Dan Lee
10-26-2009, 10:13 PM
Chúa Nhật 30 Thường Niên – Năm B
Thiên Chúa ban cuộc sống mới
(Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52)
Đôi khi người ta được ban cho thiên năng của sự sống để có thể thấy được chân trời xa phía bên kia những hỗn mang và tiêu cực của hiện tại. Cuộc sống thuần túy của tiên tri Jeremiah đã cống hiến sự giúp đỡ không gì là thuận lợi về sự nỗ lực thức tỉnh dân riêng của mình canh tân đao đức và tinh thần. Sứ vụ của ông đòi hỏi thuyết giảng chân lý không được sự đón nhận: tất cả đã không được ổn thỏa đối với quốc gia này trừ phi có sự thay đổi căn bản bất ngờ diễn ra theo đường lối của nó.
Phần thưởng cho sứ vụ tiên tri của ông là bách hại, nhạo báng, chối từ và những nỗ lực cho cuộc sống của mình. Và những thảm họa mà ông đã tiên đoán – sự tàn phá của Jerusalem và đền thờ từ tay những người Babilon – đang đến gần hơn lúc nào hết. Nhưng thay vì bị cuốn trôi theo tuyệt vọng và thoái thác, tinh thần của Jeremiah được khuyến khích, cổ vũ bởi bóng dáng hy vọng đối với dân Israel của mình.
Sự đau khổ và tàn phá không thể tránh khỏi, nhưng không phải là cuối cùng hoặc kết thúc. Sau một khoảng thời gian đau đớn và thanh lọc, sẽ có sự tái sinh và hồi phục của dân tộc Do Thái. Những người lưu đày tha hương sẽ lại được đoàn tụ sum vầy và tất cả sẽ được chở che bao bọc – ngay cả người mù và tàn tật. Những vận may của họ sẽ được phục hồi và Thiên Chúa sẽ bộc lộ với mọi người một tình yêu của một người cha đối với người con được chiếu cố. “Viễn ảnh” là những gì cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta chịu đựng những khó khăn hiện tại với lòng can đảm và phẩm cách. Đó là một phương thức để không bị tiêu diệt bởi tính phủ định của hiện tại. Cũng có rất nhiều hoàn cảnh mà điều này có thể được áp dụng. Nó đã cho nhiều người lòng can đảm để kiên trì trong những lúc chiến đấu, thiên tai, rủi ro kinh tế cũng như những bi kịch cá nhân. Nó không đóng vai Pollyanna (name of young heroine of novels by Eleanor H. Porter ‘1868-1920’, U.S writer) hoặc sống trong sự từ chối. Nhưng một sự thừa nhận rằng “điều này rồi cũng sẽ qua đi” và Thiên Chúa luôn tiêu biểu cho một cuộc sống mới và một tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống như viễn ảnh hy vọng là một thực tế.
Vai trò của thầy cả là hội đủ những quan hệ nhân loại. Để dám đứng trước Thiên Chúa trên danh nghĩa những người khác đòi hỏi phải có một ý thức khiêm nhường về nhược điểm và những đặc tính của con người của chính mình và nhân loại. Sự nhận thức này phải được dẫn đến kết quả bằng thương cảm cho những yếu đuối và lỗi lầm của tha nhân. Chức linh mục không phải là tư thế của địa vị hoặc một cái gì đó để giành cho bản thân mình. Nó phải xứng đáng – và điều đó bắt buộc phải tranh đấu cá nhân, phục tùng Thiên Chúa và tự chủ. Và trên hết tất cả, nó là tiếng gọi từ Thiên Chúa chứ không phải một chọn lựa nghề nghiệp.
