suongkhoimay
11-28-2009, 01:50 AM
Tôi không thể ngồi nghe được hết 1 tuồng cải lương,
Nhưng thôi cũng rất thích nghe hát giọng cổ,
Nhưng hôm rồi tôi đọc được trên bỏa ngoại ngữ, ở google bầu bình chọn điệu hát dân gian của các nước trên thể giởi
Việt Nam được chọn điệu hát Ca Trù là giòng hát của dân tộc,
Nhưng bên cạnh đó tôi thấy giòng hát Tân Cổ cũng là giòng hát dân tộc,nhưng sao tôi không thấy được đề cử trong list mà đem đi ra ngoài thể giởi vậy?
Chỉ có!
1=Điêu hát Quan Họ
2=Ca Trù
3=:uhh::-?:102:.......quên mất tiêu rồi
Nhưng trong 3 sổ 3 đó không có giòng hát cải lương!
Hôm nay vô tình tôi đọc được một tin về cô ca sĩ lão thành là Lệ Thủy!
Tôi xin post vào đây để mọi người cùng được đọc
*NSƯT Lệ Thủy: Cuộc đời dài lắm...
Không có ai ngoài chị, hơn 40 năm vẫn sống vẹn nguyên trong lòng khán giả mộ điệu, bằng những vai diễn cũ, trong những vở tuồng cũ. Hơn 20 năm, hơn 1.000 lần đóng vai Tô Ánh Nguyệt, không lần nào bị lẫn vào nhau, chị thực sự là một hình ảnh ngôi sao không tô vẽ, tỏa sáng rực rỡ mà không cần những bệ phóng lăng xê.
Giọng ca vọng cổ chân phương nhưng không lấm láp, nét diễn duyên dáng mà không ồn ào, người đàn bà tuổi ngoài 60 vẫn hát đắm say, như thời gian chưa từng đi qua và nhiều lần làm đời chị bầm dập...
Tháng 6 năm 2009, Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí làm live show"Bước chân hai thế hệ"tại TP Hồ Chí Minh. Không có vé để bán. Khán giả yêu cầu tổ chức tiếp lần hai hoặc đưa đi diễn tại các tỉnh. Hàng trăm cuộc điện thoại réo Lệ Thủy để tìm vé. Lệ Thủy vẫn giữ được hình ảnh trong sáng đặc biệt và sức hút tự nhiên, dù chị đã không còn trẻ nữa. Dường như ở người phụ nữ này có một lực hút bẩm sinh. Lệ Thủy không đẹp. Và chị là một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với những ngôi sao cải lương khác. Giọng chị khàn. Và chị ca chân phương, hoàn toàn không dựa vào luyến láy hay thủ pháp diễn.
Cô gái Cửu Long bước lên sân khấu, trong ánh sáng rực rỡ ấy, sống đời với nó, cùng những vai thiếu nữ chịu thương. Đến tận lúc này, chị vẫn có những show tại hải ngoại, trên sân khấu toàn những ca sỹ hát nhạc trẻ, một mình chị được mời hát cổ nhạc. Và cũng chỉ mình chị,"tả xung hữu đột"tại những tour diễn tỉnh, lượng người hâm mộ hùng hậu hơn nhiều lần các ca sỹ nhạc trẻ đương thời.
"Năm ấy em vừa tròn 14, quả tim non chưa biết rộn ràng", đó là câu đầu tiên trong"Cô bán đèn hoa giấy". Bản nhạc ấy Lệ Thủy đã nghe suốt thời thơ ấu, khi chị hàng chiều ngồi bón cơm cho em ăn bên hông chợ Khánh Hội, nghe cô Thanh Hương ca từ đĩa hát cũ mà người thợ sửa radio mở hoài không biết chán. 12 tuổi học chữ và học hát cùng thầy, 13 tuổi đóng vai nhỏ trong những tuồng cổ. Và đúng 14 tuổi, Lệ Thủy đã là một ngôi sao, là đào chính của đoàn cải lương Kim Chung, và hát"Cô bán đèn hoa giấy"bằng chất giọng mộc chân thành của mình.
