PDA

View Full Version : Người VN nhập cư lậu ở Pháp



suongkhoimay
11-11-2009, 12:15 AM
thứ tư, 28 tháng 10, 2009
Christine Nguyễn
Ký giả tự do


Giáp mặt 'Người Rơm'


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/28/091028091106_nguoi_rom_o_phap_christine_chup466.jpg
Cảnh sinh hoạt của những người Việt nhập cư lậu


Một buổi chiều cuối tháng 10 chúng tôi đến rừng Grande Synth, cách thị trấn Téteghem bắc nước Pháp khoảng 10 km.

Men theo con đường mòn bé tí quanh co chìm sâu trong rừng và ngập sũng bùn đen, ít phút chúng tôi gặp được nhóm khoảng 10 “người rơm” đầu tiên.

Cần nói rõ, Grande Synthe chỉ là một trong số những khu rừng có người Việt nhập cư lậu ẩn nấp quanh cảng Calais chờ cơ hội đi lậu sang nước Anh.

Một người đầu tiên tôi bắt chuyện là một phụ nữ trên 30 tuổi, nói giọng Quảng Ninh, người đã “nhảy bãi” đến lần thứ sáu vẫn chưa thành công.

Theo lời kể, chị đã sống ở Praha gần 4 năm, sau đấy do việc làm ăn ngày càng khó khăn, chị quyết định gửi đứa con gái 6 tuổi về Việt Nam cho ông bà và đi chui đến Anh vì nghe nói “ở đấy dễ kiếm tiền hơn”.

Khi hỏi đến giấy tờ tùy thân và ảnh của con gái thì chị trả lời thật gọn: “Em xé bỏ hết trước khi đi rồi”.

Câu trả lời này là “nhất quán” ở mọi người đi lậu: không giấy tờ, không hình ảnh, không bất cứ một bằng chứng nào về xuất xứ nhân thân của mình. Cũng vì thế mà họ được gọi bằng một cái tên rất ấn tượng: “người rơm”.

“Các anh thanh niên ở đây cả tháng mới may ra được tắm một lần. Còn em là phụ nữ nên mỗi tối đều phải nấu nước để rửa ráy, nhưng cũng không nhiều. Ai cũng bị bệnh ngoài da hết chị ạ,” chị nói.

Chị cho biết việc ăn uống chủ yếu là nhờ vào thực phẩm cứu trợ nhân đạo do dân bản xứ và một số nhóm hoạt động từ thiện mang đến.

'Sổ đỏ'

Được biết mặc dù chính phủ Pháp đã có lệnh giải tỏa trắng để kết thúc nạn di dân lậu tập trung ở các cánh rừng xung quanh cảng Calais chờ trốn sang Anh, nhưng các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại các địa phương vẫn được tiến hành, thậm chí có nơi còn khá quy mô.

Chia tay với nhóm người rơm này, chúng tôi tiếp tục len lỏi theo một đường mòn và gặp một nhóm nhỏ người rơm khác.

Người đàn ông gốc Thanh Hóa khoảng gần 60 tuổi đang ngồi hong chân bên một bếp lửa dã chiến. Chứng thấp khớp làm các khớp xương chân trái của ông sưng tấy vì thời tiết khắc nghiệt của rừng ôn đới vào đông. Tôi hỏi ông có thuốc men gì không, ông đưa cho tôi xem các loại thuốc giảm đau của hội từ thiện phát cho.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/28/091028090910_nguoiromophap_-_christine_chup_226.jpg
Họ tìm đến châu Âu với giấc mơ đổi đời

Khuôn mặt ông đầy vẻ căng thẳng, lo lắng vì thời gian ở rừng đã lâu, nhảy bãi nhiều lần mà vẫn không thành công.

Tôi đùa “nhảy bãi mãi thì cũng sẽ có lần thành công, lo gì”. Ông thể hiện ngay sự bực tức với người không hiểu chuyện và cho biết để có tiền đóng cho chuyến đi này ông đã phải thế chấp 5 cái “sổ đỏ” cho ngân hàng và hạn kỳ để chuộc lại sổ đã gần kề.

Ông đồng ý cho tôi chụp ảnh, nhưng khi tôi hỏi có muốn tôi giúp gửi những tấm ảnh này về nhà ở Việt Nam không thì ông bật khóc và giải thích rằng không muốn cho hai người con gái, 11 tuổi và 20 tuổi thấy cuộc sống thê thảm hiện tại của ông vì sợ “chúng nó không chịu đựng nổi”.

'Suýt chết đói'

Chúng tôi tiến sâu hơn nữa vào rừng với đường đi ngày càng lắt léo hơn.

Mười phút sau, một nhóm lán trại hiện ra giữa rừng sâu. Khoảng gần 30 người rơm mới đến trú chân tại đây vừa được 3 ngày.

Đa phần là người Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, một số ít là người Đắc Lắc, Quảng Ninh.

=Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh.=

Một thanh niên ở Đắc Lắc với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu cho tôi biết hành trình nhảy xe đi đường bộ từ Nga sang đến đây anh suýt chết đói dọc đường mấy lần.

Mấy người trong nhóm nói rằng có một nhóm người rơm nữa đóng lán trại không xa chỗ họ bao nhiêu, “nhưng họ xấu lắm, không chơi được”, anh thanh niên Đắc Lắc nói.

Được biết có rất nhiều nhóm người trong khu rừng Grande Synthe này hoạt động biệt lập nhau, theo lối “nước sông không phạm nước giếng”.

Đa số họ đi đường hàng không sang Nga, một số khác đi sang Trung Quốc để sau đấy sang Nga, và từ Nga họ bắt đầu thân phận “người rơm”, không giấy tờ tùy thân, sử dụng đường bộ bằng mọi cách tập kết đến các khu rừng xung quanh cảng Calais tìm cơ hội đi chui sang Anh quốc.

Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng, hoặc trả hết nợ nần vay mượn và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” to tát sẽ đến với gia đình họ, thậm chí là cả dòng họ của họ.

'Thuế thân'

Một phụ nữ người Nghệ An ở tuổi 50 khi được tôi cho biết thu nhập của một cư dân hợp pháp không trình độ làm nghề giữ trẻ hoặc trông nom người già trung bình khoảng 1 nghìn euro một tháng đã buộc miệng kêu lên “Sao ít thế?”

Chị cho biết là được hứa hẹn sang đến đấy sẽ có công việc, với thu nhập “5 nghìn euro mỗi tháng và còn được bao ăn ở!”

Thế nhưng khi được hỏi cụ thể họ sẽ làm những công việc gì, đa phần là những câu trả lời quanh co như đi giữ trẻ, làm nhà hàng…

Chỉ có một số ít hoặc “bạo miệng”, hoặc đang quá bi quan trước thực tế gần như không lối thoát thì nói thẳng là “đi trồng cỏ.”

Có lẽ tôi tạm kết thúc chuyện về những người rơm ở đây bằng một câu chuyện kể của một phụ nữ Nghệ An khác.

Bằng một giọng nói vô hồn, người phụ nữ này cho biết đã phải đóng “thuế thân” dọc đường cho nhiều gã, Việt có, gốc Ảrập có vì “nếu không như thế, mình sẽ không được đi tiếp”.

Phải chăng đấy là một trong những cái giá phải trả cho thân phận “người rơm” với giấc mộng đổi đời?

("Đa số họ đi đường hàng không sang Nga, một số khác đi sang Trung Quốc để sau đấy sang Nga, và từ Nga họ bắt đầu thân phận “người rơm”, không giấy tờ tùy thân, sử dụng đường bộ bằng mọi cách tập kết đến các khu rừng xung quanh cảng Calais tìm cơ hội đi chui sang Anh quốc.

Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng, hoặc trả hết nợ nần vay mượn và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” to tát sẽ đến với gia đình họ, thậm chí là cả dòng họ của họ.")

suongkhoimay
11-11-2009, 12:23 AM
Thế nhưng khi được hỏi cụ thể họ sẽ làm những công việc gì, đa phần là những câu trả lời quanh co như đi giữ trẻ, làm nhà hàng…

Chỉ có một số ít hoặc “bạo miệng”, hoặc đang quá bi quan trước thực tế gần như không lối thoát thì nói thẳng là “đi trồng cỏ.”


Có ai biết "Đi trồng cỏ" là làm nghề gì không??

suongkhoimay
11-11-2009, 12:29 AM
thứ ba, 25 tháng 8, 2009

Di dân lậu người Việt bị chặn ở Pháp


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/08/25/090825062408_calais.migrants.ship.getty4.jpg
Di dân lậu tập trung tại cảng hàng hóa và hành khách, như Calais bên Pháp để tìm cách vào nước Anh.

Báo Daily Mail của Anh đăng phóng sự chi tiết về 13 di dân người Việt bị bắt quả tang trốn trong xe tải trên đường nhập lậu vào nước Anh.

Những người này chui lủi trong khoang hàng của xe tải chở thực phẩm cho một nhà hàng Việt Nam ở thành phố Birmingham.

Họ bị hải quan Pháp phát hiện tại cảng Ouistreham hôm thứ Sáu 21/8.

Báo Anh trích lời di dân người Việt nói, mỗi người trả 20 ngàn bảng Anh (khoảng 33 ngàn USD) để được đưa sang Anh làm việc trong khu vực nhà hàng.

