Dan Lee
11-12-2009, 05:44 PM
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
Chủ Ðề: THẾ GIỚI NÀY SẼ QUA ÐI
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Trong những Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội muốn nhắc chúng ta nghĩ đến ngày cùng tận của thế giới. Chẳng có gì thuộc về thế gian mà tồn tại vĩnh viễn, trái lại tất cả sẽ sụp đổ. Chỉ có những gì thuộc về Chúa mới trường tồn.
Thực ra, chẳng ai biết lúc nào thì tận thế. Cho nên có lẽ chúng ta sẽ không gặp ngày đó. Tuy nhiên, ai cũng sẽ gặp phải ngày tận thế của đời mình, đó là ngày chúng ta chết. Vì thế ai cũng phải chuẩn bị cho ngày đó.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta quá bám víu vào thế gian này, tưởng như nó không bao giờ qua đi.
Chúng ta quá bám víu vào cuộc sống này, làm như chúng ta không bao giờ chết.
Chúng ta ít khi chuẩn bị cho cuộc sống đời sau.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Ðn 12,1-3)
Ngôn sứ Ðanien nói về thời cùng tận: khi đó Thiên sứ Micae, Tổng lãnh đạo binh các thiên sứ, sẽ đứng lên chiến đấu và chiến thắng mọi thế lực gian tà. Nhưng đó cũng chính là lúc những người công chính được giải thoát và ban thưởng phúc trường sinh.
Thực ra chúng ta không cần coi đoạn sách Ðanien này là những lời tiên tri về ngày tận thế. Hãy coi đây là một việc thường xuyên diễn ra trong lịch sử chung và cuộc đời riêng của mỗi người: luôn có một cuộc giao tranh giữa cái xấu và cái tốt; khi cái xấu sụp đổ thì cũng là lúc cái tốt lên ngôi.
2. Ðáp ca (Tv 15)
Bài ca bày tỏ lòng phó thác vào Chúa: "Số mạng con chính Ngài nắm giữ... được Ngài ở bên con chẳng nao núng bao giờ"
3. Tin Mừng (Mc 13,24-32)
Ðức Giêsu nói về ngày Ngài quang lâm trở lại. Ngài không mô tả ngày đó nhưng cho biết những nét chính:
Ngày Chúa quang lâm cũng là ngày bắt đầu một cuộc tạo dựng mới: "mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, các quyền lực trên trời bị lay chuyển" là đối ảnh của St 1,1.16 mô tả lúc Thiên Chúa tạo dựng: "Lúc khởi nguyên, Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và trái đất. Ngài làm 2 chiếc đèn lớn, chiếc lớn hơn để cai ngày, chiếc nhỏ hơn để cai đêm, rồi các ngôi sao".
"Lúc đó Ngài sẽ sai thiên sứ đi và tập họp những kẻ được Ngài tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất đến cuối chân trời: khi vũ trụ cũ đầy gian tà sụp đổ thì cũng là lúc quyền lực của Chúa lên ngôi. Những kẻ lành được Ngài tuyển chọn sẽ làm thành nhân loại mới.
4. Bài đọc II (Dt 10,11-15.18) (Chủ đề phụ)
Tiếp tục so sánh các thượng tế Do Thái với Ðức Giêsu Thượng Tế: (1) Những thứ lễ tế mà thượng tế Do Thái dâng lên chẳng thể nào xóa bỏ được tội lỗi; còn hiến lễ của Ðức Giêsu Thượng tế xóa sách mọi tội lỗi của loài người; (2) Do đó các thượng tế Do Thái phải mỗi ngày dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; còn Ðức Giêsu Thượng tế chỉ dâng duy nhất một lần và sau đó lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Ngày cuối cùng - Ngày Chúa đến
- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu nhất. Nó thuộc văn thể Khải Huyền, là một loại văn thể bóng gió, nghĩa là không nói thẳng ý tưởng ra, nhưng diễn tả ý tưởng một cách gián tiếp qua trung gian những hình ảnh. Những hình ảnh này không quan trọng vì chỉ là phương tiện diễn tả, cái quan trọng chính là ý tưởng mà những hình ảnh ấy muốn diễn tả.
Vậy ý tưởng chính của bài Tin Mừng này là gì? Thưa là nói về ngày cùng tận.
Ngày cùng tận ấy sẽ đến vào lúc nào? Có nhiều người không biết đã học giáo lý kiểu nào, hoặc đã đọc ở những sách nào mà dám quả quyết rằng ngày ấy sẽ đến vào năm 2000. Quyết toán như vậy là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì trong bài Tin Mừng này, chính Chúa Giêsu đã nói "Còn về ngày hay giờ đó thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Chúa Con đi nữa cũng không ai biết được, trừ một mình Chúa Cha mà thôi".
Ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào? Bài Tin Mừng hôm nay mô tả "Khi ấy mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống. và các tinh tú bầu trời bị lay chuyển". Những hình ảnh ấy khiến cho nhiều người cho rằng ngày ấy sẽ là một ngày khủng khiếp. Có người còn tô vẽ thêm rằng ngày đó sẽ có nắng lửa mưa dầu. Có người khác lại giải nghĩa rõ hơn nữa, rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao rung chuyển và nắng lửa mưa dầu ấy là hậu quả của một cuộc chiến tranh nguyên tử; rằng thế giới này sẽ tận diệt bằng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Thế nhưng, như tôi đã lưu ý ngay từ đầu: đây là văn thể Khải Huyền, trong đó những hình ảnh không quan trọng vì chúng chỉ là phương tiện để diễn tả một ý tưởng. Thực ra ngay cả những hình ảnh được dùng trong bài Tin Mừng này cũng không phải là do chính Chúa Giêsu đưa ra, mà Chúa chỉ lấy lại những hình ảnh mà các tiên tri quen dùng để nói về ngày cùng tận. Mà theo các tiên tri thì những hình ảnh trên mang một ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa đó là gì? Ðây ta hãy nghe một đoạn trong sách tiên tri Isaia: Ngày ấy sẽ không cần mặt trời soi sáng ban ngày, cũng không cần mặt trăng soi sáng ban đêm, cũng không cần ánh sáng của các ngôi sao hoặc ánh sáng của đèn đuốc, vì chính Chúa Cứu Thế sẽ là Ánh Sáng soi chiếu khắp nơi. Nghĩa là các tiên tri và cả Ðức Giêsu đều không quan tâm ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào, chỉ quan tâm đến sự kiện quan trọng nhất trong ngày ấy, đó là Chúa sẽ đến. Tới ngay cùng tận thì Chúa sẽ đến. Ngày Chúa đến có thể là một ngày khủng khiếp đối với những kẻ tội lỗi, mà cũng là một ngày hân hoan vui mừng cho những người công chính.
Tại sao Phụng vụ lại chọn bài Tin Mừng này để đọc trong ngày hôm nay? Hôm nay là Chúa nhật áp chót của năm Phụng vụ. Tuần tới sẽ là Chúa nhật cuối cùng. Sau đó là qua Mùa Vọng bắt đầu một năm Phụng vụ khác. Vậy trong ngày chúa nhật áp chót, Phụng vụ chọn đọc bài Tin Mừng nói về ngày cùng tận thì cũng là hợp lý.
Thời giờ thắm thoát thoi đưa, nói đi đi mãi có chờ chờ ai!
Thế giới này không phải là vô tận, thế nào rồi cũng có ngày tận cùng.
Cuộc đời con người cũng không phải là vĩnh cửu, thế nào rồi cũng có ngày chấm dứt. Một năm trôi qua là thế giới càng tiến gần đến ngày tận cùng của nó. Một năm trôi qua, đời người cũng càng tiến gần đến ngày cuối cùng của mình. Ngày cùng tận ấy sẽ đến lúc nào? Không ai biết. Nó sẽ diễn ra như thế nào? cũng chẳng ai biết trước được. Chỉ biết chắc là ngày đó Chúa sẽ đến. Chúa sẽ đến với mọi người để kiểm điểm đời sống mỗi người, để đánh giá xem mỗi người đã sử dụng thời gian Chúa ban như thế nào.
