Dan Lee
11-23-2009, 10:17 PM
MÓN QUÀ CỦA VỢ CHỒNG SÓC
http://www.vietcatholic.net/pics/4947623.gif
Một năm chấm dứt, mưa thuận gió hòa, các động vật cùng nhau thương lượng, mỗi người phải tặng cho Đấng tạo hóa một món quà mà Ngài ưa thích.
Sư tử nói: “Tôi sẽ dùng vàng ròng làm tặng Ngài một cái vương miện, nhất định Ngài sẽ ưa thích”.
Báo gấm nói: “Tôi sẽ dâng cho Ngài một cây quyền trượng khảm đầy đá quý, giá trị rất to lớn”.
Lễ vật của các người khác: có cái thì trân châu rưc rỡ, có cái thì gấm đoạn hoa lệ, còn có cái là hương liệu ngàn năm…
Cuối cùng vợ chồng nhà sóc vừa già lại tàn tạ, đi đến trước mặt Đấng tạo hóa, móc từ trong túi ra một quả vỏ cứng nhỏ (hạt dẻ), ấp úng nói:
- “Thật con không có lễ vật chi để tặng Ngài, chỉ có quả vỏ cứng nhỏ này ra…”
Đấng tạo hóa từ trước đến nay luôn nhìn những thứ quý giá trong đống lễ vật đầy ắp, nay cầm lấy món quà ấy thì sung sướng nói:
- “Đây mới đúng là quà tặng trân châu quý giá”
- “Cái gì?”- Chúng nhân nhao nhao lên tiếng kháng nghị: “Chúng con kính tặng Ngài rất nhiều kỳ trân dị bảo, nhưng Ngài chỉ nhìn đến quả vỏ cứng nhỏ chẳng có chút gì là giá trị, hoàn toàn không hợp mắt…”
- “Này các con, các con biết không?” –Đấng tạo hóa nhẹ nhàng nói: “Các con tặng cho Ta rất nhiều quà, nhưng đó là một phần trong sở hữu của các con, chỉ có quà vợ chồng nhà chồng sóc tặng Ta, lại chính là toàn bộ cuộc sống của nó vậy.”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Những người nghèo khó, thật thà, chất phác, thường là những người hảo tâm nhất, có tấm lòng thơm thảo nhất. Họ dâng biếu mà không buồn nghĩ đến mình sẽ thiếu thốn, có khi nhịn đói, quà biếu của họ tuy nhỏ không đáng giá, nhưng tâm hồn họ thì vô giá, không vàng bạc nào mua được cả.
Trái lại, có những người giàu có khi dâng biếu thì tính đến cái lợi cho mình, ngày lễ ngày tết luôn tìm cách quà cáp cho giám đốc, cho cấp trên, chẳng phải họ yêu mến gì cấp trên của họ, mà là vì công việc làm ăn của họ mà thôi.
Tôi để ý thấy, mỗi lần bỏ tiền “xin thau” trong thánh lễ ngày chủ nhật, có một bà luôn bỏ mười ngàn hoặc năm mươi ngàn đồng, mỗi lần người cầm thau đến trước mặt bà, thì bà đưa tay lên cao, tờ bạc căng ra và bỏ vào cái thau. Chẳng biết bà khoe tờ giấy bạc hay là khoe cổ tay mang đầy vòng vàng ?
“Thiên Chúa cần tấm lòng hơn là của lễ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4947623.gif
Một năm chấm dứt, mưa thuận gió hòa, các động vật cùng nhau thương lượng, mỗi người phải tặng cho Đấng tạo hóa một món quà mà Ngài ưa thích.
Sư tử nói: “Tôi sẽ dùng vàng ròng làm tặng Ngài một cái vương miện, nhất định Ngài sẽ ưa thích”.
Báo gấm nói: “Tôi sẽ dâng cho Ngài một cây quyền trượng khảm đầy đá quý, giá trị rất to lớn”.
Lễ vật của các người khác: có cái thì trân châu rưc rỡ, có cái thì gấm đoạn hoa lệ, còn có cái là hương liệu ngàn năm…
Cuối cùng vợ chồng nhà sóc vừa già lại tàn tạ, đi đến trước mặt Đấng tạo hóa, móc từ trong túi ra một quả vỏ cứng nhỏ (hạt dẻ), ấp úng nói:
- “Thật con không có lễ vật chi để tặng Ngài, chỉ có quả vỏ cứng nhỏ này ra…”
Đấng tạo hóa từ trước đến nay luôn nhìn những thứ quý giá trong đống lễ vật đầy ắp, nay cầm lấy món quà ấy thì sung sướng nói:
- “Đây mới đúng là quà tặng trân châu quý giá”
- “Cái gì?”- Chúng nhân nhao nhao lên tiếng kháng nghị: “Chúng con kính tặng Ngài rất nhiều kỳ trân dị bảo, nhưng Ngài chỉ nhìn đến quả vỏ cứng nhỏ chẳng có chút gì là giá trị, hoàn toàn không hợp mắt…”
- “Này các con, các con biết không?” –Đấng tạo hóa nhẹ nhàng nói: “Các con tặng cho Ta rất nhiều quà, nhưng đó là một phần trong sở hữu của các con, chỉ có quà vợ chồng nhà chồng sóc tặng Ta, lại chính là toàn bộ cuộc sống của nó vậy.”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Những người nghèo khó, thật thà, chất phác, thường là những người hảo tâm nhất, có tấm lòng thơm thảo nhất. Họ dâng biếu mà không buồn nghĩ đến mình sẽ thiếu thốn, có khi nhịn đói, quà biếu của họ tuy nhỏ không đáng giá, nhưng tâm hồn họ thì vô giá, không vàng bạc nào mua được cả.
Trái lại, có những người giàu có khi dâng biếu thì tính đến cái lợi cho mình, ngày lễ ngày tết luôn tìm cách quà cáp cho giám đốc, cho cấp trên, chẳng phải họ yêu mến gì cấp trên của họ, mà là vì công việc làm ăn của họ mà thôi.
Tôi để ý thấy, mỗi lần bỏ tiền “xin thau” trong thánh lễ ngày chủ nhật, có một bà luôn bỏ mười ngàn hoặc năm mươi ngàn đồng, mỗi lần người cầm thau đến trước mặt bà, thì bà đưa tay lên cao, tờ bạc căng ra và bỏ vào cái thau. Chẳng biết bà khoe tờ giấy bạc hay là khoe cổ tay mang đầy vòng vàng ?
“Thiên Chúa cần tấm lòng hơn là của lễ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.