suongkhoimay
11-08-2009, 01:28 AM
Chris Bowlby
BBC!
Trong cuộc cách mạng 1989, đã có những hình ảnh không thể nào quên, như cảnh Bức Tường Berlin sụp đổ, và có những nhân vật vô cùng nổi tiếng gắn liền với nó, như Lech Walesa, Vaclav Havel và Mikhail Gorbachev.
Nhưng người đã có cú đấm đầu tiên vào Bức Màn Sắt vốn chia rẽ Âu Châu thời Chiến Tranh Lạnh lại không được Phương Tây chú tâm nhiều lắm.
Đó là Miklos Nemeth, kinh tế gia trở thành thủ tướng Hungary hồi tháng Mười Một 1988 và cũng là người đã xé bỏ các quy tắc của giới lãnh đạo khối các nước cộng sản.
Khá ngạc nhiên là cuộc tấn công của ông nhằm vào Bức Màn Sắt lại bắt đầu từ khi ông xem xét ngân sách quốc gia cho năm 1989.
Ông đã phát hiện thấy có một khoản dự toán bí hiểm lớn thuộc chi phí của Bộ Nội Vụ. Ông nhớ lại, khi được giải thích đó thực ra là chi phí duy trù hệ thống dây kẽm gai dọc biên giới giữa Hungary và Chiến Tranh Lạnh thuộc "Phía Đông", và nước Áo thuộc "Phía Tây", ông đã "ngay lập tức xóa nó đi".
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/27/091027170251_nemeth_226b.jpg
Miklos Nemeth được coi là người đã có cú đấm đầu tiên, chọc thủng Bức Màn Sắt.
Tình báo "lo âu"
Lo lắng, các đồng nghiệp cảnh báo ông về những hậu quả có thể xảy ra. Ký ức về cuộc can thiệp thô bạo của Liên Bang Xô Viết vào Hungary hồi 1956 vẫn còn tồn tại một cách mạnh mẽ.
Nhưng Nemeth muốn làm phép thử đối với những cam kết về một kỷ nguyên mới mà lãnh tụ Liên Bang Xô Viết Mikhai Gorbachev đưa ra.
Tháng Ba 1989, ông tới thăm ông Gorbachev và thông báo rằng chính phủ ông đã quyết định về mặt nguyên tắc là sẽ bắt đầu dỡ bỏ biên giới.
Ông nói: "Tôi không xin sự chấp thuận."
Tuy nhiên, trong khi mớ hàng rào kẽm gai bắt đầu đổ, tình trạng kiểm soát đường biên dần được nới lỏng thì ông cũng có phần chờ đón cuộc điện thoại giận dữ từ Moscow. Và ông đã nhẹ cả người khi cú điện thoại đó không xảy ra.
Tôi đã không làm điều không thể, mà chỉ làm tất cả những gì có thể tại thời điểm đó.
http://www.euranet.eu/var/ezwebin_site/storage/images/media/images/french/miklos-nemeth/428647-1-fre-FR/Miklos-Nemeth_medium.jpg
Miklos Nemeth, cựu thủ tướng Hungary
Nemeth tin rằng cái được gọi là học thuyết Brezhnev, theo đó nhà cựu lãnh đạo Xô Viết khẳng định quyền được xâm chiếm nước khác nhằm bảo vệ sự cầm quyền chính thống của chủ nghĩa cộng sản, nay đã chết.
Nhưng khả năng Gorbachev bị những người theo đường lối cứng rắn hạ bệ, rồi khả năng những người đó khai thác thực tế là Liên Xô vẫn còn nhiều ngàn quân đồn trú tại Hungary, lại là một nỗi lo thường trực.
Ông nhớ lại chuyện nghe được "những tín hiệu đáng lo" từ các nguồn tin tình báo tại Moscow.
Quyết định của Nemeth trong việc nới lỏng kiểm soát đường biên và việc ông sẵn sàng cân nhắc thể chế đa đảng đã làm các lãnh tụ bảo thủ ở các nước cộng sản khác nổi điên.
Hết là đồng chí
Tháng Bảy 1989, tại kỳ họp Hiệp Ước Wasaw ông đã bị lãnh tụ Romania Nicolae Ceausescu và lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker diễn thuyết.
Ông mỉm cười đầy tự hào: "Họ gọi tôi là 'ông' thay vì là 'đồng chí'." Đây là một cách sỉ nhục nặng nề giữa giới lãnh đạo cao cấp của các nước cộng sản Đông Âu.
Trong khi đó, ông Gorbachev cũng dự họp thì chẳng nói gì nhưng thỉnh thoảng lại "nháy mắt với tôi" ngầm ủng hộ, ông Nemeth nhớ lại.
Nemeth phải hứng chịu cơn thịnh nộ kéo dài của Honecker khi ông quyết định "làm chuyện đã rồi", mở cửa đường biên hoàn toàn vào tháng Chín.
Điều này khiến cho hàng ngàn người Đông Đức, vốn đã sang Hungary sau khi nghe tin việc kiểm soát đường biên được nới lỏng, có thể sang Tây Đức mà không cần xin visa xuất cảnh, qua ngả biên giới giữa Hungary và Áo.
Nhưng trước hết, Nemeth đã có một thỏa thuận bí mật với chính phủ Tây Đức, để họ có thời gian chuẩn bị chấp nhận dòng người tràn sang.
Để đổi lại, Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohn với tràn ngập lòng biết ơn đã giúp Hungary trả khoản nợ lớn cho các ngân hàng phương Tây.
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/27/091027170236_nemeth1_226b.jpg
Châu Âu mới
Helmut Kohl và Miklos Nemeth
"Không ai trong số chúng tôi, kể cả Kohn, dự đoán được hiệu ứng domino"
Việc mở cửa Bức Màn Sắt đã làm suy yếu nghiêm trọng chính thể Đông Đức.
Honecker mất quyền ngay sau đó, rồi vài tuần sau Bức Tường Berlin đổ sụp. Nemeth nói: "Không ai trong số chúng tôi, kể cả Kohn, dự đoán được hiệu ứng domino."
Kohl đã tới thăm Nemeth ngay trước khi có chuyến công dụ quan trọng tới Đông Đức, mở đường cho việc thống nhất nước Đức.
Nemeth nhận thấy Koln rất lo lắng, và Kohl cũng tâm sự ông không biết phải nói gì với Đông Đức, những người rất khác biệt so với những người Đức mà ông biết ở phía Tây Đức.
Nemeth khuyên ông là "đừng hứa hẹn điều gì" nhưng nhấn mạnh là phải kiên nhẫn và ráo riết hành động.
Nemeth cũng phải trấn an bà Margaret Thacher, người mạnh mẽ phản đối việc thống nhất nước Đức và đã nói với ông sau 40 năm Chiến Tranh Lạnh được duy trì rằng "hiện giờ đang có điều lạ thường diễn ra."
Nemeth nói: "Tôi nhấn mạnh rằng chẳng có lựa chọn nào khác cả. Chúng ta phài cùng nhau tìm kiếm một biện pháp an ninh mới."
Ông tiếp tục tham gia xây dựng một Âu châu mới trong tư cách phó chủ tịch Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Âu Châu. Nhưng chẳng có gì có thể so được với tâm trạng đầy kịch tính và cảm giác hài lòng về những gì ông đã làm được trong năm tháng cách mạng Âu châu hồi 20 năm về trước.
Nay, ông nói: "Tôi đã không làm điều không thể, mà chỉ làm tất cả những gì có thể tại thời điểm đó." Mà sự chấp thuận khiến ông hài lòng nhất lại không phải là từ các lãnh tụ chính trị cao cấp nhất ông từng gặp, mà lại chính là từ gia đình mình.
Ông nhớ lại: "Sau khi từ chức thủ tướng hồi năm 1990, tôi trở về quê nhà. Cha tôi vỗ vào lưng tôi mà nói, "Khá lắm con trai. Cha vẫn ngẩng cao đầu mỗi khi đi qua cổng vào trước thềm nhà."
BBC!
Trong cuộc cách mạng 1989, đã có những hình ảnh không thể nào quên, như cảnh Bức Tường Berlin sụp đổ, và có những nhân vật vô cùng nổi tiếng gắn liền với nó, như Lech Walesa, Vaclav Havel và Mikhail Gorbachev.
Nhưng người đã có cú đấm đầu tiên vào Bức Màn Sắt vốn chia rẽ Âu Châu thời Chiến Tranh Lạnh lại không được Phương Tây chú tâm nhiều lắm.
Đó là Miklos Nemeth, kinh tế gia trở thành thủ tướng Hungary hồi tháng Mười Một 1988 và cũng là người đã xé bỏ các quy tắc của giới lãnh đạo khối các nước cộng sản.
Khá ngạc nhiên là cuộc tấn công của ông nhằm vào Bức Màn Sắt lại bắt đầu từ khi ông xem xét ngân sách quốc gia cho năm 1989.
Ông đã phát hiện thấy có một khoản dự toán bí hiểm lớn thuộc chi phí của Bộ Nội Vụ. Ông nhớ lại, khi được giải thích đó thực ra là chi phí duy trù hệ thống dây kẽm gai dọc biên giới giữa Hungary và Chiến Tranh Lạnh thuộc "Phía Đông", và nước Áo thuộc "Phía Tây", ông đã "ngay lập tức xóa nó đi".
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/27/091027170251_nemeth_226b.jpg
Miklos Nemeth được coi là người đã có cú đấm đầu tiên, chọc thủng Bức Màn Sắt.
Tình báo "lo âu"
Lo lắng, các đồng nghiệp cảnh báo ông về những hậu quả có thể xảy ra. Ký ức về cuộc can thiệp thô bạo của Liên Bang Xô Viết vào Hungary hồi 1956 vẫn còn tồn tại một cách mạnh mẽ.
Nhưng Nemeth muốn làm phép thử đối với những cam kết về một kỷ nguyên mới mà lãnh tụ Liên Bang Xô Viết Mikhai Gorbachev đưa ra.
Tháng Ba 1989, ông tới thăm ông Gorbachev và thông báo rằng chính phủ ông đã quyết định về mặt nguyên tắc là sẽ bắt đầu dỡ bỏ biên giới.
Ông nói: "Tôi không xin sự chấp thuận."
Tuy nhiên, trong khi mớ hàng rào kẽm gai bắt đầu đổ, tình trạng kiểm soát đường biên dần được nới lỏng thì ông cũng có phần chờ đón cuộc điện thoại giận dữ từ Moscow. Và ông đã nhẹ cả người khi cú điện thoại đó không xảy ra.
Tôi đã không làm điều không thể, mà chỉ làm tất cả những gì có thể tại thời điểm đó.
http://www.euranet.eu/var/ezwebin_site/storage/images/media/images/french/miklos-nemeth/428647-1-fre-FR/Miklos-Nemeth_medium.jpg
Miklos Nemeth, cựu thủ tướng Hungary
Nemeth tin rằng cái được gọi là học thuyết Brezhnev, theo đó nhà cựu lãnh đạo Xô Viết khẳng định quyền được xâm chiếm nước khác nhằm bảo vệ sự cầm quyền chính thống của chủ nghĩa cộng sản, nay đã chết.
Nhưng khả năng Gorbachev bị những người theo đường lối cứng rắn hạ bệ, rồi khả năng những người đó khai thác thực tế là Liên Xô vẫn còn nhiều ngàn quân đồn trú tại Hungary, lại là một nỗi lo thường trực.
Ông nhớ lại chuyện nghe được "những tín hiệu đáng lo" từ các nguồn tin tình báo tại Moscow.
Quyết định của Nemeth trong việc nới lỏng kiểm soát đường biên và việc ông sẵn sàng cân nhắc thể chế đa đảng đã làm các lãnh tụ bảo thủ ở các nước cộng sản khác nổi điên.
Hết là đồng chí
Tháng Bảy 1989, tại kỳ họp Hiệp Ước Wasaw ông đã bị lãnh tụ Romania Nicolae Ceausescu và lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker diễn thuyết.
Ông mỉm cười đầy tự hào: "Họ gọi tôi là 'ông' thay vì là 'đồng chí'." Đây là một cách sỉ nhục nặng nề giữa giới lãnh đạo cao cấp của các nước cộng sản Đông Âu.
Trong khi đó, ông Gorbachev cũng dự họp thì chẳng nói gì nhưng thỉnh thoảng lại "nháy mắt với tôi" ngầm ủng hộ, ông Nemeth nhớ lại.
Nemeth phải hứng chịu cơn thịnh nộ kéo dài của Honecker khi ông quyết định "làm chuyện đã rồi", mở cửa đường biên hoàn toàn vào tháng Chín.
Điều này khiến cho hàng ngàn người Đông Đức, vốn đã sang Hungary sau khi nghe tin việc kiểm soát đường biên được nới lỏng, có thể sang Tây Đức mà không cần xin visa xuất cảnh, qua ngả biên giới giữa Hungary và Áo.
Nhưng trước hết, Nemeth đã có một thỏa thuận bí mật với chính phủ Tây Đức, để họ có thời gian chuẩn bị chấp nhận dòng người tràn sang.
Để đổi lại, Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohn với tràn ngập lòng biết ơn đã giúp Hungary trả khoản nợ lớn cho các ngân hàng phương Tây.
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/27/091027170236_nemeth1_226b.jpg
Châu Âu mới
Helmut Kohl và Miklos Nemeth
"Không ai trong số chúng tôi, kể cả Kohn, dự đoán được hiệu ứng domino"
Việc mở cửa Bức Màn Sắt đã làm suy yếu nghiêm trọng chính thể Đông Đức.
Honecker mất quyền ngay sau đó, rồi vài tuần sau Bức Tường Berlin đổ sụp. Nemeth nói: "Không ai trong số chúng tôi, kể cả Kohn, dự đoán được hiệu ứng domino."
Kohl đã tới thăm Nemeth ngay trước khi có chuyến công dụ quan trọng tới Đông Đức, mở đường cho việc thống nhất nước Đức.
Nemeth nhận thấy Koln rất lo lắng, và Kohl cũng tâm sự ông không biết phải nói gì với Đông Đức, những người rất khác biệt so với những người Đức mà ông biết ở phía Tây Đức.
Nemeth khuyên ông là "đừng hứa hẹn điều gì" nhưng nhấn mạnh là phải kiên nhẫn và ráo riết hành động.
Nemeth cũng phải trấn an bà Margaret Thacher, người mạnh mẽ phản đối việc thống nhất nước Đức và đã nói với ông sau 40 năm Chiến Tranh Lạnh được duy trì rằng "hiện giờ đang có điều lạ thường diễn ra."
Nemeth nói: "Tôi nhấn mạnh rằng chẳng có lựa chọn nào khác cả. Chúng ta phài cùng nhau tìm kiếm một biện pháp an ninh mới."
Ông tiếp tục tham gia xây dựng một Âu châu mới trong tư cách phó chủ tịch Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Âu Châu. Nhưng chẳng có gì có thể so được với tâm trạng đầy kịch tính và cảm giác hài lòng về những gì ông đã làm được trong năm tháng cách mạng Âu châu hồi 20 năm về trước.
Nay, ông nói: "Tôi đã không làm điều không thể, mà chỉ làm tất cả những gì có thể tại thời điểm đó." Mà sự chấp thuận khiến ông hài lòng nhất lại không phải là từ các lãnh tụ chính trị cao cấp nhất ông từng gặp, mà lại chính là từ gia đình mình.
Ông nhớ lại: "Sau khi từ chức thủ tướng hồi năm 1990, tôi trở về quê nhà. Cha tôi vỗ vào lưng tôi mà nói, "Khá lắm con trai. Cha vẫn ngẩng cao đầu mỗi khi đi qua cổng vào trước thềm nhà."