Người ta thường ví cuộc đời như một chuyến đi, thời gian như một con đường, và con người như một kẻ lữ hành. Người lữ hành thực hiện chuyến đi cuộc đời trên con đường thời gian. Và cũng như con đường phải dẫn đến một đích điểm, thì người lữ hành phải biết tận dụng thời gian để nhanh chân tiến bước đến đích điểm ấy. Không thể là một người lữ khách lang thang, cứ vô tình bước những bước vô địch, không biết đã đi qua đâu mà cũng chẳng biết sẽ đi về đâu.
Hết một năm là hết một đoạn đường. Giáo Hội muốn chúng ta hôm nay tạm dừng chân lại để kiểm điểm cuộc hành trình của mình.
Một năm qua, thế giới đã có những bước tiến tốt đẹp: Nhiều nước thù nghịch nhau đã tiến gần tới nhau để hoà giải hoà hợp với nhau. Một năm qua, đất nước chúng ta cũng có nhiều bước tiến, có đổi mới nhiều mặt để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Còn cuộc đời mỗi người chúng ta, một năm qua có tiến bước gì không?
. Ðối với bản thân: con người chúng ta có trở nên tốt hơn không.
. Ðối với tha nhân: liên hệ giữa chúng ta có công bình hơn, bác ái hơn?
. Ðối với Chúa: sau một năm chúng ta có đến gần Chúa hơn không? Có thuộcvề Chúa, gắn bó với Chúa nhiều hơn không? Ðức tin của chúng ta có vững vàng hơn không? Ðức cậy chúng ta có chắc chắn hơn không? và đức mến của chúng ta có nồng nàn hơn không?
Hôm nay Giáo hội muốn chúng ta tạm dừng chân để suy nghĩ về những điểm trên, để nếu cần thì điểu chỉnh lại cho cuộc hành trình của mình được vững bước hơn. Có như vậy chúng ta mới có thể sẵn sàng và vui mừng hân hoan đón Chúa khi Ngài đến.
2. Ngày tận thế
Khi Ađam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, ông phải khổ cực vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo.
Một lần kia, trên đường lao dịch, Ađam vấp phải cái xác bất động của Abel. Ông nâng con dậy, vác trên vai, đem về đặt trong lòng Eva. Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại. Trước đây, Abel đâu có trầm lặng như vậy! Eva nâng tay đứa con yêu quý lên, bàn tay lại rơi xuống vô hồn. Trước đây không hề thấy như thế bao giờ! Ông bà nhìn vào đôi mắt trắng đã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như thế đâu? Ông bà rất đỗi kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc càng tăng dần cho đến lúc ông bà chợt nhớ lại lời Ðức Chúa Trời: "Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ chết". Ðó là cái chết đầu tiên trên thế giới.
*
Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất. Còn cái chết cuối cùng của nhân loại sẽ là ai? Ở đâu? Vào lúc nào? Ðiều đó không ai được biết, và cũng không cần biết. Sách Tông đồ Công Vụ có viết: "Anh em không cần phải biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv.1,7). Tin mừng hôm nay, Ðức Giêsu cũng quả quyết: "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" (Mc.13,32). Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế? Thánh Augustinô đã trả lời dứt khoát: "Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha". Nói khác, ngài còn nói: "Ðức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người".
Ðứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: Vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, chúng ta hãy sống trong "tỉnh thức và cầu nguyện", trong niềm mong chờ "ngày Chúa đến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào".
Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Ðó không phải là tai nạn trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là một ngày mà Thiên Chúa dọn sẵn chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai "bền đỗ đến cùng". Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca đã nói "Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu".
Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc: để được vào vương quốc ấy, con người phải nhìn lại chính mình, sắp xếp lại cuộc sống, và tích cực xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Cha Mark Link viết: "Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao".
Vì tình yêu là ngôn ngữ của Thiên đàng, nên chỉ những ai biết yêu thương mới được bước vào. Chính lòng nhân ái là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.
*
Lạy Chúa,
Xin hãy đến, cho những người được tuyển chọn tập họp chung quanh Người.
Xin hãy đến, để trong mọi biến cố kinh hoàng, chúng con vẫn một niềm cậy tin: Chúa là Ðấng cứu độ chúng con. Trong giây phút định mệnh của mỗi người, xin cho chúng con nghe được tiếng Chúa: "Con sắp trở về cùng Cha". Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
3. Ngày tận thế
Một bà kia vừa kết thúc một ngày làm việc chạy vội về nhà. Ðêm nay bà sẽ đi đánh bài. Nhưng vừa chạy tới cửa nhà, bà gặp một thanh niên cầm một tấm bảng ghi dòng chữ "Ngày tận thế gần đến rồi". Bà hỏi:
- Cậu nói là ngày tận thế gần đến rồi hả?
- Thưa bà đúng vậy.
- Nhưng cậu có chắc không?
- Thưa bà chắc chắn.
- Cậu nói nó gần đến?
- Ðúng vậy.
- Gần như thế nào?
- Rất gần.
- Cậu có thể nói rõ hơn không?
- Thưa bà, ngay đêm nay.
Người đàn bà dừng lại suy nghĩ một lúc. Rồi với giọng lo lắng, bà hỏi tiếp: "Nó đến trước hay sau ván bài vậy?".
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ổn định. Hết cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác. Tình trạng không ổn định như thế khiến người ta sợ hãi lo âu. Và giữa cái thế giới không ổn định đầy lo âu sợ hãi như thế, người ta cần có một cái gì đó vững chắc để dựa vào.
Ðối với kitô hữu, chỗ vững chắc nhất có thể dựa vào là Thiên Chúa. Bài đáp ca trong Thánh lễ hôm nay có câu: "Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ". Còn trong bài Tin Mừng, Ðức Giêsu nói: "Trời đất sẽ qua đi, nhưng Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu".
Tất cả những gì vững chắc mà chúng ta có, và tất cả những gì chúng ta cần là bấy nhiêu đó: ta an tâm vì biết rằng mọi sự đều nằm trong bàn tay Chúa, biết rằng chương trình Chúa vạch sẵn cho cuộc đời chúng ta và cho thế giới sẽ được hoàn thành. Ðức Kitô sẽ thống trị. Thiên Chúa sẽ thống trị. Chúng ta sẽ cùng ngự trị với Thiên Chúa mãi mãi. (Viết theo Flor McCarthy)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, dịp cuối năm phụng vụ, Hội thánh nhắc ta nhớ ngày Ðức Giêsu Kitô sẽ đến trong vinh quang để xét xử toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy vui mừng và tin tưởng dâng lời cầu nguyện:
Ðức Giêsu Kitô sẽ trở lại để đem tất cả những người được cứu độ vào hưởng hạnh phúc Nước Trời với Người / Chúng ta hãy cầu xin cho Hòa Bình luôn vui mừng loan báo niềm hy vọng hạnh phúc ấy cho mọi người.
Trời đất và thế giới này sẽ qua đi như lời Chúa phán / Chúng ta hãy cầu xin cho các nhà lãnh đạo các dân tộc hiểu biết rằng quyền bính của họ cũng sẽ qua đi / để họ biết xây dựng công lý và hòa bình cho mọi người / là những việc sẽ không qua đi.
Thiên tai, chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, đã làm cho biết bao người đau khổ và phải chết / Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người biết tin tưởng và hy vọng vào ơn cứu độ do Ðức Giêsu đem đến / để không tuyệt vọng với những tình trạng bi đát đó.
Không ai biết ngày giờ Ðức Giêsu sẽ đến / chúng ta hãy cầu xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta luôn tỉnh thức và cầu nguyện / để sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
Chủ tế: Lạy Ðức Giêsu, chúng con không biết ngày giờ nào Chúa trở lại, xin cho mỗi người chúng con luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón Chúa, bằng một đời sống thật tình mến Chúa yêu người. Chúa là Ðấng hằng sống và hiển trị.
VI. Trong Thánh lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Chúng ta hãy đặc biệt chú ý đến lời nguyện "Xin cho Nước Cha trị đến". Xin cho Nước Chúa trị đến trong lòng chúng ta, để tới ngày chúng ta lìa khỏi đời này, chúng ta sẽ được vào Nước Chúa trên trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
VII. Giải tán
Chúng ta hãy nhớ một lời Ðức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Trời đất sẽ qua đi". Thực vậy, chẳng có gì thuộc về trần thế này mà tồn tại vĩnh viễn. Vì thế chúng ta hãy vừa sống cuộc đời này vừa tích cực chuẩn bị cho cuộc sống đời sau.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Chủ Ðề: THẾ GIỚI NÀY SẼ QUA ÐI
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Trong những Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội muốn nhắc chúng ta nghĩ đến ngày cùng tận của thế giới. Chẳng có gì thuộc về thế gian mà tồn tại vĩnh viễn, trái lại tất cả sẽ sụp đổ. Chỉ có những gì thuộc về Chúa mới trường tồn.
