Dan Lee
10-30-2009, 09:01 PM
CÁC THÁNH NAM NỮ: HỌ LÀ AI VẬY?
Có một số người, đặc biệt là những anh chị em Kitô hữu thuộc các giáo phái trong giáo hội Tin Lành (Protestant Church), thường hay thắc mắc: “Các thánh nam nữ, họ là ai?” và “Trong lịch Phụng Vụ của GH Công Giáo, hầu như trong thánh lễ Misa nào cũng có mừng kính thánh này, thánh kia, có ngày có tới 5, 6 thánh, vậy tại sao mà người Công Giáo lại còn có thêm một ngày lễ gọi là lễ Các Thánh và lại mừng kính một cách trọng thể như vậy?”
Các thánh nam nữ, họ là ai? Kinh Thánh đưa ra cho chúng ta những lời giải thích rất rõ ràng:
Các thánh là một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7:9), các ngài đang được diện kiến Thánh Nhan Thiên Chúa và đang được cùng với Đức Maria và với các thiên thần hát khen, ngợi ca và tận hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng.
Các thánh là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7:14). Các ngài là những người đã từng có những kinh nghiệm của yếu đuối, sa ngã, và tội lỗi … nhưng họ đã ăn năn, quyết tâm hối cải, tin tưởng vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã đứng lên và trung thành đi theo Chúa cho đến cùng.
Các thánh là những người đã cố gắng sống và tuân giữ bản HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI mà Chúa Giêsu đã đưa ra trên núi khi xưa (Mt 5:1-12).
Các ngài là những người có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, đã từng trải qua những nỗi sầu khổ và đã khát khao nên người công chính: Thánh Anthony Viện Phụ, Benedict, Cecilia, Maria Goretti, Martin De Porret, Monica, Gioan Thánh Giá, Têrêsa Avila…
Các ngài là những người đã biết xót thương người khác, có tâm hồn trong sạch và là những người nỗ lực kiến tạo và xây dựng hoà bình: Thánh Martin De Tour, Damien Cùi, Ignatius, John Vienanay, Dominic Savior, Maria Magareta, Faustina…
Các ngài là những người bị bách hại vì sống công chính, đã bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa, bị sỉ nhục và chịu chết vì danh Chúa Giêsu Kitô: Các thánh Tông Đồ, Cosma, Damiano, các thánh Tử Đạo Việt Nam, Đại Hàn, Trung Hoa, Philippine …
Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại có thêm ngày lễ mừng Kính Các Thánh Nam Nữ? Theo thiển ý của tôi, sở dĩ có ngày lễ mừng kính Các Thánh Nam Nữ là bởi vì:
Mẹ Giáo Hội muốn nhắc nhở cho con cái biết rằng có một sự hiệp thông rất mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội: Giáo Hội Lữ Hành, Giáo Hội Đền Bù & Giáo Hội Chiến Thắng. Nói cách khác, có một mối liên hệ thiêng liêng hỗ tương giữa những người còn đang sống ở trên dương thế này với những linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện Tội và với các thánh đang hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng (GLTYGHCG # 195 & Lumen Gentium # 49)
Trong danh sách những vị được Giáo Hội phong hiển thánh con số đã lên tới hơn mười ngàn vị, mà mỗi một năm chỉ có 365 ngày, cho nên không thể nào mừng kính tất cả các thánh từng ngày trong suốt năm được.
Và còn có rất nhiều các vị thánh tử đạo ở khắp mọi nơi trên thế giới, bên Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Hàn Quốc … chưa được Giáo Hội ghi tên vào sổ bộ các Thánh, cho nên mừng tất cả các thánh vào ngày 1/11 là trọn nghĩa trọn tình nhất.
Bạn thân mến, mừng kính lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng mình cần phải làm gì để cho ngày lễ này mang lại nhiều ý nghĩa đây? Tôi nghĩ, trước tiên tôi và bạn phải có niềm ao ước mãnh liệt rằng, sau này tôi cũng sẽ được cùng với các thánh nam nữ chung hưởng hạnh phúc trên Thiên Quốc. Và kế đến, tôi xin bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:
Thứ nhất là bạn và tôi phải cẩn trọng trong việc cầu nguyện, và trong những việc sùng kính Đức Mẹ và các thánh. Tại sao phải cẩn trọng? Là bởi vì đã có nhiều người hiểu lầm là người Công Giáo tôn thờ Đức Mẹ và các thánh
Khi cầu nguyện, bạn và tôi phải nhớ là chúng mình phải cầu nguyện VỚI CHÚA, chứ không phải là cầu với Đức Mẹ hay với các thánh. Bất cứ khi nào cầu nguyện với Chúa, dù là nơi công cộng hay riêng tư, thì bạn hãy mở đầu, hoặc là kết thúc lời cầu nguyện của bạn, đại khái như thế này: “… nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, (hoặc của thánh quan thầy, Giuse, Đaminh, Phanxicô ….) xin Chúa ban cho chúng con ơn bình an, khoẻ mạnh, thánh thiện, khiêm nhường …”
Trên bàn thờ của gia đình, bạn hãy đặt tượng chịu nạn, hoặc ảnh của Chúa Giêsu ở trên nơi cao nhất, rồi ở dưới mới là ảnh của Đức Mẹ hay của các thánh. Đức Mẹ và các thánh không có buồn khi được xếp bên dưới ảnh tượng của Chúa Giêsu đâu! Đừng có lo!
Thứ hai, hãy mua cho con cái và cho chính bạn những cuốn phim DVD, hoặc những cuốn truyện nói cuộc đời của các thánh, nhất là vị thánh quan thầy của mình, và những vị quan thầy của con cái. Qua những cuốn phim, qua những cuốn sách kể về cuộc đời các ngài, bạn và tôi mới biết được những khó khăn, thử thách, cám dỗ và gian khổ mà các ngài đã phải chịu đựng và đã phải chiến đấu để vượt qua… nhờ đó bản thân mình, và con cái mình mới cố gắng noi gương, học hỏi đức hy sinh, chịu đựng, và mới cảm thấy gần gũi để xin các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng mình.
Thứ ba, là vấn đề chọn tên thánh cho con cháu. Người Công Giáo có thói quen chọn một vị thánh quan thầy trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội & bí tích Thêm Sức. Vì thế cho nên trước khi chọn tên một vị thánh cho con cháu, bạn hãy chịu khó đọc và tìm hiểu cho kỹ về tiểu sử, về cuộc đời cũng như về sự nghiệp của vị thánh ấy. Và bạn phải nhớ cho thật kỹ! Marilyn Monroe, Jenifer Lopez, Michael Jackson, Tom Cruise, Catherine Zeta-Jones … không ai trong số họ là THÁNH cả! Đừng có lấy những tên này để đặt cho con cho cháu, sau này khi lớn lên, chúng nó bắt chước lối sống và kiểu cách của những nhân vật này thì … phiền lắm đấy!
Ước chi mỗi người trong chúng ta luôn luôn sống như các thánh nam nữ, biết chỗi dậy khi bị sa ngã và biết quyết tâm, cậy dựa vào ơn của Chúa cũng như vào sự trợ lực của các bí tích, đặc biệt là bí tích Giải Tội & bí tích Thánh Thể, để nhờ vậy chúng mình mới có đủ sức để chống trả lại những thế lực và những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.
Nếu tôi và bạn noi gương các thánh nam nữ, can đảm đứng lên sau khi sa ngã, cậy trông và tin tưởng vào lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, và trung thành với Ngài cho đến cùng, thì chắc chắn là trong ngày sau hết, chúng mình sẽ được tận hưởng thánh nhan của Thiên Chúa, và sẽ được cùng với các ngài chung hưởng phúc, vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen!
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Có một số người, đặc biệt là những anh chị em Kitô hữu thuộc các giáo phái trong giáo hội Tin Lành (Protestant Church), thường hay thắc mắc: “Các thánh nam nữ, họ là ai?” và “Trong lịch Phụng Vụ của GH Công Giáo, hầu như trong thánh lễ Misa nào cũng có mừng kính thánh này, thánh kia, có ngày có tới 5, 6 thánh, vậy tại sao mà người Công Giáo lại còn có thêm một ngày lễ gọi là lễ Các Thánh và lại mừng kính một cách trọng thể như vậy?”
Các thánh nam nữ, họ là ai? Kinh Thánh đưa ra cho chúng ta những lời giải thích rất rõ ràng:
Các thánh là một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7:9), các ngài đang được diện kiến Thánh Nhan Thiên Chúa và đang được cùng với Đức Maria và với các thiên thần hát khen, ngợi ca và tận hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng.
Các thánh là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7:14). Các ngài là những người đã từng có những kinh nghiệm của yếu đuối, sa ngã, và tội lỗi … nhưng họ đã ăn năn, quyết tâm hối cải, tin tưởng vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã đứng lên và trung thành đi theo Chúa cho đến cùng.
Các thánh là những người đã cố gắng sống và tuân giữ bản HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI mà Chúa Giêsu đã đưa ra trên núi khi xưa (Mt 5:1-12).
Các ngài là những người có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, đã từng trải qua những nỗi sầu khổ và đã khát khao nên người công chính: Thánh Anthony Viện Phụ, Benedict, Cecilia, Maria Goretti, Martin De Porret, Monica, Gioan Thánh Giá, Têrêsa Avila…
Các ngài là những người đã biết xót thương người khác, có tâm hồn trong sạch và là những người nỗ lực kiến tạo và xây dựng hoà bình: Thánh Martin De Tour, Damien Cùi, Ignatius, John Vienanay, Dominic Savior, Maria Magareta, Faustina…
Các ngài là những người bị bách hại vì sống công chính, đã bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa, bị sỉ nhục và chịu chết vì danh Chúa Giêsu Kitô: Các thánh Tông Đồ, Cosma, Damiano, các thánh Tử Đạo Việt Nam, Đại Hàn, Trung Hoa, Philippine …
Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại có thêm ngày lễ mừng Kính Các Thánh Nam Nữ? Theo thiển ý của tôi, sở dĩ có ngày lễ mừng kính Các Thánh Nam Nữ là bởi vì:
Mẹ Giáo Hội muốn nhắc nhở cho con cái biết rằng có một sự hiệp thông rất mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội: Giáo Hội Lữ Hành, Giáo Hội Đền Bù & Giáo Hội Chiến Thắng. Nói cách khác, có một mối liên hệ thiêng liêng hỗ tương giữa những người còn đang sống ở trên dương thế này với những linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện Tội và với các thánh đang hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng (GLTYGHCG # 195 & Lumen Gentium # 49)
Trong danh sách những vị được Giáo Hội phong hiển thánh con số đã lên tới hơn mười ngàn vị, mà mỗi một năm chỉ có 365 ngày, cho nên không thể nào mừng kính tất cả các thánh từng ngày trong suốt năm được.
