Dan Lee
11-27-2009, 06:27 PM
“Tôi đã khóc, quê hương không níu lại”
Của thời xưa, một thuở sống an bình
Có đàn cò, bay rợp góc trời xanh
Bầy trẻ nhỏ, tung tăng chiều ca hát.
(thơ Hoàng Linh trang)
Lc 21: 25-28, 34-36
Tiếng khóc của nhà thơ, sao quê hương một thời không níu kéo. Lo sợ của nhà Đạo, nay Chúa cảnh tỉnh, để suy tư. Suy tư, là tâm tư cùng niệm suy Lời Chúa phán, để tỉnh thức.
Trình thuật thánh Luca hôm nay, ghi lời Chúa cảnh tỉnh để dân con nhà Đạo biết được mà tỉnh thức. Với nguyện cầu. Nguyện và cầu, ngày Chúa đến. Nhân mùa Vọng.
Bài đọc 1 Chúa nhật đầu mùa Vọng, có tiên tri Giêrêmia loan báo việc Đức Chúa, Vua Vũ Trụ - Đấng Cứu Thế, nay sắp đến: “Ta sẽ cho mọc lên một Mầm Non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình và chính trực.” (Gr 33: 15) Mầm Non đây, là nói Hài Nhi Chúa đến với đất miền Bêlem nhỏ bé, ta vẫn gọi: lần đầu Chúa đến.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay, còn dùng lời rất rõ để bày tỏ về ngày Cánh chung. Ngày Quang Lâm Chúa đến, vào lần sau. Ngài đến, dần vào thời thế tận, như có viết: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây, mà đến.” (Lc 21: 27)
Xét cho kỹ, giữa lần đầu Chúa đến và lần sau, vẫn có một nối kết, rất quan trọng. Không thể thiếu. Đó chính là điều, được thánh Phaolô nói ở bài đọc 2: “Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta quang lâm cùng các thánh của người.”( 1Th 3: 13). Ngày quang lâm, theo thánh nhân, vẫn xảy đến với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ở đây. Bây giờ. Hiểu như thế, ta sẽ cùng với Hội thánh đón chờ ngày Chúa đến lần sau, vào một ngày. Không ai biết.
Kể cũng lạ, Hội thánh của ta bắt đầu niên lịch phụng vụ bằng truyện kể về ngày thế tận. Phải lẽ hơn, sao Hội thánh không kể truyện Chúa tạo dựng trời đất. Tạo dựng con người? Hoặc, nói về ngày khai phóng Đạo Chúa. Về ngày nhập thể?
Hội thánh chọn kể như thế, để người người hiểu rằng đời người ở trần thế, chỉ là một hành trình. Là, cuộc hành hương. Không hơn không kém. Trong Kinh thánh, cũng như ở cuộc đời, khởi sự cũng như quá khứ của mọi việc, vẫn không là chuyện quan trọng. Hàng đầu. Tất cả, chỉ là sự kiện người người có mặt ở trần gian. Bởi, dù muốn dù không, ta cũng chẳng thể nào thay đổi được tình thế. Không thay và cũng chẳng đổi được điều gì. Tuy nhiên, tất cả vẫn đều ảnh hưởng lên những gì ta đang có. Đang sống. Xấu cũng như tốt.
Quan trọng, không phải là: chuyện xảy ra. Nhưng, là biết mình đang đi về đâu. Chỗ nào là điểm tới, cuộc đời. Sao lại thế? Để trả lời, siêu sao Yogi Berra, có lần từng nói: ”Ta phải cẩn trọng, vì không biết mình đang đi về đâu. Bởi, nếu không, sẽ chẳng bao giờ ta tới đuợc nơi đó.” Bởi thế nên, khi mình quyết đi về đâu, điều mình quyết định sẽ làm, sẽ tạo hoàn cảnh để ta có được một chọn lựa. Chọn, trở thành kỹ sư. Nhà kiến trúc. Hay, chỉ là phó thường dân. Nhất nhất, đều phải hoạch định trước. Có quyết tâm, mới thực hiện được điều mình mong muốn. Ngay chuyện trở thành thày dòng hoặc ẩn sĩ, ta cũng phải quyết định để có được một chọn lựa, cho đích đáng. Chọn cho đúng, để mình sẽ không ngoái cổ quay về chốn cũ. Mà, vẫn đầu cao mắt sáng, hướng về phía trước, thôi.
Các bài đọc hôm nay, thôi thúc ta giáp mặt với thực tại, của cuộc đời. Nhiều người, lâu nay vẫn cứ muốn vui hưởng đời mình, bằng hai phương cách. Một là, những muốn để thời gian năng lượng mà tạo hoàn cảnh để có thể “ăn chơi”, cho bõ thích. Nhưng, lại chẳng bao giờ đạt đích điểm mình muốn tới. Hoặc vui hưởng, bằng cách né tránh thực tế hằng ngày qua việc đầm mình với rượu chè, cờ bạc, ma tuý, dục tình, đam mê vật chất, hoặc tổng hợp cả hai. Như trình thuật nói rõ: người người “để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời.”(Lc 21: 34) Mà, nhiều phần thì những lo lắng ấy, là do chính mình tạo lấy.
Lo lắng có kẻ thù? Hay là, lo không đủ tiền? Phải chăng, lo như những người chỉ biết lo cho cuộc đời mình bị đe doạ , bị cạnh tranh, giành giựt, nơi thị trường, hoặc sở làm? Lo, là lo mất việc. Mất nồi cơm. Manh áo? Trên thực tế, địch thù lớn nhất của người người là chính nỗi lo, nỗi sợ. Đặc biết nhất, là tương lai vẫn cứ lo. Nhiều khi ta phải chọn lựa, hoặc đắn đo, là do nỗi ưu tư lo lắng ấy.
Đọc trình thuật hôm nay, ta sẽ hiểu ra rằng, người người sẽ còn lo lắng, nhiều hơn thế. Những lời cảnh báo, như: “Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống điạ cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.”(Lc 21: 27) Điều ghi đây, không có ý nói về tương lai, mai ngày của trái đất. Mà, đó là những điều vẫn xảy đến với muôn dân. Ở đây. Lúc này.
Và rồi, trình thuật nói tiếp về phản ứng của dân con đồ đệ là tín hữu , không thể là phản ứng của hãi sợ: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21: 28) Thái độ đứng thẳng/ngẩng đầu là thái độ tuỳ thuộc vào mỗi người. Có can dự. Có chọn lựa thứ tự ưu tiên. Nếu con người chủ yếu đặt nặng vào giá trị của nhà cửa, vật chất, rất tiền bạc… thì đương nhiên là ta sẽ ưu tư đặt hết đầu óc vào “ngày ấy” sắp đến.
Phần lớn ưu tư của con người là muốn thao túng tương lai. Là, khuynh loát thế giới. Tức là, nhận ra đó là việc rất khó làm. Đó, còn là phương án rất khó thực hiện. Thế nên, ta càng ưu tư, nếu cứ hiểu điều Chúa cảnh giác như một thực tại ta sẽ giáp mặt. Nếu cứ nghĩ rằng ngày ấy sẽ ảnh hưởng lên thực tế, ta sống.
Thực sự, có những điều ta có thể đổi thay. Nên, nếu cần, cứ thay đổi. Nếu những việc thật khó thay đổi, thì chỉ cần ta biết chấp nhận và sống trong vòng xoay của chúng. Khôn ngoan, là người biết nhận ra đâu thực, đâu hư. Và đó là nguồn cội để ta được bình an, trong tâm hồn. Cũng nên nhớ rằng, mọi đổi thay đều bắt đầu từ ta, rồi sẽ lan ra chung quanh. Lan đến mọi người.
