Dan Lee
11-06-2009, 10:38 PM
Chúa nhật 32 Thường niên B
LUẬT TÔN GIÁO SAI LẦM (12,37-40)
Có thể câu đầu của đoạn sách này cùng đi với đoạn này chứ không phải với đoạn trước như bản Kinh Thánh của chúng ta. Cách phân chia câu trong Tân Ước chỉ bắt đầu vào thế kỷ thứ 16 do Stephanus. Người ta kể rằng ông ta đã làm công việc ấy trong khi cỡi ngựa đi từ nhà đến xưởng in của mình. Do đó, cách phân chia không phải luôn thích đáng và dường như đây là một trong nhiều phân đoạn cần phải điều chỉnh lại. Nói cách đúng hơn là dân chúng thích nghe Chúa Giêsu tố giác các Kinh sư hơn là thích nghe một đoạn lý luận thần học. Có nhiều người vẫn bị thu hút bởi những lời công kích.
Trong đoạn này, Chúa Giêsu nêu một loạt nhiều lời tố cáo các Kinh sư. Họ thích mặc áo dài để đi dạo. Bên phương Đông, mặc áo dài quét đất là dấu hiệu của một người khả kính. Và đây là loại áo mà kẻ mặc nó không thể tỏ ra hấp tấp, cũng không thể mặc để làm việc, nên đó là dấu hiệu của kẻ nhàn nhã, khả kính. Có thể câu này cũng có một nghĩa khác. Theo sách Dân số 15,38, người Do Thái mang thêm tua áo ở vạt áo ngoài của họ. Các tua áo ấy nhắc cho họ nhớ rằng họ là dân Chúa. Rất có thể các Kinh sư này mặc những tua áo quá khổ để chứng tỏ địa vị cao trọng đặc biệt của họ. Dầu sao, thì họ cũng thích ăn mặc như vậy để tự hào về vinh dự mà thiên hạ dành cho mình.
Họ thích được người ta chào mình giữa chợ cách kính trọng. Chính danh hiệu Rabbi có nghĩa là “Đại nhân của tôi”. Được chào như vậy thì lòng cao ngạo khoe khoang của họ được thỏa mãn.
Họ thích ngồi chỗ cao nhất trong hội đường. Trong hội đường có một chiếc ghế danh dự đặt trước cái rương nơi đựng các sách kinh, đối diện với dân chúng là chỗ ngồi dành cho những người đặc biệt ngồi. Lợi điểm của chỗ này là ai ngồi đây thì không bao giờ bị khuất cả, mọi người trong cộng đoàn đều nhìn thấy.
Họ thích ngồi chỗ cao trong các đám tiệc. Trong đám tiệc vị trí chỗ ngồi được sắp xếp kỹ lưỡng. Chỗ danh dự nhất là ở bên phải chủ nhà, chỗ thứ hai là bên trái và tiếp tục như vậy từ phải sang trái chung quanh bàn ăn. Người ta dễ dàng nhận ra ngay thứ bậc của một người căn cứ vào chỗ ngồi sắp xếp cho họ trong một bữa tiệc.
Họ nuốt tài sản của các bà góa. Đây là một tố cáo nặng lời. Josephus vốn là một người Pharisêu, nói về một số lần âm mưu trong lịch sử dân Do Thái rằng “Người Pharisêu tự đánh giá rất cao về sự hiểu biết chính xác luật lệ tổ tiên họ và phô trương cho người ta thấy họ (người Pharisêu) được Thiên Chúa mến chuộng. Họ dụ dỗ “Nhiều phụ nữ trong các âm mưu tạo phản” của họ. Ý niệm ẩn sâu việc này là, theo quy định, một Kinh sư không hề nhận tiền công khi giảng dạy. Ông ta phải dạy dỗ miễn phí và vẫn làm một nghề bằng lao động chân tay để mưu sinh. Nhưng các Kinh sư có ý giàn cảnh để mọi người hiểu rằng không có bổn phận nào được kể là cao quý, được ưu đãi hơn bổn phận cung cấp nhu cầu cho một Rabbi, việc cung cấp ấy chắc chắn sẽ đem lại cho người làm việc đó một chỗ cao trên thiên đàng. Trong các vấn đề liên hệ đến tôn giáo, có một sự kiện đáng buồn là phụ nữ vẫn thường bị các tay lang băm tôn giáo bắt nạt và dường như các Kinh sư và người Pharisêu ở đây cũng lợi dụng những người chất phác để được cung cấp mọi sự như vậy.
Việc các Kinh sư và người Pharisêu hay cầu nguyện dài dòng thì ai ai cũng rõ. Người ta bảo rằng những bài cầu nguyện ấy không nhắm dâng lên cho Chúa mà nhằm phô trương trước mặt người ta. Họ cầu nguyện tại những nơi và theo những cách mà ai cũng thấy rằng họ là những người ngoan đạo.
Đây là một trong những đoạn sách cho thấy Chúa Giêsu tỏ ra nghiêm khắc, cảnh cáo chúng ta về ba điểm:
1/ Cảnh cáo việc muốn được chức vị cao. Ngày nay điều này hãy còn đúng, nhiều những nhận một chức vụ trong Hội Thánh, vì nghĩ nhờ có công lao mà mình xứng đáng được chức vị ấy chứ không phải vì muốn phục vụ Chúa và anh em trong Chúa một cách bất vị kỷ. Người ta vẫn còn xem chức vụ trong Hội Thánh như một đặc quyền chứ không phải như một trọng trách.
2/ Cảnh cáo việc muốn được coi trọng. Hầu hết mọi người đều muốn được người khác kính trọng mình. Thế nhưng sự kiện căn bản trong Kitô giáo, là người ta phải tự giấu mình đi, chứ không phải tự tôn mình lên.có chuyện kể rằng ngày xưa có một tu sĩ nhân đức, thánh thiện, được giao cho chức tu viện trưởng một tu viện nọ. Ông ta khiêm hạ đến nỗi khi mới đến, người ta sai ông đi rửa chén trong nhà bếp và chẳng có ai nhận ra ông. Chẳng phản đối nửa lời, ông ta đi làm bổn phận rửa chén đĩa và nhiều việc tay chân khác. Sau một thời gian rất lâu, khi vị Giám Mục Giáo Phận đến, người ta mới phát giác ra sự sai lầm của mình, và người tu sĩ khiêm hạ nọ được đặt làm địa vị thật sự của ông ta. Một người bước vào chức vụ, đòi sự kính trọng dành cho mình thì đã bắt đầu sai lầm, và nếu không chịu thay đổi, sẽ chẳng bao giờ trở thành tôi tớ của Chúa và của anh em mình theo đúng nghĩa.
3/ Cảnh cáo việc buôn thần bán thánh. Ngày nay, thiên hạ vẫn có thể lợi dụng tôn giáo để tìm tư lợi, để được thăng quan tiến chức. Câu chuyện trên đây là một lời cảnh cáo những ai trong Hội Thánh về những gì họ mong có thể lợi dụng chứ không nhằm đầu tư công sức, tài sản nào đó.
CỦA DÂNG NHIỀU NHẤT (12,41-44)
Giữa sân dành cho người ngoại và sân dành cho phụ nữ có Cửa Đẹp. Chúa Giêsu đã đến ngồi yên lặng tại đó sau khi đã tranh luận gay gắt trong sân dành cho người ngoại và các hành lang. trong sân dành cho phụ nữ, có 13 thùng thu tiền mà theo hình dạng của chúng, người ta gọi là “kèn đồng”. Mỗi thùng nhằm một việc phục vụ riêng, chẳng hạn để nhận tiền mua lúa mì, rượu hoặc dầu cho việc tế lễ. Những thùng này đựng của đóng góp cho chi phí tế lễ hàng ngày và chi phí của Đền Thờ. Nhiều người dâng vào đó những số tiền rất lớn. Bấy giờ, có một bà góa nghèo đến, bà ta bỏ vào hai đồng tiền nhỏ. Đó là đồng gọi là Lépton, nghĩa đen là một đồng mỏng, là đồng có giá trị nhỏ nhất trong các đồng tiền. Vậy mà Chúa Giêsu nói bà đã đóng góp nhiều hơn tất cả mọi người khác, vì những người khác chỉ bỏ vào đó số tiền họ đã dành dụm được khá dễ dàng và vẫn còn giữ lại khá nhiều, trong khi quả phụ này đã bỏ vào tất cả những gì bà có. Đây là bài học về việc dâng cúng.
1/ Muốn của dâng trở thành một của dâng đích thực, thì phải là một của dâng do lòng hy sinh. Vấn đề không nằm ở số tiền dâng mà ở cái giá người dâng phải trả, không phải là tầm cỡ của lễ vật, nhưng là sự hy sinh. Lòng hào hiệp chân chính là dâng hiến cho đến khi nào chính mình phải chịu tổn thiệt. Phải xét lại xem việc dâng hiến cho công việc của Chúa, chúng ta có chút hy sinh nào không. Có rất ít người muốn sẵn sàng dâng nhiều hơn nữa cho công việc của Chúa. Có thể dấu hiệu về sự suy thoái của Hội Thánh và về sự thất bại của Kitô giáo, là của dâng không còn là tự nguyện nữa và tín hữu sẽ không dâng gì cả nếu không được lại một điều gì. Nhiều người trong chúng ta khi đọc chuyện này không khỏi cảm thấy xấu hổ!
2/ Dâng hiến trọn vẹn. Bà góa này có thể giữ lại một đồng tiền. Một đồng tiền nhỏ thì cũng chẳng bao nhiêu, nhưng dầu sao nó cùng còn một chút gì, dù vậy bà ta đã dâng hết những gì bà ta có. Ở đây có một chân lý biểu tượng quan trọng. Có một điều bi thảm trong đời sống chúng ta là thường vẫn còn một phần nào đó trong đời sống không được chúng ta dâng cho Chúa. Dù sao chúng ta vẫn còn giữ lại một chút gì đó. Chúng ta ít khi chịu tiến đến chỗ thực hiện hy sinh và vâng phục trọn vẹn.
3/ Điều vô cùng lạ lùng và đẹp đẽ, ấy là người được Tân Ước và Chúa Giêsu nêu lên cho lịch sử như một gương mẫu về lòng hào hiệp, lại là một người chỉ dâng có hai đồng tiền nhỏ, bằng một phần tư xu. Chúng ta có thể cảm nhận chúng ta không có gì nhiều trong lãnh vực của dâng vật chất. Nhưng nếu chúng ta sẵn lòng dâng hết những gì mình có cho Chúa, Ngài sẽ dùng làm được nhiều việc quá sức tưởng tượng của chúng ta.
William Barclay
LUẬT TÔN GIÁO SAI LẦM (12,37-40)
Có thể câu đầu của đoạn sách này cùng đi với đoạn này chứ không phải với đoạn trước như bản Kinh Thánh của chúng ta. Cách phân chia câu trong Tân Ước chỉ bắt đầu vào thế kỷ thứ 16 do Stephanus. Người ta kể rằng ông ta đã làm công việc ấy trong khi cỡi ngựa đi từ nhà đến xưởng in của mình. Do đó, cách phân chia không phải luôn thích đáng và dường như đây là một trong nhiều phân đoạn cần phải điều chỉnh lại. Nói cách đúng hơn là dân chúng thích nghe Chúa Giêsu tố giác các Kinh sư hơn là thích nghe một đoạn lý luận thần học. Có nhiều người vẫn bị thu hút bởi những lời công kích.
Trong đoạn này, Chúa Giêsu nêu một loạt nhiều lời tố cáo các Kinh sư. Họ thích mặc áo dài để đi dạo. Bên phương Đông, mặc áo dài quét đất là dấu hiệu của một người khả kính. Và đây là loại áo mà kẻ mặc nó không thể tỏ ra hấp tấp, cũng không thể mặc để làm việc, nên đó là dấu hiệu của kẻ nhàn nhã, khả kính. Có thể câu này cũng có một nghĩa khác. Theo sách Dân số 15,38, người Do Thái mang thêm tua áo ở vạt áo ngoài của họ. Các tua áo ấy nhắc cho họ nhớ rằng họ là dân Chúa. Rất có thể các Kinh sư này mặc những tua áo quá khổ để chứng tỏ địa vị cao trọng đặc biệt của họ. Dầu sao, thì họ cũng thích ăn mặc như vậy để tự hào về vinh dự mà thiên hạ dành cho mình.
Họ thích được người ta chào mình giữa chợ cách kính trọng. Chính danh hiệu Rabbi có nghĩa là “Đại nhân của tôi”. Được chào như vậy thì lòng cao ngạo khoe khoang của họ được thỏa mãn.
Họ thích ngồi chỗ cao nhất trong hội đường. Trong hội đường có một chiếc ghế danh dự đặt trước cái rương nơi đựng các sách kinh, đối diện với dân chúng là chỗ ngồi dành cho những người đặc biệt ngồi. Lợi điểm của chỗ này là ai ngồi đây thì không bao giờ bị khuất cả, mọi người trong cộng đoàn đều nhìn thấy.
Họ thích ngồi chỗ cao trong các đám tiệc. Trong đám tiệc vị trí chỗ ngồi được sắp xếp kỹ lưỡng. Chỗ danh dự nhất là ở bên phải chủ nhà, chỗ thứ hai là bên trái và tiếp tục như vậy từ phải sang trái chung quanh bàn ăn. Người ta dễ dàng nhận ra ngay thứ bậc của một người căn cứ vào chỗ ngồi sắp xếp cho họ trong một bữa tiệc.
Họ nuốt tài sản của các bà góa. Đây là một tố cáo nặng lời. Josephus vốn là một người Pharisêu, nói về một số lần âm mưu trong lịch sử dân Do Thái rằng “Người Pharisêu tự đánh giá rất cao về sự hiểu biết chính xác luật lệ tổ tiên họ và phô trương cho người ta thấy họ (người Pharisêu) được Thiên Chúa mến chuộng. Họ dụ dỗ “Nhiều phụ nữ trong các âm mưu tạo phản” của họ. Ý niệm ẩn sâu việc này là, theo quy định, một Kinh sư không hề nhận tiền công khi giảng dạy. Ông ta phải dạy dỗ miễn phí và vẫn làm một nghề bằng lao động chân tay để mưu sinh. Nhưng các Kinh sư có ý giàn cảnh để mọi người hiểu rằng không có bổn phận nào được kể là cao quý, được ưu đãi hơn bổn phận cung cấp nhu cầu cho một Rabbi, việc cung cấp ấy chắc chắn sẽ đem lại cho người làm việc đó một chỗ cao trên thiên đàng. Trong các vấn đề liên hệ đến tôn giáo, có một sự kiện đáng buồn là phụ nữ vẫn thường bị các tay lang băm tôn giáo bắt nạt và dường như các Kinh sư và người Pharisêu ở đây cũng lợi dụng những người chất phác để được cung cấp mọi sự như vậy.
Việc các Kinh sư và người Pharisêu hay cầu nguyện dài dòng thì ai ai cũng rõ. Người ta bảo rằng những bài cầu nguyện ấy không nhắm dâng lên cho Chúa mà nhằm phô trương trước mặt người ta. Họ cầu nguyện tại những nơi và theo những cách mà ai cũng thấy rằng họ là những người ngoan đạo.
Đây là một trong những đoạn sách cho thấy Chúa Giêsu tỏ ra nghiêm khắc, cảnh cáo chúng ta về ba điểm:
1/ Cảnh cáo việc muốn được chức vị cao. Ngày nay điều này hãy còn đúng, nhiều những nhận một chức vụ trong Hội Thánh, vì nghĩ nhờ có công lao mà mình xứng đáng được chức vị ấy chứ không phải vì muốn phục vụ Chúa và anh em trong Chúa một cách bất vị kỷ. Người ta vẫn còn xem chức vụ trong Hội Thánh như một đặc quyền chứ không phải như một trọng trách.
2/ Cảnh cáo việc muốn được coi trọng. Hầu hết mọi người đều muốn được người khác kính trọng mình. Thế nhưng sự kiện căn bản trong Kitô giáo, là người ta phải tự giấu mình đi, chứ không phải tự tôn mình lên.có chuyện kể rằng ngày xưa có một tu sĩ nhân đức, thánh thiện, được giao cho chức tu viện trưởng một tu viện nọ. Ông ta khiêm hạ đến nỗi khi mới đến, người ta sai ông đi rửa chén trong nhà bếp và chẳng có ai nhận ra ông. Chẳng phản đối nửa lời, ông ta đi làm bổn phận rửa chén đĩa và nhiều việc tay chân khác. Sau một thời gian rất lâu, khi vị Giám Mục Giáo Phận đến, người ta mới phát giác ra sự sai lầm của mình, và người tu sĩ khiêm hạ nọ được đặt làm địa vị thật sự của ông ta. Một người bước vào chức vụ, đòi sự kính trọng dành cho mình thì đã bắt đầu sai lầm, và nếu không chịu thay đổi, sẽ chẳng bao giờ trở thành tôi tớ của Chúa và của anh em mình theo đúng nghĩa.
