Dan Lee
11-12-2009, 07:09 PM
Chúa sẽ đến (2)
Theo lịch phụng vụ, Chúa nhật hôm nay là Chúa nhật 33 Thường niên. Chúa nhật tới là Chúa nhật 34 Thường niên, là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, được dành đặc biệt để mừng kính Chúa Kitô Vua. Vì thế, phụng vụ lời Chúa hôm nay, được coi như là Chúa nhật cuối cùng, nên Giáo Hội muốn hướng tâm trí chúng ta về ngày cuối cùng, ngày tận thế, ngày cánh chung, ngày chấm dứt lịch sử nhân loại.
Tất cả chúng ta đều nhìn nhận rằng: bất cứ cái gì ở trần gian, nếu đã có lúc khởi đầu thì chắc chắn sẽ có lúc chấm dứt, và như vậy tức là có lịch sử. Đối với chúng ta là những người sống trong trần gian và là những người tin theo Chúa Kitô, chúng ta có hai lịch sử: lịch sử trần thế và lịch sử cứu rỗi. Hai lịch sử này song hành với nhau. Hay nói đúng hơn, lịch sử có hai mặt chìm và nổi khác nhau. Lịch sử trần thế là lịch sử các dân tộc, các triều đại, các nền văn minh với các định chế xã hội, các biến cố chính trị, các hoạt động kinh tế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật… Đây là mặt nổi ai cũng có thể thấy được hay quan sát được. Còn lịch sử cứu rỗi là lịch sử sinh hoạt siêu nhiên, thánh hóa các tâm hồn nhờ ân sủng và tác động của Thánh Thần, xây dựng nước Thiên Chúa trong lòng người. Lịch sử này đang khai triển âm thầm dưới chiều sâu, trong các tâm hồn, theo nhịp của ân sủng. Đây là mặt chìm mà chỉ những ai có đức tin mới nhận ra.
Đức tin giúp chúng ta nhận ra rằng: có một lịch sử thánh xuyên qua lịch sử trần thế. Nhờ đó lịch sử loài người có ý nghĩa. Lịch sử loài người có giới hạn. Chúng ta không thể biết bao giờ lịch sử sẽ chấm dứt, nhưng chắc chắn sẽ có ngày kết thúc. Đúng vậy, theo Kinh Thánh, cục diện trái đất này sẽ qua đi, nghĩa là thế giới vật chất này sẽ tan biến đi để nhường chỗ cho một thế giới mới. Và khi lịch sử chấm dứt là lúc Chúa Giêsu trở lại thu hợp toàn thể loài người và toàn thể vũ trụ, để mọi người và mọi sự được hoàn tất trong Ngài.
Chúng ta nói “Chúa Giêsu trở lại”. Đó chỉ là một kiểu nói mà thôi. Thực ra Ngài không trở lại, vì Ngài luôn hiện diện trong trần thế và trong lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay Ngài hiện diện một cách vô hình, che giấu, chúng ta không thể thấy Ngài bằng giác quan. Ngài chưa bộc lộ quyền năng và vinh quang của Ngài. Vương quyền của Ngài còn âm thầm kín đáo. Vì thế, Chúa Giêsu trở lại có nghĩa là Chúa Giêsu biểu dương quyền năng và vinh quang của Ngài. Tình trạng ẩn danh của Ngài trong lịch sử chấm dứt.
Ngày Chúa Giêsu trở lại hay quang lâm, tái lâm được gọi bằng nhiều cách: ngày cuối cùng, ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày của Đức Kitô, ngày viếng thăm, ngày xét xử…Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến ngày tái lâm này. Ngày đó được mô tả như ngày đổ vỡ của thế giới vật chất. Tuy nhiên, không ai biết bao giờ sẽ đến ngày đó, kể cả Chúa Giêsu về mặt nhân tính, tức là với tư cách là người, Chúa Giêsu cũng không biết được. Ngày đó sẽ xảy đến bất ngờ. Theo nhiều dụ ngôn, Thiên Chúa sẽ đến giữa lúc không ai nghĩ tới, đối với từng cá nhân cũng như đối với toàn thể nhân loại. Dầu vậy, chúng ta có thể nói rằng: ngày cánh chung đối với cả nhân loại có lẽ còn lâu mới tới. Trong khi chờ đợi, mỗi người phải nỗ lực xây dựng nước Thiên Chúa dưới trần. Mặt khác, đối với riêng mình, mỗi người phải coi như ngày của Chúa đang tới gần.
