Dan Lee
10-20-2009, 06:33 PM
BÁNH VÀ NƯỚC
Chủ đề: "Chúng ta phải bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ người khác chứ không phải để được người khác phục vụ"
Câu cuối cùng trong bài Phúc Âm ngày hôm nay là một trong những câu hỏi nổi bật nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta hãy nghe lại câu ấy: "CON NGƯỜI không đến để được phục vụ, nhưng để Phục vụ và hiến thân cứu chuộc nhiều người". Ít câu nào trong Kinh Thánh tóm tắt được cuộc đời Chúa Giêsu một cách hoàn hảo như thế.
Lần đầu tiên nghe nói về cuộc đời Chúa Giêsu, một Kitô hữu Nhật Bản nổi tiếng tên là Kagawa kêu lên: "Lạy Chúa, xin cho con nên giống Đức Kitô của Ngài". Và để nên giống Đức Kitô hơn, Kagawa đã từ bỏ căn nhà tiện nghi để đến sống trong những khu tồi tàn vùng Tokyo. Ở đó, ông chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho bất cứ ai cần sự giúp đỡ. Trong cuốn sách nhan đề "Quyết Ðịnh Nổi tiếng Về Cuộc Ðời" (Famous Life Decision), Cecil North Cott viết: Kagawa đã cho đi hết áo quần của mình, và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng rách nát tả tơi; vào một dịp khác, dù lâm bệnh rất nặng, ông vẫn tiếp tục thuyết giáo dưới cơn mưa, miệng lập đi lập lại không ngừng, "Thiên Chúa là Tình yêu, Thiên Chúa là Tình yêu. Ở đâu có tình yêu ở đấy có Thiên Chúa".
William Barclay cho chúng ta thấy tâm hồn và trí tuệ của Kagawa qua những lời của Kagawa mà ông trích dẫn như: "Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất, Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những người bệnh hoạn, Ngài đứng về phía những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Thiên Chúa thì hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm bệnh viện trước khi đi dự lễ, hãy giúp đỡ kẻ nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.
Khi đọc về một người như Kagawa, chúng ta nên tự vấn chính mình; chúng ta phải làm sao để có thể sống Phúc Âm một cách nghiêm chỉnh hơn trong đời sống mình? Phải làm sao để bắt chước đời sống phục vụ của Chúa Giêsu một cách thiết thực hơn? Phải làm sao để trở thành Kitô hữu đích thực hơn trong chính gia đình và trong môi trường làm việc của mình?
Dĩ nhiên không ai có thể trả lời dùm chúng ta, vì đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự trả lời lấy, nghĩa là mỗi người đang hiện diện ở đây sẽ phải trả lời những câu hỏi ấy theo cách thức của mình. Tuy nhiên, đừng bao giờ vịn cớ rằng: "Tôi không thể đến những khu tồi tàn ở Tokyo để sống giống như Kagawa đã làm", để rồi chúng ta chẳng làm gì nữa cả; vì nếu chúng ta không thể làm được một điều thật can đảm, thật anh hùng, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn có thể làm được bất cứ việc gì khác.
Tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó dù rất là nhỏ bé và xem ra vô nghĩa, khởi đầu là cho chính những người thân trong gia đình chúng ta, rồi từ đó chúng ta sẽ có những may mắn mở rộng việc phụng sự ra môi trường xa hơn, còn nếu chúng ta không khởi sự ngay từ gia đình mình thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ khởi sự được ở bất cứ nơi nào khác.
Sau đây là một trong những ví dụ hấp dẫn nhất nói về việc phục vụ tha nhân khởi sự từ chính gia đình mình. Đó là câu chuyện được đăng trong tạp chí Leadership (Giới lãnh đạo) cách đây ít lâu:
Một cậu bé nọ cứ cố tình đi học về trễ hoài mà chẳng có lý do gì chính đáng cả, dù đã có biết bao lời khuyên nhủ răn bảo cậu. Cuối cùng, vì quá thất vọng, bố cậu bảo cậu ngồi xuống và nói; "Lần sau con còn về trễ nữa là con chỉ được ăn tối bằng bánh mì với nước lã thôi, ngoài ra không được ăn thứ gì khác nữa nhé. Con nghe rõ chưa?" Cậu bé nhìn thẳng vào mắt cha và gật đầu. Cậu đã hoàn toàn hiểu ý bố cậu.
