Dan Lee
11-03-2009, 10:12 PM
CHÚA NHẬT ___II THƯỜNG NIÊN
Chủ đề: Tấm gương Bà góa
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Người đời thường đánh giá theo bề ngoài, còn Thiên Chúa thì đánh giá theo tấm lòng. Hôm nay chúng ta đến nhà thờ này. Chúa không để ý tới quần áo, vẻ mặt hay phong cách bề ngoài của chúng ta, nhưng Ngài nhìn thấu tấm lòng của chúng ta. Vậy chúng ta hãy rất chân thành với Chúa, bày tỏ hết những gì nghèo nàn, yếu đuối, tội lỗi của chúng ta để được Ngài thứ tha, nâng đỡ và bồi dưỡng thêm cho chúng ta.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta thường sống giả hình
Chúng ta thường ích kỷ, không sẵn sàng chia xẻ với người khác.
Chúng ta ham nhận hơn là cho.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (1 V 17,10-16)
Câu chuyện bà goá xứ Sarépta giúp đỡ ngôn sứ Êlia có nhiều điểm rất đáng suy gẫm: (1) Bà là người ngoại nhưng tấm lòng lại quảng đại hơn rất nhiều tín hữu do thái; (2) Bà đã cho ngôn sứ Êlia không phải những cái bà dư thừa, mà chính chiếc bánh cuối cùng của mẹ con bà; (3) Sở dĩ bà dám cho đi như thế là vì bà có lòng tin tưởng phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa.
2. Đáp ca (Tv 145)
Thánh vịnh này triển khai một nét cao quý của bà goá xứ Sarepta, đó là niềm tin tưởng phó thác vào Chúa, Đấng yêu chuộng người công chính và phù trì nâng đỡ những kẻ yếu đuối nghèo nàn.
3. Tin Mừng (Mc 12,38-44)
Có hai hình ảnh rất đối chọi nhau trong đoạn Tin Mừng này:
Hình ảnh của các luật sĩ: rất cao sang, vinh dự với áo thụng, chức quyền, được người ta bái chào, được ngồi những chỗ nhất. Thế nhưng đó chỉ là cái vỏ, che đậy bên trong là một tâm hồn kiêu căng, tham lam, ức hiếp kẻ yếu đuối.
Hình ảnh một bà góa: nghèo tiền nhưng rất giàu lòng. Đức Giêsu coi đây là hình ảnh đẹp nên "gọi các môn đệ đến" chỉ cho họ thấy và bảo họ noi gương.
4. Bài đọc II (Dt 9,24-28) (Chủ đề phụ)
Tác giả thư Do Thái nhắc tới việc vị Thượng Tế Do Thái mỗi năm vào gian cực thánh của Đền thờ Giêrusalem một lần, và so sánh với Đức Giêsu Thượng Tế: (1) Vị thượng tế Do Thái vào gian cực thánh của Đền thờ Giêrusalem; còn Đức Giêsu thì vào chính cõi trời; (2) Vị thượng tế Do Thái vào đó để dâng của lễ; còn Đức Giêsu Thượng tế thì dâng chính bản thân mình; (3) Mỗi năm vị thượng tế Do Thái phải vào lại gian cực thánh ấy; còn Đức Giêsu Thượng tế chỉ hiến tế một lần là đủ.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Hình thức và tâm tình
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy 2 mẫu người:
. Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ rất đạo đức: họ giữ luật chín chắn, họ đọc kinh nhiều và đọc thật dài. Vì thế họ được người ta kính trọng: ra ngoài đường ai gặp họ cũng kính chào, khi họ dự một buổi hội họp thì ai cũng nhường cho họ những chỗ danh dự nhất. Nhưng thực ra bên trong họ chẳng đạo đức chút nào: họ chỉ làm ra bộ đạo đức như thế để được người ta kính trọng và dâng cúng tiền bạc.
. Mẫu người thứ hai là người đàn bà goá: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ. Không ai tôn trọng bà, thậm chí chẳng thèm để ý tới bà. Nhưng tâm hồn bà rất cao quý: mặc dù nghèo nàn, bà cũng không tiếc lấy ra phần tiền tuy nhỏ nhưng rất cần thiết để dâng cúng vào đền thờ.
Như thế, bài Tin Mừng này đặt ra vấn đề Hình thức và Tâm Tình. Đó là 2 mặt của 1 thái độ. Nhưng mặt nào trọng hơn? Theo cách đánh giá của CG thì mặt Tâm tình trọng hơn mặt Hình Thức: Chúa đã gọi các môn đệ đến chỉ cho họ thấy thái độ của bà goá, và nhận xét: "Thầy nói thật với các con: trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa. Còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống".
Cách đánh giá của CG thật là đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu không có điện, giống như có một chiếc xe gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác mà không có hồn... tất cả sẽ vô ích, vô dụng.
. Một người giáo dân đeo ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự lễ rước lễ... nhưng trong lòng không mến Chúa không yêu người... thì cũng đáng xếp vào loại giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà thôi.
. Một công nhân viên giỏi nhất phát biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo thành tích nghe rất kêu... nhưng làm việc thì lờ đờ, biếng nhác... thì chẳng ích lợi gì cho việc phát triển xã hội.
Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên trong thì quan trọng và quý giá hơn cái Hình Thức, cái dáng vẻ bề ngoài,. Trong việc sống đạo cũng vậy: đọc kinh, dự lễ... không quý giá, không quan trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.
Nhưng từ nhận định rất đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều người đi đến chủ trương bất cần hình thức. Họ bảo rằng: "Đạo Tại Tâm": sống đạo cốt là ở tâm hồn, chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng tôi gì hết.
. Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo "Tôi thờ Chúa trong lòng".
. Một cặp vợ chồng kia tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn phối chi hết. Họ bảo "Chẳng cần đến hình thức bên ngoài".