3/ Cảnh cáo việc buôn thần bán thánh. Ngày nay, thiên hạ vẫn có thể lợi dụng tôn giáo để tìm tư lợi, để được thăng quan tiến chức. Câu chuyện trên đây là một lời cảnh cáo những ai trong Hội Thánh về những gì họ mong có thể lợi dụng chứ không nhằm đầu tư công sức, tài sản nào đó.
CỦA DÂNG NHIỀU NHẤT (12,41-44)
Giữa sân dành cho người ngoại và sân dành cho phụ nữ có Cửa Đẹp. Chúa Giêsu đã đến ngồi yên lặng tại đó sau khi đã tranh luận gay gắt trong sân dành cho người ngoại và các hành lang. trong sân dành cho phụ nữ, có 13 thùng thu tiền mà theo hình dạng của chúng, người ta gọi là “kèn đồng”. Mỗi thùng nhằm một việc phục vụ riêng, chẳng hạn để nhận tiền mua lúa mì, rượu hoặc dầu cho việc tế lễ. Những thùng này đựng của đóng góp cho chi phí tế lễ hàng ngày và chi phí của Đền Thờ. Nhiều người dâng vào đó những số tiền rất lớn. Bấy giờ, có một bà góa nghèo đến, bà ta bỏ vào hai đồng tiền nhỏ. Đó là đồng gọi là Lépton, nghĩa đen là một đồng mỏng, là đồng có giá trị nhỏ nhất trong các đồng tiền. Vậy mà Chúa Giêsu nói bà đã đóng góp nhiều hơn tất cả mọi người khác, vì những người khác chỉ bỏ vào đó số tiền họ đã dành dụm được khá dễ dàng và vẫn còn giữ lại khá nhiều, trong khi quả phụ này đã bỏ vào tất cả những gì bà có. Đây là bài học về việc dâng cúng.
1/ Muốn của dâng trở thành một của dâng đích thực, thì phải là một của dâng do lòng hy sinh. Vấn đề không nằm ở số tiền dâng mà ở cái giá người dâng phải trả, không phải là tầm cỡ của lễ vật, nhưng là sự hy sinh. Lòng hào hiệp chân chính là dâng hiến cho đến khi nào chính mình phải chịu tổn thiệt. Phải xét lại xem việc dâng hiến cho công việc của Chúa, chúng ta có chút hy sinh nào không. Có rất ít người muốn sẵn sàng dâng nhiều hơn nữa cho công việc của Chúa. Có thể dấu hiệu về sự suy thoái của Hội Thánh và về sự thất bại của Kitô giáo, là của dâng không còn là tự nguyện nữa và tín hữu sẽ không dâng gì cả nếu không được lại một điều gì. Nhiều người trong chúng ta khi đọc chuyện này không khỏi cảm thấy xấu hổ!
2/ Dâng hiến trọn vẹn. Bà góa này có thể giữ lại một đồng tiền. Một đồng tiền nhỏ thì cũng chẳng bao nhiêu, nhưng dầu sao nó cùng còn một chút gì, dù vậy bà ta đã dâng hết những gì bà ta có. Ở đây có một chân lý biểu tượng quan trọng. Có một điều bi thảm trong đời sống chúng ta là thường vẫn còn một phần nào đó trong đời sống không được chúng ta dâng cho Chúa. Dù sao chúng ta vẫn còn giữ lại một chút gì đó. Chúng ta ít khi chịu tiến đến chỗ thực hiện hy sinh và vâng phục trọn vẹn.
3/ Điều vô cùng lạ lùng và đẹp đẽ, ấy là người được Tân Ước và Chúa Giêsu nêu lên cho lịch sử như một gương mẫu về lòng hào hiệp, lại là một người chỉ dâng có hai đồng tiền nhỏ, bằng một phần tư xu. Chúng ta có thể cảm nhận chúng ta không có gì nhiều trong lãnh vực của dâng vật chất. Nhưng nếu chúng ta sẵn lòng dâng hết những gì mình có cho Chúa, Ngài sẽ dùng làm được nhiều việc quá sức tưởng tượng của chúng ta.
William Barclay