Và còn có rất nhiều các vị thánh tử đạo ở khắp mọi nơi trên thế giới, bên Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Hàn Quốc … chưa được Giáo Hội ghi tên vào sổ bộ các Thánh, cho nên mừng tất cả các thánh vào ngày 1/11 là trọn nghĩa trọn tình nhất.
Bạn thân mến, mừng kính lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng mình cần phải làm gì để cho ngày lễ này mang lại nhiều ý nghĩa đây? Tôi nghĩ, trước tiên tôi và bạn phải có niềm ao ước mãnh liệt rằng, sau này tôi cũng sẽ được cùng với các thánh nam nữ chung hưởng hạnh phúc trên Thiên Quốc. Và kế đến, tôi xin bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:
Thứ nhất là bạn và tôi phải cẩn trọng trong việc cầu nguyện, và trong những việc sùng kính Đức Mẹ và các thánh. Tại sao phải cẩn trọng? Là bởi vì đã có nhiều người hiểu lầm là người Công Giáo tôn thờ Đức Mẹ và các thánh
Khi cầu nguyện, bạn và tôi phải nhớ là chúng mình phải cầu nguyện VỚI CHÚA, chứ không phải là cầu với Đức Mẹ hay với các thánh. Bất cứ khi nào cầu nguyện với Chúa, dù là nơi công cộng hay riêng tư, thì bạn hãy mở đầu, hoặc là kết thúc lời cầu nguyện của bạn, đại khái như thế này: “… nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, (hoặc của thánh quan thầy, Giuse, Đaminh, Phanxicô ….) xin Chúa ban cho chúng con ơn bình an, khoẻ mạnh, thánh thiện, khiêm nhường …”
Trên bàn thờ của gia đình, bạn hãy đặt tượng chịu nạn, hoặc ảnh của Chúa Giêsu ở trên nơi cao nhất, rồi ở dưới mới là ảnh của Đức Mẹ hay của các thánh. Đức Mẹ và các thánh không có buồn khi được xếp bên dưới ảnh tượng của Chúa Giêsu đâu! Đừng có lo!
Thứ hai, hãy mua cho con cái và cho chính bạn những cuốn phim DVD, hoặc những cuốn truyện nói cuộc đời của các thánh, nhất là vị thánh quan thầy của mình, và những vị quan thầy của con cái. Qua những cuốn phim, qua những cuốn sách kể về cuộc đời các ngài, bạn và tôi mới biết được những khó khăn, thử thách, cám dỗ và gian khổ mà các ngài đã phải chịu đựng và đã phải chiến đấu để vượt qua… nhờ đó bản thân mình, và con cái mình mới cố gắng noi gương, học hỏi đức hy sinh, chịu đựng, và mới cảm thấy gần gũi để xin các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng mình.
Thứ ba, là vấn đề chọn tên thánh cho con cháu. Người Công Giáo có thói quen chọn một vị thánh quan thầy trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội & bí tích Thêm Sức. Vì thế cho nên trước khi chọn tên một vị thánh cho con cháu, bạn hãy chịu khó đọc và tìm hiểu cho kỹ về tiểu sử, về cuộc đời cũng như về sự nghiệp của vị thánh ấy. Và bạn phải nhớ cho thật kỹ! Marilyn Monroe, Jenifer Lopez, Michael Jackson, Tom Cruise, Catherine Zeta-Jones … không ai trong số họ là THÁNH cả! Đừng có lấy những tên này để đặt cho con cho cháu, sau này khi lớn lên, chúng nó bắt chước lối sống và kiểu cách của những nhân vật này thì … phiền lắm đấy!
Ước chi mỗi người trong chúng ta luôn luôn sống như các thánh nam nữ, biết chỗi dậy khi bị sa ngã và biết quyết tâm, cậy dựa vào ơn của Chúa cũng như vào sự trợ lực của các bí tích, đặc biệt là bí tích Giải Tội & bí tích Thánh Thể, để nhờ vậy chúng mình mới có đủ sức để chống trả lại những thế lực và những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.
Nếu tôi và bạn noi gương các thánh nam nữ, can đảm đứng lên sau khi sa ngã, cậy trông và tin tưởng vào lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, và trung thành với Ngài cho đến cùng, thì chắc chắn là trong ngày sau hết, chúng mình sẽ được tận hưởng thánh nhan của Thiên Chúa, và sẽ được cùng với các ngài chung hưởng phúc, vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen!
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD