nghiệm sau 3 năm chung sống với Chúa. Nhưng nhất là sau khi phạm tội chối Thày. Cha vẫn yêu thương tha thứ. Sau khi Phục Sinh, Cha không một lời trách móc. Chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Phêrô, con có mến Thày không?”. Và lạ lùng không thể ngờ, Chúa đặt Phêrô lên làm giáo hoàng, coi sóc Giáo Hội của Chúa. Còn thánh Phaolô, trước kia là một người đi bắt đạo. Nhưng Chúa đã cho ngài được ơn ăn năn trở lại. Và tuyển chọn ngài làm Tông đồ đi rao giảng cho dân ngoại.
Cảm nghiệm tình thương của Chúa, các ngài đã đem hết tình yêu đền đáp. Tình yêu đã làm thay đổi hẳn cuộc đời các ngài.
Bước thứ ba: Thay đổi đời sống. Các ngài đã biến đổi từ những con người yếu hèn nên dũng mạnh. Từ tự tin tự phụ vào sức mình đến chỉ tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa. Từ hoạt động suy nghĩ theo ý riêng đến toàn tâm toàn ý theo ý Cha. Từ sống cho mình đến sống cho Chúa và chết cho Chúa. Tình yêu gắn bó với Cha đến nỗi không có gì có thể tách lìa các ngài ra khỏi Thiên Chúa.
Bước thứ bốn: Hăng hái ra đi truyền giáo. Tình yêu thôi thúc các ngài ra đi làm chứng cho Chúa. Các Ngài đã ra đi không ngừng. Các Ngài sẵn sàng chấp nhận tất cả: làm việc mệt mỏi, gian truân khốn khó, bị xua đuổi, bị chống đối, bị hành hạ, bị giam cầm và sau cùng các Ngài đã hiến mạng sống làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa và Hội Thánh đang mời gọi chúng ta lên đường truyền giáo. Chúng ta tha thiết muốn làm việc truyền giáo. Hãy noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở ba điểm.
Trước hết phải sống thân mật với Cha. Đây chính là nội lực. Gặp được Chúa. Tiếp xúc thân mật với Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của Chúa. Đó là bước khởi đầu quan trọng cho việc truyền giáo.
Tiếp đếân, ta phải thay đổi đời sống. Sống tin cậy phó thác. Sống công bình và nhất là sống bác ái với mọi người.
Sau cùng, hãy hăng hái bắt tay vào việc. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đề nghị với chúng ta hãy làm những việc cụ thể. Đó là phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, sống nêu gương thánh thiện, đối thoại và nhất là hãy kết nghĩa và làm việc bác ái.
Việc kết nghĩa là học hỏi kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn quốc. Vào năm 1983 Hàn quốc có 3 triệu rưỡi người Công giáo. Năm đó, Đức Thánh Cha đi thăm Hàn quốc và phong thánh cho 103 vị tử đạo. Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ hăng hái làm việc truyền giáo. Ngài đưa ra một chương trình đó là mỗi gia đình Công giáo phải truyền giáo cho một gia đình ngoài Công giáo. Mỗi người Công giáo phải truyền giáo cho một người ngoài Công giáo.
Các gia đình Công giáo kết nghĩa với những gia đình ngoài Công giáo. Đi lại thăm viếng, giúp đỡ và giới thiệu Chúa cho họ. Và kết quả thật khả quan. Khoảng 10 năm sau, số giáo dân Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi. Người Công giáo Hàn quốc đã hăng hái làm việc truyền giáo và đã có kết quả.
Tai Hà nội có một người Hàn quốc mở doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp của ông có khoảng 50 công nhân. Trong đó có mấy thanh niên Công giáo. Một hôm ông hỏi họ: Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo cho ai chưa? Mấy thanh niên trả lời: Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám truyền giáo. Ông chủ nói: Thế là các cậu thua tôi rồi. Tôi là đạo mới, chỉ theo đạo khi lập gia đình. Và tôi mới tới Việt Nam được 3 năm thế mà tôi đã thuyết phục được hai người vào đạo.
Lạy Cha xin vì lời bầu cử của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho chúng con những nhà truyền giáo nhiệt thành. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.
1- Hai thánh Phêrô và Phaolô đã trải qua những biến đổi nào trước khi trở thành những nhà truyền giáo lớn của Hội Thánh?
2- Bạn mong muốn trở thành nhà truyền giáo, bạn phải làm gì?
3- Bạn có những kinh nghiệm gì về truyền giáo (của bản thân hoặc của người khác)?
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt