PDA

View Full Version : C - Chúa nhật 32 Thường niên B ( Chúng ta phải độ lượng cho nhau )



Dan Lee
11-06-2009, 10:17 PM
Chúa Nhật 32 Thường Niên – Năm B

CHÚNG TA PHẢI ĐÔ LƯỢNG CHO NHAU

(1 Kings 17: 10-16; Hebrews 9: 24-28; Mark 12: 38-44)

Người quả phụ nghèo nàn của Zarephath có lẽ không biết nhiều những gì để hiểu yêu cầu của của Elijah. Bà ta đã ở vào cảnh khánh kiệt của mình – hầu như không còn gì để ăn và để uống và sự kết thúc đã lờ mờ hiện ra tất cả đều quá gần. Không chỉ thế, bà ta thậm chí không phải là người gốc Israel củng không phải là người thờ kính Thiên Chúa của dân Israel. Nhưng bà là một người khiêm tốn và có trái tim nhân hậu.

Sự nghẹn ngào tuyết vọng và lo sợ của bà, bà đề ý lời hứa của Elijah: nếu bà cho một cách hào phóng và xuất phát từ trái tim bà sẽ không bị mất mát.

Lời hứa này được thực hiện như sự phong phú dẫn đến từ sự rộng lượng và sẻ chia. Câu chuyện này sẽ có một cuộc sống tương lai, vì trong bối cảnh giáo hội Do Thái theo Tin Mừng của Thánh Lu-ca, Chúa Giê-su của Thánh Lu-ca ám chỉ trực tiếp đến biến cố này để chứng minh tính phổ quát về lòng khoan dung và nhân từ của Thiên Chúa.
Có nhiều phương thức để diễn tả về sự thay đổi mà Chúa Giê-su đã bằng cuộc sống của Người, tử nạn và phục sinh. Tác giả của sách Do Thái là sự cố gắng để giải thích những thay đổi trong những điều khoản của một sự đổi hướng trong những thời đại này và một sự chuyển đổi trong tâm thức.

Toàn bộ ý niệm về sự hy sinh và xoa dịu này, giờ đây Thiên Chúa đã sinh thì. Với cuộc tử nạn và phục sinh của Người, Đức Ki-tô đã tự Người trở thành lề luật. Chúa Giê-su không bị đóng đinh lặp đi lặp lại nhiều lần trong phong cách hiến tế. Hết thảy chúng ta đều tham gia và hiệp thông một sự kiện mà nó đã được thực hiện một lần và cho tất cả, một sự kiện vượt lên trên hết tất cả những ý niệm thời gian và không gian.

Trong Thánh Thư gửi đến dân Do Thái biểu tượng và ngôn ngữ hiến tế được dùng để đặt một kết thúc đối với hệ thống hiến tế này. Đáng tiếc là những yếu tố của một hệ thống thần học hiến tế xa xưa đã trì trệ quá dài lâu.

Sự hiến tế không cho phép hiểu như sự thay thế hoặc xoa dịu nhưng phải được hiểu như cái giá mà Chúa Giê-su đã trả về sứ mệnh của Người cho việc lấy làm mẫu gương một phương thức mới của sự sống và việc phụng thờ Thiên Chúa.

Nếu chúng ta tự thấy thiếu sót để nhìn thấy chính mình trong những câu chuyện Tin Mừng sau đó chúng ta khiếm khuyết sự hiểu biết một cách thực tế của thông điệp. Những Tin Mừng này là sự phàn ảnh trung thực – những tính cách của Herod, của Pharasee, của những tong đồ, của những đám đông tất cả nói với chúng ta một điều gì đó thuộc vế chính chúng ta. Câu chuyện hôm nay không nói vế những học giả Do Thái thời xưa mà nói về tất cả chúng ta.

Chúa Giê-su đã khẩn khoản đến nỗi chúng ta không được dùng tôn giáo như một phương cách để thực hiện quyền lực vượt lên trên những người khác hoặc thu hút sự tôn trọng và danh dự. Sự khước từ địa vị là một phần của tính chất thiết yếu thuộc thời kỳ bình minh Ki-tô giáo và vì chúng ta dành cho nó sự thiếu chú ý, thích tập trung vào một vài vấn đề vụn vặt nóng bỏng.

Những yêu cầu của bản ngã có thể làm ô uế ngay cả những nguyện vọng tâm linh cao quí nhất và thậm chí có thể bị hủy diệt nếu phải mang đến cực độ. Duy chỉ sự khiêm nhường có ý thức và nhất quán có thể ngăn cản tôn giáo tránh khỏi hành động lừa dối.

Tổ chức từ thiện có thể dễ trở thành một vấn đề của những biên lai thuế má và đòi hỏi sự thừa nhận công cộng. thậm chí nó có thể âm thầm chuyển thành một doanh nghiệp lớn và chấp nhận những cạm bẫy và giá trị của thế giới kinh doanh thế tục.

Câu chuyện nổi tiếng về sự cống hiến tầm thường có vẻ bề ngoài của người quả phụ nghèo nàn là một thử thách tới cách nhìn của chúng ta vào tiếng gọi đối với long hảo tâm. Nó không bao giờ là vấn đề thuộc những con số hoặc tổng số mà là tình yêu và long hảo tâm. Như trong câu chuyện của người quả phụ Zarephath này, người quả phụ này thực sự đã không có gì để cho và từ một quan điểm hữu lý chính xác sự đóng góp của bà đã không tạo ra nhiều ý nghĩa.

Thật kỳ lạ, mà thường những ai nghèo khó ít ỏi lại là những người rộng lượng hào phóng. Bà ta sẵn sang để cảm nhận sự khốn khổ và phiền toái của sự hy sinh và phụ thuộc vào sự bảo toàn và niềm tin mà bà sẽ được chăm sóc và ban phúc với những phương tiện sống thích đáng.
Việc đưa ra sự hào phóng luôn giảm sút một cách bi thảm trong những lúc kinh tế khó khăn.
Trong lúc điều này có thể dễ hiểu chúng ta cũng bị thử thách để bước vào tình yêu thay vì sợ hãi. Đây là lúc chia sẻ nhiều hơn chứ không phải ít hơn.

Tình yêu và lòng hảo tâm là nguyên tắc thiêng liêng và khi được thực hiện chúng bảo đảm rằng tất cả sẽ được chu cấp. Nhưng sự hy sinh to lớn nhất không phải là tiền mà là cá tính – việc cho thời gian và năng lực mà có thể chúng ta không có vì những ai nghèo khó thiếu thốn.
Thông điệp này vang vọng qua cả hai giao ước: chúng ta phải có trách nhiệm với nhau – đừng gắn bó với nhau môt cách e dè sợ hãi, mà hãy yêu thương nhau với lòng độ lượng khoan dung.

Jos. Tú Nạc, NMS
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)