Như vậy, để trả lời câu hỏi của các môn đệ cũng là câu hỏi của mọi thế hệ, Chúa Giêsu đã chẳng làm thỏa mãn sự tò mò của con người sống trong lịch sử, nhưng Ngài chỉ muốn dạy một thái độ sống trong lịch sử. Nghĩa là thay vì tò mò băn khoăn vô ích về ngày lịch sử kết thúc, hãy sống cho tròn đầy tất cả những gì lịch sử cho mình. Nói khác đi, đứng trước những vấn đề tương lai, con người tò mò muốn biết trước, Chúa Giêsu đã khước từ không cho biết trước, nhưng bảo cho biết thái độ phải có, đó là đừng bận tâm khi nào tận thế, nhưng hãy lo sống cho đàng hoàng trong hiện tại và hãy kiên trì. Cũng đừng tin những lời đồn đại xuyên tạc trước những biến cố khủng khiếp của lịch sử. Điều quan trọng duy nhất là trung thành làm chứng cho Chúa, và làm thế nào để mỗi ngày sống, mỗi hành động của chúng ta đều chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa quang lâm.
Tóm lại, tất cả những điều tìm hiểu trên nhắc bảo cho chúng ta biết: lịch sử luôn đưa chúng ta về phía trước. Nhưng nó không phải là một khoảng không, nó là con đường chúng ta phải đi để tiến về phía trước. Vì thế, chúng ta luôn hướng về tương lai, chờ đợi lời hứa cứu rỗi đã được thực hiện trong lịch sử sẽ được hoàn tất. Chờ đợi, hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng là yếu tố giúp cho chúng ta sống và phấn đấu trong tin tưởng. Hy vọng luôn gắn liền với niềm tin. Hy vọng là phầàn thưởng của lòng tin. Lòng tin là nền tảng cho hy vọng. Ai thấy rõ đường đi thì càng vững tâm mà đi. Ai thấy trước tương lai tốt đẹp đang chờ đợi mình, thì càng nóng lòng góp phần làm cho thế giới này chóng tốt đẹp hơn. Con đường ấy chúng ta phải bước đi bằng cách sống cho thật tích cực, sống cho thật tròn đầy mọi trách nhiệm của mình đối với Thiên Chúa, đối với anh em, đối với loài người, đối với thế giới vật chất đãõđược Thiên Chúa trao vào tay chúng ta.
Theo lịch phụng vụ, Chúa nhật hôm nay là Chúa nhật 33 Thường niên. Chúa nhật tới là Chúa nhật 34 Thường niên, là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, được dành đặc biệt để mừng kính Chúa Kitô Vua. Vì thế, phụng vụ lời Chúa hôm nay, được coi như là Chúa nhật cuối cùng, nên Giáo Hội muốn hướng tâm trí chúng ta về ngày cuối cùng, ngày tận thế, ngày cánh chung, ngày chấm dứt lịch sử nhân loại.
Tất cả chúng ta đều nhìn nhận rằng: bất cứ cái gì ở trần gian, nếu đã có lúc khởi đầu thì chắc chắn sẽ có lúc chấm dứt, và như vậy tức là có lịch sử. Đối với chúng ta là những người sống trong trần gian và là những người tin theo Chúa Kitô, chúng ta có hai lịch sử: lịch sử trần thế và lịch sử cứu rỗi. Hai lịch sử này song hành với nhau. Hay nói đúng hơn, lịch sử có hai mặt chìm và nổi khác nhau. Lịch sử trần thế là lịch sử các dân tộc, các triều đại, các nền văn minh với các định chế xã hội, các biến cố chính trị, các hoạt động kinh tế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật… Đây là mặt nổi ai cũng có thể thấy được hay quan sát được. Còn lịch sử cứu rỗi là lịch sử sinh hoạt siêu nhiên, thánh hóa các tâm hồn nhờ ân sủng và tác động của Thánh Thần, xây dựng nước Thiên Chúa trong lòng người. Lịch sử này đang khai triển âm thầm dưới chiều sâu, trong các tâm hồn, theo nhịp của ân sủng. Đây là mặt chìm mà chỉ những ai có đức tin mới nhận ra.
Đức tin giúp chúng ta nhận ra rằng: có một lịch sử thánh xuyên qua lịch sử trần thế. Nhờ đó lịch sử loài người có ý nghĩa. Lịch sử loài người có giới hạn. Chúng ta không thể biết bao giờ lịch sử sẽ chấm dứt, nhưng chắc chắn sẽ có ngày kết thúc. Đúng vậy, theo Kinh Thánh, cục diện trái đất này sẽ qua đi, nghĩa là thế giới vật chất này sẽ tan biến đi để nhường chỗ cho một thế giới mới. Và khi lịch sử chấm dứt là lúc Chúa Giêsu trở lại thu hợp toàn thể loài người và toàn thể vũ trụ, để mọi người và mọi sự được hoàn tất trong Ngài.
