Dan Lee
11-05-2009, 10:59 PM
SAU KHI TRÈO LÊN ĐỈNH NÚI
http://www.vietcatholic.net/pics/4943493.gif
Chó sói đã hao tổn nhiều sức lực mới thật không dễ dàng trèo lên đỉnh núi, nó nhìn xuống, nhà cửa chi chít, cất giọng ngạo mạn: “Chả trách người xưa đã nói, đứng trên núi Thái sơn mà nhìn thì thấy thiên hạ quá nhỏ, rốt cuộc hôm nay ta cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này”.
Nói chưa dứt, thì từ xa xa truyền lại thanh âm như sấm đánh: “Mày nói sai rồi, với ta mà nói, thì mày vẫn còn ở dưới chân núi ấy”.
Chó sói ngẩng đầu lên, một ngọn núi cao to đồ sộ đang đứng sừng sững sau lưng nó, ngay cả một góc trời đều bị che lấp, chó sói nhìn nhìn chỗ mình đứng, ngờ vực không hiểu, bèn hỏi:
_ “Như vậy xét cho cùng, bây giờ tôi đang đứng trên đỉnh núi, hay là ở dưới chân núi?”
Núi lớn cười ha hả một hồi rồi nói:
_ “Cái này thì cần phải coi mày nhìn lên hay nhìn xuống!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Người ta hay nói: núi này cao còn có núi khác cao hơn, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người giỏi thì có người giỏi hơn.
Con chó sói chỉ mới trèo lên một ngọn núi, mà cứ tưởng là cao nhất thiên hạ, ai dè lại có ngọn núi cao to hơn, lớn hơn đang ở phía sau nó.
Có người đi học chỗ này một chút, chỗ kia một chút, coi sách hai chút, gộp tất cả các chút ấy lại, phần căn bản chưa xong, vậy mà đi đâu cũng muốn tỏ ra mình là người giỏi nên coi ai không ra gì, thậm chí phê bình lung tung tác giả này, nhạc sĩ nọ, giáo sư kia. Hay lăng xăng trước mặt mọi người, làm trò cười cho thiên hạ, đó là hạng người mà tâm lý học phân loại là “năng động”, thích làm chuyện cho người ta để ý.
Cái tội nghiệp của người kiêu ngạo là ở đó, lên không được mà xuống cũng không xong, nhưng thực ra lên xuống cũng do tâm hồn họ mà ra, nếu họ khiêm tốn nhận mình còn cần phải học hỏi nhiều, thì là một may mắn cho cơ hội tiến thân của họ.
Chuyện kể rằng: “Vì nhu cầu cần có bài hát để ca tụng Thánh Tâm Chúa Giê-su, người ta mời hai vị linh mục nổi tiếng đạo đức, uyên thâm thần học và yêu mến Thánh Thể cách đặc biệt để sáng tác lời thơ chúc tụng Thánh Thể,đó là thánh Tôma Aquino và thánh Bônaventura. Khi thánh Tôma đọc cho ban tổ chức nghe, thì người ta thấy thánh Bônaventura đang cử động đôi tay dưới gầm bàn, lúc người ta mời ngài đọc tác phẩm của mình, thì ngài đưa hai tay lên trời- một đống giấy vụn- các cử toạ ngạc nhiên hết sức, ngài nói: “Cha Tôma viết hay quá, tuyệt với, không có gì có thể hay hơn nữa, nên con đã xé bài của con rồi…”
Thật là một nhân đức khiêm tốn tuyệt vời, người ta cũng nói rằng, nếu thánh Bônaventura không xé vụn tác phẩm của mình, thì kho tàng văn chương của Giáo Hội sẽ có thêm một tuyệt tác nữa, thật đáng tiếc và cũng đáng khâm phục thay.
Người khiêm tốn thật là người biết nhận ra những giới hạn của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4943493.gif
Chó sói đã hao tổn nhiều sức lực mới thật không dễ dàng trèo lên đỉnh núi, nó nhìn xuống, nhà cửa chi chít, cất giọng ngạo mạn: “Chả trách người xưa đã nói, đứng trên núi Thái sơn mà nhìn thì thấy thiên hạ quá nhỏ, rốt cuộc hôm nay ta cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này”.
Nói chưa dứt, thì từ xa xa truyền lại thanh âm như sấm đánh: “Mày nói sai rồi, với ta mà nói, thì mày vẫn còn ở dưới chân núi ấy”.
Chó sói ngẩng đầu lên, một ngọn núi cao to đồ sộ đang đứng sừng sững sau lưng nó, ngay cả một góc trời đều bị che lấp, chó sói nhìn nhìn chỗ mình đứng, ngờ vực không hiểu, bèn hỏi:
_ “Như vậy xét cho cùng, bây giờ tôi đang đứng trên đỉnh núi, hay là ở dưới chân núi?”
Núi lớn cười ha hả một hồi rồi nói:
_ “Cái này thì cần phải coi mày nhìn lên hay nhìn xuống!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Người ta hay nói: núi này cao còn có núi khác cao hơn, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người giỏi thì có người giỏi hơn.
Con chó sói chỉ mới trèo lên một ngọn núi, mà cứ tưởng là cao nhất thiên hạ, ai dè lại có ngọn núi cao to hơn, lớn hơn đang ở phía sau nó.
Có người đi học chỗ này một chút, chỗ kia một chút, coi sách hai chút, gộp tất cả các chút ấy lại, phần căn bản chưa xong, vậy mà đi đâu cũng muốn tỏ ra mình là người giỏi nên coi ai không ra gì, thậm chí phê bình lung tung tác giả này, nhạc sĩ nọ, giáo sư kia. Hay lăng xăng trước mặt mọi người, làm trò cười cho thiên hạ, đó là hạng người mà tâm lý học phân loại là “năng động”, thích làm chuyện cho người ta để ý.
Cái tội nghiệp của người kiêu ngạo là ở đó, lên không được mà xuống cũng không xong, nhưng thực ra lên xuống cũng do tâm hồn họ mà ra, nếu họ khiêm tốn nhận mình còn cần phải học hỏi nhiều, thì là một may mắn cho cơ hội tiến thân của họ.
Chuyện kể rằng: “Vì nhu cầu cần có bài hát để ca tụng Thánh Tâm Chúa Giê-su, người ta mời hai vị linh mục nổi tiếng đạo đức, uyên thâm thần học và yêu mến Thánh Thể cách đặc biệt để sáng tác lời thơ chúc tụng Thánh Thể,đó là thánh Tôma Aquino và thánh Bônaventura. Khi thánh Tôma đọc cho ban tổ chức nghe, thì người ta thấy thánh Bônaventura đang cử động đôi tay dưới gầm bàn, lúc người ta mời ngài đọc tác phẩm của mình, thì ngài đưa hai tay lên trời- một đống giấy vụn- các cử toạ ngạc nhiên hết sức, ngài nói: “Cha Tôma viết hay quá, tuyệt với, không có gì có thể hay hơn nữa, nên con đã xé bài của con rồi…”
Thật là một nhân đức khiêm tốn tuyệt vời, người ta cũng nói rằng, nếu thánh Bônaventura không xé vụn tác phẩm của mình, thì kho tàng văn chương của Giáo Hội sẽ có thêm một tuyệt tác nữa, thật đáng tiếc và cũng đáng khâm phục thay.
Người khiêm tốn thật là người biết nhận ra những giới hạn của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.