Dan Lee
10-24-2009, 03:36 PM
QUÁ TRÌNH TÂM LÝ CỦA CHUỘT NHÀ KHI ĂN CẮP DẦU
http://www.vietcatholic.net/pics/4941204.gif
Chuột nhà lần thứ nhất ăn cắp dầu, trong lòng đầy dẫy tội lỗi bất an, nó sám hối rằng: “Hồi nhỏ, mẹ dạy tôi làm người phải thanh thanh bạch bạch, tại sao tôi lại làm việc này để “kị” với người như thế này chứ ? Thật đáng chết cho rồi”.
Lần thứ hai ăn cắp dầu, nó an ủi mình: “Tôi chỉ làm “sai” chút ít, vả lại kẻ khác cũng có lấy, tôi không lấy thì không uổng công cầm”.
Lần thứ ba ăn cắp dầu, nó biện giải, nói dỏng dạc như có lý lắm: “Tôi thật không muốn ăn cắp, chính cái mùi thơm của dầu đã dụ dỗ tôi, sai trái không phải ở nơi tôi”.
Sau lần thứ tư, kiến giải của nó là: “Xã hội này qúa không công bằng, chính là cần phải có người như tôi vậy, để nguồn của cải của xã hội cân bằng một chút…”
Từ đó về sau, chuột nhà không những trân tráo mà còn đàng hoàng ăn trộm.
Đây chính là quá trình tâm lý của chuột nhà khi ăn trộm dầu.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Lương tâm thì chỉ có một, nhưng có lương tâm rộng, lương tâm hẹp, lương tâm bối rối…
Lương tâm rộng thì phán đoán dễ dãi dễ bị ma quỷ lợi dụng, và có khi phạm tội trọng mà vẫn cứ an tâm.
Lương tâm hẹp thì cái gì cũng cho là tội, có khi vì sợ tội (thực ra không phải tội) mà không dám làm việc bác ái.
Ma quỷ thích lợi dụng những người có lương tâm rộng để cám dỗ, và thường là có hiệu quả cao. Khi ta phạm tội, thì nó đưa ra nhiều lý do để nói là không có tội, mà nếu có thì cũng không đáng lắm, và cứ thế, cho đến khi chúng ta đắm mình trong tội mà không biết, “chiêu bài” mà ma quỷ hay sử dụng nhất là: Chúa nhân từ lắm. Ngài không phạt đâu, để tuần sau đi xưng tội… …
Các tu sĩ có lương tâm rộng thì thường biện minh cho công việc của mình khi sai lỗi (hoặc đã lỗi) lời khấn: người ta ai cũng uống rượu mà mình không uống thì lập dị, người ta cười (sợ cười, sợ lập dị so với tội trọng thì cái nào đáng sợ hơn?), hoặc là: mình sống với người ta thì phải như người ta v.v…
Con chuột đã có “lương tâm rộng”, nên dù đã có bốn lần phạm tội, mà nó vẫn có lời biện minh cho hành động phạm tội của mình, rốt cuộc nó trân tráo phạm tội mà không còn bị lương tâm lên án nữa.
Đường xuống hỏa ngục thì rộng thênh thang nên có nhiều người đi, nhưng đường lên thiên đàng thì chật hẹp nên ít người đi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4941204.gif
Chuột nhà lần thứ nhất ăn cắp dầu, trong lòng đầy dẫy tội lỗi bất an, nó sám hối rằng: “Hồi nhỏ, mẹ dạy tôi làm người phải thanh thanh bạch bạch, tại sao tôi lại làm việc này để “kị” với người như thế này chứ ? Thật đáng chết cho rồi”.
Lần thứ hai ăn cắp dầu, nó an ủi mình: “Tôi chỉ làm “sai” chút ít, vả lại kẻ khác cũng có lấy, tôi không lấy thì không uổng công cầm”.
Lần thứ ba ăn cắp dầu, nó biện giải, nói dỏng dạc như có lý lắm: “Tôi thật không muốn ăn cắp, chính cái mùi thơm của dầu đã dụ dỗ tôi, sai trái không phải ở nơi tôi”.
Sau lần thứ tư, kiến giải của nó là: “Xã hội này qúa không công bằng, chính là cần phải có người như tôi vậy, để nguồn của cải của xã hội cân bằng một chút…”
Từ đó về sau, chuột nhà không những trân tráo mà còn đàng hoàng ăn trộm.
Đây chính là quá trình tâm lý của chuột nhà khi ăn trộm dầu.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Lương tâm thì chỉ có một, nhưng có lương tâm rộng, lương tâm hẹp, lương tâm bối rối…
Lương tâm rộng thì phán đoán dễ dãi dễ bị ma quỷ lợi dụng, và có khi phạm tội trọng mà vẫn cứ an tâm.
Lương tâm hẹp thì cái gì cũng cho là tội, có khi vì sợ tội (thực ra không phải tội) mà không dám làm việc bác ái.
Ma quỷ thích lợi dụng những người có lương tâm rộng để cám dỗ, và thường là có hiệu quả cao. Khi ta phạm tội, thì nó đưa ra nhiều lý do để nói là không có tội, mà nếu có thì cũng không đáng lắm, và cứ thế, cho đến khi chúng ta đắm mình trong tội mà không biết, “chiêu bài” mà ma quỷ hay sử dụng nhất là: Chúa nhân từ lắm. Ngài không phạt đâu, để tuần sau đi xưng tội… …
Các tu sĩ có lương tâm rộng thì thường biện minh cho công việc của mình khi sai lỗi (hoặc đã lỗi) lời khấn: người ta ai cũng uống rượu mà mình không uống thì lập dị, người ta cười (sợ cười, sợ lập dị so với tội trọng thì cái nào đáng sợ hơn?), hoặc là: mình sống với người ta thì phải như người ta v.v…
Con chuột đã có “lương tâm rộng”, nên dù đã có bốn lần phạm tội, mà nó vẫn có lời biện minh cho hành động phạm tội của mình, rốt cuộc nó trân tráo phạm tội mà không còn bị lương tâm lên án nữa.
Đường xuống hỏa ngục thì rộng thênh thang nên có nhiều người đi, nhưng đường lên thiên đàng thì chật hẹp nên ít người đi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.