Dan Lee
10-31-2009, 10:05 PM
SỰ THANH LUYỆN CẦN THIẾT
LỄ NGÀY 2.11
Hôm qua ngày lễ Các Thánh, Giáo hội vui mừng với những con cái của mình đã được hưởng vinh quang thiên quốc. Hôm nay trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.
1. Các linh hồn cần được thanh luyện.
Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời này thì không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đã định tín : có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội còn mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ : mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.
Công đồng Vatican II đã xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần : lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng :Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng “rõ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có”…Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời cũng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách (Lumen Gentium, chương 7, số 49).
Trong số 50, Hiến Chế Lumen Gentium viết : nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết vì “cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp” ( 2 Mac 12,46).
Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội.
A. Thánh kinh :
Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2Macabê12,39-46 và 1Côrintô 3,10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.
a. Sách Macabê II : sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chuơng 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đã qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.
b. Thư thứ nhất Côrintô : bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đã được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng ngưởi sau khi chết : những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.
Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lý chứng sau đây : sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa ( x.Xh 29,4; Lêvi 11; Tv 24,3-4; Is 35,8.52,1; Mt 5,8.48; Kh 21,27); trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12,13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Macabê 12,40; 1Cor 15,29; 2 Tim 1,16-18).
B. Giáo huấn giáo hội :
Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiên chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lý cổ truyền của Giáo hội : “ Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence , Trento ( số 51 a)”
C. Sách giáo lý Giáo hội Công giáo
Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau :
- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng (sô1030). Lưu ý là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói “thời gian” bao lâu.
- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời càu nguyện (số 1032)
- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.
- Sách giáo lý có trích dẫn cụm từ ‘lửa thanh luyện” (x. 1Cor 3,15; 1Pr 1,7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ( số 1032)
2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào ?
Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa tình yêu (x. Dc 8,7), lòng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được vì mình chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy lòng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đã đủ tạo nên cực hình rồi (x. IV Sent, d.21, q.1 de Purgatorio,a.3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn vì mãi mãi lìa xa Chúa, thì các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực hình khác : họ mong mỏi mau đựoc về với Chúa. Sự náo nức vì chờ đợi kẻ thân yêu cũng đã đủ “thiêu đốt tâm can” rồi ! Dù sao, một khi họ biết được lý do vì sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn vì trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đã coi nhẹ việc thống hối đền tội.
Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trể hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng :luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Chính linh hồn ý thức tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì thế tự nguyện được thanh tẩy. Giống như khi ta vào nhà nào lát gạch men bóng loáng, thì tự nhiên để dép ở ngoài. Nếu chân ta dính nhiều bùn đất mà muốn vào phải rửa chân cho sạch. Chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Bởi đó trong luyện ngục hạnh phúc đã bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phùc pha lẫn đau khổ. Nhìn dưới lăng kính tình yêu, các linh hồn đau đớn do hình phạt đền tội, do sự khắc khoải vì chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi vì chính tình yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập “yêu mến” cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng vì họ đã được đảm bảo về phần rỗi, bởi vì họ chắc chắn rằng mình sống trong ân sủng và đức ái.
Sự thanh luyện nói lên lòng lân tuất của Thiên Chúa : Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngõ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu của Thiên Chúa : Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối tình cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.
3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn
Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.
Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
LỄ NGÀY 2.11
Hôm qua ngày lễ Các Thánh, Giáo hội vui mừng với những con cái của mình đã được hưởng vinh quang thiên quốc. Hôm nay trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.
1. Các linh hồn cần được thanh luyện.
Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời này thì không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đã định tín : có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội còn mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ : mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.
Công đồng Vatican II đã xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần : lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng :Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng “rõ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có”…Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời cũng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách (Lumen Gentium, chương 7, số 49).
Trong số 50, Hiến Chế Lumen Gentium viết : nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết vì “cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp” ( 2 Mac 12,46).
Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội.
A. Thánh kinh :
Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2Macabê12,39-46 và 1Côrintô 3,10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.
a. Sách Macabê II : sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chuơng 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đã qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.
b. Thư thứ nhất Côrintô : bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đã được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng ngưởi sau khi chết : những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.
Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lý chứng sau đây : sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa ( x.Xh 29,4; Lêvi 11; Tv 24,3-4; Is 35,8.52,1; Mt 5,8.48; Kh 21,27); trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12,13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Macabê 12,40; 1Cor 15,29; 2 Tim 1,16-18).
B. Giáo huấn giáo hội :
Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiên chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lý cổ truyền của Giáo hội : “ Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence , Trento ( số 51 a)”
C. Sách giáo lý Giáo hội Công giáo
Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau :
- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng (sô1030). Lưu ý là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói “thời gian” bao lâu.
- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời càu nguyện (số 1032)
- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.
- Sách giáo lý có trích dẫn cụm từ ‘lửa thanh luyện” (x. 1Cor 3,15; 1Pr 1,7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ( số 1032)
2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào ?
Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa tình yêu (x. Dc 8,7), lòng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được vì mình chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy lòng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đã đủ tạo nên cực hình rồi (x. IV Sent, d.21, q.1 de Purgatorio,a.3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn vì mãi mãi lìa xa Chúa, thì các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực hình khác : họ mong mỏi mau đựoc về với Chúa. Sự náo nức vì chờ đợi kẻ thân yêu cũng đã đủ “thiêu đốt tâm can” rồi ! Dù sao, một khi họ biết được lý do vì sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn vì trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đã coi nhẹ việc thống hối đền tội.
Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trể hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng :luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Chính linh hồn ý thức tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì thế tự nguyện được thanh tẩy. Giống như khi ta vào nhà nào lát gạch men bóng loáng, thì tự nhiên để dép ở ngoài. Nếu chân ta dính nhiều bùn đất mà muốn vào phải rửa chân cho sạch. Chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Bởi đó trong luyện ngục hạnh phúc đã bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phùc pha lẫn đau khổ. Nhìn dưới lăng kính tình yêu, các linh hồn đau đớn do hình phạt đền tội, do sự khắc khoải vì chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi vì chính tình yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập “yêu mến” cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng vì họ đã được đảm bảo về phần rỗi, bởi vì họ chắc chắn rằng mình sống trong ân sủng và đức ái.
Sự thanh luyện nói lên lòng lân tuất của Thiên Chúa : Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngõ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu của Thiên Chúa : Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối tình cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.
3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn
Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.
Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An