Cuộc đời con người, như ta đang lái xe buýt. Ngồi lên đó, ta biết sẽ đi đâu. Về đâu. Với xe buýt cuộc đời, ta cũng cần biết đích điểm ta nhắm tới. Chứ không là ước mơ ta thêu dệt. Không như việc lái xe buýt, ta chẳng hề biết hành trình cuộc sống trải dài bao năm tháng. Có người hơn 90, người ngắn hơn, chỉ 30, 50. Nhưng chiều dài hành trình không quan trọng bằng ta làm gì trong chuỗi dài của hành trình ấy.
Với hành trình cuộc sống, trình thuật nay đưa ra một đề xuất, cũng tương tự. Nếu muốn mừng kính ngày Chúa đến lần đầu và chuẩn bị cho lần sau, việc cần làm là biết Chúa sẽ đến vào bất cứ lúc nào, trong ngày. Vì thế, Tin Mừng đề nghị: hành trình trên xe buýt cuộc đời, ta nên biết:
1. Sẵn sàng xuống xe, ở bất cứ trạm nào. Sẵn sàng gặp Chúa, mỗi khi Ngài gọi/mời ta đến với Ngài. Hiện tại hay tương lai. Điều quan trọng hơn cả là: chuẩn bị.
2. Không sợ. Cũng đừng lo. Lo và sợ, chẳng giải quyết được gì. Lo và sợ, những gì chưa xảy ra và có lẽ cũng chẳng bao giờ xảy ra, như ta tưởng. Lm Tony de Mello có lần nói: “Sao lại lo? Lo, cũng chết. Không lo, cũng chết. Vậy thì, việc gì phải lo? “
3. Cải thiện mối tương quan ta có với mọi người, quanh ta. Sống đúng nghĩa cuộc đời, không nằm ở câu hỏi: ta làm nghề gì? Thành công ra sao? Mà là, ta có quan hệ tốt đẹp với người chung quanh không? Người chung quanh, là: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cả người dưng, nữa.
4. Nắm bắt cơ hội để gần gũi Chúa. Ngài là Đấng vẫn đồng hành với ta, mọi nơi. Mọi lúc. Ta sẽ gặp Ngài. Sẽ chuyện trò với Ngài. Nghe lời Ngài. Giúp Ngài qua mỗi người. Mọi người. Hãy dùng mỗi kinh nghiệm gần gũi là gặp gỡ Ngài mà dệt thành tấm áo. Cho đời ta.
Vấn đề không phải để hỏi, lúc nào thì Chúa bảo ta ra khỏi xe buýt cuộc đời. Bởi, Ngài cũng không là người dưng khách lạ, đối với ta. Ta sẽ không nghe Ngài bảo: “Ta đâu biết người” Trái lại, ta sẵn sàng chào mừng Ngài khi Ngài gọi ta đến. Đó là đích điểm. Không có điểm nào khác. Khi đã biết thực hiện quyết tâm 4 bước như trên, ta chẳng cần lo lúc nào thì Chúa đến, mời gọi ta. Cứ sẵn sàng. Cứ “đứng thẳng và ngẩng đầu”, vì Chúa sẽ “Mời bạn, lên xe đang đợi.” Xem như thế, không cách nào hay hơn, để chuẩn bị đón ngày Chúa đến, rất Giáng Sinh. Cho bằng, tình chuẩn bị.
Trong tinh thần ngẩng đầu và đứng thẳng để chuẩn bị, ta hân hoan mà cất tiếng hát, hát rằng:
“Rồi mùa Đông đến,
Rồi mùa Xuân đến,
Cuộc đời vẫn quay đều.” (Lê Uyên và Phương – Lê uyên Phương)
Cuộc đời vẫn quay đều. Và cũng lại bắt đầu, ngày Chúa đến. Chúa đến, có “bầy trẻ nhỏ tung tăng chiều ca hát.” Có “tiếng khóc, quê hương không níu lại.” Có người người “Thuở sống, rất an bình”.
Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch
Của thời xưa, một thuở sống an bình
Có đàn cò, bay rợp góc trời xanh
Bầy trẻ nhỏ, tung tăng chiều ca hát.
(thơ Hoàng Linh trang)
Lc 21: 25-28, 34-36
Tiếng khóc của nhà thơ, sao quê hương một thời không níu kéo. Lo sợ của nhà Đạo, nay Chúa cảnh tỉnh, để suy tư. Suy tư, là tâm tư cùng niệm suy Lời Chúa phán, để tỉnh thức.
Trình thuật thánh Luca hôm nay, ghi lời Chúa cảnh tỉnh để dân con nhà Đạo biết được mà tỉnh thức. Với nguyện cầu. Nguyện và cầu, ngày Chúa đến. Nhân mùa Vọng.
Bài đọc 1 Chúa nhật đầu mùa Vọng, có tiên tri Giêrêmia loan báo việc Đức Chúa, Vua Vũ Trụ - Đấng Cứu Thế, nay sắp đến: “Ta sẽ cho mọc lên một Mầm Non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình và chính trực.” (Gr 33: 15) Mầm Non đây, là nói Hài Nhi Chúa đến với đất miền Bêlem nhỏ bé, ta vẫn gọi: lần đầu Chúa đến.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay, còn dùng lời rất rõ để bày tỏ về ngày Cánh chung. Ngày Quang Lâm Chúa đến, vào lần sau. Ngài đến, dần vào thời thế tận, như có viết: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây, mà đến.” (Lc 21: 27)
Xét cho kỹ, giữa lần đầu Chúa đến và lần sau, vẫn có một nối kết, rất quan trọng. Không thể thiếu. Đó chính là điều, được thánh Phaolô nói ở bài đọc 2: “Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta quang lâm cùng các thánh của người.”( 1Th 3: 13). Ngày quang lâm, theo thánh nhân, vẫn xảy đến với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ở đây. Bây giờ. Hiểu như thế, ta sẽ cùng với Hội thánh đón chờ ngày Chúa đến lần sau, vào một ngày. Không ai biết.
Kể cũng lạ, Hội thánh của ta bắt đầu niên lịch phụng vụ bằng truyện kể về ngày thế tận. Phải lẽ hơn, sao Hội thánh không kể truyện Chúa tạo dựng trời đất. Tạo dựng con người? Hoặc, nói về ngày khai phóng Đạo Chúa. Về ngày nhập thể?
Hội thánh chọn kể như thế, để người người hiểu rằng đời người ở trần thế, chỉ là một hành trình. Là, cuộc hành hương. Không hơn không kém. Trong Kinh thánh, cũng như ở cuộc đời, khởi sự cũng như quá khứ của mọi việc, vẫn không là chuyện quan trọng. Hàng đầu. Tất cả, chỉ là sự kiện người người có mặt ở trần gian. Bởi, dù muốn dù không, ta cũng chẳng thể nào thay đổi được tình thế. Không thay và cũng chẳng đổi được điều gì. Tuy nhiên, tất cả vẫn đều ảnh hưởng lên những gì ta đang có. Đang sống. Xấu cũng như tốt.
Quan trọng, không phải là: chuyện xảy ra. Nhưng, là biết mình đang đi về đâu. Chỗ nào là điểm tới, cuộc đời. Sao lại thế? Để trả lời, siêu sao Yogi Berra, có lần từng nói: ”Ta phải cẩn trọng, vì không biết mình đang đi về đâu. Bởi, nếu không, sẽ chẳng bao giờ ta tới đuợc nơi đó.” Bởi thế nên, khi mình quyết đi về đâu, điều mình quyết định sẽ làm, sẽ tạo hoàn cảnh để ta có được một chọn lựa. Chọn, trở thành kỹ sư. Nhà kiến trúc. Hay, chỉ là phó thường dân. Nhất nhất, đều phải hoạch định trước. Có quyết tâm, mới thực hiện được điều mình mong muốn. Ngay chuyện trở thành thày dòng hoặc ẩn sĩ, ta cũng phải quyết định để có được một chọn lựa, cho đích đáng. Chọn cho đúng, để mình sẽ không ngoái cổ quay về chốn cũ. Mà, vẫn đầu cao mắt sáng, hướng về phía trước, thôi.
Các bài đọc hôm nay, thôi thúc ta giáp mặt với thực tại, của cuộc đời. Nhiều người, lâu nay vẫn cứ muốn vui hưởng đời mình, bằng hai phương cách. Một là, những muốn để thời gian năng lượng mà tạo hoàn cảnh để có thể “ăn chơi”, cho bõ thích. Nhưng, lại chẳng bao giờ đạt đích điểm mình muốn tới. Hoặc vui hưởng, bằng cách né tránh thực tế hằng ngày qua việc đầm mình với rượu chè, cờ bạc, ma tuý, dục tình, đam mê vật chất, hoặc tổng hợp cả hai. Như trình thuật nói rõ: người người “để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời.”(Lc 21: 34) Mà, nhiều phần thì những lo lắng ấy, là do chính mình tạo lấy.
Lo lắng có kẻ thù? Hay là, lo không đủ tiền? Phải chăng, lo như những người chỉ biết lo cho cuộc đời mình bị đe doạ , bị cạnh tranh, giành giựt, nơi thị trường, hoặc sở làm? Lo, là lo mất việc. Mất nồi cơm. Manh áo? Trên thực tế, địch thù lớn nhất của người người là chính nỗi lo, nỗi sợ. Đặc biết nhất, là tương lai vẫn cứ lo. Nhiều khi ta phải chọn lựa, hoặc đắn đo, là do nỗi ưu tư lo lắng ấy.
Đọc trình thuật hôm nay, ta sẽ hiểu ra rằng, người người sẽ còn lo lắng, nhiều hơn thế. Những lời cảnh báo, như: “Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống điạ cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.”(Lc 21: 27) Điều ghi đây, không có ý nói về tương lai, mai ngày của trái đất. Mà, đó là những điều vẫn xảy đến với muôn dân. Ở đây. Lúc này.
Và rồi, trình thuật nói tiếp về phản ứng của dân con đồ đệ là tín hữu , không thể là phản ứng của hãi sợ: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21: 28) Thái độ đứng thẳng/ngẩng đầu là thái độ tuỳ thuộc vào mỗi người. Có can dự. Có chọn lựa thứ tự ưu tiên. Nếu con người chủ yếu đặt nặng vào giá trị của nhà cửa, vật chất, rất tiền bạc… thì đương nhiên là ta sẽ ưu tư đặt hết đầu óc vào “ngày ấy” sắp đến.
Phần lớn ưu tư của con người là muốn thao túng tương lai. Là, khuynh loát thế giới. Tức là, nhận ra đó là việc rất khó làm. Đó, còn là phương án rất khó thực hiện. Thế nên, ta càng ưu tư, nếu cứ hiểu điều Chúa cảnh giác như một thực tại ta sẽ giáp mặt. Nếu cứ nghĩ rằng ngày ấy sẽ ảnh hưởng lên thực tế, ta sống.
Thực sự, có những điều ta có thể đổi thay. Nên, nếu cần, cứ thay đổi. Nếu những việc thật khó thay đổi, thì chỉ cần ta biết chấp nhận và sống trong vòng xoay của chúng. Khôn ngoan, là người biết nhận ra đâu thực, đâu hư. Và đó là nguồn cội để ta được bình an, trong tâm hồn. Cũng nên nhớ rằng, mọi đổi thay đều bắt đầu từ ta, rồi sẽ lan ra chung quanh. Lan đến mọi người.
Cuộc đời con người, như ta đang lái xe buýt. Ngồi lên đó, ta biết sẽ đi đâu. Về đâu. Với xe buýt cuộc đời, ta cũng cần biết đích điểm ta nhắm tới. Chứ không là ước mơ ta thêu dệt. Không như việc lái xe buýt, ta chẳng hề biết hành trình cuộc sống trải dài bao năm tháng. Có người hơn 90, người ngắn hơn, chỉ 30, 50. Nhưng chiều dài hành trình không quan trọng bằng ta làm gì trong chuỗi dài của hành trình ấy.
Với hành trình cuộc sống, trình thuật nay đưa ra một đề xuất, cũng tương tự. Nếu muốn mừng kính ngày Chúa đến lần đầu và chuẩn bị cho lần sau, việc cần làm là biết Chúa sẽ đến vào bất cứ lúc nào, trong ngày. Vì thế, Tin Mừng đề nghị: hành trình trên xe buýt cuộc đời, ta nên biết:
1. Sẵn sàng xuống xe, ở bất cứ trạm nào. Sẵn sàng gặp Chúa, mỗi khi Ngài gọi/mời ta đến với Ngài. Hiện tại hay tương lai. Điều quan trọng hơn cả là: chuẩn bị.
2. Không sợ. Cũng đừng lo. Lo và sợ, chẳng giải quyết được gì. Lo và sợ, những gì chưa xảy ra và có lẽ cũng chẳng bao giờ xảy ra, như ta tưởng. Lm Tony de Mello có lần nói: “Sao lại lo? Lo, cũng chết. Không lo, cũng chết. Vậy thì, việc gì phải lo? “
3. Cải thiện mối tương quan ta có với mọi người, quanh ta. Sống đúng nghĩa cuộc đời, không nằm ở câu hỏi: ta làm nghề gì? Thành công ra sao? Mà là, ta có quan hệ tốt đẹp với người chung quanh không? Người chung quanh, là: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cả người dưng, nữa.
4. Nắm bắt cơ hội để gần gũi Chúa. Ngài là Đấng vẫn đồng hành với ta, mọi nơi. Mọi lúc. Ta sẽ gặp Ngài. Sẽ chuyện trò với Ngài. Nghe lời Ngài. Giúp Ngài qua mỗi người. Mọi người. Hãy dùng mỗi kinh nghiệm gần gũi là gặp gỡ Ngài mà dệt thành tấm áo. Cho đời ta.
Vấn đề không phải để hỏi, lúc nào thì Chúa bảo ta ra khỏi xe buýt cuộc đời. Bởi, Ngài cũng không là người dưng khách lạ, đối với ta. Ta sẽ không nghe Ngài bảo: “Ta đâu biết người” Trái lại, ta sẵn sàng chào mừng Ngài khi Ngài gọi ta đến. Đó là đích điểm. Không có điểm nào khác. Khi đã biết thực hiện quyết tâm 4 bước như trên, ta chẳng cần lo lúc nào thì Chúa đến, mời gọi ta. Cứ sẵn sàng. Cứ “đứng thẳng và ngẩng đầu”, vì Chúa sẽ “Mời bạn, lên xe đang đợi.” Xem như thế, không cách nào hay hơn, để chuẩn bị đón ngày Chúa đến, rất Giáng Sinh. Cho bằng, tình chuẩn bị.
Trong tinh thần ngẩng đầu và đứng thẳng để chuẩn bị, ta hân hoan mà cất tiếng hát, hát rằng:
“Rồi mùa Đông đến,
Rồi mùa Xuân đến,
Cuộc đời vẫn quay đều.” (Lê Uyên và Phương – Lê uyên Phương)
Cuộc đời vẫn quay đều. Và cũng lại bắt đầu, ngày Chúa đến. Chúa đến, có “bầy trẻ nhỏ tung tăng chiều ca hát.” Có “tiếng khóc, quê hương không níu lại.” Có người người “Thuở sống, rất an bình”.
Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch