Dan Lee
11-12-2009, 10:06 PM
MỪNG TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM
(Kn 3, 1-9; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26).
DẪN
Hôm nay, Hội Thánh mừng trọng thể các thánh tử đạo tại Việt Nam. Hẳn đây là dịp để mỗi tín hữu Việt Nam con cháu các ngài suy gẫm về gương sáng đức tin của bậc tổ tiên.
I. DUNG MẠO CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Tin Mừng thánh Mát-thêu trong phụng vụ lễ các thánh tử đạo thuật lại lời Đức Giê-su: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mt 9, 23-24).
Chiếm ngắm các thánh tử đạo tại Việt Nam, ta thấy lời Chúa Giê-su đã thể hiện nơi cuộc đời các ngài. Các thánh tử đạo đã vác thập giá đời mình bước theo Chúa Giê-su.
Sử sách kể lại, ngay sau khi đón nhận Tin Mừng thì cũng là lúc Hội Thánh Việt Nam bị bách hại. Cơn bách hại bắt đầu từ năm 1533 và đã kéo dài suốt ba thế kỷ tựa như ba thế kỷ bách hại mà Hội Thánh châu Âu xưa kia đã từng trải qua.
Suốt ba thế kỷ ấy, hơn 130 ngàn tín hữu Việt Nam đã bị sát hại bởi roi đòn, ngục tù và các án tử hình ghê rợn như: thắt cổ, voi dày, phanh thây, tùng xẻo, chặt đầu… hoặc chết mất mạng trong rừng sâu núi thẳm…
+ Như Chúa Giê-su đã mang thân phận con người thì các thánh tử đạo trước khi làm thánh cũng đã làm người. Các ngài thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội, 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân gồm: chủng sinh, thầy giảng, quan án, binh lính, thường dân, nông dân, người già, thanh niên, thiếu niên… trong đó có bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của 6 người con. Nhiều người đã hy sinh từ bỏ quê hương gia đình, người thân ở đất nước xa xôi để đến truyền giáo cho quê hương Việt Nam.
+ Như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã bị người đời bắt bớ, xét xử, các thánh tử đạo cũng đã bị bắt bớ, bị gán ghép cho nhiều tội danh rồi bị xử tử bằng những cực hình ghê rợn.
+ Như Đức Giê-su từ trên thập giá đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), các thánh tử đạo dầu bị bách hại nhưng đã không oán hận trả đũa những người hành hạ mình; trái lại, các ngài vẫn yêu thương và tha thứ cho họ.
- Thánh Philíphê Phan Văn Minh linh mục, trong tù, ngài đã giải tội cho bếp Nhẫn kẻ đã dẫn lối cho quan quân đến bắt ngài.
- Thánh Giuse Đặng Đình Viên linh mục, trên đường ra pháp trường ngài tha thứ cho hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ ẩn của ngài.
- Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng trùm họ, tại pháp trường, ngài đã nhắn nhủ con trai: “Con ơi! Hãy tha thứ, đừng báo thù kẻ tố giác ba nhé”
- Thánh Gioan Théophane Vénard Ven linh mục thừa sai Paris, khi viên quan hỏi: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, ngài đáp: “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”.
+ Cuối cùng, như Chúa Giê-su sau khi đã trải qua đau khổ, đạt tới mức thập toàn và được Chúa Cha phục sinh (x. Pl 2, 9-11), các thánh tử đạo sau khi đã liều mất mạng sống mình (x. Lc 9, 24) đã được: “ở trong tay Chúa”, “hưởng an bình”, “trường sinh bất tử”, “như của lễ toàn thiêu”, “rực sáng như tia lửa”, được Thiên Chúa yêu thương “cho ở gần Người” (x. bài đọc I: Kn 3, 1-9).
Như vậy, các thánh tử đạo tại Việt Nam là hiện thân của Tin Mừng như lời giảng của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong lễ tôn phong 117 thánh tử đạo Việt Nam: “Các ngài là chứng nhân của Chúa Ki-tô toàn thắng sự chết…, là lời mời gọi hướng về trường sinh…, là gương sáng đức tin”.
II. GƯƠNG SÁNG ĐỨC TIN
Sử sách ghi nhận các thánh tử đạo hết lòng sống hòa điệu với cuộc đời: Thân ái với mọi người – Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương – Sống Tin Mừng yêu thương – Chu toàn nghĩa vụ gia đình.
+ Thân ái với mọi người: Khi đến Việt nam, các nhà thừa sai đã học tiếng Việt, thiết lập chữ quốc ngữ, học phong tục tập quán, ăn tương, ăn cà, mặc áo bà ba, ở lều tranh…
+ Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương:
- Thánh Tôma Khuông linh mục dòng ba Đaminh từng tuyên bố “Đạo Gia-tô không cấm tín hữu chống lại triều đình mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.
- Thánh Jerônimô Hermosilla Vọng (Liêm) giám mục dòng Đaminh nhắc nhở các tín hữu “phải tuân thủ luật nhà nước, nếu bị vu cáo về tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giê-su đã từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết Người”.
- Thánh Phanxicô Jaccard Phan linh mục thừa sai Paris đã giúp vua Minh Mạng 10 năm về các lãnh vực: dịch thuật, thông ngôn, dạy ngoại ngữ, địa lý… và đã được vua trả ơn bằng 10 năm tù lúc nhặt lúc rộng, 20 tháng lưu đày gian khổ và 3 án tử hình, kết thúc một cuộc đời hùng tráng.
- Thánh Phanxicô Trần Văn Trung là một binh sĩ sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước nhưng nhất định không bỏ đạo.
+ Sống Tin Mừng yêu thương:
- Thánh Gio-an Baotixita Cỏn làm lý trưởng. Thánh nhân từng đấu tranh cho người nghèo chống lại một lý trưởng khác cậy thế chiếm đoạt tài sản của dân chúng.
- Thánh Andrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) trước làm xã trưởng, sau làm ông trùm họ. Thánh nhân là một mẫu gương liêm chính bác ái tận tâm phục vụ mọi người bất kể lương giáo. Ngài cũng là ân nhân về vật chất cũng như tinh thần cho cô nhi viện.
- Thánh Antôn Nguyễn Đích trong gia đình ngài là một gia trưởng gương mẫu, ngoài xã hội, ngài nêu gương bác ái qua việc thường xuyên thăm viếng trại cùi.
- Thánh Simon Phan Đắc Hòa là một tân tòng và là một y sĩ sống trọn y đức “lương y như từ mẫu”: rộng rãi giúp người nghèo, bệnh nhân nghèo được ngài tận tình săn sóc chữa trị miễn phí.
+ Chu toàn tình nghĩa gia đình:
Các thánh tử đạo đã nêu cao mẫu gương đời sống gia đình, thủy chung nhiệm nhặt theo luật Hội Thánh, mẫu mực trong bổn phận làm con, làm gia trưởng, làm hiền mẫu.
- Làm con:
Thánh Lý Mỹ trước khi tử đạo đã ba lần đã chịu đòn thay cho nhạc phụ (thánh Antôn Nguyễn Đích).
Thánh An-rê Trần Văn Trông quân nhân xứ Huế có một người mẹ tuyệt vời. Bà đã được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII tuyên dương vì bà đã “theo gương Nữ Vương các thánh tử đạo” ra pháp trường khuyên con bền chí. Khi đầu con của bà rơi xuống, bà đã bình tĩnh tiến ra nhận lấy đầu con của bà mà không hề than khóc.
- Làm gia trưởng:
Thánh Antôn Nguyễn Đích một gia trưởng mẫu mực, ngoài bản thân mình tử đạo, thánh nhân còn cống hiến hai người con trai tử đạo (ông lý Thi và ông phó Nhâm) và một người con rể tử đạo (thánh Lý Mỹ).
- Làm hiền mẫu:
Thánh Anê Lê Thị Thành là mẹ của 6 người con. Thánh nhân chăm lo giáo dục con cái, trực tiếp dạy các con: đọc chữ, giáo lý, tham dự Thánh lễ, xưng tội rước lễ…
Trước giờ về với Chúa, thánh nhân đã dạy cô Lucia Nụ, con gái út: “Con hãy chuyển lời mẹ bảo với anh chị em con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước thiên đàng”
Các thánh tử đạo đã sống tốt đạo đẹp đời nhưng vẫn bị ngược đãi, vẫn bị vua quan đối xử phũ phàng dành cho án tử. Dẫu biết rõ mối nguy hiểm đe dọa sinh mạng nhưng các ngài vẫn trung thành với niềm tin, vẫn sống hết lòng cho quê hương, cho con người. Từng giọt máu của các ngài như những hạt giống ân sủng đã gieo xuống trên quê hương Việt Nam làm trổ sinh hoa trái đức tin, để rồi niềm tin tiếp nối niềm tin.
III. NIỀM TIN ĐƯỢC TIẾP NỐI
Các thánh tử đạo tại Việt nam đã nêu gương đức tin quảng đại và trong sáng chiếu soi muôn người.
Hào khí của các thánh tử đạo như đang nhắc nhở từng tín hữu Việt Nam hãy để cho tình yêu Thiên Chúa chi phối mãnh liệt đến độ “dầu là sự chết hay sự sống thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Bài đọc II: Rm 8, 38-39).
Mừng các thánh tử đạo tại Việt Nam cũng là lúc con cháu các ngài được tiếp lửa đức tin, là lúc họ biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh; và đây cũng là lúc họ kiểm điểm đức tin và tình yêu của mình đối với Chúa Giê-su và Hội Thánh của Người.
Ngày nay, tuy có thể không còn những cảnh máu chảy đều rơi. Thế nhưng, khi người tín hữu đứng trước những cuộc thử thách đức tin: thuộc về Thiên Chúa hay thuộc về thế gian, hoặc khi họ dầu đã chu toàn phận sự tốt đạo đẹp đời mà vẫn bị phân biệt đối xử, bị bách hại… ấy là những lúc họ đứng trước cơ may được phúc tử đạo như tổ tiên của mình.
Gương đức tin các thánh tử đạo tại Việt Nam hằng nhắc nhở các tín hữu nhớ rằng họ thuộc dòng dõi các thánh tử đạo, một dòng dõi được tuyển chọn và thanh luyện đã tham gia vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn được mời gọi: phải trung kiên theo Chúa Giê-su tuyên xưng đức tin thể hiện qua việc hiến thân cho cuộc đời.
ĐỂ KẾT
Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin hào hùng.
1. Các ngài là hiện thân của Tin Mừng, là bức họa lại khuôn mặt của Chúa Giê-su: Nhập thể – Khổ nạn - Phục sinh.
2. Sự hy sinh của các ngài là bằng chứng hùng hồn: tình yêu không bao giờ hư mất (x. Cr 13, 8) và không một mãnh lực nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật.
3. Gương sáng đức tin của các ngài đã dệt lên bài ca “không ngừng chúc tụng” (Đáp ca: Tv 33) tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã giải thoát các ngài khỏi mọi nỗi kinh hoàng. Gương sáng ấy phải được chiếu tỏa nơi mỗi tín hữu Việt Nam, con cháu của các ngài.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh tử đạo tại Việt Nam, ban thêm niềm tin và nghị lực cho mỗi người chúng ta. Amen.
Bãi Dâu 11. 11. 2009
Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
(Kn 3, 1-9; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26).
DẪN
Hôm nay, Hội Thánh mừng trọng thể các thánh tử đạo tại Việt Nam. Hẳn đây là dịp để mỗi tín hữu Việt Nam con cháu các ngài suy gẫm về gương sáng đức tin của bậc tổ tiên.
I. DUNG MẠO CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Tin Mừng thánh Mát-thêu trong phụng vụ lễ các thánh tử đạo thuật lại lời Đức Giê-su: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mt 9, 23-24).
Chiếm ngắm các thánh tử đạo tại Việt Nam, ta thấy lời Chúa Giê-su đã thể hiện nơi cuộc đời các ngài. Các thánh tử đạo đã vác thập giá đời mình bước theo Chúa Giê-su.
Sử sách kể lại, ngay sau khi đón nhận Tin Mừng thì cũng là lúc Hội Thánh Việt Nam bị bách hại. Cơn bách hại bắt đầu từ năm 1533 và đã kéo dài suốt ba thế kỷ tựa như ba thế kỷ bách hại mà Hội Thánh châu Âu xưa kia đã từng trải qua.
Suốt ba thế kỷ ấy, hơn 130 ngàn tín hữu Việt Nam đã bị sát hại bởi roi đòn, ngục tù và các án tử hình ghê rợn như: thắt cổ, voi dày, phanh thây, tùng xẻo, chặt đầu… hoặc chết mất mạng trong rừng sâu núi thẳm…
+ Như Chúa Giê-su đã mang thân phận con người thì các thánh tử đạo trước khi làm thánh cũng đã làm người. Các ngài thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội, 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân gồm: chủng sinh, thầy giảng, quan án, binh lính, thường dân, nông dân, người già, thanh niên, thiếu niên… trong đó có bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của 6 người con. Nhiều người đã hy sinh từ bỏ quê hương gia đình, người thân ở đất nước xa xôi để đến truyền giáo cho quê hương Việt Nam.
+ Như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã bị người đời bắt bớ, xét xử, các thánh tử đạo cũng đã bị bắt bớ, bị gán ghép cho nhiều tội danh rồi bị xử tử bằng những cực hình ghê rợn.
+ Như Đức Giê-su từ trên thập giá đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), các thánh tử đạo dầu bị bách hại nhưng đã không oán hận trả đũa những người hành hạ mình; trái lại, các ngài vẫn yêu thương và tha thứ cho họ.
- Thánh Philíphê Phan Văn Minh linh mục, trong tù, ngài đã giải tội cho bếp Nhẫn kẻ đã dẫn lối cho quan quân đến bắt ngài.
- Thánh Giuse Đặng Đình Viên linh mục, trên đường ra pháp trường ngài tha thứ cho hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ ẩn của ngài.
- Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng trùm họ, tại pháp trường, ngài đã nhắn nhủ con trai: “Con ơi! Hãy tha thứ, đừng báo thù kẻ tố giác ba nhé”
- Thánh Gioan Théophane Vénard Ven linh mục thừa sai Paris, khi viên quan hỏi: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, ngài đáp: “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”.
+ Cuối cùng, như Chúa Giê-su sau khi đã trải qua đau khổ, đạt tới mức thập toàn và được Chúa Cha phục sinh (x. Pl 2, 9-11), các thánh tử đạo sau khi đã liều mất mạng sống mình (x. Lc 9, 24) đã được: “ở trong tay Chúa”, “hưởng an bình”, “trường sinh bất tử”, “như của lễ toàn thiêu”, “rực sáng như tia lửa”, được Thiên Chúa yêu thương “cho ở gần Người” (x. bài đọc I: Kn 3, 1-9).
Như vậy, các thánh tử đạo tại Việt Nam là hiện thân của Tin Mừng như lời giảng của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong lễ tôn phong 117 thánh tử đạo Việt Nam: “Các ngài là chứng nhân của Chúa Ki-tô toàn thắng sự chết…, là lời mời gọi hướng về trường sinh…, là gương sáng đức tin”.
II. GƯƠNG SÁNG ĐỨC TIN
Sử sách ghi nhận các thánh tử đạo hết lòng sống hòa điệu với cuộc đời: Thân ái với mọi người – Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương – Sống Tin Mừng yêu thương – Chu toàn nghĩa vụ gia đình.
+ Thân ái với mọi người: Khi đến Việt nam, các nhà thừa sai đã học tiếng Việt, thiết lập chữ quốc ngữ, học phong tục tập quán, ăn tương, ăn cà, mặc áo bà ba, ở lều tranh…
+ Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương:
- Thánh Tôma Khuông linh mục dòng ba Đaminh từng tuyên bố “Đạo Gia-tô không cấm tín hữu chống lại triều đình mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.
- Thánh Jerônimô Hermosilla Vọng (Liêm) giám mục dòng Đaminh nhắc nhở các tín hữu “phải tuân thủ luật nhà nước, nếu bị vu cáo về tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giê-su đã từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết Người”.
- Thánh Phanxicô Jaccard Phan linh mục thừa sai Paris đã giúp vua Minh Mạng 10 năm về các lãnh vực: dịch thuật, thông ngôn, dạy ngoại ngữ, địa lý… và đã được vua trả ơn bằng 10 năm tù lúc nhặt lúc rộng, 20 tháng lưu đày gian khổ và 3 án tử hình, kết thúc một cuộc đời hùng tráng.
- Thánh Phanxicô Trần Văn Trung là một binh sĩ sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước nhưng nhất định không bỏ đạo.
+ Sống Tin Mừng yêu thương:
- Thánh Gio-an Baotixita Cỏn làm lý trưởng. Thánh nhân từng đấu tranh cho người nghèo chống lại một lý trưởng khác cậy thế chiếm đoạt tài sản của dân chúng.
- Thánh Andrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) trước làm xã trưởng, sau làm ông trùm họ. Thánh nhân là một mẫu gương liêm chính bác ái tận tâm phục vụ mọi người bất kể lương giáo. Ngài cũng là ân nhân về vật chất cũng như tinh thần cho cô nhi viện.
- Thánh Antôn Nguyễn Đích trong gia đình ngài là một gia trưởng gương mẫu, ngoài xã hội, ngài nêu gương bác ái qua việc thường xuyên thăm viếng trại cùi.
- Thánh Simon Phan Đắc Hòa là một tân tòng và là một y sĩ sống trọn y đức “lương y như từ mẫu”: rộng rãi giúp người nghèo, bệnh nhân nghèo được ngài tận tình săn sóc chữa trị miễn phí.
+ Chu toàn tình nghĩa gia đình:
Các thánh tử đạo đã nêu cao mẫu gương đời sống gia đình, thủy chung nhiệm nhặt theo luật Hội Thánh, mẫu mực trong bổn phận làm con, làm gia trưởng, làm hiền mẫu.
- Làm con:
Thánh Lý Mỹ trước khi tử đạo đã ba lần đã chịu đòn thay cho nhạc phụ (thánh Antôn Nguyễn Đích).
Thánh An-rê Trần Văn Trông quân nhân xứ Huế có một người mẹ tuyệt vời. Bà đã được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII tuyên dương vì bà đã “theo gương Nữ Vương các thánh tử đạo” ra pháp trường khuyên con bền chí. Khi đầu con của bà rơi xuống, bà đã bình tĩnh tiến ra nhận lấy đầu con của bà mà không hề than khóc.
- Làm gia trưởng:
Thánh Antôn Nguyễn Đích một gia trưởng mẫu mực, ngoài bản thân mình tử đạo, thánh nhân còn cống hiến hai người con trai tử đạo (ông lý Thi và ông phó Nhâm) và một người con rể tử đạo (thánh Lý Mỹ).
- Làm hiền mẫu:
Thánh Anê Lê Thị Thành là mẹ của 6 người con. Thánh nhân chăm lo giáo dục con cái, trực tiếp dạy các con: đọc chữ, giáo lý, tham dự Thánh lễ, xưng tội rước lễ…
Trước giờ về với Chúa, thánh nhân đã dạy cô Lucia Nụ, con gái út: “Con hãy chuyển lời mẹ bảo với anh chị em con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước thiên đàng”
Các thánh tử đạo đã sống tốt đạo đẹp đời nhưng vẫn bị ngược đãi, vẫn bị vua quan đối xử phũ phàng dành cho án tử. Dẫu biết rõ mối nguy hiểm đe dọa sinh mạng nhưng các ngài vẫn trung thành với niềm tin, vẫn sống hết lòng cho quê hương, cho con người. Từng giọt máu của các ngài như những hạt giống ân sủng đã gieo xuống trên quê hương Việt Nam làm trổ sinh hoa trái đức tin, để rồi niềm tin tiếp nối niềm tin.
III. NIỀM TIN ĐƯỢC TIẾP NỐI
Các thánh tử đạo tại Việt nam đã nêu gương đức tin quảng đại và trong sáng chiếu soi muôn người.
Hào khí của các thánh tử đạo như đang nhắc nhở từng tín hữu Việt Nam hãy để cho tình yêu Thiên Chúa chi phối mãnh liệt đến độ “dầu là sự chết hay sự sống thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Bài đọc II: Rm 8, 38-39).
Mừng các thánh tử đạo tại Việt Nam cũng là lúc con cháu các ngài được tiếp lửa đức tin, là lúc họ biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh; và đây cũng là lúc họ kiểm điểm đức tin và tình yêu của mình đối với Chúa Giê-su và Hội Thánh của Người.
Ngày nay, tuy có thể không còn những cảnh máu chảy đều rơi. Thế nhưng, khi người tín hữu đứng trước những cuộc thử thách đức tin: thuộc về Thiên Chúa hay thuộc về thế gian, hoặc khi họ dầu đã chu toàn phận sự tốt đạo đẹp đời mà vẫn bị phân biệt đối xử, bị bách hại… ấy là những lúc họ đứng trước cơ may được phúc tử đạo như tổ tiên của mình.
Gương đức tin các thánh tử đạo tại Việt Nam hằng nhắc nhở các tín hữu nhớ rằng họ thuộc dòng dõi các thánh tử đạo, một dòng dõi được tuyển chọn và thanh luyện đã tham gia vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn được mời gọi: phải trung kiên theo Chúa Giê-su tuyên xưng đức tin thể hiện qua việc hiến thân cho cuộc đời.
ĐỂ KẾT
Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin hào hùng.
1. Các ngài là hiện thân của Tin Mừng, là bức họa lại khuôn mặt của Chúa Giê-su: Nhập thể – Khổ nạn - Phục sinh.
2. Sự hy sinh của các ngài là bằng chứng hùng hồn: tình yêu không bao giờ hư mất (x. Cr 13, 8) và không một mãnh lực nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật.
3. Gương sáng đức tin của các ngài đã dệt lên bài ca “không ngừng chúc tụng” (Đáp ca: Tv 33) tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã giải thoát các ngài khỏi mọi nỗi kinh hoàng. Gương sáng ấy phải được chiếu tỏa nơi mỗi tín hữu Việt Nam, con cháu của các ngài.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh tử đạo tại Việt Nam, ban thêm niềm tin và nghị lực cho mỗi người chúng ta. Amen.
Bãi Dâu 11. 11. 2009
Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R