Vài ngày sau, cậu bé về nhà còn trễ hơn bình thường nữa, Mẹ cậu gặp cậu ở cửa song chẳng nói một lời. Cha cậu gặp cậu trong phòng khách nhưng cũng vẫn chẳng nói lời nào với cậu. Tuy nhiên, tối hôm ấy, khi mọi người quây quần bên bàn ăn, trái tim cậu bé như muốn thót lại khi thấy đĩa cha cậu chất đầy thức ăn, đĩa của mẹ cũng thế, còn đĩa của cậu thì chỉ có một khúc bánh mì, bên cạnh có một ly nước lã, trông hiu quạnh làm sao! Đầu tiên cậu liếc nhìn miếng bánh, sau đó lại nhìn qua ly nước lã. Đây chính là hình phạt bố mẹ cậu đã nói trước với cậu, đáng buồn hơn nữa là tối nay cậu lại cảm thấy đói quá chừng.
J. Allan Peterson, tác giả câu chuyện đã mô tả diễn tiến sự việc như sau: "Người bố chờ cho bầu khí căng thẳng lắng xuống đoạn lặng lẽ cầm chiếc đĩa của cậu đặt trước mặt ông, rồi cầm chiếc đĩa của ông đặt trước mặt cậu bé…" Cậu bé chợt hiểu ngay điều bố cậu đang làm. Bố cậu đã nhận hình phạt mà lẽ ra chính cậu phải chịu vì hành vi bê bối của riêng cậu…. Mãi nhiều năm về sau, chính cậu bé ấy vẫn nhớ đến biến cố và nói: "Chính nhờ hành vi bố tôi đã làm tối hôm ấy, mà suốt cả đời, tôi đã hiểu được Thiên Chúa tốt lành biết bao!".
Câu chuyện trên giúp ta hiểu thật dễ dàng điều Chúa Giêsu muốn ám chỉ qua lời Ngài nói trong Phúc Âm hôm nay; "Con Người…. đến… để hiến mạng cứu chuộc nhiều người". Đức Giêsu đã đến trong thế gian để làm cho chúng ta điều mà bố cậu bé đã làm cho cậu. Ngài đến để đền tội lỗi chúng ta bằng chính cái chết của Ngài trên thập giá.
Vậy, để kết thúc, chúng ta hãy nhớ rằng bài Phúc Âm hôm nay đưa ra cho chúng ta một thách thức; Đó là chúng ta phải hiến mạng sống mình để phụng sự tha nhân như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta và nơi chốn tốt nhất để khởi sự việc này là chính gia đình ta và môi trường làm vịêc của ta. Nếu chúng ta khởi đầu từ những môi trường này, chúng ta sẽ mở rộng được lòng yêu thương phục vụ của chúng ta sang những môi trường khác nữa.
Biết đâu vào một thời gian nào đó, chúng ta sẽ có dịp phục vụ kẻ khác cũng quảng đại như Kagawa đã làm nơi những căn nhà tồi tàn vùng Tokyo. Chúng ta sẽ có thể có dịp phục vụ tha nhân cũng quảng đại như người bố trong câu chuyện đối với đứa con hư của mình. Tuy nhiên, trước khi chúng ta hy vọng có thể bay được thì chúng ta phải tập đi bộ đã. Và bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta bắt đầu tập đi bộ, mời gọi chúng ta bắt đầu phục vụ lẫn nhau, ngay từ trong gia đình và môi trường làm việc của chúng ta; Đó chính là lời mời gọi chúng ta hãy bắt chước Chúa Giêsu là Đấng đã phán"
"Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc nhiều người".
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "Chúng ta phải bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ người khác chứ không phải để được người khác phục vụ"
Câu cuối cùng trong bài Phúc Âm ngày hôm nay là một trong những câu hỏi nổi bật nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta hãy nghe lại câu ấy: "CON NGƯỜI không đến để được phục vụ, nhưng để Phục vụ và hiến thân cứu chuộc nhiều người". Ít câu nào trong Kinh Thánh tóm tắt được cuộc đời Chúa Giêsu một cách hoàn hảo như thế.
Lần đầu tiên nghe nói về cuộc đời Chúa Giêsu, một Kitô hữu Nhật Bản nổi tiếng tên là Kagawa kêu lên: "Lạy Chúa, xin cho con nên giống Đức Kitô của Ngài". Và để nên giống Đức Kitô hơn, Kagawa đã từ bỏ căn nhà tiện nghi để đến sống trong những khu tồi tàn vùng Tokyo. Ở đó, ông chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho bất cứ ai cần sự giúp đỡ. Trong cuốn sách nhan đề "Quyết Ðịnh Nổi tiếng Về Cuộc Ðời" (Famous Life Decision), Cecil North Cott viết: Kagawa đã cho đi hết áo quần của mình, và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng rách nát tả tơi; vào một dịp khác, dù lâm bệnh rất nặng, ông vẫn tiếp tục thuyết giáo dưới cơn mưa, miệng lập đi lập lại không ngừng, "Thiên Chúa là Tình yêu, Thiên Chúa là Tình yêu. Ở đâu có tình yêu ở đấy có Thiên Chúa".
William Barclay cho chúng ta thấy tâm hồn và trí tuệ của Kagawa qua những lời của Kagawa mà ông trích dẫn như: "Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất, Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những người bệnh hoạn, Ngài đứng về phía những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Thiên Chúa thì hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm bệnh viện trước khi đi dự lễ, hãy giúp đỡ kẻ nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.
Khi đọc về một người như Kagawa, chúng ta nên tự vấn chính mình; chúng ta phải làm sao để có thể sống Phúc Âm một cách nghiêm chỉnh hơn trong đời sống mình? Phải làm sao để bắt chước đời sống phục vụ của Chúa Giêsu một cách thiết thực hơn? Phải làm sao để trở thành Kitô hữu đích thực hơn trong chính gia đình và trong môi trường làm việc của mình?
Dĩ nhiên không ai có thể trả lời dùm chúng ta, vì đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự trả lời lấy, nghĩa là mỗi người đang hiện diện ở đây sẽ phải trả lời những câu hỏi ấy theo cách thức của mình. Tuy nhiên, đừng bao giờ vịn cớ rằng: "Tôi không thể đến những khu tồi tàn ở Tokyo để sống giống như Kagawa đã làm", để rồi chúng ta chẳng làm gì nữa cả; vì nếu chúng ta không thể làm được một điều thật can đảm, thật anh hùng, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn có thể làm được bất cứ việc gì khác.
Tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó dù rất là nhỏ bé và xem ra vô nghĩa, khởi đầu là cho chính những người thân trong gia đình chúng ta, rồi từ đó chúng ta sẽ có những may mắn mở rộng việc phụng sự ra môi trường xa hơn, còn nếu chúng ta không khởi sự ngay từ gia đình mình thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ khởi sự được ở bất cứ nơi nào khác.
Sau đây là một trong những ví dụ hấp dẫn nhất nói về việc phục vụ tha nhân khởi sự từ chính gia đình mình. Đó là câu chuyện được đăng trong tạp chí Leadership (Giới lãnh đạo) cách đây ít lâu:
Một cậu bé nọ cứ cố tình đi học về trễ hoài mà chẳng có lý do gì chính đáng cả, dù đã có biết bao lời khuyên nhủ răn bảo cậu. Cuối cùng, vì quá thất vọng, bố cậu bảo cậu ngồi xuống và nói; "Lần sau con còn về trễ nữa là con chỉ được ăn tối bằng bánh mì với nước lã thôi, ngoài ra không được ăn thứ gì khác nữa nhé. Con nghe rõ chưa?" Cậu bé nhìn thẳng vào mắt cha và gật đầu. Cậu đã hoàn toàn hiểu ý bố cậu.
Vài ngày sau, cậu bé về nhà còn trễ hơn bình thường nữa, Mẹ cậu gặp cậu ở cửa song chẳng nói một lời. Cha cậu gặp cậu trong phòng khách nhưng cũng vẫn chẳng nói lời nào với cậu. Tuy nhiên, tối hôm ấy, khi mọi người quây quần bên bàn ăn, trái tim cậu bé như muốn thót lại khi thấy đĩa cha cậu chất đầy thức ăn, đĩa của mẹ cũng thế, còn đĩa của cậu thì chỉ có một khúc bánh mì, bên cạnh có một ly nước lã, trông hiu quạnh làm sao! Đầu tiên cậu liếc nhìn miếng bánh, sau đó lại nhìn qua ly nước lã. Đây chính là hình phạt bố mẹ cậu đã nói trước với cậu, đáng buồn hơn nữa là tối nay cậu lại cảm thấy đói quá chừng.
J. Allan Peterson, tác giả câu chuyện đã mô tả diễn tiến sự việc như sau: "Người bố chờ cho bầu khí căng thẳng lắng xuống đoạn lặng lẽ cầm chiếc đĩa của cậu đặt trước mặt ông, rồi cầm chiếc đĩa của ông đặt trước mặt cậu bé…" Cậu bé chợt hiểu ngay điều bố cậu đang làm. Bố cậu đã nhận hình phạt mà lẽ ra chính cậu phải chịu vì hành vi bê bối của riêng cậu…. Mãi nhiều năm về sau, chính cậu bé ấy vẫn nhớ đến biến cố và nói: "Chính nhờ hành vi bố tôi đã làm tối hôm ấy, mà suốt cả đời, tôi đã hiểu được Thiên Chúa tốt lành biết bao!".
Câu chuyện trên giúp ta hiểu thật dễ dàng điều Chúa Giêsu muốn ám chỉ qua lời Ngài nói trong Phúc Âm hôm nay; "Con Người…. đến… để hiến mạng cứu chuộc nhiều người". Đức Giêsu đã đến trong thế gian để làm cho chúng ta điều mà bố cậu bé đã làm cho cậu. Ngài đến để đền tội lỗi chúng ta bằng chính cái chết của Ngài trên thập giá.
Vậy, để kết thúc, chúng ta hãy nhớ rằng bài Phúc Âm hôm nay đưa ra cho chúng ta một thách thức; Đó là chúng ta phải hiến mạng sống mình để phụng sự tha nhân như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta và nơi chốn tốt nhất để khởi sự việc này là chính gia đình ta và môi trường làm vịêc của ta. Nếu chúng ta khởi đầu từ những môi trường này, chúng ta sẽ mở rộng được lòng yêu thương phục vụ của chúng ta sang những môi trường khác nữa.
Biết đâu vào một thời gian nào đó, chúng ta sẽ có dịp phục vụ kẻ khác cũng quảng đại như Kagawa đã làm nơi những căn nhà tồi tàn vùng Tokyo. Chúng ta sẽ có thể có dịp phục vụ tha nhân cũng quảng đại như người bố trong câu chuyện đối với đứa con hư của mình. Tuy nhiên, trước khi chúng ta hy vọng có thể bay được thì chúng ta phải tập đi bộ đã. Và bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta bắt đầu tập đi bộ, mời gọi chúng ta bắt đầu phục vụ lẫn nhau, ngay từ trong gia đình và môi trường làm việc của chúng ta; Đó chính là lời mời gọi chúng ta hãy bắt chước Chúa Giêsu là Đấng đã phán"
"Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc nhiều người".
Cha Mark Link, S.J.