Những người này dùng Pháp làm điểm tập kết để thực hiện các chuyến vượt biên lậu vào Anh.

Tài xế 53 tuổi, cũng là người Việt, bị tòa tại Caen, Pháp, tuyên án tù hai năm vì vận chuyển di dân lậu trong điều kiện vô nhân đạo.

Lối vào nước Anh

Trước đây nhiều nhóm di dân với quốc tịch khác nhau hay tập trung tại khu vực cảng Calais bên Pháp để tìm cách vào Anh qua ngả Dover.

Khi cảnh sát và hải quan Anh siết chặt kiểm tra, đưa chó nghiệp vụ và máy soi thân nhiệt rà xoát xe tải, di dân nhập lậu qua ngả này giảm mạnh.

Gần đây cảng Ouistreham thuộc vùng Normandy của Pháp, với các chuyến phà chở người và hàng tới Portsmouth của Anh trở thành điểm nóng của di dân nhập lậu.

Nhóm 13 người Việt vừa bị bắt gồm bốn người lớn tuổi, từ 29 đến 45. Còn lại là các thiếu niên trong tuổi 16 và 17.

Cảnh sát cho hay nhiều người có quan hệ họ hàng với nhau.

Những người này khai với cảnh sát, họ quen biết với một số người ở Birmingham và sang Anh để làm hầu bàn hay đầu bếp.

Chiếc xe tải bị cảnh sát sát khám xét chở theo gạo, mì, và nước sốt cho nhà hàng ở Birmingham.

Hiện nay nhóm người này đang bị câu lưu tại Caen và đợi ngày ra tòa.

suongkhoimay
11-11-2009, 12:42 AM
Những hình ảnh mà người VN sống lậu ở Pháp

Gặp 'người rừng' Việt Nam ở Pháp

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131517_01-leu-lam-nha01-dsc08474.jpg
Những ''ngôi nhà'' của di dân Việt Nam bất hợp pháp tại vùng rừng Grande Synthe, cách cảng Calais 30 km.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131520_02-van-an-toan-02-dsc08477.jpg
Cảnh sát Pháp đã có cuộc bố ráp khu 'rừng' tại Calais và bắt gần 280 di dân bất hợp pháp hồi cuối tháng Chín nhưng khu rừng Grande Synthe vẫn là 'bến đỗ' an toàn.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131524_03-nguoi-thanh-hoa-03-dsc08.jpg
Hiện có khoảng 80 người Việt Nam đang trú ngụ tại đây. Đa số họ là người Thanh Hóa và Quảng Bình, cũng có người từ các địa phương khác nhau từ Đắc Lắc tới Quảng Ninh.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131528_04-nau-an-04-dsc08483.jpg
Những người này ăn...
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131531_05-ngu-tai-cho-05-dsc08488.jpg
... và ngủ tại chỗ

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131535_06-tu-thien-cho-do-an-06-ds.jpg
Những người Việt ở đây cũng được các tổ chức từ thiện giúp cho lương thực.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131539_07-linh-muc-pham-xuan-dao-0.jpg
Một trong những người thường xuyên giúp họ là linh mục Phạm Xuân Đào.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131542_08-dan-ong-thanh-hoa-08-dsc.jpg
Người đàn ông quê Thanh Hóa này có hai người con gái đang ở Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023131546_09-sad-09-dsc08472.jpg
Ông bật khóc khi được hỏi ông có muốn gửi ảnh về cho gia đình không. Bài và ảnh do Christine Nguyễn và Huỳnh Tâm gửi cho BBC

Ở tỉnh Calais rất lạnh
vì nó nằm ở miền bắc nước Pháp

suongkhoimay
11-11-2009, 12:58 AM
thứ sáu, 23 tháng 10, 2009

Người Việt di dân lậu muốn vào Anh

Câu chuyện về số dân gốc châu Á trú ngú trong những lều lán tại vùng rừng Grande Synthe, cách cảng Calais của Pháp 30 km, để chờ cơ hội vào Anh đã được truyền thông hai nước nói đến từ lâu.

Dù cảnh sát Pháp đã có cuộc bố ráp khu 'rừng' tại Calais và bắt gần 280 di dân bất hợp pháp hồi cuối tháng 9/2009 nhưng khu rừng Grande Synthe vẫn là 'bến đỗ' an toàn.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/23/091023120926_nguoirom226.jpg
Người Việt trong lều trại ở vùng rừng Tây Bắc Pháp, chờ vào Anh

Theo phóng viên BBC tại Pháp, Emma Jane-Kirby trong bài đăng hôm 19/9 vừa qua, hồi tháng 7 có tới gần 800 người tại khu rừng, đa số là dân Afghanistan nhưng sau chỉ còn khoảng 300.

Các hành động trèo lên toa xe lửa để vào Anh của họ đã bị cảnh báo là nguy hiểm.

Bên cạnh họ có cả người Việt Nam, mà một số báo tiếng Việt gọi là 'người rơm'.

Theo lời kể của ông Huỳnh Tâm, một nhà báo và người hoạt động xã hội từ Paris, vừa đến khu vực này ra về 23/10 thì hiện có khoảng 80 người Việt Nam đang trú ngụ tại đây.

Đa số họ là người Thanh Hóa và Quảng Bình, cũng có người từ các địa phương khác nhau từ Đắc Lắc tới Quảng Ninh.

Trả lời phỏng vấn của Phạm Khiêm, ông Huỳnh Tâm, người đã gặp, nói chuyện với một số 'người rơm', họ đều phải vay nợ nhiều để đi sang châu Âu qua đường Trung Quốc và Nga.

Điều lạ là không ai chịu ở Pháp hay Bỉ mà chỉ muốn sang Anh, nơi họ tin rằng sẽ dễ kiếm tiền để 'đổi đời'

suongkhoimay
11-11-2009, 01:33 AM
- thứ sáu, 9 tháng 10, 2009

Nghị viên Pháp bị tố cáo giúp 'người rơm'


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/09/091009105235_viet_calais2.jpg
Nhiều người nhập cư lậu tìm cách chui vào xe tải vượt biên vào Anh


Truyền thông Anh chạy tin một nghị sĩ Pháp bị bắt và khởi tố vì bị phát hiện "chở lậu 16 di dân Việt Nam vào Anh".

Theo báo Telegraph, bà Christiane Chocat 51 tuổi, nghị viên hội đồng địa phương quận Seine et Marne ở mạn nam Paris, bị cảnh sát cảng Portsmouth của Anh bắt giữ cùng với con trai Benjamin 20 tuổi.

13 người đàn ông và ba phụ nữ được tìm thấy trong một chiếc xe tải ở trên phà đi từ cảng Cherbourg của Pháp tới Portsmouth ngày 1/10.

Những người Việt Nam này ngay sau đó bị gửi trả về Pháp trong khi hai mẹ con bà Chocat bị cáo buộc tội giúp người nhập lậu vào nước thành viên EU.

Telegraph dẫn lời ông Dave Smith, viên chức hải quan ở Portsmouth, nói:

"Dùng công nghệ mới nhất, chúng tôi sẽ phát hiện ra những ai trốn trong xe và sẽ trục xuất những ai tìm cách vào Anh bất hợp pháp."

Trong khi đó, báo Daily Mail nói vụ bắt giữ bà Chocat làm cư dân thị trấn Lumigny-Nesles-Ormeaux của bà ngạc nhiên, vì ở đây bà được mô tả là "cột trụ của cộng đồng".

Người láng giềng Pascal Lievre được dẫn lời: "Thị trấn bị sốc khi bà bị bắt vì vụ này."

"Không ai hiểu vì sao bà muốn đưa lậu người vào Anh."

Nước Anh là điểm đến của rất nhiều di dân từ Việt Nam, và nước Pháp là nơi họ tập trung chờ cơ hội vượt biên bằng xe tải, được phà biển chở sang Anh.

Các thành phố cảng của Pháp là nơi tập trung nhiều di dân bất hợp pháp, không chỉ riêng người Việt Nam, mà gần đây cảnh sát Pháp vừa dọn dẹp một khu lán trại của người Afghanistan ở Calais.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/09/091009105231_viet_calais.jpg
Nhiều người Việt sống trong rừng chờ ngày vượt biên vào Anh

'Người rơm'

Một số nhóm nhỏ người Việt cũng đang sống thành nhóm nhỏ chờ "đường dây", hoặc tự chui vào xe tải, mà có những trường hợp bị tai nạn, tử vong.

Nghĩ đến cảnh làm giàu hay kiếm tiền thoát cảnh đói nghèo, không ít di dân Việt Nam phải bán nhà, vay mượn để trả tới 15.000 USD cho đường dây vượt biên.Sau 6 tháng đi qua nhiều nước, một số người đến được nước Anh để sống lay lắt, ngủ qua đêm trên vỉa hè trong điều kiện nhiệt độ ban đêm ở London hiện đang lạnh dưới 10oC, như lời kể của một người muốn giấu tên với BBC Việt ngữ.

Cũng hôm đầu tháng 10 năm nay, báo địa phương ở Gloucestershire, Anh Quốc đưa tin cảnh sát ở Calais, Pháp bắt được bốn người đàn ông và ba phụ nữ Việt Nam trốn trong xe chuẩn bị vào Anh.

Họ bị coi là người nhập cư trái phép, vượt biên bằng cách trốn giữa các thùng chở rượu đằng sau xe vận tải mang biển Litva.

Những người Việt không có giấy tờ ở London gọi nhau và được gọi là 'người rơm'.

Các nghiên cứu của đại học LSE ghi nhận hiện có đến nửa triệu 'người rơm' từ nhiều nước khác nhau đang sống ở London, và những ai thuê họ làm việc có thể bị phạt 5.000 bảng trên mỗi người nhập cư bất hợp pháp.

Thị trưởng London Boris Johnson từng kêu gọi ân xá và cấp quyền lao động cho họ để bớt gánh nặng cho ngân sách và các vấn đề xã hội, tội phạm, nhưng các ý kiến phản đối sợ là như thế sẽ khuyến khích có thêm người vượt biên vào nước Anh.

suongkhoimay
11-11-2009, 01:44 AM
thứ năm, 17 tháng 9, 2009


Pháp sẽ đóng cửa 'Rừng' tị nạn Calais



http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/09/17/090917125939_calaismigrants.jpg
Hiện còn khoảng 300 người di dân ở vùng ''Rừng'' tại Calais



Pháp tuyên bố sẽ đóng cửa khu đất được gọi là ''Rừng'' nơi hàng trăm người di dân, có cả người Việt, chờ trốn sang Anh tại cảng Calais.

Bộ trưởng Di trú Pháp Eric Besson nói một số di dân từ Afghanistan, Iraq và một số quốc gia nghèo khó khác có thể sẽ bị trả về nhà từ vùng ''Rừng'', hãng tin Pháp AFP cho hay.

Nhưng ông cũng nói sẽ có ''giải pháp cá nhân'' cho mỗi một người di dân trong đó có tự nguyện trở về, xin tị nạn hay trục xuất về nước.

Ông Besson cho biết một chiến dịch của cảnh sát sẽ được tiến hành trong tuần này tại vùng rừng hoang vì tỷ lệ tội phạm ở Calais đã tăng từ khi xuất hiện khu của người di dân.

Hàng trăm người chủ yếu là di dân đã cố nhảy lên các xe tải và sau đó lên phà hay tàu để đi qua đường hầm qua biển vào Anh.

Các quan chức di trú cũng nói vùng ''Rừng'' đã trở thành hang ổ của các băng buôn người và nó trở thành vùng gần như là ''cấm địa''.

Họ ước tính ba tháng trước đây vùng này có 700 người, hiện giờ còn khoảng 300.

suongkhoimay
11-11-2009, 01:56 AM
thứ ba, 27 tháng 10, 2009

Thăm lại 'Khu Rừng'


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/26/091026162026_jungle1.jpg
Xe ủi đã san bằng khu lán trại

Sau đợt chính quyền Pháp đóng cửa khu lều trại được đặt tên là "rừng", phóng viên Andrew Hosken quay trở lại xem chuyện gì xảy ra với di dân, và tại sao Calais là nơi đa số người muốn qua để đi tiếp.

Khu trại nơi có nhiều người tị nạn Afghanistan nay trở thành bãi rác.

Đến Calais từ Anh cũng là điểm đầu vào Pháp, gần như nếu nơi này không nằm trên đường, đến từ một hướng khác, người ta sẽ cảm giác như là đồng quê biến dần đi, như một quyển sách hay đến hồi chán hoặc kết thúc thất vọng.

Làm sao mà mảnh đất của Paris, Fordogne, Burgundy và Cote d'Azur trộn lẫn ở đây, ở nơi có bến tàu và cần cẩu, những con hải âu và bầu trời màu xanh lục của biển, nơi từng được gọi là "Vại bia không cạn", với một lít bia, một đĩa khoai tây chiên và một nồi sò tất cả chỉ giá có 10 euro?

Giống như nhiều thị trấn cảng khác, Calais tự nó chưa phải là điểm cuối.

Đa số chúng ta đến đó càng nhanh càng tốt, nhưng chỉ để rời khỏi đó ngay khi có cơ hội đầu tiên.

Lịch sử

Nhiều năm qua tôi đã đến Calais rất nhiều lần, thường là trở về sau kỳ nghỉ hay tường thuật câu chuyện của những người di dân bất hợp phạ́p đã đến đây sau chặng đường dài vô cùng nguy hiểm, và cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi nơi này không kém gì chúng ta.

Tôi quay lại đây hồi tuần trước, cũng để tiếp tục nói chuyện với di dân và ở lại như cả một thời đại.

Lần này tôi nghĩ cần phải đọc trước ít nhiều về thành phố này và dừng lại ở Phòng du lịch ngay gần đường chính Rue Royale.

Nhân viên ở đây lịch sự và hết lòng giúp đỡ nhưng họ có vẻ lúng túng khi tôi bắt đầu hỏi xem nên đi đâu để chơi.

Còn sách nói về Calais và lịch sử của nó? Cũng thật đáng tiếc thời gian tìm tòi trong thư viện.


Khu lán trại ở Calais
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/26/091026162030_jungle2.jpg
Điều kiện sống vô cùng nguy hiểm và mất vệ sinh


Thay vào đó, bảo tàng chiến tranh ở Parc St Pieere có vẻ như là chỗ cứu cánh.

Thành phố này bị vướng trong cuộc chiến từ rất lâu, từ năm 1347 với Edward III, cho đến vụ tàn phá năm 1940 trong Đệ nhị thế chiến.

Thật đáng tiếc và bảo tàng đóng cửa, và có vẻ như sẽ không sớm mở cửa.

Và ngoài ra, khi nói đến chiến tranh thì luôn cần phải có chuyên gia thực sự ở bên cạnh.

Tàn dư

Trong khi đó thì người Iraq, dân Trung Đông và Afghanistan tản cư từ những vùng chiến sực, kéo về lởn vởn ở Parc St Pierre.

Và một vài người biết Calais rất rõ, cầu nào có thể ngủ được, toa tàu bỏ không nào hay nhà kho nào không có người canh gác có thể chui vào trú ẩn.

Tất nhiên, họ không được mong đợi sống ở đó.

Với hàng chục phóng viên khác, hồi tháng trước tôi từng chứng kiến cảnh 600 sen đầm đóng cửa khu lán trại chính nằm gần bến phà biển.

Được biết đến với tên gọi "Rừng", khu vực này, đám bụi rậm trong khu công nghiệp có lúc là nơi trú ẩn cho một ngàn di dân, tất cả đều hi vọng sẽ chui được vào xe tải vượt biên vào Anh quốc.

Khoảng 270 người bị bắt và tạm giữ trong các khu trại giam khắp đất nước khi xe ủi tiến vào vùng đất được coi là nguy hiểm và thiếu vệ sinh.

Nhưng tính bằng ngày, nhiều người được cảnh sát âm thầm thả ra, hoặc được tòa trả tự do, và nhiều người lại quay lại calais, và thậm chí còn quay lại chính khu vực "Rừng".



Di dân ở Calais
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/10/26/091026162034_jungle3.jpg
Nhiều người tiếp tục quay lại chỗ cũ

Bây giờ họ không còn mái che thân và theo các tổ chức cứu trợ thì họ sẽ còn cần hơn nữa đến dịch vụ chuyển người vượt biên mà chính phủ Pháp tuyên bố dẹp trừ.

Đa số di dân đều vượt biên thất bại vài lần trước khi thành công. Có vẻ như một cơn bão hay một trận bóng đá lớn tạo ra nhiều cơ hội nhất cho họ.

Hàng dài xe tải nhanh chóng hình thành khi thời tiết xấu khiến các chuyến phà phải hủy, và bóng đá thì được biết như là chuyện làm phân tán chú ý của lính canh và tài xế xe tải.

"Chúng tôi biết đa số họ đều vượt biên thành công," một người thiệu nguyện nói. "Khi sang đến nơi họ luôn gọi điện về cho chúng tôi."

Công ước Dublin yêu cầu di dân đăng ký xin tị nạn ngay tại quốc gia châu Âu đầu tiên, mà đa phần với họ là Hi Lạp.

Pháp cố gắng kêu gọi Hi Lạp chú ý. Chuyện khiến Hi Lạp chú ý thậm chí còn vào từ điển tiếng Pháp nữa, là dubliner, giống như chia động từ je dubline, nous dublinons, vous dublinez.

Và Hi Lạp không hề quan tâm và có vẻ như cũng chả ai khác quan tâm.

Hiện tại di dân cứ theo đúng con đường của họ. Đúng 2h chiều ở Qai de la Volga có một bếp lưu động cho họ đồ ăn trưa, và đến 6h tối ở Rue Margolle lại có một bữa ăn nữa.

Thời gian còn lại họ chơi bài, criket ho lên kế hoạch vượt biên, trốn cảnh sát và tìm chỗ ngủ.

Nhưng đa số thời gian họ lờ vờ ở Calais, lờ vờ trên đường, lờ vờ quanh cầu cảng và lờ vờ ở bến tàu.

Họ đeo bám, quyết tâm, và thật đáng sợ khi hình như không có chính quyền nào giữa London và Athens có quyền xua đuổi ho

suongkhoimay
11-11-2009, 02:03 AM
thứ ba, 22 tháng 9, 2009


Pháp dọn một khu di dân ở Calais


Calais
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/09/22/090922105635_calais226x170.jpg
Cảnh sát nói tạm giữ gần 300 người


Cảnh sát Pháp đã tiến vào dọn dẹp một khu lều trại của di dân gần cảng Calais.

Giới chức Pháp nói có 278 di dân bị giữ trong chiến dịch nhắm vào một khu có tên là "Rừng".

Người ta cho rằng hơn 1.000 người khác đã bỏ đi.

Các nhóm nhân quyền đã ẩu đả với cảnh sát và theo tin có một số vụ bắt giữ.

Bộ trưởng nội vụ Anh Alan Johnson nói tin cho rằng Anh quốc bị buộc phải nhận một số di dân là sai, nhưng nói sẽ giúp "những người tị nạn đích thực".

Từ chức

Những người hoạt động vì nhân quyền đầu tiên lập hàng rào người khi chiến dịch của cảnh sát bắt đầu vào sáng thứ Ba.

Các cảnh quay từ trên không cho thấy cảnh sát tiến vào khu lều trại không bị cản trở và dắt ra một dây người di dân.

Nhưng cũng có những cảnh quay cuộc chen lấn đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, mà theo tin có một số bị bắt.

Lãnh đạo cảnh sát Calais, Pierre de Bousquet de Florian nói với các phóng viên là chiến dịch thành công tốt đẹp.

Ông nói 146 người lớn và 132 người tự khai là thiếu niên đã được đưa vào các trung tâm đặc biệt.

Chính quyền Pháp nói tất cả họ có cơ hội nộp đơn xin tị nạn hoặc về nước tự nguyện.

Tuy nhiên, nhiều cư dân trong khu đã bỏ đi nơi khác trước khi chiến dịch bắt đầu, và các phóng viên tại chỗ của BBC nói người ta sợ là những người đó đơn giản là sẽ dựng lều ở nơi khác.

Trong đêm cuối cùng sống trong khu, một số người ở lại nói họ lo lắng cho tương lai.



Calais
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/09/22/090922105801_calais.jpg
Tối qua các di dân còn ở lại cố gắng bảo vệ khu lều trại


Một cư dân tên là Bashir, 24 tuổi, là giáo viên tiếng Anh ở miền bắc Afghanistan, nói với hãng tin AFP rằng anh đã trả 15.000 USD để sang châu Âu qua Pakistan và Istanbul.

Anh nói: "Chúng tôi không biết cảnh sát sẽ làm gì, sẽ giam hay trả tự do cho chúng tôi."

"Nhưng chúng tôi đã sinh sống ở đây, có nhà, chỗ tắm rửa và đền thờ," anh nói.

'Hài lòng'

Không lâu trước khi bắt đầu chiến dịch, bộ trưởng chuyên về di dân của Pháp Eric Besson nói khu lều trại này bị dọn vì là "căn cứ cho đường dây buôn người".

"Có những băng nhóm lấy tiền rất nhiều của những ngươời nghèo này để đưa họ vào Anh quốc," ông nói.

Ông Johnson bày tỏ sự "hài lòng" về chuyện đóng cửa khu lều trại.

Hôm thứ Ba ông phủ nhận chuyện UK bị buộc phải nhận bất kỳ di dân bất hợp pháp nào.

Ông Johnson nói "cam kết giúp các cá nhân là người tị nạn đích thực, và nên nộp đơn xin bảo vệ ở quốc gia an toàn đầu tiên nào mà họ đến được".

Ông nói thêm: "Chúng tôi mong rằng những ai không cần được bảo vệ sẽ về nhà."

Hôm thứ Hai, một phát ngôn nhân cho cao ủy tư pháp EU Jacques Barrot phủ nhận các tin mà ông mô tả là thay đổi trong luật cho phép một số di dân được xét nhanh để đưa vào Anh.

Michele Cercone nói với BBC là không có nỗ lực nào nhằm buộc các nước nhận người tị nạn và ông Barrot kêu gọi Pháp cùng Anh "tìm giải pháp chung".

Tổ chức Hội đồng tị nạn có trụ sở ở Anh muốn nước Anh nhận một số di dân, đặc biệt là trẻ em, có quan hệ gia đình ở Anh.

Giới chức Pháp nói khu rừng biên giới trở thành nơi ẩn náu cho các băng nhóm chuyển người và là địa điểm mà dân cư địa phương không thể vào.

Các khu lều trại tự dựng thiếu vệ sinh mọc ra ngày càng nhiều sau khi giới chức đóng cửa trung tâm của Hội chữ t hập đỏ ở Sangatte hồi tháng Mười Một năm 2002.

suongkhoimay
11-11-2009, 02:32 AM
Tim thêm cho người Việt

thứ ba, 9 tháng 6, 2009


Đức trục xuất hàng trăm người Việt


Những người biểu tình mang biểu ngữ 'dừng trục xuất'

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/06/09/090609102246_berlindemo_3_226afp.jpg
Chính sách trục xuất hàng loạt gặp sự phản đối từ một số giới

Đức và Ba Lan trục xuất hàng trăm người Việt nhập cư bất hợp pháp vào tối hôm thứ Hai, dẫn đến cuộc biểu tình của 200 người khác tại sân bay quốc tế Schoenefeld ở Berlin.

Đám đông định biểu tình ngồi ngay trong nhà ga, nhưng bị cảnh sát dẹp lui.

Hai người biểu tình bị cảnh sát bắt và tạm giữ trong một thời gian ngắn.

Trong số 109 người bị trục xuất, nhiều người đã sống ở châu Âu một thời gian dài.

An ninh được tăng cường tại sân bay để bảo vệ cho đợt trục xuất đầu tiên trong nhiều năm, vốn đang bị các tổ chức nhân quyền và quyền người tỵ nạn chỉ trích.

Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan biên giới của Liên hiệp châu Âu Frontex tài trợ cho việc trục xuất.

Các nhóm nhân quyền lo sợ rằng những người bị trục xuất có thể bị ngược đãi khi trở về nước.

Ông Lê Mạnh Hùng của Radio Berlin nói với BBC các tổ chức bảo vệ người tị nạn cũng sợ sẽ ''trục xuất nhầm'' nếu không xét kỹ hồ sơ trong những tình huống trục xuất hàng loạt.
Không giấy tờ

Đa số những người bị trục xuất đã sống ở Đức không có giấy tờ hợp lệ. Cũng có 26 người nhập cư trái phép tại Ba Lan.

Chuyến bay tối thứ Hai là kết quả hợp tác của cơ quan hữu trách Ba Lan và Đức.

Nhiều người Việt đã tới châu Âu qua đường dây của những kẻ buôn người, phải trả cho chúng nhiều tiền để đến được nơi họ hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng rồi lại bị bác đơn xin tỵ nạn.

Tuy nḥiên, dù có các câu chuyện thương xót, con số người tới Đức, Ba Lan, Czech và các nước châu Âu khác vẫn không giảm.

Ông Hùng nói số người Việt Nam sống bất hợp pháp ở Đức là một vấn đề gây đau đầu:

''Đây là vấn đề tương đối nhức nhối. Những người Việt Nam sang đây khi không có quyền cư trú hợp pháp, họ sống chui lủi và làm rất nhiều việc có thể nói là gây xáo trộn trong xã hội Đức.

''Mối lo ngại lớn nhất là các trẻ em, hoặc là trẻ em đi một mình sang đây hay là con em của những người tị nạn không có quyền cư trú hợp pháp ở đây.

''Các trẻ em dễ rơi vào các nhóm tiêu cực của xã hội thành ra các tổ chức giúp đỡ xã hội và các cơ quan an ninh rất lo lắng về điều này.''

Các nguồn tin báo chí nói khoảng 85.000 người Việt hiện sống hợp pháp tại Đức trong khi không có thống kê đáng tin cậy nào về con số người sống bất hợp pháp.

'Thất vọng'

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nói trong khi có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ những tổ chức giúp đỡ người tị nạn của người Đức và báo chí nước này, các tổ chức tương tự và báo chí của cộng đồng gần như im tiếng.

''Một điều mà chúng tôi thấy vừa ngạc nhiên và có phần nào thất vọng là các tổ chức hội đoàn người Việt Nam, thậm chí có một vài cá nhân mà tôi biết là làm công việc chuyên trách để giúp người Việt Nam đang xin tị nạn thì hầu như không có tiếng nói chính thức nào lên tiếng phản đối vấn đề này.

''Chúng tôi cũng đã cố tiếp cận các tòa soạn báo hay cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam nhưng hoàn toàn không có động tĩnh gì.

''Chúng tôi cũng có hỏi một nhân viên tòa đại sứ thì cũng chỉ được trả lời là 'cái điều này hoàn toàn nằm trong hiệp định giữa hai nhà nước' và anh ta cũng không trả lời gì hơn.''

Các hãng thông tấn nước ngoài nói hồi giữa thập niên 90 Việt Nam và Đức đã từng có thỏa thuận mà theo đó Việt Nam sẽ nhận về 40.000 người lao động Việt Nam và người nhập cư bất hợp pháp để đổi lại khoản trợ giúp 140 triệu đô la tiền viện trợ.

VietTien
11-13-2009, 02:10 AM
Có ai biết "Đi trồng cỏ" là làm nghề gì không??

Hình như là trồng cần sa.. hehehe bên úc này người ta kêu vậy đó :dance1::yea2:


Thiệt là tội nghiệp cho số phận của những người đó wá..:frown1: