Dan Lee
10-31-2009, 10:17 PM
SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Con người là một hữu thể biết suy tư. Vì thế, tự trong sâu thẳm của cỏi lòng, mãi mãi những câu hỏi chất vấn chính mình luôn canh cánh : “ Tôi sống để làm gì? Và đằng sau cái chết có còn gì nữa không?”. Triết học, thần học và các tôn giáo đưa ra nhiều giải thích. Kinh Thánh không phải chỉ trong Tân ước mà từ thời Cựu ước đã nói đến sự sống đời đời. Sách Giáo lý toàn cầu viết: “ Nhận biết sự hiệp thông này trong lòng toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô Giáo, Hội Thánh lữ hành hết lòng kính mến, tưởng nhớ những người đã chết và dâng lời cầu cho họ, “ vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý tưởng lành thánh”. Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn” (Số 958 ).
Từ trong Cựu ước
Sách Mac-ca-bê quyển thứ hai, được viết vào thế kỷ thứ hai đã nói đến sự sống đời sau, khi kể rằng ông Giuđa đã lạc quyên một số tiền gởi về đền thờ Giêrusalem để cầu nguyện cho những người đã chết : “ Đoạn ông quyên tiền nơi mỗi người và gởi về Giêrusalem lối hai ngàn quan tiền để dâng lễ đền tội : Ông đã làm một điều rất tốt lành và cao quý, bởi nghĩ đến sự sống lại” (2 Mcb 12, 43). Cũng vậy, trong sách Đaniel, đặt niềm hy vọng vào cuộc sống mai sau : “ Và trong những kẻ nằm ngủ trong đất bụi, nhiều người sẽ thức dậy. Kẻ thì dành cho sự hằng sống. Kẻ sẽ chuốc lấy ô nhục, làm đồ gớm ghiếc muôn đời” (Đn 12, 2 ). Sách khôn ngoan thì khẳng định những người công chính, ăn ở ngay lành luôn được chúc phúc và cứu rỗi : “ Hồn những người đức nghĩa ở trong tay Thiên Chúa và khổ hình không đụng chạm tới họ” (Kng 3, 1). Như vậy cựu ước đã đề cập đến vấn nạn sự sống, linh hồn bất tử.
Đến Tân ước
Trong các sách Tin mừng Nhất lãm hoặc phúc âm của Thánh Gioan Tông đồ, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những bản văn nói về sự sống bên kia thế giới. Trong tin mừng của Thánh Gioan, ở chương thứ mười một. Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa Giêsu khẳng định : “ Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống, chính là Ta. Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống; và mọi kẻ sống cùng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ. Ngươi có tin thế không?” (Ga 11, 25-26). Các phép lạ Chúa Giêsu làm cho kẻ chết sống lại, một cách nào đó cũng giúp mỗi người hiểu được về sự sống vĩnh cửu trong Nước trời. Sách Công vụ Tông đồ dùng từ : “ Apokatastasis” , để chỉ Thiên Chúa sẽ : “ cho đến thời Phục hồi vạn vật” , hoặc : “ cho đến thời phục hồi tất cả những gì Thiên Chúa nói qua các ngôn sứ của Ngài (Cvtđ 3, 21).
Trong tiếng Hy-lạp, từ “Apokatastasis” mang nhiều ý nghĩa:
-Y học : sức khỏe được bình phục
-Pháp lý : trao trả con tin trở về nơi nguyên quán
-Chính trị : khôi phục lại tất cả
- văn : sự trở lại vị trí ban đầu của các hành tinh, nói lên sự kết thúc một năm dài
-Triết học và vũ trụ : sự trở lại của một kỷ nguyên, đối với thế giới.
Thế giới bên kia của sự chết vẫn là một bí ẩn đối với tầm nhìn hạn hẹp của con người. Kinh Thánh và Huấn quyền của Giáo hội, luôn cho ta một giải đáp tối ưu của các vấn nạn liên quan đến cuộc sống đằng sau nấm mộ.
Tháng các Đẳng linh hồn, Giáo hội mời gọi mọi người cầu nguyện cho những người quá cố, với hai ngày khởi đầu bằng lễ các Thánh
( 1/11) và lễ các Linh hồn (2/11), phải chăng đó cũng là lời cầu nguyện cho tất cả mọi người còn sống cũng như đã ly trần.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
Con người là một hữu thể biết suy tư. Vì thế, tự trong sâu thẳm của cỏi lòng, mãi mãi những câu hỏi chất vấn chính mình luôn canh cánh : “ Tôi sống để làm gì? Và đằng sau cái chết có còn gì nữa không?”. Triết học, thần học và các tôn giáo đưa ra nhiều giải thích. Kinh Thánh không phải chỉ trong Tân ước mà từ thời Cựu ước đã nói đến sự sống đời đời. Sách Giáo lý toàn cầu viết: “ Nhận biết sự hiệp thông này trong lòng toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô Giáo, Hội Thánh lữ hành hết lòng kính mến, tưởng nhớ những người đã chết và dâng lời cầu cho họ, “ vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý tưởng lành thánh”. Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn” (Số 958 ).
Từ trong Cựu ước
Sách Mac-ca-bê quyển thứ hai, được viết vào thế kỷ thứ hai đã nói đến sự sống đời sau, khi kể rằng ông Giuđa đã lạc quyên một số tiền gởi về đền thờ Giêrusalem để cầu nguyện cho những người đã chết : “ Đoạn ông quyên tiền nơi mỗi người và gởi về Giêrusalem lối hai ngàn quan tiền để dâng lễ đền tội : Ông đã làm một điều rất tốt lành và cao quý, bởi nghĩ đến sự sống lại” (2 Mcb 12, 43). Cũng vậy, trong sách Đaniel, đặt niềm hy vọng vào cuộc sống mai sau : “ Và trong những kẻ nằm ngủ trong đất bụi, nhiều người sẽ thức dậy. Kẻ thì dành cho sự hằng sống. Kẻ sẽ chuốc lấy ô nhục, làm đồ gớm ghiếc muôn đời” (Đn 12, 2 ). Sách khôn ngoan thì khẳng định những người công chính, ăn ở ngay lành luôn được chúc phúc và cứu rỗi : “ Hồn những người đức nghĩa ở trong tay Thiên Chúa và khổ hình không đụng chạm tới họ” (Kng 3, 1). Như vậy cựu ước đã đề cập đến vấn nạn sự sống, linh hồn bất tử.
Đến Tân ước
Trong các sách Tin mừng Nhất lãm hoặc phúc âm của Thánh Gioan Tông đồ, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những bản văn nói về sự sống bên kia thế giới. Trong tin mừng của Thánh Gioan, ở chương thứ mười một. Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa Giêsu khẳng định : “ Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống, chính là Ta. Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống; và mọi kẻ sống cùng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ. Ngươi có tin thế không?” (Ga 11, 25-26). Các phép lạ Chúa Giêsu làm cho kẻ chết sống lại, một cách nào đó cũng giúp mỗi người hiểu được về sự sống vĩnh cửu trong Nước trời. Sách Công vụ Tông đồ dùng từ : “ Apokatastasis” , để chỉ Thiên Chúa sẽ : “ cho đến thời Phục hồi vạn vật” , hoặc : “ cho đến thời phục hồi tất cả những gì Thiên Chúa nói qua các ngôn sứ của Ngài (Cvtđ 3, 21).
Trong tiếng Hy-lạp, từ “Apokatastasis” mang nhiều ý nghĩa:
-Y học : sức khỏe được bình phục
-Pháp lý : trao trả con tin trở về nơi nguyên quán
-Chính trị : khôi phục lại tất cả
- văn : sự trở lại vị trí ban đầu của các hành tinh, nói lên sự kết thúc một năm dài
-Triết học và vũ trụ : sự trở lại của một kỷ nguyên, đối với thế giới.
Thế giới bên kia của sự chết vẫn là một bí ẩn đối với tầm nhìn hạn hẹp của con người. Kinh Thánh và Huấn quyền của Giáo hội, luôn cho ta một giải đáp tối ưu của các vấn nạn liên quan đến cuộc sống đằng sau nấm mộ.
Tháng các Đẳng linh hồn, Giáo hội mời gọi mọi người cầu nguyện cho những người quá cố, với hai ngày khởi đầu bằng lễ các Thánh
( 1/11) và lễ các Linh hồn (2/11), phải chăng đó cũng là lời cầu nguyện cho tất cả mọi người còn sống cũng như đã ly trần.
Lm Giacôbê Tạ Chúc