Có lẽ đôi khi chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ xem sao:
. Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện: quần áo cốt yếu chỉ là để che thân, mặt mày tóc tai cốt yếu chỉ là đủ sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu chỉ muốn cái cốt yếu đó, mà còn muốn sao cho đẹp, cho đúng thời trang nữa. Vì thế chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu quần, kiểu tóc.... đó là chưa kể đến son phấn, sơn móng tay móng chân nữa... Như thế có phải là chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?
. Trường hợp thứ hai là chuyện tình yêu: Nếu thực sự yêu nhau chỉ cốt yêu trong lòng là đủ thì cần gì người ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải viết thư cho nhau, cần gì phải tặng quà cho nhau, cần gì phải âu yếm nhau?
Hai trường hợp như thế đủ cho chúng ta thấy rằng tuy hình thức không quan trọng bằng tâm tình, nhưng nó cũng rất cần. Chính Hình Thức biểu lộ Tâm Tình và nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những lời nói nụ cười đó làm cho tình yêu giữa 2 người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức thì tâm tình sẽ dần dần héo khô, chết dần mòn đi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, CG mặc dù coi trọng tâm tình hơn hình thức nhưng cũng không chủ trương bất cần Hình Thức. Vì thế, bà goá trong Tin Mừng này không phải chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng tiền nhỏ mọn của bà trong hòm tiền.
Ngày nay không ít người chủ trương "Đạo Tại Tâm" và coi thường những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện dự lễ, dự các Bí tích... Những suy nghĩ của chúng ta nãy giờ dựa vào bài Tin Mừng cho thấy đó chỉ là một thứ ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh tâm trí chúng ta và làm hại cho lòng đạo đức của chúng ta.
* 2. Hai bà goá - Thương là cho
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cao 2 bà goá: Một bà trong bài Tin Mừng một bà trong bài Sách Thánh, một bà Đức Giêsu gặp trong sân Đền Thờ Giêrusalem một bà tiên tri Êlia gặp ở xứ Serepta, một bà đã dâng vào thùng tiền Đền thờ một đồng xu và một bà đã cho tiên tri Êlia một chiếc bánh nhỏ.
Do đâu mà 2 bà goá này được đề cao? Có phải vì cái mà 2 bà đã cho không? Hiển nhiên là không, một đồng xu thì có đáng là bao, cũng như một chiếc bánh nhỏ thì có thấm tháp gì! Nhưng đề cao là vì cái của cho ấy tuy nhỏ mọn mà gói ghép cả tấm lòng người cho: đồng xu của Bà goá bỏ vào thùng tiền Đền thờ là cả một tấm lòng của một bà già nghèo, là cả tài sản của bà; còn chiếc bánh nhỏ mà bà goá xứ Sarepte cho tiên tri Êlia, là cả một cuộc sống - đúng hơn là cả hai cuộc sống - của 2 mẹ con trong lúc chết đói đến nơi.
Đúng vậy, của cho không bằng tấm lòng người cho, bởi vậy tục ngữ ta có câu "của ít lòng nhiều". Và nếu chúng ta xem kỹ lại bài Sách Thánh thì chúng ta còn thấy tấm lòng của bà goá xứ Sarepta là một tấm lòng dằn co ray rứt vì tiếc rẻ: khi ấy cả xứ đang bị hạn hán, đồ ăn trở thành khan hiếm. Trong hoàn cảnh đó người giàu còn khổ nữa huống chi là người nghèo như bà goá này. Bà chỉ còn có một nhúm bột và chút dầu. Bà đi kiếm một mớ củi định về nhà làm một chiếc bánh nhỏ cho 2 mẹ con bà ăn lần chót rồi sao đó là nằm chờ thần chết dần dần tiến tới. Khi đó tiên tri Êlia đến và xin bà chiếc bánh ấy. Bà thành thật nói: "Đây là chiếc bán cuối cùng". Nhưng sau đó vì biết Êlia là tiên tri của Chúa nên dù rất tiếc Bà cũng đem chiếc bánh cuối cùng ấy ra cho. Thật là một tấm lòng ray rứt dằn co vì tiếc rẻ. Sự tiếc rẻ ấy có làm giảm giá trị của tấm lòng không? Nếu tiếc mà không cho thì chẳng còn giá trị gì. Nhưng đàng này dù tiếc mà vẫn cho, cho nên sự tiếc rẻ ấy chẳng những không làm giảm giá trị mà còn tăng thêm giá trị của một tấm lòng quảng đại. Cho của mình dư thừa thì chẳng quý gì; cho cái mình đang cần mới là quý; và cho cái mình vừa cần vừa tiếc thì là quý nhất.
Chúng ta có thể coi những bài đọc trong Chúa nhật hôm nay là nối tiếp bài Tin Mừng Chúa nhật vừa qua. Tin Mừng Chúa nhật vừa qua dạy rằng Đạo Chúa là đạo yêu thương: thương Chúa trên hết mọi sự và thương người như chính mình. Còn Lời Chúa hôm nay giải thích rõ thêm Thương thì phải làm sao?
. Thương thì phải cho. Thương ít thì cho ít, thương nhiều thì cho nhiều. Nhưng nhất thiết thương là phải cho, nếu không cho là dấu không thương. 2 bà goá này đã thương nên đã cho, đã cho vì đã thương.
. Nhưng của cho không bằng tấm lòng người cho. Của nhiều mà lòng ít thì không quý cho bằng của ít mà lòng nhiều. Chính vì thế mà tuy bà goá ở Giêrusalem dù chỉ cho có một xu nhưng được Đức Giêsu coi là cho nhiều hơn tất cả những người khác đã bỏ tiền vào thùng hôm đó. Vì những người kia đã cho cái mà họ dư thừa, còn bà goá này cho tất cả tài sản của bà.
. Và của cho quý nhất là cho chính cái mình đang tha thiết, tiếc rẻ. Như bà goá xứ Sarepta rất tiếc chiếc bánh, vì đó là chiếc bánh cuối cùng của 2 mẹ con bà, nhưng dù vậy bà cũng đem cho.