Thực ra, chẳng ai biết lúc nào thì tận thế. Cho nên có lẽ chúng ta sẽ không gặp ngày đó. Tuy nhiên, ai cũng sẽ gặp phải ngày tận thế của đời mình, đó là ngày chúng ta chết. Vì thế ai cũng phải chuẩn bị cho ngày đó.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta quá bám víu vào thế gian này, tưởng như nó không bao giờ qua đi.
Chúng ta quá bám víu vào cuộc sống này, làm như chúng ta không bao giờ chết.
Chúng ta ít khi chuẩn bị cho cuộc sống đời sau.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Ðn 12,1-3)
Ngôn sứ Ðanien nói về thời cùng tận: khi đó Thiên sứ Micae, Tổng lãnh đạo binh các thiên sứ, sẽ đứng lên chiến đấu và chiến thắng mọi thế lực gian tà. Nhưng đó cũng chính là lúc những người công chính được giải thoát và ban thưởng phúc trường sinh.
Thực ra chúng ta không cần coi đoạn sách Ðanien này là những lời tiên tri về ngày tận thế. Hãy coi đây là một việc thường xuyên diễn ra trong lịch sử chung và cuộc đời riêng của mỗi người: luôn có một cuộc giao tranh giữa cái xấu và cái tốt; khi cái xấu sụp đổ thì cũng là lúc cái tốt lên ngôi.
2. Ðáp ca (Tv 15)
Bài ca bày tỏ lòng phó thác vào Chúa: "Số mạng con chính Ngài nắm giữ... được Ngài ở bên con chẳng nao núng bao giờ"
3. Tin Mừng (Mc 13,24-32)
Ðức Giêsu nói về ngày Ngài quang lâm trở lại. Ngài không mô tả ngày đó nhưng cho biết những nét chính:
Ngày Chúa quang lâm cũng là ngày bắt đầu một cuộc tạo dựng mới: "mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, các quyền lực trên trời bị lay chuyển" là đối ảnh của St 1,1.16 mô tả lúc Thiên Chúa tạo dựng: "Lúc khởi nguyên, Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và trái đất. Ngài làm 2 chiếc đèn lớn, chiếc lớn hơn để cai ngày, chiếc nhỏ hơn để cai đêm, rồi các ngôi sao".
"Lúc đó Ngài sẽ sai thiên sứ đi và tập họp những kẻ được Ngài tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất đến cuối chân trời: khi vũ trụ cũ đầy gian tà sụp đổ thì cũng là lúc quyền lực của Chúa lên ngôi. Những kẻ lành được Ngài tuyển chọn sẽ làm thành nhân loại mới.
4. Bài đọc II (Dt 10,11-15.18) (Chủ đề phụ)
Tiếp tục so sánh các thượng tế Do Thái với Ðức Giêsu Thượng Tế: (1) Những thứ lễ tế mà thượng tế Do Thái dâng lên chẳng thể nào xóa bỏ được tội lỗi; còn hiến lễ của Ðức Giêsu Thượng tế xóa sách mọi tội lỗi của loài người; (2) Do đó các thượng tế Do Thái phải mỗi ngày dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; còn Ðức Giêsu Thượng tế chỉ dâng duy nhất một lần và sau đó lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Ngày cuối cùng - Ngày Chúa đến
- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu nhất. Nó thuộc văn thể Khải Huyền, là một loại văn thể bóng gió, nghĩa là không nói thẳng ý tưởng ra, nhưng diễn tả ý tưởng một cách gián tiếp qua trung gian những hình ảnh. Những hình ảnh này không quan trọng vì chỉ là phương tiện diễn tả, cái quan trọng chính là ý tưởng mà những hình ảnh ấy muốn diễn tả.
Vậy ý tưởng chính của bài Tin Mừng này là gì? Thưa là nói về ngày cùng tận.
Ngày cùng tận ấy sẽ đến vào lúc nào? Có nhiều người không biết đã học giáo lý kiểu nào, hoặc đã đọc ở những sách nào mà dám quả quyết rằng ngày ấy sẽ đến vào năm 2000. Quyết toán như vậy là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì trong bài Tin Mừng này, chính Chúa Giêsu đã nói "Còn về ngày hay giờ đó thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Chúa Con đi nữa cũng không ai biết được, trừ một mình Chúa Cha mà thôi".
Ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào? Bài Tin Mừng hôm nay mô tả "Khi ấy mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống. và các tinh tú bầu trời bị lay chuyển". Những hình ảnh ấy khiến cho nhiều người cho rằng ngày ấy sẽ là một ngày khủng khiếp. Có người còn tô vẽ thêm rằng ngày đó sẽ có nắng lửa mưa dầu. Có người khác lại giải nghĩa rõ hơn nữa, rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao rung chuyển và nắng lửa mưa dầu ấy là hậu quả của một cuộc chiến tranh nguyên tử; rằng thế giới này sẽ tận diệt bằng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Thế nhưng, như tôi đã lưu ý ngay từ đầu: đây là văn thể Khải Huyền, trong đó những hình ảnh không quan trọng vì chúng chỉ là phương tiện để diễn tả một ý tưởng. Thực ra ngay cả những hình ảnh được dùng trong bài Tin Mừng này cũng không phải là do chính Chúa Giêsu đưa ra, mà Chúa chỉ lấy lại những hình ảnh mà các tiên tri quen dùng để nói về ngày cùng tận. Mà theo các tiên tri thì những hình ảnh trên mang một ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa đó là gì? Ðây ta hãy nghe một đoạn trong sách tiên tri Isaia: Ngày ấy sẽ không cần mặt trời soi sáng ban ngày, cũng không cần mặt trăng soi sáng ban đêm, cũng không cần ánh sáng của các ngôi sao hoặc ánh sáng của đèn đuốc, vì chính Chúa Cứu Thế sẽ là Ánh Sáng soi chiếu khắp nơi. Nghĩa là các tiên tri và cả Ðức Giêsu đều không quan tâm ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào, chỉ quan tâm đến sự kiện quan trọng nhất trong ngày ấy, đó là Chúa sẽ đến. Tới ngay cùng tận thì Chúa sẽ đến. Ngày Chúa đến có thể là một ngày khủng khiếp đối với những kẻ tội lỗi, mà cũng là một ngày hân hoan vui mừng cho những người công chính.
Tại sao Phụng vụ lại chọn bài Tin Mừng này để đọc trong ngày hôm nay? Hôm nay là Chúa nhật áp chót của năm Phụng vụ. Tuần tới sẽ là Chúa nhật cuối cùng. Sau đó là qua Mùa Vọng bắt đầu một năm Phụng vụ khác. Vậy trong ngày chúa nhật áp chót, Phụng vụ chọn đọc bài Tin Mừng nói về ngày cùng tận thì cũng là hợp lý.
Thời giờ thắm thoát thoi đưa, nói đi đi mãi có chờ chờ ai!
Thế giới này không phải là vô tận, thế nào rồi cũng có ngày tận cùng.
Cuộc đời con người cũng không phải là vĩnh cửu, thế nào rồi cũng có ngày chấm dứt. Một năm trôi qua là thế giới càng tiến gần đến ngày tận cùng của nó. Một năm trôi qua, đời người cũng càng tiến gần đến ngày cuối cùng của mình. Ngày cùng tận ấy sẽ đến lúc nào? Không ai biết. Nó sẽ diễn ra như thế nào? cũng chẳng ai biết trước được. Chỉ biết chắc là ngày đó Chúa sẽ đến. Chúa sẽ đến với mọi người để kiểm điểm đời sống mỗi người, để đánh giá xem mỗi người đã sử dụng thời gian Chúa ban như thế nào.
Người ta thường ví cuộc đời như một chuyến đi, thời gian như một con đường, và con người như một kẻ lữ hành. Người lữ hành thực hiện chuyến đi cuộc đời trên con đường thời gian. Và cũng như con đường phải dẫn đến một đích điểm, thì người lữ hành phải biết tận dụng thời gian để nhanh chân tiến bước đến đích điểm ấy. Không thể là một người lữ khách lang thang, cứ vô tình bước những bước vô địch, không biết đã đi qua đâu mà cũng chẳng biết sẽ đi về đâu.
Hết một năm là hết một đoạn đường. Giáo Hội muốn chúng ta hôm nay tạm dừng chân lại để kiểm điểm cuộc hành trình của mình.
Một năm qua, thế giới đã có những bước tiến tốt đẹp: Nhiều nước thù nghịch nhau đã tiến gần tới nhau để hoà giải hoà hợp với nhau. Một năm qua, đất nước chúng ta cũng có nhiều bước tiến, có đổi mới nhiều mặt để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Còn cuộc đời mỗi người chúng ta, một năm qua có tiến bước gì không?
. Ðối với bản thân: con người chúng ta có trở nên tốt hơn không.
. Ðối với tha nhân: liên hệ giữa chúng ta có công bình hơn, bác ái hơn?
. Ðối với Chúa: sau một năm chúng ta có đến gần Chúa hơn không? Có thuộcvề Chúa, gắn bó với Chúa nhiều hơn không? Ðức tin của chúng ta có vững vàng hơn không? Ðức cậy chúng ta có chắc chắn hơn không? và đức mến của chúng ta có nồng nàn hơn không?
Hôm nay Giáo hội muốn chúng ta tạm dừng chân để suy nghĩ về những điểm trên, để nếu cần thì điểu chỉnh lại cho cuộc hành trình của mình được vững bước hơn. Có như vậy chúng ta mới có thể sẵn sàng và vui mừng hân hoan đón Chúa khi Ngài đến.
2. Ngày tận thế
Khi Ađam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, ông phải khổ cực vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo.
Một lần kia, trên đường lao dịch, Ađam vấp phải cái xác bất động của Abel. Ông nâng con dậy, vác trên vai, đem về đặt trong lòng Eva. Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại. Trước đây, Abel đâu có trầm lặng như vậy! Eva nâng tay đứa con yêu quý lên, bàn tay lại rơi xuống vô hồn. Trước đây không hề thấy như thế bao giờ! Ông bà nhìn vào đôi mắt trắng đã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như thế đâu? Ông bà rất đỗi kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc càng tăng dần cho đến lúc ông bà chợt nhớ lại lời Ðức Chúa Trời: "Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ chết". Ðó là cái chết đầu tiên trên thế giới.
*
Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất. Còn cái chết cuối cùng của nhân loại sẽ là ai? Ở đâu? Vào lúc nào? Ðiều đó không ai được biết, và cũng không cần biết. Sách Tông đồ Công Vụ có viết: "Anh em không cần phải biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv.1,7). Tin mừng hôm nay, Ðức Giêsu cũng quả quyết: "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" (Mc.13,32). Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế? Thánh Augustinô đã trả lời dứt khoát: "Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha". Nói khác, ngài còn nói: "Ðức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người".
Ðứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: Vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, chúng ta hãy sống trong "tỉnh thức và cầu nguyện", trong niềm mong chờ "ngày Chúa đến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào".
Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Ðó không phải là tai nạn trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là một ngày mà Thiên Chúa dọn sẵn chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai "bền đỗ đến cùng". Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca đã nói "Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu".
Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc: để được vào vương quốc ấy, con người phải nhìn lại chính mình, sắp xếp lại cuộc sống, và tích cực xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Cha Mark Link viết: "Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao".
Vì tình yêu là ngôn ngữ của Thiên đàng, nên chỉ những ai biết yêu thương mới được bước vào. Chính lòng nhân ái là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.
*
Lạy Chúa,
Xin hãy đến, cho những người được tuyển chọn tập họp chung quanh Người.
Xin hãy đến, để trong mọi biến cố kinh hoàng, chúng con vẫn một niềm cậy tin: Chúa là Ðấng cứu độ chúng con. Trong giây phút định mệnh của mỗi người, xin cho chúng con nghe được tiếng Chúa: "Con sắp trở về cùng Cha". Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
3. Ngày tận thế
Một bà kia vừa kết thúc một ngày làm việc chạy vội về nhà. Ðêm nay bà sẽ đi đánh bài. Nhưng vừa chạy tới cửa nhà, bà gặp một thanh niên cầm một tấm bảng ghi dòng chữ "Ngày tận thế gần đến rồi". Bà hỏi:
- Cậu nói là ngày tận thế gần đến rồi hả?
- Thưa bà đúng vậy.
- Nhưng cậu có chắc không?
- Thưa bà chắc chắn.
- Cậu nói nó gần đến?
- Ðúng vậy.
- Gần như thế nào?
- Rất gần.
- Cậu có thể nói rõ hơn không?
- Thưa bà, ngay đêm nay.
Người đàn bà dừng lại suy nghĩ một lúc. Rồi với giọng lo lắng, bà hỏi tiếp: "Nó đến trước hay sau ván bài vậy?".
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ổn định. Hết cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác. Tình trạng không ổn định như thế khiến người ta sợ hãi lo âu. Và giữa cái thế giới không ổn định đầy lo âu sợ hãi như thế, người ta cần có một cái gì đó vững chắc để dựa vào.
Ðối với kitô hữu, chỗ vững chắc nhất có thể dựa vào là Thiên Chúa. Bài đáp ca trong Thánh lễ hôm nay có câu: "Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ". Còn trong bài Tin Mừng, Ðức Giêsu nói: "Trời đất sẽ qua đi, nhưng Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu".
Tất cả những gì vững chắc mà chúng ta có, và tất cả những gì chúng ta cần là bấy nhiêu đó: ta an tâm vì biết rằng mọi sự đều nằm trong bàn tay Chúa, biết rằng chương trình Chúa vạch sẵn cho cuộc đời chúng ta và cho thế giới sẽ được hoàn thành. Ðức Kitô sẽ thống trị. Thiên Chúa sẽ thống trị. Chúng ta sẽ cùng ngự trị với Thiên Chúa mãi mãi. (Viết theo Flor McCarthy)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, dịp cuối năm phụng vụ, Hội thánh nhắc ta nhớ ngày Ðức Giêsu Kitô sẽ đến trong vinh quang để xét xử toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy vui mừng và tin tưởng dâng lời cầu nguyện:
Ðức Giêsu Kitô sẽ trở lại để đem tất cả những người được cứu độ vào hưởng hạnh phúc Nước Trời với Người / Chúng ta hãy cầu xin cho Hòa Bình luôn vui mừng loan báo niềm hy vọng hạnh phúc ấy cho mọi người.
Trời đất và thế giới này sẽ qua đi như lời Chúa phán / Chúng ta hãy cầu xin cho các nhà lãnh đạo các dân tộc hiểu biết rằng quyền bính của họ cũng sẽ qua đi / để họ biết xây dựng công lý và hòa bình cho mọi người / là những việc sẽ không qua đi.
Thiên tai, chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, đã làm cho biết bao người đau khổ và phải chết / Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người biết tin tưởng và hy vọng vào ơn cứu độ do Ðức Giêsu đem đến / để không tuyệt vọng với những tình trạng bi đát đó.
Không ai biết ngày giờ Ðức Giêsu sẽ đến / chúng ta hãy cầu xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta luôn tỉnh thức và cầu nguyện / để sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
Chủ tế: Lạy Ðức Giêsu, chúng con không biết ngày giờ nào Chúa trở lại, xin cho mỗi người chúng con luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón Chúa, bằng một đời sống thật tình mến Chúa yêu người. Chúa là Ðấng hằng sống và hiển trị.
VI. Trong Thánh lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Chúng ta hãy đặc biệt chú ý đến lời nguyện "Xin cho Nước Cha trị đến". Xin cho Nước Chúa trị đến trong lòng chúng ta, để tới ngày chúng ta lìa khỏi đời này, chúng ta sẽ được vào Nước Chúa trên trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
VII. Giải tán
Chúng ta hãy nhớ một lời Ðức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Trời đất sẽ qua đi". Thực vậy, chẳng có gì thuộc về trần thế này mà tồn tại vĩnh viễn. Vì thế chúng ta hãy vừa sống cuộc đời này vừa tích cực chuẩn bị cho cuộc sống đời sau.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái