Dan Lee
11-06-2009, 11:18 PM
MÔN ĐỒ KHÔNG MUỐN RỬA CHÂN
http://www.vietcatholic.net/pics/4947415.gif
Chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa:
- “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không?”
_ “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa chỉ con hạc đằng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó, nó vừa mới đi qua một vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì?”- Nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý nói tiếp: “Con là môn đồ của Đấng tạo hóa, không được phép phục vụ người khác”.
Đấng tạo vật cười nói:
- “Bé con, con không phục vụ người khác, thì người ta làm thế nào mà nhận ra được con là môn đồ của Ta chứ ?”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Nghi thức rửa chân chiều thứ Năm Tuần Thánh, thật vô cùng có ý nghĩa: Phục vụ.
Đối với người Do thái, tập quán chủ nhà rửa chân cho khách trước khi dự tiệc là biểu lộ sự kính trọng, yêu mến.
Chúa Giê-su đã dùng tập quán này để dạy cho các tông đồ bài học: Phục vụ và yêu thương.
Sau khi rửa chân cho các tông đồ xong, Chúa Giê-su đã nói: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cùng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 15).
Phục vụ là yêu thương, phục vụ là quên mình.
Nhưng các mục tử của Chúa đã để cho con chiên phục vụ mình nhiều hơn. Tôi đã nghe một linh mục nói: “Chúng nó (giáo dân) phải lo cho mình chứ ?…”. Giáo Hội không để cho các linh mục của mình chết đói, giáo hữu cũng không để cho cha sở của mình chết đói. Có bao giờ nghe nói linh mục đói ăn chưa, chắc chắn là chưa.
Phục vụ là yêu thương, là bao dung những thói xấu, những khuyết điểm và những cái chưa được tốt của anh em chị em, để làm cho nó tốt hơn bằng yêu thương và phục vụ của mình.
Phục vụ trong khiêm tốn, trong vui vẻ, trong lịch sự, trong sự tôn trọng nhân cách của tha nhân.
Phục vụ là dấu hiệu của người môn đệ Đức Ki-tô.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4947415.gif
Chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa:
- “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không?”
_ “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa chỉ con hạc đằng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó, nó vừa mới đi qua một vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì?”- Nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý nói tiếp: “Con là môn đồ của Đấng tạo hóa, không được phép phục vụ người khác”.
Đấng tạo vật cười nói:
- “Bé con, con không phục vụ người khác, thì người ta làm thế nào mà nhận ra được con là môn đồ của Ta chứ ?”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Nghi thức rửa chân chiều thứ Năm Tuần Thánh, thật vô cùng có ý nghĩa: Phục vụ.
Đối với người Do thái, tập quán chủ nhà rửa chân cho khách trước khi dự tiệc là biểu lộ sự kính trọng, yêu mến.
Chúa Giê-su đã dùng tập quán này để dạy cho các tông đồ bài học: Phục vụ và yêu thương.
Sau khi rửa chân cho các tông đồ xong, Chúa Giê-su đã nói: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cùng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 15).
Phục vụ là yêu thương, phục vụ là quên mình.
Nhưng các mục tử của Chúa đã để cho con chiên phục vụ mình nhiều hơn. Tôi đã nghe một linh mục nói: “Chúng nó (giáo dân) phải lo cho mình chứ ?…”. Giáo Hội không để cho các linh mục của mình chết đói, giáo hữu cũng không để cho cha sở của mình chết đói. Có bao giờ nghe nói linh mục đói ăn chưa, chắc chắn là chưa.
Phục vụ là yêu thương, là bao dung những thói xấu, những khuyết điểm và những cái chưa được tốt của anh em chị em, để làm cho nó tốt hơn bằng yêu thương và phục vụ của mình.
Phục vụ trong khiêm tốn, trong vui vẻ, trong lịch sự, trong sự tôn trọng nhân cách của tha nhân.
Phục vụ là dấu hiệu của người môn đệ Đức Ki-tô.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.