Chúng ta nói “Chúa Giêsu trở lại”. Đó chỉ là một kiểu nói mà thôi. Thực ra Ngài không trở lại, vì Ngài luôn hiện diện trong trần thế và trong lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay Ngài hiện diện một cách vô hình, che giấu, chúng ta không thể thấy Ngài bằng giác quan. Ngài chưa bộc lộ quyền năng và vinh quang của Ngài. Vương quyền của Ngài còn âm thầm kín đáo. Vì thế, Chúa Giêsu trở lại có nghĩa là Chúa Giêsu biểu dương quyền năng và vinh quang của Ngài. Tình trạng ẩn danh của Ngài trong lịch sử chấm dứt.
Ngày Chúa Giêsu trở lại hay quang lâm, tái lâm được gọi bằng nhiều cách: ngày cuối cùng, ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày của Đức Kitô, ngày viếng thăm, ngày xét xử…Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến ngày tái lâm này. Ngày đó được mô tả như ngày đổ vỡ của thế giới vật chất. Tuy nhiên, không ai biết bao giờ sẽ đến ngày đó, kể cả Chúa Giêsu về mặt nhân tính, tức là với tư cách là người, Chúa Giêsu cũng không biết được. Ngày đó sẽ xảy đến bất ngờ. Theo nhiều dụ ngôn, Thiên Chúa sẽ đến giữa lúc không ai nghĩ tới, đối với từng cá nhân cũng như đối với toàn thể nhân loại. Dầu vậy, chúng ta có thể nói rằng: ngày cánh chung đối với cả nhân loại có lẽ còn lâu mới tới. Trong khi chờ đợi, mỗi người phải nỗ lực xây dựng nước Thiên Chúa dưới trần. Mặt khác, đối với riêng mình, mỗi người phải coi như ngày của Chúa đang tới gần.
Như vậy, để trả lời câu hỏi của các môn đệ cũng là câu hỏi của mọi thế hệ, Chúa Giêsu đã chẳng làm thỏa mãn sự tò mò của con người sống trong lịch sử, nhưng Ngài chỉ muốn dạy một thái độ sống trong lịch sử. Nghĩa là thay vì tò mò băn khoăn vô ích về ngày lịch sử kết thúc, hãy sống cho tròn đầy tất cả những gì lịch sử cho mình. Nói khác đi, đứng trước những vấn đề tương lai, con người tò mò muốn biết trước, Chúa Giêsu đã khước từ không cho biết trước, nhưng bảo cho biết thái độ phải có, đó là đừng bận tâm khi nào tận thế, nhưng hãy lo sống cho đàng hoàng trong hiện tại và hãy kiên trì. Cũng đừng tin những lời đồn đại xuyên tạc trước những biến cố khủng khiếp của lịch sử. Điều quan trọng duy nhất là trung thành làm chứng cho Chúa, và làm thế nào để mỗi ngày sống, mỗi hành động của chúng ta đều chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa quang lâm.
Tóm lại, tất cả những điều tìm hiểu trên nhắc bảo cho chúng ta biết: lịch sử luôn đưa chúng ta về phía trước. Nhưng nó không phải là một khoảng không, nó là con đường chúng ta phải đi để tiến về phía trước. Vì thế, chúng ta luôn hướng về tương lai, chờ đợi lời hứa cứu rỗi đã được thực hiện trong lịch sử sẽ được hoàn tất. Chờ đợi, hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng là yếu tố giúp cho chúng ta sống và phấn đấu trong tin tưởng. Hy vọng luôn gắn liền với niềm tin. Hy vọng là phầàn thưởng của lòng tin. Lòng tin là nền tảng cho hy vọng. Ai thấy rõ đường đi thì càng vững tâm mà đi. Ai thấy trước tương lai tốt đẹp đang chờ đợi mình, thì càng nóng lòng góp phần làm cho thế giới này chóng tốt đẹp hơn. Con đường ấy chúng ta phải bước đi bằng cách sống cho thật tích cực, sống cho thật tròn đầy mọi trách nhiệm của mình đối với Thiên Chúa, đối với anh em, đối với loài người, đối với thế giới vật chất đãõđược Thiên Chúa trao vào tay chúng ta.