Đến tận lúc này, khi nghe"Cô bán đèn hoa giấy"trên mạng Internet, vẫn hình dung thật rõ Lệ Thủy của tuổi đời non nớt nhưng giọng ca thì đã chín muồi. Có ai đó nói rằng, dường như những đứa trẻ vào đời sớm sẽ cảm nhận cuộc sống bằng một nhịp đập khác. Chính vì thế, những bản vọng cổ Lệ Thủy ca từ khi chưa... từng yêu vẫn có thể ngọt ngào hơn bình thường mà sầu bi cũng hơn bình thường.
Cuộc sống của chị bắt đầu bằng những chuyến đi dài, từ Cửu Long lên Sài Gòn theo ba mẹ. Ba chị đi làm thuê, còn mẹ làm nghề chầm lá, nhưng cái nhà bị cháy, tài sản tiêu tán khiến ông bà biệt xứ. Ông lên Sài Gòn làm lao công trong Thảo Cầm Viên, còn bà nấu cơm thuê cho những người phu khuân vác. Lệ Thủy đã bồng bế cả 4 đứa em nhỏ, chăm bẵm chúng bên hông chợ Khánh Hội, vừa dỗ em vừa học hát, mà thành tài.
Như trời sinh, mà không cần gọt giũa quá nhiều. Cuộc mưu sinh lấm láp của gia đình đã làm cho Lệ Thủy buộc phải đi hát như một kế sinh nhai. Và chị đã cùng Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Kim Huệ... tạo nên một thế hệ vàng son của cải lương, mà những thế hệ sau khó có thể tỏa sáng rực rỡ như thế.
Dương Đình Trí, cậu con trai thứ hai của Lệ Thủy, tốt nghiệp ngành kiểm toán tại Australia, nhưng đã trở về Việt Nam để theo con đường ca hát. Với Đình Trí, thì mẹ luôn là một cái bóng lớn mà anh rất khó vượt qua. Trong ký ức của chàng trai trẻ, từ khi anh lên ba tuổi đã phải quen với hình ảnh cứ chiều đến là mẹ chuẩn bị quần áo, trang điểm để đi diễn. Và đến khi mẹ về nhà thì mấy anh em đã ngủ say.
Ngày mới giải phóng, cả xã hội vất vả, nghệ sỹ cải lương như Lệ Thủy được yêu mến nhưng diễn phục vụ theo đoàn văn công, tiền cát sê không đủ sống. Khi ấy, chồng chị mới được chị bảo lãnh ra khỏi trại tập trung, về làm kế toán trong đoàn hát. Cuộc sống cơ cực của người nghệ sỹ trong những lúc gian khó khiến Lệ Thủy trở thành người gồng gánh cả gia đình. Đình Trí nói, đêm nào mẹ cũng hát xong show của nhà hát, rồi đi diễn tăng cường thêm ở Thủ Đức, Biên Hòa và các vùng lân cận, có khi 1h đêm mới xong, về tới nhà thì cũng khuya lắc.
Sau này, Lệ Thủy cũng là một trong những nghệ sỹ đầu tiên đi lưu diễn ở các tỉnh xa. Chị sẵn sàng đi bộ nửa ngày đường để tới điểm diễn. Đi tới đâu khán giả cũng theo, có khi chỉ để nhìn được tận mắt cô đào. Và những tháng ngày miệt mài đi diễn tỉnh đã giúp gia đình Lệ Thủy... thoát nghèo. Chị cũng kiếm đủ tiền cho ba con mình du học tại Australia . Đắm đuối với nghề hát và chị cũng đủ đầy từ nghề hát.
http://i89.photobucket.com/albums/k216/j0006/28_contrai96-400.jpg
NSƯT Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí.
Đình Trí kể, vào những khi bận rộn, mẹ anh phải chạy show... thu âm, ca một lớp trong tuồng này ở phòng thu thứ nhất, lại chạy qua phòng thu thứ hai để ca tuồng khác. Và có những thời điểm, chị diễn ngày vài suất. Đó chính là thời hoàng kim, không chỉ là danh tiếng mà Lệ Thủy thực sự là một... cỗ máy kiếm tiền.
Với người yêu cải lương, Lệ Thủy được yêu mến trọn vẹn bởi cái tình từ nhân vật và giọng ca không phấn son, không cố tình làm màu. Những nhân vật của Lệ Thủy hầu hết đều chịu thương chịu khó. Chị thường mặc áo bà ba may kiểu xưa, cổ lá trầu, với những gam màu rất nhã.
Tuồng"Tô Ánh Nguyệt"chị diễn hơn hai chục năm, hơn một ngàn lần khóc nức nở, nước mắt tràn tay áo. Khán giả thuộc từng đoạn diễn của chị với Minh Vương. Cảnh Tô Ánh Nguyệt đem con cho chồng nuôi để hy vọng con mình được sống sung túc. Cảnh hai người gặp lại lúc xế chiều trong tủi hận và yêu thương. Chính tuồng"Tô Ánh Nguyệt"đã đưa Lệ Thủy - Minh Vương là cặp đôi bền bỉ với khán giả mộ điệu trong gần 40 năm.
Khán giả yêu cải lương là những khán giả kỳ lạ. Khi đã yêu ai thì sẽ yêu mãi, và họ không muốn có sự thay thế nào trong những vở tuồng cũ, dù người mới có thể không kém, thậm chí ca hay hơn. Chính vì thế, ở tuổi 60, Lệ Thủy vẫn phải chiều lòng khán giả, vào những vai còn trẻ. Có thể vóc dáng chị không được như thời con gái. Nhưng có hề gì. Bởi giọng ca là điều quan trọng nhất với một nghệ sỹ cải lương. Chính giọng ca đã lưu giữ chị trong trái tim của khán giả. Và người ta đi xem chị diễn, nghe chị hát để nhớ về quá khứ của họ, để nhớ rằng khi coi"Tô Ánh Nguyệt"vào ngày tháng năm ấy, mình đang làm gì và mình nhớ gì, khi ấy Tô Ánh Nguyệt khóc ra sao, đổ từng câu vọng cổ mặn mòi thế nào. Lệ Thủy đã làm nghề cần mẫn suốt gần nửa thế kỷ. Và chưa có ý định dừng lại...
Dương Đình Trí, cậu con trai duy nhất nối nghiệp ca hát của mẹ, tâm sự rằng dường như anh bị ảnh hưởng mẹ từ cách nghĩ đến cách sống. Mẹ anh hoàn toàn không mưu cầu điều gì riêng cho bản thân mình và sống giản dị đến mức cần kiệm. Chị thích làm từ thiện, nhưng lại không muốn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Những công việc ấy đã được chị làm từ lâu, đến nay đã trở thành một thói quen.
Khi bước vào con đường ca hát, Đình Trí được nhiều thuận lợi từ danh tiếng và những mối quan hệ của mẹ. Nhưng cũng chính vì thế mà để khẳng định bản thân là điều không dễ dàng. Lệ Thủy không hướng con theo con đường ca hát, nhưng chính giọng ca của chị đã làm nên niềm say mê nơi các con. Đình Trí từ nhỏ đã mê ca theo mẹ, thuộc hết những tuồng mẹ hát, nhưng cải lương phải có duyên nghiệp mới ở lại, Đình Trí đi theo tân nhạc nhưng vẫn có thể hát... song ca với mẹ những bài tân cổ giao duyên...
Lệ Thủy đã tỏa sáng hơn 40 năm. Và gia tài âm nhạc của chị thực sự đồ sộ. Trong hành trình dâu bể của kiếp người, Lệ Thủy cũng đã nếm đủ cả những vinh quang và cay đắng nhất. Nhưng chưa khi nào chị oán trách số phận. Như những vai diễn của chị, Lệ Thủy kiệm lời và chấp nhận mọi chuyện để sống an lành hơn.
Cuộc sống của chị, có lẽ vì thế, mà càng về sau lại càng viên mãn. Tỏa sáng dài lâu và người phụ nữ tuổi 60 vẫn còn rất trẻ khi rời khỏi cuộc sống thực, bước vào cuộc đời nhân vật của mình. Đời chị được sống trong rất nhiều cuộc đời, rất dài và rất nhiều duyên nợ...
Nhưng thôi cũng rất thích nghe hát giọng cổ,
Nhưng hôm rồi tôi đọc được trên bỏa ngoại ngữ, ở google bầu bình chọn điệu hát dân gian của các nước trên thể giởi
Việt Nam được chọn điệu hát Ca Trù là giòng hát của dân tộc,
Nhưng bên cạnh đó tôi thấy giòng hát Tân Cổ cũng là giòng hát dân tộc,nhưng sao tôi không thấy được đề cử trong list mà đem đi ra ngoài thể giởi vậy?
Chỉ có!
1=Điêu hát Quan Họ
2=Ca Trù
3=:uhh::-?:102:.......quên mất tiêu rồi
Nhưng trong 3 sổ 3 đó không có giòng hát cải lương!
Hôm nay vô tình tôi đọc được một tin về cô ca sĩ lão thành là Lệ Thủy!
Tôi xin post vào đây để mọi người cùng được đọc
*NSƯT Lệ Thủy: Cuộc đời dài lắm...
Không có ai ngoài chị, hơn 40 năm vẫn sống vẹn nguyên trong lòng khán giả mộ điệu, bằng những vai diễn cũ, trong những vở tuồng cũ. Hơn 20 năm, hơn 1.000 lần đóng vai Tô Ánh Nguyệt, không lần nào bị lẫn vào nhau, chị thực sự là một hình ảnh ngôi sao không tô vẽ, tỏa sáng rực rỡ mà không cần những bệ phóng lăng xê.
Giọng ca vọng cổ chân phương nhưng không lấm láp, nét diễn duyên dáng mà không ồn ào, người đàn bà tuổi ngoài 60 vẫn hát đắm say, như thời gian chưa từng đi qua và nhiều lần làm đời chị bầm dập...
Tháng 6 năm 2009, Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí làm live show"Bước chân hai thế hệ"tại TP Hồ Chí Minh. Không có vé để bán. Khán giả yêu cầu tổ chức tiếp lần hai hoặc đưa đi diễn tại các tỉnh. Hàng trăm cuộc điện thoại réo Lệ Thủy để tìm vé. Lệ Thủy vẫn giữ được hình ảnh trong sáng đặc biệt và sức hút tự nhiên, dù chị đã không còn trẻ nữa. Dường như ở người phụ nữ này có một lực hút bẩm sinh. Lệ Thủy không đẹp. Và chị là một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với những ngôi sao cải lương khác. Giọng chị khàn. Và chị ca chân phương, hoàn toàn không dựa vào luyến láy hay thủ pháp diễn.
Cô gái Cửu Long bước lên sân khấu, trong ánh sáng rực rỡ ấy, sống đời với nó, cùng những vai thiếu nữ chịu thương. Đến tận lúc này, chị vẫn có những show tại hải ngoại, trên sân khấu toàn những ca sỹ hát nhạc trẻ, một mình chị được mời hát cổ nhạc. Và cũng chỉ mình chị,"tả xung hữu đột"tại những tour diễn tỉnh, lượng người hâm mộ hùng hậu hơn nhiều lần các ca sỹ nhạc trẻ đương thời.
"Năm ấy em vừa tròn 14, quả tim non chưa biết rộn ràng", đó là câu đầu tiên trong"Cô bán đèn hoa giấy". Bản nhạc ấy Lệ Thủy đã nghe suốt thời thơ ấu, khi chị hàng chiều ngồi bón cơm cho em ăn bên hông chợ Khánh Hội, nghe cô Thanh Hương ca từ đĩa hát cũ mà người thợ sửa radio mở hoài không biết chán. 12 tuổi học chữ và học hát cùng thầy, 13 tuổi đóng vai nhỏ trong những tuồng cổ. Và đúng 14 tuổi, Lệ Thủy đã là một ngôi sao, là đào chính của đoàn cải lương Kim Chung, và hát"Cô bán đèn hoa giấy"bằng chất giọng mộc chân thành của mình.
Đến tận lúc này, khi nghe"Cô bán đèn hoa giấy"trên mạng Internet, vẫn hình dung thật rõ Lệ Thủy của tuổi đời non nớt nhưng giọng ca thì đã chín muồi. Có ai đó nói rằng, dường như những đứa trẻ vào đời sớm sẽ cảm nhận cuộc sống bằng một nhịp đập khác. Chính vì thế, những bản vọng cổ Lệ Thủy ca từ khi chưa... từng yêu vẫn có thể ngọt ngào hơn bình thường mà sầu bi cũng hơn bình thường.
Cuộc sống của chị bắt đầu bằng những chuyến đi dài, từ Cửu Long lên Sài Gòn theo ba mẹ. Ba chị đi làm thuê, còn mẹ làm nghề chầm lá, nhưng cái nhà bị cháy, tài sản tiêu tán khiến ông bà biệt xứ. Ông lên Sài Gòn làm lao công trong Thảo Cầm Viên, còn bà nấu cơm thuê cho những người phu khuân vác. Lệ Thủy đã bồng bế cả 4 đứa em nhỏ, chăm bẵm chúng bên hông chợ Khánh Hội, vừa dỗ em vừa học hát, mà thành tài.
Như trời sinh, mà không cần gọt giũa quá nhiều. Cuộc mưu sinh lấm láp của gia đình đã làm cho Lệ Thủy buộc phải đi hát như một kế sinh nhai. Và chị đã cùng Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Kim Huệ... tạo nên một thế hệ vàng son của cải lương, mà những thế hệ sau khó có thể tỏa sáng rực rỡ như thế.
Dương Đình Trí, cậu con trai thứ hai của Lệ Thủy, tốt nghiệp ngành kiểm toán tại Australia, nhưng đã trở về Việt Nam để theo con đường ca hát. Với Đình Trí, thì mẹ luôn là một cái bóng lớn mà anh rất khó vượt qua. Trong ký ức của chàng trai trẻ, từ khi anh lên ba tuổi đã phải quen với hình ảnh cứ chiều đến là mẹ chuẩn bị quần áo, trang điểm để đi diễn. Và đến khi mẹ về nhà thì mấy anh em đã ngủ say.
Ngày mới giải phóng, cả xã hội vất vả, nghệ sỹ cải lương như Lệ Thủy được yêu mến nhưng diễn phục vụ theo đoàn văn công, tiền cát sê không đủ sống. Khi ấy, chồng chị mới được chị bảo lãnh ra khỏi trại tập trung, về làm kế toán trong đoàn hát. Cuộc sống cơ cực của người nghệ sỹ trong những lúc gian khó khiến Lệ Thủy trở thành người gồng gánh cả gia đình. Đình Trí nói, đêm nào mẹ cũng hát xong show của nhà hát, rồi đi diễn tăng cường thêm ở Thủ Đức, Biên Hòa và các vùng lân cận, có khi 1h đêm mới xong, về tới nhà thì cũng khuya lắc.
Sau này, Lệ Thủy cũng là một trong những nghệ sỹ đầu tiên đi lưu diễn ở các tỉnh xa. Chị sẵn sàng đi bộ nửa ngày đường để tới điểm diễn. Đi tới đâu khán giả cũng theo, có khi chỉ để nhìn được tận mắt cô đào. Và những tháng ngày miệt mài đi diễn tỉnh đã giúp gia đình Lệ Thủy... thoát nghèo. Chị cũng kiếm đủ tiền cho ba con mình du học tại Australia . Đắm đuối với nghề hát và chị cũng đủ đầy từ nghề hát.
http://i89.photobucket.com/albums/k216/j0006/28_contrai96-400.jpg
NSƯT Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí.
Đình Trí kể, vào những khi bận rộn, mẹ anh phải chạy show... thu âm, ca một lớp trong tuồng này ở phòng thu thứ nhất, lại chạy qua phòng thu thứ hai để ca tuồng khác. Và có những thời điểm, chị diễn ngày vài suất. Đó chính là thời hoàng kim, không chỉ là danh tiếng mà Lệ Thủy thực sự là một... cỗ máy kiếm tiền.
Với người yêu cải lương, Lệ Thủy được yêu mến trọn vẹn bởi cái tình từ nhân vật và giọng ca không phấn son, không cố tình làm màu. Những nhân vật của Lệ Thủy hầu hết đều chịu thương chịu khó. Chị thường mặc áo bà ba may kiểu xưa, cổ lá trầu, với những gam màu rất nhã.
Tuồng"Tô Ánh Nguyệt"chị diễn hơn hai chục năm, hơn một ngàn lần khóc nức nở, nước mắt tràn tay áo. Khán giả thuộc từng đoạn diễn của chị với Minh Vương. Cảnh Tô Ánh Nguyệt đem con cho chồng nuôi để hy vọng con mình được sống sung túc. Cảnh hai người gặp lại lúc xế chiều trong tủi hận và yêu thương. Chính tuồng"Tô Ánh Nguyệt"đã đưa Lệ Thủy - Minh Vương là cặp đôi bền bỉ với khán giả mộ điệu trong gần 40 năm.
Khán giả yêu cải lương là những khán giả kỳ lạ. Khi đã yêu ai thì sẽ yêu mãi, và họ không muốn có sự thay thế nào trong những vở tuồng cũ, dù người mới có thể không kém, thậm chí ca hay hơn. Chính vì thế, ở tuổi 60, Lệ Thủy vẫn phải chiều lòng khán giả, vào những vai còn trẻ. Có thể vóc dáng chị không được như thời con gái. Nhưng có hề gì. Bởi giọng ca là điều quan trọng nhất với một nghệ sỹ cải lương. Chính giọng ca đã lưu giữ chị trong trái tim của khán giả. Và người ta đi xem chị diễn, nghe chị hát để nhớ về quá khứ của họ, để nhớ rằng khi coi"Tô Ánh Nguyệt"vào ngày tháng năm ấy, mình đang làm gì và mình nhớ gì, khi ấy Tô Ánh Nguyệt khóc ra sao, đổ từng câu vọng cổ mặn mòi thế nào. Lệ Thủy đã làm nghề cần mẫn suốt gần nửa thế kỷ. Và chưa có ý định dừng lại...
Dương Đình Trí, cậu con trai duy nhất nối nghiệp ca hát của mẹ, tâm sự rằng dường như anh bị ảnh hưởng mẹ từ cách nghĩ đến cách sống. Mẹ anh hoàn toàn không mưu cầu điều gì riêng cho bản thân mình và sống giản dị đến mức cần kiệm. Chị thích làm từ thiện, nhưng lại không muốn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Những công việc ấy đã được chị làm từ lâu, đến nay đã trở thành một thói quen.
Khi bước vào con đường ca hát, Đình Trí được nhiều thuận lợi từ danh tiếng và những mối quan hệ của mẹ. Nhưng cũng chính vì thế mà để khẳng định bản thân là điều không dễ dàng. Lệ Thủy không hướng con theo con đường ca hát, nhưng chính giọng ca của chị đã làm nên niềm say mê nơi các con. Đình Trí từ nhỏ đã mê ca theo mẹ, thuộc hết những tuồng mẹ hát, nhưng cải lương phải có duyên nghiệp mới ở lại, Đình Trí đi theo tân nhạc nhưng vẫn có thể hát... song ca với mẹ những bài tân cổ giao duyên...
Lệ Thủy đã tỏa sáng hơn 40 năm. Và gia tài âm nhạc của chị thực sự đồ sộ. Trong hành trình dâu bể của kiếp người, Lệ Thủy cũng đã nếm đủ cả những vinh quang và cay đắng nhất. Nhưng chưa khi nào chị oán trách số phận. Như những vai diễn của chị, Lệ Thủy kiệm lời và chấp nhận mọi chuyện để sống an lành hơn.
Cuộc sống của chị, có lẽ vì thế, mà càng về sau lại càng viên mãn. Tỏa sáng dài lâu và người phụ nữ tuổi 60 vẫn còn rất trẻ khi rời khỏi cuộc sống thực, bước vào cuộc đời nhân vật của mình. Đời chị được sống trong rất nhiều cuộc đời, rất dài và rất nhiều duyên nợ...