Đó là nội dung giáo huấn của những bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Có cần phải nhắc lại không? Giáo huấn gồm 3 điểm chính:
Thương thì phải cho.
Nhưng của cho không bằng tấm lòng người cho.
Và cho chính cái mình quý nhất mới là cái cho lớn nhất, giá trị nhất.
Chúng ta nói rằng mình thương Chúa. Nhưng có thương thật hay không? Hãy xét mình xem ta có cho Chúa gì không? Mỗi ngày vài phút buổi tối trước khi đi ngủ mà có khi ta cũng không cho. Mỗi tuần chừng một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật mà có k hi ta cũng không cho hay có cho thì cũng cắt đầu cắt giữa cắt đuôi, nghĩa là đi lễ trễ, chia trí lo ra, về sớm. Thỉnh thoảng Chúa xin ta một chút hay sinh, một chút cố gắng, chúng ta có cho Chúa hay không? Hay là chúng ta cho Chúa thì ít nhưng xin Chúa thì nhiều, cầu nguyện thì chỉ toàn là xin, xin cho con... xin cho con... Có người xin ơn mà không được Chúa ban thì giận, họ kể lể nào là đã đọc kinh cầu nguyện, nào là đã hy sinh hãm mình thế này thế nọ, vậy mà Chúa không nhậm lời họ cầu xin. Như thế là dựa vào một ít việc lành mình đã cho Chúa để làm áp lực với Chúa, bắt Chúa phải ban ơn trả lại cho mình. Như vậy cũng chưa phải là thương Chúa thật.
Chúng ta nghĩ rằng mình thương người. Nhưng có thương thật hay không? Thì cũng hãy xét mình xem ta có cho người cái gì không? Đừng vội tự biện minh rằng tại vì tôi không có nhiều tiền. Một khi đã thương ai thật thì người ta không thiếu gì cái để cho và cũng không thiếu gì cách để cho. Đâu nhất thiết là phải cho tiền mới là thương. Thí dụ như cho cảm nghĩ tốt (thương ai ta sẽ không nghĩ xấu về người đó), thí dụ như cho sự quan tâm (thương ai ta không thể nào lơ là dửng dưng với người đó được), thí dụ như cho sự chăm sóc, giúp đỡ, cho những lời an ủi khuyến khích chân thành, cho lời cầu nguyện v.v.
Người không thương thì chỉ biết nhận mà không biết cho. Còn người thương thật thì vừa nhận mà cũng vừa cho, và coi cho là quý hơn nhận. Chúa dạy chúng ta yêu thương: thương Chúa và thương người, thương bằng cách cho.
* 3. Giá trị của của cho
Giá trị của của cho không phải ở nơi số lượng được cho mà là sự mất mát mà người cho phải chịu.
Chúng ta phải cho cái mà chúng ta quý chuộng. Vì thế không phải chỉ cho cái mà chúng ta có thể sống mà không có nó, mà là cho cái mà chúng ta không thể sống nếu thiếu nó. Cách cho như thế này đòi phải hy sinh, nhưng đó mới thật là cho với cả tấm lòng.
Mẹ Têrexa kể rằng một hôm Mẹ đang đi trên đường phố thì gặp một người ăn xin. Người này nói: "Thưa Mẹ Têrêxa, ai nấy cũng cho Mẹ hết. Hôm nay tôi cũng xin được cho mẹ. Trọn ngày hôm nay tôi chỉ xin được 30 xu. Tôi muốn cho mẹ hết". Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc: "Nếu tôi lấy 30 xu này thì người ăn xin này sẽ không có gì để ăn đêm nay, nhưng nếu tôi không lấy thì ông sẽ đau lòng. Vì thế tôi đưa tay ra nhận số tiền. Quả thực tôi chưa từng thấy một khuôn mặt nào rạng rỡ niềm vui như gương mặt người ăn xin này khi ông nghĩ rằng anh cũng có cái gì đó cho Mẹ Têrêxa".
Và Mẹ Têrêxa kể tiếp: "Thật là một hy sinh lớn đối với người nghèo này. Ông đã phải ngồi ngoài nắng suốt ngày mới kiếm được 30 xu. 30 xu chẳng là bao và cũng chẳng làm được gì cho đáng. Nhưng khi ông đưa cho tôi và tôi nhận lấy thì nó trở thành hàng ngàn bởi vì nó được cho với biết bao tình. Thiên Chúa không nhìn đến tầm vóc lớn lao của việc ta làm, Ngài nhìn tấm lòng của ta khi làm việc đó."
* 4. Quà tặng dốc cạn túi
Báo New York Times vừa đưa tin bà Oseola Mc Carty: Biểu tượng "Lòng Từ Thiện" của nước Mỹ, vừa qua đời ngày 3-10-1999 ở tuổi 91.
Vào một ngày của tháng 7-95, ông hiệu trưởng đại học phía Bắc Missisippi đã vô cùng ngạc nhiên, khi biết có một phụ nữ xa lạ tên Osenola Mc Carty xin được tặng 150.000 đôla làm quỹ học bỗng cho các sinh viên nghèo của trường, mà không cần được ghi danh tưởng niệm hay tuyên bố công khai. Nhà trường còn sững sốt hơn khi biết người phụ nữ ấy làm nghề giặt ủi, và số tiền kia là tiền dành dụm cả một đời người.
Ngay khi biết câu chuyện bà Mc Carty tặng tất cả tiền bạc của mình có làm quỹ học bổng cho trường, ông tỷ phú Ted Turner, trùm ngành kinh doanh cáp truyền hình Mỹ, đã tuyên bố góp thêm một tỷ đôla cho quỹ. Ông nói: "Người phụ nữ nhỏ bé ấy đã dám ban tặng tất cả những gì bà có, thì tôi thấy mình cũng phải đóng góp phần của tôi là một tỷ đôla".
*
Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện bà góa nghèo đã bỏ vào thùng tiền đền thờ "tất cả những gì mình có để nuôi sống" (Mc.12,44). "Của ít lòng nhiều". Bà góa này tuy dâng cúng ít tiền nhưng lại hy sinh rất nhiều, và hy sinh quí giá nhất là hy sinh chính mạng sống mình, vì bà đã dâng "tất cả những gì mình có để nuôi sống". Quà tặng đẹp nhất là quà tặng dốc cạn túi. Quà tặng quý giá không phải chỉ ở giá trị món quà, mà còn ở tấm lòng của người tặng quà nữa.
Đức Giêsu đã khen nghĩa cử cao đẹp ấy: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết" (Mc.12,43) Cũng vậy, bà Mc Carty chỉ dâng tặng 150.00 đôla không thể so với tỷ phú Ted Turner bỏ ra 1 tỷ đôla, nhưng đó là tất cả kết quả chắt chiu từng đồng suốt một kiếp người. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã mở đầu cho gần 300 nhà từ thiện khác tham gia đóng góp cho quỹ học bổng này.
Nếu bà góa nghèo được Chúa khen ngợi, thì bà Mc Carty cũng được chính Tổng Thống Bill Clinton bắt tay thăm hỏi, được vinh dự cầm ngọn đuốc Olympic chạy trên đường băng qua khu vực Mississippi, được trao tặng Huân chương người công dân danh dự Hoa Kỳ, và được cấp bằng tiến sĩ danh dự của đại học Harvard.
Văn hào John Powell viết: "Thiên Chúa sai mỗi người đến thế gian với một sứ điệp đặc biệt để loan báo, với một bài ca đặc biệt để hát lên, với một nghĩa cử yêu thương để ban tặng".
*
Hôm nay, Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta tránh xa thói đạo đức giả của người Biệt phái và Luật sĩ: Lạm dụng việc đạo đức để khoe khoang, mưu cầu hư danh, ham hố chức quyền, trục lợi vật chất. Người muốn chúng ta có ý hướng ngay lành khi làm bất cứ việc gì. Đức Giêsu dạy: "Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh" (Mt.6,3-4).
Người ta chỉ cho đi cái mình có. Nhưng chính vì cho mà người ta mới có, và người ta có chính vì những gì mà họ đã cho. Cha Mark Link viết: "Những điều duy nhất ta còn giữ lại được là những gì ta đã cho đi". Bàn tay tặng hoa hồng vẫn còn vương lại hương thơm.
Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tận đáy lòng mỗi người chân thực hay giả dối. Chúa khen ngợi bà góa nghèo dâng hiến tất cả những gì mình có.
Xin dạy chúng con biết âm thầm dâng hiến cho tha nhân, đang cần sự trợ giúp quảng đại của chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 5. Cho mà không mất
Từ câu chuyện bà goá trong bài đọc I, chúng ta có thể rút ra được ý tưởng này: có những thứ có thể cho đi mà không bị mất, ngược lại còn được thêm. Người cho không bị nghèo đi, lại giàu thêm. Dĩ nhiên đó không phải là những thứ vật chất.
Một thầy giáo cho đi những kiến thức của mình, học trò được giàu thêm kiến thức nhưng kiến thức của ông thầy không hề vơi.
Một người mẹ cho con cái mình tình thương cũng vậy.
Một người vui tính mang niềm vui đến cho người khác cũng thế.
Kiến thức, tình thương, niềm vui, hoà thuận v.v. là những thứ có cho đi cũng không bị mất, trái lại cả người cho và người nhận đều được giàu hơn.
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu là Đấng thấu suốt mọi tâm hồn, Người không bị lừa gạt bởi những vẻ bề ngoài. Chúng ta hãy dâng lên Chúa những ý nguyện của chúng ta:
Hội thánh phải nêu gương về lòng mến Chúa yêu người chân thật / Xin cho mọi thành phần trong Hội thánh luôn tránh xa những thói quen giả hình và máy móc / đối với Chúa cũng như đối với mọi người.
Trên thế giới còn nhiều nơi không có công lý / hoặc chỉ có công lý giả hiệu bề ngoài / Xin cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng sự thật và công lý / để dân chúng được sống an ninh và hòa bình.
Chung quanh chúng ta còn nhiều người giàu cũng như người nghèo, đang làm nô lệ tiền bạc, danh vọng và quyền thế / Xin cho họ được ơn khôn ngoan của Chúa để biết sống quảng đại và chia sẻ / theo gương bà góa trong Tin mừng hôm nay.
Bà góa trong Tin mừng hôm nay đã nêu gương quảng đại với Chúa / Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta / dù túng thiếu cũng vẫn rộng rãi với Chúa và với mọi người.
Chủ tế: Lạy Đức Giêsu, Chúa đánh giá mọi người theo sự thật trong lòng họ chứ không theo hình thức bề ngoài, xin giúp chúng con biết sống thành thật và quảng đại với Chúa cũng như với mọi người, để luôn xứng đáng là môn đệ của Chúa. Chúa là đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh lễ
Trước kinh Lạy Cha: Khi chúng ta đọc "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày", chúng ta hãy nhớ đến gương của hai bà goá đã dám cho đi chiếc bánh và những đồng xu cuối cùng của mình. Xin Chúa cũng dạy chúng ta biết phó thác vào Chúa như vậy.
Sau kinh Lạy Cha: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mội sự dữ, đặc biệt xin Chúa cứu chúng con khỏi sự dữ này là coi tiền bạc của cải như chúa tể đời mình..."
VII. Giải tán
Lời Chúa hôm nay nêu gương chia xẻ của hai bà góa nghèo. Khi trở về với cuộc sống bình thường, anh chị em sẽ gặp biết bao người túng thiếu cần được chia xẻ. Anh chị em hãy cố gắng noi gương hai bà góa ấy.
Lm. Carolô Hồ Bặc Xái
Chủ đề: Tấm gương Bà góa
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Người đời thường đánh giá theo bề ngoài, còn Thiên Chúa thì đánh giá theo tấm lòng. Hôm nay chúng ta đến nhà thờ này. Chúa không để ý tới quần áo, vẻ mặt hay phong cách bề ngoài của chúng ta, nhưng Ngài nhìn thấu tấm lòng của chúng ta. Vậy chúng ta hãy rất chân thành với Chúa, bày tỏ hết những gì nghèo nàn, yếu đuối, tội lỗi của chúng ta để được Ngài thứ tha, nâng đỡ và bồi dưỡng thêm cho chúng ta.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta thường sống giả hình
Chúng ta thường ích kỷ, không sẵn sàng chia xẻ với người khác.
Chúng ta ham nhận hơn là cho.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (1 V 17,10-16)
Câu chuyện bà goá xứ Sarépta giúp đỡ ngôn sứ Êlia có nhiều điểm rất đáng suy gẫm: (1) Bà là người ngoại nhưng tấm lòng lại quảng đại hơn rất nhiều tín hữu do thái; (2) Bà đã cho ngôn sứ Êlia không phải những cái bà dư thừa, mà chính chiếc bánh cuối cùng của mẹ con bà; (3) Sở dĩ bà dám cho đi như thế là vì bà có lòng tin tưởng phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa.
2. Đáp ca (Tv 145)
Thánh vịnh này triển khai một nét cao quý của bà goá xứ Sarepta, đó là niềm tin tưởng phó thác vào Chúa, Đấng yêu chuộng người công chính và phù trì nâng đỡ những kẻ yếu đuối nghèo nàn.
3. Tin Mừng (Mc 12,38-44)
Có hai hình ảnh rất đối chọi nhau trong đoạn Tin Mừng này:
Hình ảnh của các luật sĩ: rất cao sang, vinh dự với áo thụng, chức quyền, được người ta bái chào, được ngồi những chỗ nhất. Thế nhưng đó chỉ là cái vỏ, che đậy bên trong là một tâm hồn kiêu căng, tham lam, ức hiếp kẻ yếu đuối.
Hình ảnh một bà góa: nghèo tiền nhưng rất giàu lòng. Đức Giêsu coi đây là hình ảnh đẹp nên "gọi các môn đệ đến" chỉ cho họ thấy và bảo họ noi gương.
4. Bài đọc II (Dt 9,24-28) (Chủ đề phụ)
Tác giả thư Do Thái nhắc tới việc vị Thượng Tế Do Thái mỗi năm vào gian cực thánh của Đền thờ Giêrusalem một lần, và so sánh với Đức Giêsu Thượng Tế: (1) Vị thượng tế Do Thái vào gian cực thánh của Đền thờ Giêrusalem; còn Đức Giêsu thì vào chính cõi trời; (2) Vị thượng tế Do Thái vào đó để dâng của lễ; còn Đức Giêsu Thượng tế thì dâng chính bản thân mình; (3) Mỗi năm vị thượng tế Do Thái phải vào lại gian cực thánh ấy; còn Đức Giêsu Thượng tế chỉ hiến tế một lần là đủ.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Hình thức và tâm tình
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy 2 mẫu người:
. Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ rất đạo đức: họ giữ luật chín chắn, họ đọc kinh nhiều và đọc thật dài. Vì thế họ được người ta kính trọng: ra ngoài đường ai gặp họ cũng kính chào, khi họ dự một buổi hội họp thì ai cũng nhường cho họ những chỗ danh dự nhất. Nhưng thực ra bên trong họ chẳng đạo đức chút nào: họ chỉ làm ra bộ đạo đức như thế để được người ta kính trọng và dâng cúng tiền bạc.
. Mẫu người thứ hai là người đàn bà goá: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ. Không ai tôn trọng bà, thậm chí chẳng thèm để ý tới bà. Nhưng tâm hồn bà rất cao quý: mặc dù nghèo nàn, bà cũng không tiếc lấy ra phần tiền tuy nhỏ nhưng rất cần thiết để dâng cúng vào đền thờ.
Như thế, bài Tin Mừng này đặt ra vấn đề Hình thức và Tâm Tình. Đó là 2 mặt của 1 thái độ. Nhưng mặt nào trọng hơn? Theo cách đánh giá của CG thì mặt Tâm tình trọng hơn mặt Hình Thức: Chúa đã gọi các môn đệ đến chỉ cho họ thấy thái độ của bà goá, và nhận xét: "Thầy nói thật với các con: trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa. Còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống".
Cách đánh giá của CG thật là đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu không có điện, giống như có một chiếc xe gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác mà không có hồn... tất cả sẽ vô ích, vô dụng.
. Một người giáo dân đeo ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự lễ rước lễ... nhưng trong lòng không mến Chúa không yêu người... thì cũng đáng xếp vào loại giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà thôi.
. Một công nhân viên giỏi nhất phát biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo thành tích nghe rất kêu... nhưng làm việc thì lờ đờ, biếng nhác... thì chẳng ích lợi gì cho việc phát triển xã hội.
Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên trong thì quan trọng và quý giá hơn cái Hình Thức, cái dáng vẻ bề ngoài,. Trong việc sống đạo cũng vậy: đọc kinh, dự lễ... không quý giá, không quan trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.
Nhưng từ nhận định rất đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều người đi đến chủ trương bất cần hình thức. Họ bảo rằng: "Đạo Tại Tâm": sống đạo cốt là ở tâm hồn, chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng tôi gì hết.
. Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo "Tôi thờ Chúa trong lòng".
. Một cặp vợ chồng kia tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn phối chi hết. Họ bảo "Chẳng cần đến hình thức bên ngoài".
Có lẽ đôi khi chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ xem sao:
. Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện: quần áo cốt yếu chỉ là để che thân, mặt mày tóc tai cốt yếu chỉ là đủ sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu chỉ muốn cái cốt yếu đó, mà còn muốn sao cho đẹp, cho đúng thời trang nữa. Vì thế chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu quần, kiểu tóc.... đó là chưa kể đến son phấn, sơn móng tay móng chân nữa... Như thế có phải là chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?
. Trường hợp thứ hai là chuyện tình yêu: Nếu thực sự yêu nhau chỉ cốt yêu trong lòng là đủ thì cần gì người ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải viết thư cho nhau, cần gì phải tặng quà cho nhau, cần gì phải âu yếm nhau?
Hai trường hợp như thế đủ cho chúng ta thấy rằng tuy hình thức không quan trọng bằng tâm tình, nhưng nó cũng rất cần. Chính Hình Thức biểu lộ Tâm Tình và nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những lời nói nụ cười đó làm cho tình yêu giữa 2 người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức thì tâm tình sẽ dần dần héo khô, chết dần mòn đi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, CG mặc dù coi trọng tâm tình hơn hình thức nhưng cũng không chủ trương bất cần Hình Thức. Vì thế, bà goá trong Tin Mừng này không phải chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng tiền nhỏ mọn của bà trong hòm tiền.
Ngày nay không ít người chủ trương "Đạo Tại Tâm" và coi thường những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện dự lễ, dự các Bí tích... Những suy nghĩ của chúng ta nãy giờ dựa vào bài Tin Mừng cho thấy đó chỉ là một thứ ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh tâm trí chúng ta và làm hại cho lòng đạo đức của chúng ta.
* 2. Hai bà goá - Thương là cho
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cao 2 bà goá: Một bà trong bài Tin Mừng một bà trong bài Sách Thánh, một bà Đức Giêsu gặp trong sân Đền Thờ Giêrusalem một bà tiên tri Êlia gặp ở xứ Serepta, một bà đã dâng vào thùng tiền Đền thờ một đồng xu và một bà đã cho tiên tri Êlia một chiếc bánh nhỏ.
Do đâu mà 2 bà goá này được đề cao? Có phải vì cái mà 2 bà đã cho không? Hiển nhiên là không, một đồng xu thì có đáng là bao, cũng như một chiếc bánh nhỏ thì có thấm tháp gì! Nhưng đề cao là vì cái của cho ấy tuy nhỏ mọn mà gói ghép cả tấm lòng người cho: đồng xu của Bà goá bỏ vào thùng tiền Đền thờ là cả một tấm lòng của một bà già nghèo, là cả tài sản của bà; còn chiếc bánh nhỏ mà bà goá xứ Sarepte cho tiên tri Êlia, là cả một cuộc sống - đúng hơn là cả hai cuộc sống - của 2 mẹ con trong lúc chết đói đến nơi.
Đúng vậy, của cho không bằng tấm lòng người cho, bởi vậy tục ngữ ta có câu "của ít lòng nhiều". Và nếu chúng ta xem kỹ lại bài Sách Thánh thì chúng ta còn thấy tấm lòng của bà goá xứ Sarepta là một tấm lòng dằn co ray rứt vì tiếc rẻ: khi ấy cả xứ đang bị hạn hán, đồ ăn trở thành khan hiếm. Trong hoàn cảnh đó người giàu còn khổ nữa huống chi là người nghèo như bà goá này. Bà chỉ còn có một nhúm bột và chút dầu. Bà đi kiếm một mớ củi định về nhà làm một chiếc bánh nhỏ cho 2 mẹ con bà ăn lần chót rồi sao đó là nằm chờ thần chết dần dần tiến tới. Khi đó tiên tri Êlia đến và xin bà chiếc bánh ấy. Bà thành thật nói: "Đây là chiếc bán cuối cùng". Nhưng sau đó vì biết Êlia là tiên tri của Chúa nên dù rất tiếc Bà cũng đem chiếc bánh cuối cùng ấy ra cho. Thật là một tấm lòng ray rứt dằn co vì tiếc rẻ. Sự tiếc rẻ ấy có làm giảm giá trị của tấm lòng không? Nếu tiếc mà không cho thì chẳng còn giá trị gì. Nhưng đàng này dù tiếc mà vẫn cho, cho nên sự tiếc rẻ ấy chẳng những không làm giảm giá trị mà còn tăng thêm giá trị của một tấm lòng quảng đại. Cho của mình dư thừa thì chẳng quý gì; cho cái mình đang cần mới là quý; và cho cái mình vừa cần vừa tiếc thì là quý nhất.
Chúng ta có thể coi những bài đọc trong Chúa nhật hôm nay là nối tiếp bài Tin Mừng Chúa nhật vừa qua. Tin Mừng Chúa nhật vừa qua dạy rằng Đạo Chúa là đạo yêu thương: thương Chúa trên hết mọi sự và thương người như chính mình. Còn Lời Chúa hôm nay giải thích rõ thêm Thương thì phải làm sao?
. Thương thì phải cho. Thương ít thì cho ít, thương nhiều thì cho nhiều. Nhưng nhất thiết thương là phải cho, nếu không cho là dấu không thương. 2 bà goá này đã thương nên đã cho, đã cho vì đã thương.
. Nhưng của cho không bằng tấm lòng người cho. Của nhiều mà lòng ít thì không quý cho bằng của ít mà lòng nhiều. Chính vì thế mà tuy bà goá ở Giêrusalem dù chỉ cho có một xu nhưng được Đức Giêsu coi là cho nhiều hơn tất cả những người khác đã bỏ tiền vào thùng hôm đó. Vì những người kia đã cho cái mà họ dư thừa, còn bà goá này cho tất cả tài sản của bà.
. Và của cho quý nhất là cho chính cái mình đang tha thiết, tiếc rẻ. Như bà goá xứ Sarepta rất tiếc chiếc bánh, vì đó là chiếc bánh cuối cùng của 2 mẹ con bà, nhưng dù vậy bà cũng đem cho.
Đó là nội dung giáo huấn của những bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Có cần phải nhắc lại không? Giáo huấn gồm 3 điểm chính:
Thương thì phải cho.
Nhưng của cho không bằng tấm lòng người cho.
Và cho chính cái mình quý nhất mới là cái cho lớn nhất, giá trị nhất.
Chúng ta nói rằng mình thương Chúa. Nhưng có thương thật hay không? Hãy xét mình xem ta có cho Chúa gì không? Mỗi ngày vài phút buổi tối trước khi đi ngủ mà có khi ta cũng không cho. Mỗi tuần chừng một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật mà có k hi ta cũng không cho hay có cho thì cũng cắt đầu cắt giữa cắt đuôi, nghĩa là đi lễ trễ, chia trí lo ra, về sớm. Thỉnh thoảng Chúa xin ta một chút hay sinh, một chút cố gắng, chúng ta có cho Chúa hay không? Hay là chúng ta cho Chúa thì ít nhưng xin Chúa thì nhiều, cầu nguyện thì chỉ toàn là xin, xin cho con... xin cho con... Có người xin ơn mà không được Chúa ban thì giận, họ kể lể nào là đã đọc kinh cầu nguyện, nào là đã hy sinh hãm mình thế này thế nọ, vậy mà Chúa không nhậm lời họ cầu xin. Như thế là dựa vào một ít việc lành mình đã cho Chúa để làm áp lực với Chúa, bắt Chúa phải ban ơn trả lại cho mình. Như vậy cũng chưa phải là thương Chúa thật.
Chúng ta nghĩ rằng mình thương người. Nhưng có thương thật hay không? Thì cũng hãy xét mình xem ta có cho người cái gì không? Đừng vội tự biện minh rằng tại vì tôi không có nhiều tiền. Một khi đã thương ai thật thì người ta không thiếu gì cái để cho và cũng không thiếu gì cách để cho. Đâu nhất thiết là phải cho tiền mới là thương. Thí dụ như cho cảm nghĩ tốt (thương ai ta sẽ không nghĩ xấu về người đó), thí dụ như cho sự quan tâm (thương ai ta không thể nào lơ là dửng dưng với người đó được), thí dụ như cho sự chăm sóc, giúp đỡ, cho những lời an ủi khuyến khích chân thành, cho lời cầu nguyện v.v.
Người không thương thì chỉ biết nhận mà không biết cho. Còn người thương thật thì vừa nhận mà cũng vừa cho, và coi cho là quý hơn nhận. Chúa dạy chúng ta yêu thương: thương Chúa và thương người, thương bằng cách cho.
* 3. Giá trị của của cho
Giá trị của của cho không phải ở nơi số lượng được cho mà là sự mất mát mà người cho phải chịu.
Chúng ta phải cho cái mà chúng ta quý chuộng. Vì thế không phải chỉ cho cái mà chúng ta có thể sống mà không có nó, mà là cho cái mà chúng ta không thể sống nếu thiếu nó. Cách cho như thế này đòi phải hy sinh, nhưng đó mới thật là cho với cả tấm lòng.
Mẹ Têrexa kể rằng một hôm Mẹ đang đi trên đường phố thì gặp một người ăn xin. Người này nói: "Thưa Mẹ Têrêxa, ai nấy cũng cho Mẹ hết. Hôm nay tôi cũng xin được cho mẹ. Trọn ngày hôm nay tôi chỉ xin được 30 xu. Tôi muốn cho mẹ hết". Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc: "Nếu tôi lấy 30 xu này thì người ăn xin này sẽ không có gì để ăn đêm nay, nhưng nếu tôi không lấy thì ông sẽ đau lòng. Vì thế tôi đưa tay ra nhận số tiền. Quả thực tôi chưa từng thấy một khuôn mặt nào rạng rỡ niềm vui như gương mặt người ăn xin này khi ông nghĩ rằng anh cũng có cái gì đó cho Mẹ Têrêxa".
Và Mẹ Têrêxa kể tiếp: "Thật là một hy sinh lớn đối với người nghèo này. Ông đã phải ngồi ngoài nắng suốt ngày mới kiếm được 30 xu. 30 xu chẳng là bao và cũng chẳng làm được gì cho đáng. Nhưng khi ông đưa cho tôi và tôi nhận lấy thì nó trở thành hàng ngàn bởi vì nó được cho với biết bao tình. Thiên Chúa không nhìn đến tầm vóc lớn lao của việc ta làm, Ngài nhìn tấm lòng của ta khi làm việc đó."
* 4. Quà tặng dốc cạn túi
Báo New York Times vừa đưa tin bà Oseola Mc Carty: Biểu tượng "Lòng Từ Thiện" của nước Mỹ, vừa qua đời ngày 3-10-1999 ở tuổi 91.
Vào một ngày của tháng 7-95, ông hiệu trưởng đại học phía Bắc Missisippi đã vô cùng ngạc nhiên, khi biết có một phụ nữ xa lạ tên Osenola Mc Carty xin được tặng 150.000 đôla làm quỹ học bỗng cho các sinh viên nghèo của trường, mà không cần được ghi danh tưởng niệm hay tuyên bố công khai. Nhà trường còn sững sốt hơn khi biết người phụ nữ ấy làm nghề giặt ủi, và số tiền kia là tiền dành dụm cả một đời người.
Ngay khi biết câu chuyện bà Mc Carty tặng tất cả tiền bạc của mình có làm quỹ học bổng cho trường, ông tỷ phú Ted Turner, trùm ngành kinh doanh cáp truyền hình Mỹ, đã tuyên bố góp thêm một tỷ đôla cho quỹ. Ông nói: "Người phụ nữ nhỏ bé ấy đã dám ban tặng tất cả những gì bà có, thì tôi thấy mình cũng phải đóng góp phần của tôi là một tỷ đôla".
*
Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện bà góa nghèo đã bỏ vào thùng tiền đền thờ "tất cả những gì mình có để nuôi sống" (Mc.12,44). "Của ít lòng nhiều". Bà góa này tuy dâng cúng ít tiền nhưng lại hy sinh rất nhiều, và hy sinh quí giá nhất là hy sinh chính mạng sống mình, vì bà đã dâng "tất cả những gì mình có để nuôi sống". Quà tặng đẹp nhất là quà tặng dốc cạn túi. Quà tặng quý giá không phải chỉ ở giá trị món quà, mà còn ở tấm lòng của người tặng quà nữa.
Đức Giêsu đã khen nghĩa cử cao đẹp ấy: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết" (Mc.12,43) Cũng vậy, bà Mc Carty chỉ dâng tặng 150.00 đôla không thể so với tỷ phú Ted Turner bỏ ra 1 tỷ đôla, nhưng đó là tất cả kết quả chắt chiu từng đồng suốt một kiếp người. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã mở đầu cho gần 300 nhà từ thiện khác tham gia đóng góp cho quỹ học bổng này.
Nếu bà góa nghèo được Chúa khen ngợi, thì bà Mc Carty cũng được chính Tổng Thống Bill Clinton bắt tay thăm hỏi, được vinh dự cầm ngọn đuốc Olympic chạy trên đường băng qua khu vực Mississippi, được trao tặng Huân chương người công dân danh dự Hoa Kỳ, và được cấp bằng tiến sĩ danh dự của đại học Harvard.
Văn hào John Powell viết: "Thiên Chúa sai mỗi người đến thế gian với một sứ điệp đặc biệt để loan báo, với một bài ca đặc biệt để hát lên, với một nghĩa cử yêu thương để ban tặng".
*
Hôm nay, Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta tránh xa thói đạo đức giả của người Biệt phái và Luật sĩ: Lạm dụng việc đạo đức để khoe khoang, mưu cầu hư danh, ham hố chức quyền, trục lợi vật chất. Người muốn chúng ta có ý hướng ngay lành khi làm bất cứ việc gì. Đức Giêsu dạy: "Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh" (Mt.6,3-4).
Người ta chỉ cho đi cái mình có. Nhưng chính vì cho mà người ta mới có, và người ta có chính vì những gì mà họ đã cho. Cha Mark Link viết: "Những điều duy nhất ta còn giữ lại được là những gì ta đã cho đi". Bàn tay tặng hoa hồng vẫn còn vương lại hương thơm.
Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tận đáy lòng mỗi người chân thực hay giả dối. Chúa khen ngợi bà góa nghèo dâng hiến tất cả những gì mình có.
Xin dạy chúng con biết âm thầm dâng hiến cho tha nhân, đang cần sự trợ giúp quảng đại của chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 5. Cho mà không mất
Từ câu chuyện bà goá trong bài đọc I, chúng ta có thể rút ra được ý tưởng này: có những thứ có thể cho đi mà không bị mất, ngược lại còn được thêm. Người cho không bị nghèo đi, lại giàu thêm. Dĩ nhiên đó không phải là những thứ vật chất.
Một thầy giáo cho đi những kiến thức của mình, học trò được giàu thêm kiến thức nhưng kiến thức của ông thầy không hề vơi.
Một người mẹ cho con cái mình tình thương cũng vậy.
Một người vui tính mang niềm vui đến cho người khác cũng thế.
Kiến thức, tình thương, niềm vui, hoà thuận v.v. là những thứ có cho đi cũng không bị mất, trái lại cả người cho và người nhận đều được giàu hơn.
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu là Đấng thấu suốt mọi tâm hồn, Người không bị lừa gạt bởi những vẻ bề ngoài. Chúng ta hãy dâng lên Chúa những ý nguyện của chúng ta:
Hội thánh phải nêu gương về lòng mến Chúa yêu người chân thật / Xin cho mọi thành phần trong Hội thánh luôn tránh xa những thói quen giả hình và máy móc / đối với Chúa cũng như đối với mọi người.
Trên thế giới còn nhiều nơi không có công lý / hoặc chỉ có công lý giả hiệu bề ngoài / Xin cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng sự thật và công lý / để dân chúng được sống an ninh và hòa bình.
Chung quanh chúng ta còn nhiều người giàu cũng như người nghèo, đang làm nô lệ tiền bạc, danh vọng và quyền thế / Xin cho họ được ơn khôn ngoan của Chúa để biết sống quảng đại và chia sẻ / theo gương bà góa trong Tin mừng hôm nay.
Bà góa trong Tin mừng hôm nay đã nêu gương quảng đại với Chúa / Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta / dù túng thiếu cũng vẫn rộng rãi với Chúa và với mọi người.
Chủ tế: Lạy Đức Giêsu, Chúa đánh giá mọi người theo sự thật trong lòng họ chứ không theo hình thức bề ngoài, xin giúp chúng con biết sống thành thật và quảng đại với Chúa cũng như với mọi người, để luôn xứng đáng là môn đệ của Chúa. Chúa là đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh lễ
Trước kinh Lạy Cha: Khi chúng ta đọc "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày", chúng ta hãy nhớ đến gương của hai bà goá đã dám cho đi chiếc bánh và những đồng xu cuối cùng của mình. Xin Chúa cũng dạy chúng ta biết phó thác vào Chúa như vậy.
Sau kinh Lạy Cha: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mội sự dữ, đặc biệt xin Chúa cứu chúng con khỏi sự dữ này là coi tiền bạc của cải như chúa tể đời mình..."
VII. Giải tán
Lời Chúa hôm nay nêu gương chia xẻ của hai bà góa nghèo. Khi trở về với cuộc sống bình thường, anh chị em sẽ gặp biết bao người túng thiếu cần được chia xẻ. Anh chị em hãy cố gắng noi gương hai bà góa ấy.
Lm. Carolô Hồ Bặc Xái