Bartimeaus trong giây lát cũng có thề nhìn được xa mặc dù anh ta khiếm thị. Bằng lời chào Chúa Giê-su với danh hiệu “con vua David,” anh ta đã nhận ra vị cứu tinh của mình mặc dù nhìn người đồng cảnh với anh không được như vậy. Điều đó hầu như anh ta nhận ra Chúa Giê-su và đã trông chờ Người. Nhưng anh ta không tin vào người khác vì anh là kẻ hành khất mù lòa. Và anh ta tiếp tục kêu gào Chúa Giê-su. Câm đi, người ta nghiêm khắc bảo anh, đừng nên gây phiền hà con người cao cả ấy. Anh nghĩ anh là ai? May thay người đàn ông này lắng nghe trái tim và tâm hồn mình thay vì những tiếng nói phản đối và ích kỷ xung quanh. Cuối cùng tiếng kêu khóc nài xin của anh ta đã chiến thắng. Một lời truyền phán từ Chúa Giê-su hỏi anh ta một câu thân thiện: anh muốn tôi làm gì cho anh?
Bằng cách nào chúng ta trả lời câu hỏi như vậy? Chúng ta thường than khóc tới Thiên Chúa nhưng không thể diễn tả bằng lời một cách chân thành nhu cầu của chúng ta. Câu trả lời của Bartimeaus với mục đích: con muốn được nhìn thấy. Có một chút gì đó nhiều hơn khi anh ta gọi chúa Giê-su là “thầy của con.” Lời yêu cầu của anh ta được chấp nhận, nhưng Chúa Giê-su kết kuận một cách minh bạch rằng việc này không phải là sự ưu đãi cá nhân cũng không phải là phép thuật huyền bí. Nó là niềm tin của người đàn ông này đã làm cho mình được nhìn thấy trở lại – niềm tin trong sự thương xót từ tâm của Thiên Chúa cho dù đồng thanh của những người phản đối.
Cũng giống như nhiều trường hợp trong Tin Mừng, người đàn ông mù lòa này đã phục hồi thị giác của mình sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa vì anh ta đã theo Chúa Giê-su trên con đường của Người. Khi chúng ta cầu nguyện để được chữa lành bệnh tật chúng ta không chỉ đơn thuần là người lãnh nhận thụ động – chúng ta có một phần để giải quyết việc chữa trị của chính mình.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS
Thiên Chúa ban cuộc sống mới
(Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52)
Đôi khi người ta được ban cho thiên năng của sự sống để có thể thấy được chân trời xa phía bên kia những hỗn mang và tiêu cực của hiện tại. Cuộc sống thuần túy của tiên tri Jeremiah đã cống hiến sự giúp đỡ không gì là thuận lợi về sự nỗ lực thức tỉnh dân riêng của mình canh tân đao đức và tinh thần. Sứ vụ của ông đòi hỏi thuyết giảng chân lý không được sự đón nhận: tất cả đã không được ổn thỏa đối với quốc gia này trừ phi có sự thay đổi căn bản bất ngờ diễn ra theo đường lối của nó.
Phần thưởng cho sứ vụ tiên tri của ông là bách hại, nhạo báng, chối từ và những nỗ lực cho cuộc sống của mình. Và những thảm họa mà ông đã tiên đoán – sự tàn phá của Jerusalem và đền thờ từ tay những người Babilon – đang đến gần hơn lúc nào hết. Nhưng thay vì bị cuốn trôi theo tuyệt vọng và thoái thác, tinh thần của Jeremiah được khuyến khích, cổ vũ bởi bóng dáng hy vọng đối với dân Israel của mình.
Sự đau khổ và tàn phá không thể tránh khỏi, nhưng không phải là cuối cùng hoặc kết thúc. Sau một khoảng thời gian đau đớn và thanh lọc, sẽ có sự tái sinh và hồi phục của dân tộc Do Thái. Những người lưu đày tha hương sẽ lại được đoàn tụ sum vầy và tất cả sẽ được chở che bao bọc – ngay cả người mù và tàn tật. Những vận may của họ sẽ được phục hồi và Thiên Chúa sẽ bộc lộ với mọi người một tình yêu của một người cha đối với người con được chiếu cố. “Viễn ảnh” là những gì cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta chịu đựng những khó khăn hiện tại với lòng can đảm và phẩm cách. Đó là một phương thức để không bị tiêu diệt bởi tính phủ định của hiện tại. Cũng có rất nhiều hoàn cảnh mà điều này có thể được áp dụng. Nó đã cho nhiều người lòng can đảm để kiên trì trong những lúc chiến đấu, thiên tai, rủi ro kinh tế cũng như những bi kịch cá nhân. Nó không đóng vai Pollyanna (name of young heroine of novels by Eleanor H. Porter ‘1868-1920’, U.S writer) hoặc sống trong sự từ chối. Nhưng một sự thừa nhận rằng “điều này rồi cũng sẽ qua đi” và Thiên Chúa luôn tiêu biểu cho một cuộc sống mới và một tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống như viễn ảnh hy vọng là một thực tế.
Vai trò của thầy cả là hội đủ những quan hệ nhân loại. Để dám đứng trước Thiên Chúa trên danh nghĩa những người khác đòi hỏi phải có một ý thức khiêm nhường về nhược điểm và những đặc tính của con người của chính mình và nhân loại. Sự nhận thức này phải được dẫn đến kết quả bằng thương cảm cho những yếu đuối và lỗi lầm của tha nhân. Chức linh mục không phải là tư thế của địa vị hoặc một cái gì đó để giành cho bản thân mình. Nó phải xứng đáng – và điều đó bắt buộc phải tranh đấu cá nhân, phục tùng Thiên Chúa và tự chủ. Và trên hết tất cả, nó là tiếng gọi từ Thiên Chúa chứ không phải một chọn lựa nghề nghiệp.
Bartimeaus trong giây lát cũng có thề nhìn được xa mặc dù anh ta khiếm thị. Bằng lời chào Chúa Giê-su với danh hiệu “con vua David,” anh ta đã nhận ra vị cứu tinh của mình mặc dù nhìn người đồng cảnh với anh không được như vậy. Điều đó hầu như anh ta nhận ra Chúa Giê-su và đã trông chờ Người. Nhưng anh ta không tin vào người khác vì anh là kẻ hành khất mù lòa. Và anh ta tiếp tục kêu gào Chúa Giê-su. Câm đi, người ta nghiêm khắc bảo anh, đừng nên gây phiền hà con người cao cả ấy. Anh nghĩ anh là ai? May thay người đàn ông này lắng nghe trái tim và tâm hồn mình thay vì những tiếng nói phản đối và ích kỷ xung quanh. Cuối cùng tiếng kêu khóc nài xin của anh ta đã chiến thắng. Một lời truyền phán từ Chúa Giê-su hỏi anh ta một câu thân thiện: anh muốn tôi làm gì cho anh?
Bằng cách nào chúng ta trả lời câu hỏi như vậy? Chúng ta thường than khóc tới Thiên Chúa nhưng không thể diễn tả bằng lời một cách chân thành nhu cầu của chúng ta. Câu trả lời của Bartimeaus với mục đích: con muốn được nhìn thấy. Có một chút gì đó nhiều hơn khi anh ta gọi chúa Giê-su là “thầy của con.” Lời yêu cầu của anh ta được chấp nhận, nhưng Chúa Giê-su kết kuận một cách minh bạch rằng việc này không phải là sự ưu đãi cá nhân cũng không phải là phép thuật huyền bí. Nó là niềm tin của người đàn ông này đã làm cho mình được nhìn thấy trở lại – niềm tin trong sự thương xót từ tâm của Thiên Chúa cho dù đồng thanh của những người phản đối.
Cũng giống như nhiều trường hợp trong Tin Mừng, người đàn ông mù lòa này đã phục hồi thị giác của mình sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa vì anh ta đã theo Chúa Giê-su trên con đường của Người. Khi chúng ta cầu nguyện để được chữa lành bệnh tật chúng ta không chỉ đơn thuần là người lãnh nhận thụ động – chúng ta có một phần để giải quyết việc chữa trị của chính mình.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS