Dan Lee
11-06-2009, 11:02 PM
TIẾN HOÁ, HOÁ RA CŨNG CHƯA TIẾN !
Chương trình sinh vật lớp 12 có học về thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng không biết có bao nhiêu thầy cô quan tâm đến Darwin và giả thuyết của ông. Đa số họ dạy theo chương trình, nhằm chứng minh một việc rất kỳ lạ: các loài sinh vật tiến hóa, do đó không có Thiên Chúa tạo thành (?!). Cái lối chứng minh này cũng giống kiểu lý luận rằng đường phố Sàigòn bây giờ lộn xộn, vậy ở Mỹ người ta không thể ăn hamburgers! Nghĩa là câu đề và câu kết chả ăn nhập gì với nhau. Do đó mà nhiều học sinh thấy bài học này chẳng bổ béo gì.
Một người bạn cũ của tôi bây giờ là linh mục ở Vĩnh Long kể lại năm học lớp 12 tại một trường trung học ở Bến Tre, có một chuyện vô cùng hài hước. Trong lớp, khi cô giáo giảng “con người bởi khỉ mà ra” thì một anh chàng cuối lớp bật cười “ha ha ha”. Cô giáo nghiêm mặt: “Em vô lễ, tôi giảng bài sao em cười?” Anh chàng học trò đáp: “Dạ em đâu có cười cô. Em cười con khỉ”. Cô giáo nóng nảy: “Em muốn cười đi ra ngoài mà cười”. Anh chàng đứng dậy đi ra ngòai và thò đầu vô cửa sổ cười “ha ha ha”! Có lẽ nhiều thầy cô trách cậu học trò hơi thiếu lễ phép, nhưng rõ ràng khi học trò nhận ra cái kỳ cục và hài hước trong lối giảng bài thì kể cũng khó ép họ học được. Có học như vẹt thì rồi cũng “như cánh vẹt bay” thôi.
Thật ra thuyết Tiến Hóa đã được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những người tổ chức hội nghị về thuyết Tiến Hóa tại Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome sắp tới đây cũng đồng ý như thế. Ngay từ khi tác phẩm “On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" của Darwin ra đời năm 1859, nó đã được đón nhận như một khám phá quan trọng của khoa sinh vật học. Nhưng, có hai chữ nhưng quan trọng, thứ nhất là khi du nhập vào Việt nam xã hội chủ nghĩa, thuyết Tiến hóa được dạy như là một minh chứng rằng mọi vật tự mình có chứ không có Thiên Chúa tạo thành. Điều chứng minh này hoàn toàn không nằm trong ý định của cha đẻ thuyết Tiến hóa, và cũng phi lý xét về mặt khoa học. Cái nhưng thứ hai là cho dù đã được đón nhận qua hơn một thế kỷ, dần dà giả thuyết ấy lộ rõ những bất cập của nó. Và nhiều học giả đã đồng ý rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra theo khoa học. Chính vì lý do này mà sẽ có hội nghị tại Đại Học Giáo Hoàng Piô V Bài viết này không đi sâu vào chi tiết của việc phản đối giả thuyết Tiến hóa, mà chỉ xin lạm bàn đôi chút về “cái học ngày nay đã…”, như Tú Xương than thở.
Tôi vẫn còn nhớ năm học lớp 12, tất cả các môn học hầu như chỉ xoay quanh hai điều: “không có Chúa Trời” và “đế quốc Mỹ là kẻ thù” (!). Cô giáo dạy Sử của tôi người Nghệ An, tên Liên, người to lớn, ăn nói rổn rảng, hát dân ca khá hay. Cô tuyệt chiêu ở chỗ là cô gọi ai cũng bằng “thằng”, trừ những người theo “trường phái” của cô và “phái” của cô (phái cô là phái nữ thì dù có theo ai cũng không thể là thằng được). Lớp tôi lúc đó có đứa bạn tên Quang cời, cái gì không hài lòng là hắn nói. Có lần hắn hỏi cô: “Thưa cô, sao ông T. già hơn cô mà cô gọi là thằng?”. Cô cười hỉ hả: “Này, nếu ông nội tui theo ngụy tui cũng gọi là thằng”. Cả lớp im re “bái phục”(!)
Những chuyện vừa được kể trên đây, quí vị nào đi học ở miền Nam trước năm 1975 hay học hành ở các xứ “tư bản giãy chết” hẳn không thể nào tin nổi. Nhưng các bạn đã từng học phổ thông chương trình “tiên tiến và khoa học của xã hội ta” thì hiểu như một kinh nghiệm xương máu.
Mới đây, sau khi tôi nói chuyện về “giao tiếp”, có một sinh viên năm thứ tư đến hỏi: “Em học ở trường môn phán đoán và được dạy thế này thế này… sao ở đây em lại nghe nói “hãy quan sát mà không đoán xét ai”. Tôi cố gắng giải thích cho em ấy dù chẳng biết em ấy có hiểu hết không, nhưng quả thật tôi thì không hiểu “môn phán đoán” ấy dạy em cái gì, em hiểu ra sao mà lại không phân biệt được luận lý và việc đoán xét về luân lý như tôi thuyết trình.
Người ta đã than phiền nhiều về giáo dục Việt Nam. Nhưng tôi có cảm giác những cái phiền nhất thì ít thấy ai than. Đa số chỉ nhắc đến chuyện học phí cao, chuyện học thêm nhiều quá, chuyện chọn trường chọn lớp phức tạp… Sâu xa hơn một chút, người ta than thở chuyện sách giáo khoa sai, đề thi nhiều lỗi, học trò gian dối. Những chuyện ấy quả là phi lý cho một nền giáo dục. Nhưng thật ra, cái đáng phàn nàn hơn chính là ở nội dung các môn học, kiến thức học trò lĩnh hội và thái độ của các em khi họ đi vào cuộc đời, một cuộc đời không phải lúc nào cũng bắt các em khoanh tay ngồi nghe và học thuộc. Cái cuộc đời vốn dĩ phức tạp nhưng rất đỗi minh bạch ấy bắt con người suy nghĩ, nhận định và chọn lựa. Và những cựu học sinh rất thân yêu và ngoan ngoãn của ta ấy chỉ biết “bó tay”. Đó là chưa kể đến việc đạo đức sa sút nghiêm trọng, và học trò không biết theo chuẩn mực nào mà hành xử. Nhà chí sĩ Phan châu Trinh định nghĩa đạo đức là sống theo luân lý. Nền giáo dục này đưa ra nhiều thứ đạo đức, nhưng không hề nhắc đến luân lý. Và do đó, việc dạy đạo đức này đạo đức nọ cũng chỉ là một lối nói…
Có những môn học tự nó là chân lý, dù dạy thế nào thì học sinh cũng dần dà khám phá ra chân lý, như môn toán chẳng hạn. Nhưng có những môn học cực kỳ chủ quan, và người soạn chương trình muốn thế nào thì người ta học thế ấy. Cái khó là ở Việt nam bây giờ không có một chuẩn mực chung cho các vấn đề, hoặc nếu có chuẩn mực thì chuẩn mực ấy cũng dựa trên ý chí của một nhóm người. Do vậy mà đòi hỏi giải quyết các vấn đề giáo dục chẳng qua cũng chỉ là chuyện nói để đó mà thôi. Khi người ta dạy về thuyết Tiến Hóa của Darwin, dường như không ai đứng ở vị trí khách quan mà nhìn và lượng định cho nội dung môn học. Và cho đến bây giờ, mấy ai, kể cả các giáo viên đang say sưa ca ngợi thuyết Tiến Hóa, biết rằng giả thuyết ấy đã bị lật ngược để chiếu những luồng sáng ở phía khác vào đó rồi.
Nếu có những môn học mà người dạy không biết rõ về môn mình dạy, học trò không biết học để làm gì, thì lập tức một vấn đề luân lý lại nảy ra từ vấn đề môn học, đó là sự trung thực của học trò. Ở đây chúng tôi không bàn đến góc độ này, tuy nhiên có điều không thể chối cãi là nội dung môn học góp phần định hình thái độ và nhân cách.
Một chuyện bi hài khác cũng liên quan đến môn học. Lâu nay, từ sau sự kiện Thái Hà và Đức Tổng Giám Mục Giuse Hà nội, tôi không còn thói quen đọc báo nữa. Nhưng vài hôm trước vớ được tờ báo Giáo dục có cái tựa đề bắt mắt về việc dạy giáo lý trong các trường ở Nga, tôi tò mò đọc thử. Hóa ra người ta phê phán giáo dục của Nga vì đang đề cập đến việc dạy giáo lý! Chợt ngậm ngùi: ôi đâu rồi cái thời người ta ca ngợi nền giáo dục Nga với tính “tiên tiến” của nó! Và cũng tự nhắc mình nhớ lại cái chuyện một giảng viên khoa Nga Đại Học Sư Phạm quá gắn bó với một Nga Sô cũ, đã tuyệt thực mấy ngày để phản đối ông trưởng khoa cho học giáo trình của nước Nga mới có bài nói về Thiên Chúa. Những chuyện này quả thật khó bình luận. Chỉ có điều ai cũng thấy là dường như các thứ tự đang bị xới tung lên. Nguyên nhân cũng chỉ vì tất cả nỗ lực giáo dục cứ mãi dồn vào để lọai Đấng làm chủ lịch sử và làm chủ trật tự ra khỏi kiến thức con người.
Viết đến đây, tôi chợt thấy thèm những câu châm ngôn của các đại học danh tiếng trên thế giới, như Harvard, Oxford và nhiều trường khác, luôn nhắc tới Thiên Chúa là nguồn tri thức. Câu của đại học Oxford “Dominus illuminatio mea”, (Chúa là nguồn ánh sáng của tôi), nhắc cho con người nhớ về nguồn cội và nguồn tri thức của mình. Câu này có trên bìa các Tự điển tiếng Anh của Oxford, chẳng biết mấy người chú ý. Khi người ta quay về nguồn cội, người ta có đủ sức lực bay cao, bay xa. Còn khi người ta cố tình lợi dụng thuyết Tiến Hóa để xa lánh nguồn cội thì… hóa ra người ta chưa tiến!
Lạy Chúa là nguồn ánh sáng, xin chiếu giãi vào dân tộc chúng con trên con đường vẫn còn đang thiếu ánh sáng của chân lý, công lý và yêu thương.
Gioan Lê Quang Vinh
Chương trình sinh vật lớp 12 có học về thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng không biết có bao nhiêu thầy cô quan tâm đến Darwin và giả thuyết của ông. Đa số họ dạy theo chương trình, nhằm chứng minh một việc rất kỳ lạ: các loài sinh vật tiến hóa, do đó không có Thiên Chúa tạo thành (?!). Cái lối chứng minh này cũng giống kiểu lý luận rằng đường phố Sàigòn bây giờ lộn xộn, vậy ở Mỹ người ta không thể ăn hamburgers! Nghĩa là câu đề và câu kết chả ăn nhập gì với nhau. Do đó mà nhiều học sinh thấy bài học này chẳng bổ béo gì.
Một người bạn cũ của tôi bây giờ là linh mục ở Vĩnh Long kể lại năm học lớp 12 tại một trường trung học ở Bến Tre, có một chuyện vô cùng hài hước. Trong lớp, khi cô giáo giảng “con người bởi khỉ mà ra” thì một anh chàng cuối lớp bật cười “ha ha ha”. Cô giáo nghiêm mặt: “Em vô lễ, tôi giảng bài sao em cười?” Anh chàng học trò đáp: “Dạ em đâu có cười cô. Em cười con khỉ”. Cô giáo nóng nảy: “Em muốn cười đi ra ngoài mà cười”. Anh chàng đứng dậy đi ra ngòai và thò đầu vô cửa sổ cười “ha ha ha”! Có lẽ nhiều thầy cô trách cậu học trò hơi thiếu lễ phép, nhưng rõ ràng khi học trò nhận ra cái kỳ cục và hài hước trong lối giảng bài thì kể cũng khó ép họ học được. Có học như vẹt thì rồi cũng “như cánh vẹt bay” thôi.
Thật ra thuyết Tiến Hóa đã được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những người tổ chức hội nghị về thuyết Tiến Hóa tại Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome sắp tới đây cũng đồng ý như thế. Ngay từ khi tác phẩm “On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" của Darwin ra đời năm 1859, nó đã được đón nhận như một khám phá quan trọng của khoa sinh vật học. Nhưng, có hai chữ nhưng quan trọng, thứ nhất là khi du nhập vào Việt nam xã hội chủ nghĩa, thuyết Tiến hóa được dạy như là một minh chứng rằng mọi vật tự mình có chứ không có Thiên Chúa tạo thành. Điều chứng minh này hoàn toàn không nằm trong ý định của cha đẻ thuyết Tiến hóa, và cũng phi lý xét về mặt khoa học. Cái nhưng thứ hai là cho dù đã được đón nhận qua hơn một thế kỷ, dần dà giả thuyết ấy lộ rõ những bất cập của nó. Và nhiều học giả đã đồng ý rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra theo khoa học. Chính vì lý do này mà sẽ có hội nghị tại Đại Học Giáo Hoàng Piô V Bài viết này không đi sâu vào chi tiết của việc phản đối giả thuyết Tiến hóa, mà chỉ xin lạm bàn đôi chút về “cái học ngày nay đã…”, như Tú Xương than thở.
Tôi vẫn còn nhớ năm học lớp 12, tất cả các môn học hầu như chỉ xoay quanh hai điều: “không có Chúa Trời” và “đế quốc Mỹ là kẻ thù” (!). Cô giáo dạy Sử của tôi người Nghệ An, tên Liên, người to lớn, ăn nói rổn rảng, hát dân ca khá hay. Cô tuyệt chiêu ở chỗ là cô gọi ai cũng bằng “thằng”, trừ những người theo “trường phái” của cô và “phái” của cô (phái cô là phái nữ thì dù có theo ai cũng không thể là thằng được). Lớp tôi lúc đó có đứa bạn tên Quang cời, cái gì không hài lòng là hắn nói. Có lần hắn hỏi cô: “Thưa cô, sao ông T. già hơn cô mà cô gọi là thằng?”. Cô cười hỉ hả: “Này, nếu ông nội tui theo ngụy tui cũng gọi là thằng”. Cả lớp im re “bái phục”(!)
Những chuyện vừa được kể trên đây, quí vị nào đi học ở miền Nam trước năm 1975 hay học hành ở các xứ “tư bản giãy chết” hẳn không thể nào tin nổi. Nhưng các bạn đã từng học phổ thông chương trình “tiên tiến và khoa học của xã hội ta” thì hiểu như một kinh nghiệm xương máu.
Mới đây, sau khi tôi nói chuyện về “giao tiếp”, có một sinh viên năm thứ tư đến hỏi: “Em học ở trường môn phán đoán và được dạy thế này thế này… sao ở đây em lại nghe nói “hãy quan sát mà không đoán xét ai”. Tôi cố gắng giải thích cho em ấy dù chẳng biết em ấy có hiểu hết không, nhưng quả thật tôi thì không hiểu “môn phán đoán” ấy dạy em cái gì, em hiểu ra sao mà lại không phân biệt được luận lý và việc đoán xét về luân lý như tôi thuyết trình.
Người ta đã than phiền nhiều về giáo dục Việt Nam. Nhưng tôi có cảm giác những cái phiền nhất thì ít thấy ai than. Đa số chỉ nhắc đến chuyện học phí cao, chuyện học thêm nhiều quá, chuyện chọn trường chọn lớp phức tạp… Sâu xa hơn một chút, người ta than thở chuyện sách giáo khoa sai, đề thi nhiều lỗi, học trò gian dối. Những chuyện ấy quả là phi lý cho một nền giáo dục. Nhưng thật ra, cái đáng phàn nàn hơn chính là ở nội dung các môn học, kiến thức học trò lĩnh hội và thái độ của các em khi họ đi vào cuộc đời, một cuộc đời không phải lúc nào cũng bắt các em khoanh tay ngồi nghe và học thuộc. Cái cuộc đời vốn dĩ phức tạp nhưng rất đỗi minh bạch ấy bắt con người suy nghĩ, nhận định và chọn lựa. Và những cựu học sinh rất thân yêu và ngoan ngoãn của ta ấy chỉ biết “bó tay”. Đó là chưa kể đến việc đạo đức sa sút nghiêm trọng, và học trò không biết theo chuẩn mực nào mà hành xử. Nhà chí sĩ Phan châu Trinh định nghĩa đạo đức là sống theo luân lý. Nền giáo dục này đưa ra nhiều thứ đạo đức, nhưng không hề nhắc đến luân lý. Và do đó, việc dạy đạo đức này đạo đức nọ cũng chỉ là một lối nói…
Có những môn học tự nó là chân lý, dù dạy thế nào thì học sinh cũng dần dà khám phá ra chân lý, như môn toán chẳng hạn. Nhưng có những môn học cực kỳ chủ quan, và người soạn chương trình muốn thế nào thì người ta học thế ấy. Cái khó là ở Việt nam bây giờ không có một chuẩn mực chung cho các vấn đề, hoặc nếu có chuẩn mực thì chuẩn mực ấy cũng dựa trên ý chí của một nhóm người. Do vậy mà đòi hỏi giải quyết các vấn đề giáo dục chẳng qua cũng chỉ là chuyện nói để đó mà thôi. Khi người ta dạy về thuyết Tiến Hóa của Darwin, dường như không ai đứng ở vị trí khách quan mà nhìn và lượng định cho nội dung môn học. Và cho đến bây giờ, mấy ai, kể cả các giáo viên đang say sưa ca ngợi thuyết Tiến Hóa, biết rằng giả thuyết ấy đã bị lật ngược để chiếu những luồng sáng ở phía khác vào đó rồi.
Nếu có những môn học mà người dạy không biết rõ về môn mình dạy, học trò không biết học để làm gì, thì lập tức một vấn đề luân lý lại nảy ra từ vấn đề môn học, đó là sự trung thực của học trò. Ở đây chúng tôi không bàn đến góc độ này, tuy nhiên có điều không thể chối cãi là nội dung môn học góp phần định hình thái độ và nhân cách.
Một chuyện bi hài khác cũng liên quan đến môn học. Lâu nay, từ sau sự kiện Thái Hà và Đức Tổng Giám Mục Giuse Hà nội, tôi không còn thói quen đọc báo nữa. Nhưng vài hôm trước vớ được tờ báo Giáo dục có cái tựa đề bắt mắt về việc dạy giáo lý trong các trường ở Nga, tôi tò mò đọc thử. Hóa ra người ta phê phán giáo dục của Nga vì đang đề cập đến việc dạy giáo lý! Chợt ngậm ngùi: ôi đâu rồi cái thời người ta ca ngợi nền giáo dục Nga với tính “tiên tiến” của nó! Và cũng tự nhắc mình nhớ lại cái chuyện một giảng viên khoa Nga Đại Học Sư Phạm quá gắn bó với một Nga Sô cũ, đã tuyệt thực mấy ngày để phản đối ông trưởng khoa cho học giáo trình của nước Nga mới có bài nói về Thiên Chúa. Những chuyện này quả thật khó bình luận. Chỉ có điều ai cũng thấy là dường như các thứ tự đang bị xới tung lên. Nguyên nhân cũng chỉ vì tất cả nỗ lực giáo dục cứ mãi dồn vào để lọai Đấng làm chủ lịch sử và làm chủ trật tự ra khỏi kiến thức con người.
Viết đến đây, tôi chợt thấy thèm những câu châm ngôn của các đại học danh tiếng trên thế giới, như Harvard, Oxford và nhiều trường khác, luôn nhắc tới Thiên Chúa là nguồn tri thức. Câu của đại học Oxford “Dominus illuminatio mea”, (Chúa là nguồn ánh sáng của tôi), nhắc cho con người nhớ về nguồn cội và nguồn tri thức của mình. Câu này có trên bìa các Tự điển tiếng Anh của Oxford, chẳng biết mấy người chú ý. Khi người ta quay về nguồn cội, người ta có đủ sức lực bay cao, bay xa. Còn khi người ta cố tình lợi dụng thuyết Tiến Hóa để xa lánh nguồn cội thì… hóa ra người ta chưa tiến!
Lạy Chúa là nguồn ánh sáng, xin chiếu giãi vào dân tộc chúng con trên con đường vẫn còn đang thiếu ánh sáng của chân lý, công lý và yêu thương.
Gioan Lê Quang Vinh