PDA

View Full Version : Thế giới kỷ niệm Tường Berlin sụp đổ



suongkhoimay
11-09-2009, 07:58 AM
Thế giới kỷ niệm Tường Berlin sụp đổ!


http://actualite.portail.free.fr/monde/28-09-2009/merkel-veut-un-gouvernement-pour-les-20-ans-de-la-chute-du-mur/OFRWR-ALLEMAGNE-COALITION-20090928.jpg
anniversaire 20 ans mur de Berlin


Trong suốt tuần này, bắt đầu từ hôm nay, thứ Hai 9/11, nước Đức tổ chức rầm rộ kỷ niệm 20 đất nước thống nhất và châu Âu xóa bỏ hệ thống cộng sản.

Bấm ở đây để xem video Berlin 1989-2009 (http://www.lemonde.fr/europe/visuel/2009/11/05/berlin-1989-souvenirs-du-monde-d-hier_1263388_3214.html)

Nhiều tình cảm và nhận định khác nhau đang được bày tỏ trên khắp thế giới về sự kiện lớn lao này.

Với nước Đức và châu Âu, 20 năm trước Bức tường Berlin chia cắt châu lục đã bị người dân kéo đổ, mở đường cho Chiến tranh Lạnh chấm dứt và sự tan rã của Liên Xô.

Hôm nay, bà Angela Merkel, người trưởng thành dưới thời Đông Đức, sẽ chủ trì các buổi lễ lớn, với sự tham gia của những vị khách như cựu lãnh đạo Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev.

Hai người sẽ bước qua điểm mở biên giới lần đầu năm 1989 giữa Đông và Tây Berlin dưới sức ép của đòi hỏi dân chủ. Các nhân vật cao cấp như Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng sẽ có mặt.

Chiều tối nay sẽ có hòa nhạc và sau đó là hành động mang tính biểu tượng của Cựu Tổng thống Ba Lan, ông Lech Walesa, hất đổ dãy domino tượng trưng cho Bức tường Berlin.

Nước Đông Đức Cộng sản dựng lên 155 km tường bê-tông năm 1961 để vây quanh toàn bộ phần Tây thành phố Berlin do đồng minh Phương Tây là Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát, nhưng lại nằm trong lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô nắm.

Mục tiêu của Đông Đức là ngăn không cho dân chúng chạy sang phía Tây.

Tường đổ do dân chúng Đức phá trong bối cảnh làn sóng đòi tự do dâng cao năm 1989, và nhất là sau khi Liên Xô thời ông Michail Gorbachev không muốn can thiệp quân sự để cứu chế độ của Tổng bí thư Erich Honecker đã già nua, xơ cứng.

Vẫn còn ngăn cách




Bốn nước trong Asean vẫn dựng lên bức tường ngăn tự do báo chí và dân chủ là Việt Nam, Miến Điện, Lào và Campuchia.
Báo The Nation của Thái Lan

Một phần của tường Berlin hiện vẫn nằm ngay bờ sông Spree, bắt đầu từ trạm kiểm soát trước là Oberbruck.

Người Đức giữ nó là nơi thu hút du khách và mời các nghệ sĩ từ khắp thế giới vẽ hình trên các đoạn tường thể hiện khao khát tự do, tình yêu v.v.

Tại Đức ít nhiều vẫn còn ngăn cách Đông Tây trong mức sống và tâm lý người dân.

Một khảo cứu của BBC Thế giới vụ nhân kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ cho thấy một sự bất mãn sâu rộng trên thế giới đối với chủ nghĩa tư bản.

Chỉ có 11% người được hỏi tại 27 quốc gia cho rằng thị trường tự do vận hành tốt còn đa số người cho rằng cần tăng cường quản lý và cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Niềm tin vào thị trường tự do đã bị ảnh hưởng đáng kể trong một năm trở lại đây vì tình hình khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.

Nhưng đánh giá Liên Xô sụp đổ, người châu Âu đa phần cho đây là điều tốt trong khi ở các châu lục khác ý kiến không như vậy. 79% người tham gia khảo cứu tại Đức, 76% tại Anh và 74% tại Pháp nói Liên bang Xô viết tan rã là tốt cho thế giới.

Trong khi đó 7/10 người được hỏi tại Ai Cập nói đây là điều tồi tệ trong khi ý kiến tại Ấn Độ, Kenya và Indonesia cũng không đồng nhất.

Hiện vẫn còn nhiều hàng rào chia rẽ các quốc gia và dân tộc trên thế giới, cả trong tâm tưởng, trong mức sống, các quyền con người cũng như trên thực tế.
Đó là bức tường ở Israel ngăn các khu vực của người Palestine.

Là hàng rào ngăn người di dân Mexico nhập cư vào các bang miền Nam Hoa Kỳ tìm việc làm và tương lai cho mình.

Đặc biệt, báo The Nation của Thái Lan nói bốn nước trong nội bộ Asean vẫn dựng lên bức tường ngăn tự do báo chí và dân chủ là Việt Nam, Miến Điện, Lào và Campuchia.

Hôm nay, BBC News cũng có bài về đường giới tuyến chia Nam Bắc Triều Tiên, một di sản của Chiến tranh Lạnh ở châu Á nhưng nghi nhận rằng với giới trẻ Hàn Quốc, thống nhất đất nước không còn là ước vọng mạnh mẽ như giới cao tuổi.

Các nước liên quan

Sau hai thập niên Bức tường Berlin sụp đổ, các quốc gia cộng sản cũng thay đổi cùng sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc, trước biến cố chấn động Đông Âu 1989 đã tiếp tục đường lối của Đặng Tiểu Bình từ vụ Thiên An Môn là 'bình tĩnh, nhẫn nại cải tổ kinh tế, kiểm soát chính trị'.

Nước Nga, theo Nina Khrushcheva trong bài trên Foreign Policy 6/11, vẫn không chấp nhận và 'không xứng đáng' với các lý tưởng tự do của Gorbachev, và bị 'cầm tù' trong hồi ức Đại Nga, luyến tiếc thời đế quốc.

Cũng vì thế, theo bà Khrushcheva, đã 20 năm trôi qua nhưng Nga dưới thời Putin vẫn tiếp tục gây áp lực bằng kinh tế (khí đốt) với châu Âu nhằm buộc các nước Đông Âu 'ngoan ngoãn'.

Hoa Kỳ, theo bài trên The Economist kỷ niệm sự kiện Bức tường Berlin tháng này, cũng không thắng trong Chiến tranh Lạnh dù Liên Xô rõ ràng là thua.



(Đáng tiếc rằng với người trẻ Nam Hàn như thuộc thế hệ của tôi, ước muốn thống nhất đất nước không còn mạnh mẽ.
Sinh viên Hàn Quốc, Yulan Kim với với BBC World Today)

Các bình luận cũng cho rằng thời Tổng thống Bush cha, người rất e ngại xáo trộn ở Đông Âu, Hoa Kỳ đã bỏ lỡ nhiều năm kể từ 1989 để có tác động sâu rộng, tích cực định hình lại cục diện châu Âu.

Theo sách mới ra của Victor Sebestyen, ông Bush khi sang thăm Ba Lan vào giữa lúc hai phe cộng sản và Công đoàn Đoàn kết đàm phán chia quyền, đã có nhiều tình cảm hơn hẳn với Tướng Jaruzelski, và không tin là những nhân vật đối lập như Walesa có khả năng cầm quyền.

Trên thực tế, Mỹ đã không có một chính sách nhất quán với Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã, và dù tiếp nhận dần dần một số nước vào Nato, nhưng cũng vẫn e ngại Nga, gây ra các phản ứng tiêu cực từ Moscow.

Theo The Economist, trong bối cảnh quốc tế đa cực sau Chiến tranh Lạnh, chính sách của Hoa Kỳ cuối cùng đã bị vụ 11/9/2001 chiếm lĩnh hoàn toàn trong khi các khu vực khác còn dở dang.

Trong mấy nước cộng sản ngoại vi còn lại, báo này cũng nói đến Cuba, Việt Nam và Bắc Hàn.

Với chế độ của Fidel Castro hoàn toàn rơi vào thế bị động vì mất nguồn viện trợ của Liên Xô, con đường cải tổ còn mờ mịt.

Nhưng với thế giới, dù sao việc Cuba phải ngưng 'xuất khẩu cách mạng' sang châu Phi và Mỹ Latinh cũng là yếu tố giúp ổn định tình hình chung.

Việt Nam, được cho là nơi diễn ra 'cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu' của hai phe, đã phải dần cải tổ kinh tế, và như The Economist nhận định, Hà Nội nối lại quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ và làm ăn trở lại với Phương Tây.

Bị choáng vì đồng minh Liên Xô tan rã, đảng cầm quyền tại Việt Nam đã có giai đoạn ngả sang theo Trung Quốc, qua chuyến thăm Thành Đô năm 1991 của các lãnh đạo cao cấp.

Nhưng đường lối 'đồng chí, không là đồng minh' của Trung Quốc khiến việc tìm một liên minh cộng sản sau Chiến tranh Lạnh không thành công.

Hà Nội cũng thay đổi đường lối tại Đông Nam Á, giải quyết vấn đề Campuchia và tìm cách liên kết với Asean.

Đặc biệt, nhờ quan hệ truyền thống và vị trí chiến lược, Việt Nam cũng quay lại làm bạn dễ dàng với các nước Đông Âu cũ, cho dù chế độ ở đó đã thay đổi.

Người Việt Nam tiếp tục tìm đường sang Đông Âu để kiếm một cuộc sống có thu nhập khả dĩ hơn, hoặc tìm đường đi tiếp sang Anh, Đức và Pháp.