Dan Lee
11-21-2009, 11:57 PM
THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI TRƯỚC QUYỀN LỰC CAI TRỊ CỦA THIÊN CHÚA
Chúa Ki-tô Vua – Năm B (Daniel 7: 13-14; Psalm 93; Revelation 1: 5-8; John 18: 33-37)
Những ước mơ và ảo tưởng là lương thực của các dân tộc bị áp bức và tuyệt vọng. Sách Daniel đã được viết trong giai đoạn đau buồn và bách hại đến cùng cực. Tôn giáo và văn hóa Do Thái lâm vào tình trạng khống chế và nhiều suy tư đã giằng co với những câu hỏi về việc cai trị thế giới thuộc về ai, Thiên Chúa của dân Israel hay những bạo chúa của những quốc gia lân cận.
Mơ tưởng của nhà tiên tri là một con người thuộc hình ảnh giống như người được tiên nghiệm, người là sứ giả của Thiên Chúa. Nhiều nhà thông thái tin rằng đó là đại diện Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e, mặc dù vào những thế kỷ sau đó những người viết Tin Mừng sẽ thay đổi tầm nhìn và sử dụng nó để khắc họa chân dung sự trở lại của Đức Ki-tô lên ngôi đắc thắng vào thời điểm cuối cùng. Mục đích của ước mơ thật rõ ràng: mặc dù những lực lượng tội ác và áp bức mãnh liệt nào cũng ra vẻ, sức mạnh của chúng là hão huyền và nhất thời. Những bạo chúa và những vụ sát nhân có thể làm cho cuộc sống như hảo ngục cho người khác trong một khoảng thời gian nhưng cuối cùng tất cả chúng bị nghiền nát thành tro bụi và duy nhất được ghi nhớ với sự sợ hãi và kinh tởm. Trái đất này cùng những dân tộc tồn tại trên nó đều thuộc về Thiên Chúa và tất cả những người cầm quyền thuộc trái đất – bất chấp sự tin tưởng và tôn giáo của họ - phải trả lời những tiêu chuẩn thiêng liêng của công lý, từ tâm và lòng trắc ẩn.
Nhiều “chủ thuyết” nó ám ảnh chúng ta – chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa biệt đãi khách hàng, chủ nghĩa yêu nước mù quáng đa dạng và một loạt những ý thức hệ khác – tất cả đã tước đoạt hạnh phúc và sự thịnh vượng của chúng ta mà lẽ nó phải là kết quả từ một thế giới hiệp nhất theo đuổi hòa bình và công lý. Mọi yêu cầu đối với quyền lực cuối cùng phải thực hiện theo đường lối trước quyền lực cai trị của Thiên Chúa.
Sách Khải Huyền cũng trình bày lại dưới một hình thức mới hình ảnh từ sách Daniel vì nó miêu tả sự trở lại của Đấng Cứu Thế đã được đả thông. Ngoài ra, tràn đầy quyền lực tối cao một mình Người vì người tập trung nhân loại thuộc về một vương quốc hoan hỉ phục vụ Thiên Chúa. Sự Khởi Đầu và Cuối Cùng và “đầu tiên từ cõi chết” là những biểu tượng miêu tả người mà đã hoàn thiện chuyến hành trình nhân loại tới Thiên Chúa bằng cách hòa nhập Bản Thân Mình trong sự trải nghiệm thân phận con người. Đó là sự đấu tranh của Người và máu mà tạo ra nó có thể cho người khác noi theo. Đây là mạch nguồn của quyền uy đích thực chứ không phải thứ quyền lực giả mạo tự phong của các thực thể trần thế.
Tin Mừng của Thánh Gio-an làm nhân chứng cho sự hiểu lầm cơ bản của nhân loại về quyền năng và chân lý. Trong thực tế, Thánh Gio-an phác họa chân dung những con người vì không có đủ khả năng nhận thức bất cứ điều gì Chúa Giê-su đã nói bởi vì Người nói bằng những lớp nghĩa tinh thần tế nhị. Một Phi-la-tô hóc búa hỏi Chúa Giê-su xem Người phải thực là vua của người Do Thái – sau cùng, đó là sự cáo buộc chống lại Người. Chúa Giê-su từ chối nhận sự lôi kéo và quay trở lại với câu hỏi với Phi-la-tô. Nhưng sau lời khiêu khích được lặp lại Người trả lời một cách huyền bí rằng Vương Quốc của Người không phải là thế giới này – nếu nó là, sẽ có nhiều bằng chứng của nó trong hình thức của bạo lực và xung đột vì đó là đường lối của thế gian.
Chúa Giê-su không nói rằng Người đến từ một thế giới khác hoặc Vương Quốc của người “thuộc nước trời” ở một nơi nào đó. Duy nhất rằng sự cai trị của Người không dựa trên căn bản những nguyên tắc trần tục. Người ở trong sự hòa hợp với một nguồn lực hoàn toàn khác và sẽ không chơi trò chơi theo luật lệ của con người. Phi-la-tô không có khả năng hiểu thông điệp này – ông ta vượn tới vị trí này qua những mưu mô xảo quyệt của quyền lực chính trị, tham nhũng, bạo lực và gian manh và thể hiện thế giới này bằng những điều khoản đó. Ông ta có rất nhiều nhóm người đồng lõa. Khi Chúa Giê-su không hoàn toàn phủ nhận vương quyền của Người, Phi-la-tô bị thuyết phục rằng ông ta đã hiểu ra Người là tất cả: vậy ông là vua! Ông không hiểu quyền lực và quyền hạn đến từ tình yêu và hòa hợp với người sáng tạo.
Để tồn tại trên thế giới này và không tách rời nó là để sống cuộc sống con người theo sự thánh thiện chứ không phải theo những nguyên tắc của con người. Chúa Giê-su đã đoan quyết rằng Người xuống thế để làm chứng nhân cho chân lý, và bất kỳ ai thuộc về chân lý sẽ lắng nghe lời Người. Người biểu hiện chân lý của vương quốc Thiên Chúa trong những giáo huấn của Người, sự sống và cái chết của Người. Trong vương quốc của Thiên Chúa mạch nguồn danh dự và quyền lực là phục vụ khiêm nhường, khả năng kiên nhẫn và tình yêu. Họ có quyền lực và sức mạnh riêng của họ, nhưng họ không thống trị, không gây bạo lực và hủy diệt. Để thực sự được ngự trong vương quốc của Thiên Chúa, chúng ta phải thay đổi tâm trí của chúng ta về nhiều điều để từ bỏ bạo lực, thống trị và ích kỷ. Chân lý phải trở thành một động từ: lắng nghe, là, và thực hiện; nó là cách mà chúng ta sống và ứng xử với tha nhân.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS
Chúa Ki-tô Vua – Năm B (Daniel 7: 13-14; Psalm 93; Revelation 1: 5-8; John 18: 33-37)
Những ước mơ và ảo tưởng là lương thực của các dân tộc bị áp bức và tuyệt vọng. Sách Daniel đã được viết trong giai đoạn đau buồn và bách hại đến cùng cực. Tôn giáo và văn hóa Do Thái lâm vào tình trạng khống chế và nhiều suy tư đã giằng co với những câu hỏi về việc cai trị thế giới thuộc về ai, Thiên Chúa của dân Israel hay những bạo chúa của những quốc gia lân cận.
Mơ tưởng của nhà tiên tri là một con người thuộc hình ảnh giống như người được tiên nghiệm, người là sứ giả của Thiên Chúa. Nhiều nhà thông thái tin rằng đó là đại diện Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e, mặc dù vào những thế kỷ sau đó những người viết Tin Mừng sẽ thay đổi tầm nhìn và sử dụng nó để khắc họa chân dung sự trở lại của Đức Ki-tô lên ngôi đắc thắng vào thời điểm cuối cùng. Mục đích của ước mơ thật rõ ràng: mặc dù những lực lượng tội ác và áp bức mãnh liệt nào cũng ra vẻ, sức mạnh của chúng là hão huyền và nhất thời. Những bạo chúa và những vụ sát nhân có thể làm cho cuộc sống như hảo ngục cho người khác trong một khoảng thời gian nhưng cuối cùng tất cả chúng bị nghiền nát thành tro bụi và duy nhất được ghi nhớ với sự sợ hãi và kinh tởm. Trái đất này cùng những dân tộc tồn tại trên nó đều thuộc về Thiên Chúa và tất cả những người cầm quyền thuộc trái đất – bất chấp sự tin tưởng và tôn giáo của họ - phải trả lời những tiêu chuẩn thiêng liêng của công lý, từ tâm và lòng trắc ẩn.
Nhiều “chủ thuyết” nó ám ảnh chúng ta – chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa biệt đãi khách hàng, chủ nghĩa yêu nước mù quáng đa dạng và một loạt những ý thức hệ khác – tất cả đã tước đoạt hạnh phúc và sự thịnh vượng của chúng ta mà lẽ nó phải là kết quả từ một thế giới hiệp nhất theo đuổi hòa bình và công lý. Mọi yêu cầu đối với quyền lực cuối cùng phải thực hiện theo đường lối trước quyền lực cai trị của Thiên Chúa.
Sách Khải Huyền cũng trình bày lại dưới một hình thức mới hình ảnh từ sách Daniel vì nó miêu tả sự trở lại của Đấng Cứu Thế đã được đả thông. Ngoài ra, tràn đầy quyền lực tối cao một mình Người vì người tập trung nhân loại thuộc về một vương quốc hoan hỉ phục vụ Thiên Chúa. Sự Khởi Đầu và Cuối Cùng và “đầu tiên từ cõi chết” là những biểu tượng miêu tả người mà đã hoàn thiện chuyến hành trình nhân loại tới Thiên Chúa bằng cách hòa nhập Bản Thân Mình trong sự trải nghiệm thân phận con người. Đó là sự đấu tranh của Người và máu mà tạo ra nó có thể cho người khác noi theo. Đây là mạch nguồn của quyền uy đích thực chứ không phải thứ quyền lực giả mạo tự phong của các thực thể trần thế.
Tin Mừng của Thánh Gio-an làm nhân chứng cho sự hiểu lầm cơ bản của nhân loại về quyền năng và chân lý. Trong thực tế, Thánh Gio-an phác họa chân dung những con người vì không có đủ khả năng nhận thức bất cứ điều gì Chúa Giê-su đã nói bởi vì Người nói bằng những lớp nghĩa tinh thần tế nhị. Một Phi-la-tô hóc búa hỏi Chúa Giê-su xem Người phải thực là vua của người Do Thái – sau cùng, đó là sự cáo buộc chống lại Người. Chúa Giê-su từ chối nhận sự lôi kéo và quay trở lại với câu hỏi với Phi-la-tô. Nhưng sau lời khiêu khích được lặp lại Người trả lời một cách huyền bí rằng Vương Quốc của Người không phải là thế giới này – nếu nó là, sẽ có nhiều bằng chứng của nó trong hình thức của bạo lực và xung đột vì đó là đường lối của thế gian.
Chúa Giê-su không nói rằng Người đến từ một thế giới khác hoặc Vương Quốc của người “thuộc nước trời” ở một nơi nào đó. Duy nhất rằng sự cai trị của Người không dựa trên căn bản những nguyên tắc trần tục. Người ở trong sự hòa hợp với một nguồn lực hoàn toàn khác và sẽ không chơi trò chơi theo luật lệ của con người. Phi-la-tô không có khả năng hiểu thông điệp này – ông ta vượn tới vị trí này qua những mưu mô xảo quyệt của quyền lực chính trị, tham nhũng, bạo lực và gian manh và thể hiện thế giới này bằng những điều khoản đó. Ông ta có rất nhiều nhóm người đồng lõa. Khi Chúa Giê-su không hoàn toàn phủ nhận vương quyền của Người, Phi-la-tô bị thuyết phục rằng ông ta đã hiểu ra Người là tất cả: vậy ông là vua! Ông không hiểu quyền lực và quyền hạn đến từ tình yêu và hòa hợp với người sáng tạo.
Để tồn tại trên thế giới này và không tách rời nó là để sống cuộc sống con người theo sự thánh thiện chứ không phải theo những nguyên tắc của con người. Chúa Giê-su đã đoan quyết rằng Người xuống thế để làm chứng nhân cho chân lý, và bất kỳ ai thuộc về chân lý sẽ lắng nghe lời Người. Người biểu hiện chân lý của vương quốc Thiên Chúa trong những giáo huấn của Người, sự sống và cái chết của Người. Trong vương quốc của Thiên Chúa mạch nguồn danh dự và quyền lực là phục vụ khiêm nhường, khả năng kiên nhẫn và tình yêu. Họ có quyền lực và sức mạnh riêng của họ, nhưng họ không thống trị, không gây bạo lực và hủy diệt. Để thực sự được ngự trong vương quốc của Thiên Chúa, chúng ta phải thay đổi tâm trí của chúng ta về nhiều điều để từ bỏ bạo lực, thống trị và ích kỷ. Chân lý phải trở thành một động từ: lắng nghe, là, và thực hiện; nó là cách mà chúng ta sống và ứng xử với tha nhân.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS