Dan Lee
12-01-2009, 10:25 PM
Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm C
CHUẨN BỊ CON ĐƯỜNG CHO CHÚA
Suy Niệm 1. CHUẨN BỊ CON ĐƯỜNG CHO CHÚA
Có một nhà giảng thuyết nổi tiếng, cứ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác, đều đến giảng tại một cộng đoàn rộng lớn. Họ rất chăm chú lắng nghe. Vào một Chúa nhật, khi ông đang đi đến bục giảng, thì những lời trong Tin Mừng vang bên tai ông: “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Một ý tưởng bất chợt đến với ông: “Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người, nhưng chính chúng ta mới cần”.
Từ trên bục giảng, ông nhìn vào các gương mặt đang chờ đợi của giáo dân, và tự hỏi không biết những lời đó có ý nghĩa gì đối với họ. Những điều cần phải chấn chỉnh trong cuộc sống của họ là gì? Ông nhận ra rằng chỉ bản thân họ mới có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, có một lãnh vực mà ông cảm thấy đáng nói đến: các mối quan hệ thường xuyên bị bóp méo và rối loạn của họ.
Ông đã quen biết những người này cả một thời gian dài. Họ đã từng đến với ông, để được giúp đỡ và hướng dẫn qua những vấn đề của họ. Ông biết những đố kỵ nhỏ nhặt làm cho tâm hộn họ bực bội, những hận thù khiến cho người này chống lại người kia, những cuộc cãi vã vặt vãnh vẫn còn tồn tại, những ghen tỵ và hiểu lầm, sự tự hào xuẩn ngốc.
Ông quyết định gởi một thông điệp cho những con người cố chấp, đầy cay đắng, không chịu tha thứ và bỏ qua đó. Ông sẽ ghi khắc nơi họ ý tưởng rằng cuộc đời vốn dĩ quá ngắn ngủi rồi, không ai nên gây hận thù và bất mãn cho nhau nữa. Ông sẽ van nài họ nên cư xử trong sự hiểu biết và khoan dung đối với nhau. Ông sẽ nói với họ từ tận tâm hồn của ông, như thể ông đang nói riêng với từng người vậy. Thế là ông bắt đầu:
Anh chị em thân mến, tôi xin được nhắc lại những lời trong Tin Mừng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người, nhưng chính chúng ta cần.
Chúng ta cứ để mặc cho những chuyện hiểu lầm diễn ra từ năm này sang năm khác, với ý nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ khai thông chúng. Chúng ta cứ để cho những cuộc cãi vã tiếp tục tồn tại, bởi vì chúng ta không thể sắp xếp tư tưởng, để dẹp bỏ và chấm dứt lòng tự hào của chúng ta.
Chúng ta đi ngang qua những người khác với vẻ mặt sưng sỉa, không hề nói với họ một lời nào, mà không có một vài thái độ đố kỵ vớ vẩn, mặc dù chúng ta biết rằng mình sẽ hối hận và xấu hổ nếu nghe tin rằng ngày mai một trong những người đó sẽ qua đời.
Chúng ta cứ để mặc cho người đồng loại của mình bị đói khát, cho đến khi chúng ta nghe tin rằng người đó đang chết đói, hoặc chúng ta làm cho người bạn của mình bị đau lòng, vì một lời đánh giá mà một ngày nào đó chúng ta đã nói với họ.
Nếu chúng ta nhận ra rằng “thì giờ ngắn ngủi”, thì câu nói này sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến thế nào. Làm sao để chúng ta có thể ra đi ngay tức khắc, và làm được những điều, mà có thể không bao giờ chúng ta có cơ hội khác để thực hiện.
“Tôi xin nhắc lại: Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người nhưng chính chúng ta cần. Vì thế, nếu chúng ta có thái độ quanh co, hoặc lối sống không ngay thẳng, hoặc mối quan hệ không chân thật nào đó cần được chấn chỉnh lại, thì chúng ta hãy sửa đổi ngay. Sau đó, chúng ta sẽ thực sự chuẩn bị đường cho Chúa đến với chúng ta”.
Ông kết thúc bài giảng của mình ở đó. Nhưng lời nói của ông thật đáng suy gẫm. Đối với những người đang đi trên một con đường quanh co, thì quả thật mọi sự đều khó khăn. Nhưng mọi sự đều trở nên dễ dàng, đối với những người đi trên đường ngay nẻo chính –đường lối của sự thật, lương thiện và tốt đẹp. Nhưng để đi trên một con đường ngay thẳng, người ta cần có sức mạnh, sự khôn ngoan và chân thật.
Thiên Chúa không hề từ bỏ con người, khi chúng ta bị lạc khỏi đường lối ngay thật. Người vẫn mời gọi chúng ta rời bỏ con đường quanh co, để đến với đường ngay nẻo chính. Mùa Vọng là một thời gian tuyệt vời, để chúng ta biết nhắm bản thân đến đường hướng ngay thẳng, và tự mình cam kết đi trên đường lối đúng đắn. Chúng ta phải cầu xin Chúa cất đi sự mù lòa khỏi cặp mắt chúng ta, sự yếu đuối khỏi ý chí chúng ta, và sự cứng cỏi trong tâm hồn chúng ta, để sao cho cuộc sống chúng ta được tràn đầy ân sủng trong ngày Người đến.
Suy Niệm 2. TỰ MỞ LÒNG RA CHO ƠN CỨU ĐỘ
Ơn cứu độ là một trong những chủ đề lớn của Mùa Vọng. Hôm nay, một lời mời gọi lớn lao xuất phát từ Phụng vụ “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy. Mọi núi đồi, phải bạt cho thấp; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Đây là những lời tuyệt vời. Đây là lời tuyên bố về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Nhưng ở đây, có thể phát sinh ra một vấn đề. Một số người cứ nghĩ rằng để được Thiên Chúa yêu thương, thì họ phải hoàn hảo. Họ nói: “Thiên Chúa không bao giờ muốn gặp tôi trong tình trạng tội lỗi và bất toàn của tôi”. Vì thế, họ nỗ lực trở nên con người hoàn hảo, nhằm đạt được tình yêu của Thiên Chúa. Điều này đưa đến hậu quả là họ cứ cố gắng tự mình xoay sở lấy. Thiên Chúa khó cứu độ những người như vậy.
Lần kia, có một tu sĩ tên là Ambrose. Vốn là một chuyên gia về đời sống thiêng liêng, tu sĩ Ambrose rất đòi hỏi trong cách nói chuyện và suy niệm. Ông còn là một người rất thông minh, và chăm chỉ làm việc. Vì là một con người ưa sự triệt để hoàn hảo, nên ông luôn luôn thích được sắp xếp và kiểm soát mọi sự. Ông làm cho mọi người lóa mắt thán phục về năng lực và kiến thức của ông.
Nhưng khi đang ở trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, thì ông bị một căn bệnh ở giai đoạn cuối làm cho ông quỵ ngã. Dường như thể sứ mạng của ông đã kết thúc. Tuy nhiên, sự việc lại không diễn ra như vậy. Trái lại, chính khi ông trở nên yếu đuối, và hoàn toàn không kiểm soát được mọi sự, thì ông lại trở nên có hiệu quả nhất.
Điều này diễn ra như thế nào? Ông quyết định sử dụng căn bệnh của mình để tiếp cận với những người đau khổ khác. Và nhờ đó, ông đã quá thành công, đến nỗi chính căn bệnh ở giai đoạn cuối của ông lại chuyển thành một giai đoạn hiệu quả nhất. Trước khi qua đời, ông nói “Tôi đã đi theo một phương hướng, thì đột nhiên, tôi lại bị bắt buộc phải đi theo một hướng khác. Nhưng trong quá trình đó, tôi được học hỏi về bản thân mình, và về tấm lòng tốt của người khác, nhiều hơn là tôi đã từng học hỏi được trong suốt những năm tháng trước đây của cuộc đời tôi”.
Và về mức độ cá nhân, thì tu sĩ Ambrose đã trải qua một sự biến đổi tuyệt vời. Dường như thể cái vỏ bọc bảo vệ nào đó đã nứt vỡ ra, và làm nổi bật lên một con người thực sự có sức quyến rũ. Trước đây, ông là một người có vẻ cô độc trong cộng đoàn. Bây giờ, ông đã tự đặt mình vào giữa cộng đoàn, cùng ăn uống với các tu sĩ bạn, nhưng cũng đóng góp một cách rộng rãi vào tinh thần của cộng đoàn, nhờ sự dịu hiền và an bình mà ông tỏa ra. Đây là công trình của ân sủng, và điều này chứng tỏ sự thật trong vài câu ngắn sau đây:
Hãy rung lên những hồi chuông nào vẫn còn có thể vang vọng được.
Hãy quên đi sự hiến thân hoàn hảo của bạn.
Trong tất cả mọi sự, đều có một vết nứt.
Đó là cách để ánh sáng thâm nhập vào.
Những hoàn cảnh làm cho chúng ta mở lòng mình ra, để đến với điều mà Thiên Chúa mong muốn ban cho chúng ta quả thật lạ lùng. Khi chúng ta đến với Thiên Chúa từ trạng thái đầy đủ và mạnh mẽ của bản thân, thì chúng ta đặt Thiên Chúa sang một bên. Nhưng khi chúng ta đến với Thiên Chúa từ tình trạng yếu đuối và có nhu cầu, là chúng ta mời gọi Người đi vào tâm hồn của mình. Thông qua sự bất toàn của mình, mà tâm hồn của chúng ta được mở ra cho ân sủng của Thiên Chúa. Sự bất toàn của chúng ta chính là những vết thương thu hút sự chú ý của Thiên Chúa, khiến chúng ta xứng đáng được Người thương xót và chữa lành.
Trong cuộc sống chúng ta, có một thái độ quanh co, hoặc cách cư xử không ngay thẳng cần được chấn chỉnh lại, chúng ta hãy cố gắng làm điều đó. Nhưng chúng ta không được suy nghĩ rằng Chúa sẽ không đến với chúng ta, trừ phi chúng ta vẹn toàn. Nếu chúng ta đã hoàn hảo rồi, thì Thiên Chúa không đến với chúng ta nữa. Thiên Chúa đến, bởi vì chúng ta là những tội nhân cần được cứu độ. Người đến, bởi vì chúng ta là những đứa con bị thương tích, cần được chữa lành. Điều mà chúng ta cần, đó là lòng khiêm tốn và sự chân thành, để tỏ cho Người thấy những tội lỗi và vết thương của chúng ta.
Có những người nói rằng chúng ta không nên bộc lộ sự yếu đuối, bởi vì điều này không tạo ra được sự kính trọng, và do đó, tốt hơn là nên mang lấy gánh nặng của bản thân mình trong sự bí mật. Nhưng chính sự am hiểu về nỗi đau khổ của cá nhân, lại càng làm cho chúng ta có khả năng cống hiến kinh nghiệm bản thân mình, như một nguồn suối để chữa lành cho người khác. Những ai không che đậy sự đấu tranh của họ, nhưng biết sống bằng chính con người thật, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì có thể mang lại niềm hy vọng cho người khác.
McCarthy
CHUẨN BỊ CON ĐƯỜNG CHO CHÚA
Suy Niệm 1. CHUẨN BỊ CON ĐƯỜNG CHO CHÚA
Có một nhà giảng thuyết nổi tiếng, cứ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác, đều đến giảng tại một cộng đoàn rộng lớn. Họ rất chăm chú lắng nghe. Vào một Chúa nhật, khi ông đang đi đến bục giảng, thì những lời trong Tin Mừng vang bên tai ông: “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Một ý tưởng bất chợt đến với ông: “Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người, nhưng chính chúng ta mới cần”.
Từ trên bục giảng, ông nhìn vào các gương mặt đang chờ đợi của giáo dân, và tự hỏi không biết những lời đó có ý nghĩa gì đối với họ. Những điều cần phải chấn chỉnh trong cuộc sống của họ là gì? Ông nhận ra rằng chỉ bản thân họ mới có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, có một lãnh vực mà ông cảm thấy đáng nói đến: các mối quan hệ thường xuyên bị bóp méo và rối loạn của họ.
Ông đã quen biết những người này cả một thời gian dài. Họ đã từng đến với ông, để được giúp đỡ và hướng dẫn qua những vấn đề của họ. Ông biết những đố kỵ nhỏ nhặt làm cho tâm hộn họ bực bội, những hận thù khiến cho người này chống lại người kia, những cuộc cãi vã vặt vãnh vẫn còn tồn tại, những ghen tỵ và hiểu lầm, sự tự hào xuẩn ngốc.
Ông quyết định gởi một thông điệp cho những con người cố chấp, đầy cay đắng, không chịu tha thứ và bỏ qua đó. Ông sẽ ghi khắc nơi họ ý tưởng rằng cuộc đời vốn dĩ quá ngắn ngủi rồi, không ai nên gây hận thù và bất mãn cho nhau nữa. Ông sẽ van nài họ nên cư xử trong sự hiểu biết và khoan dung đối với nhau. Ông sẽ nói với họ từ tận tâm hồn của ông, như thể ông đang nói riêng với từng người vậy. Thế là ông bắt đầu:
Anh chị em thân mến, tôi xin được nhắc lại những lời trong Tin Mừng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người, nhưng chính chúng ta cần.
Chúng ta cứ để mặc cho những chuyện hiểu lầm diễn ra từ năm này sang năm khác, với ý nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ khai thông chúng. Chúng ta cứ để cho những cuộc cãi vã tiếp tục tồn tại, bởi vì chúng ta không thể sắp xếp tư tưởng, để dẹp bỏ và chấm dứt lòng tự hào của chúng ta.
Chúng ta đi ngang qua những người khác với vẻ mặt sưng sỉa, không hề nói với họ một lời nào, mà không có một vài thái độ đố kỵ vớ vẩn, mặc dù chúng ta biết rằng mình sẽ hối hận và xấu hổ nếu nghe tin rằng ngày mai một trong những người đó sẽ qua đời.
Chúng ta cứ để mặc cho người đồng loại của mình bị đói khát, cho đến khi chúng ta nghe tin rằng người đó đang chết đói, hoặc chúng ta làm cho người bạn của mình bị đau lòng, vì một lời đánh giá mà một ngày nào đó chúng ta đã nói với họ.
Nếu chúng ta nhận ra rằng “thì giờ ngắn ngủi”, thì câu nói này sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến thế nào. Làm sao để chúng ta có thể ra đi ngay tức khắc, và làm được những điều, mà có thể không bao giờ chúng ta có cơ hội khác để thực hiện.
“Tôi xin nhắc lại: Thiên Chúa không cần chúng ta phải sửa đường cho Người nhưng chính chúng ta cần. Vì thế, nếu chúng ta có thái độ quanh co, hoặc lối sống không ngay thẳng, hoặc mối quan hệ không chân thật nào đó cần được chấn chỉnh lại, thì chúng ta hãy sửa đổi ngay. Sau đó, chúng ta sẽ thực sự chuẩn bị đường cho Chúa đến với chúng ta”.
Ông kết thúc bài giảng của mình ở đó. Nhưng lời nói của ông thật đáng suy gẫm. Đối với những người đang đi trên một con đường quanh co, thì quả thật mọi sự đều khó khăn. Nhưng mọi sự đều trở nên dễ dàng, đối với những người đi trên đường ngay nẻo chính –đường lối của sự thật, lương thiện và tốt đẹp. Nhưng để đi trên một con đường ngay thẳng, người ta cần có sức mạnh, sự khôn ngoan và chân thật.
Thiên Chúa không hề từ bỏ con người, khi chúng ta bị lạc khỏi đường lối ngay thật. Người vẫn mời gọi chúng ta rời bỏ con đường quanh co, để đến với đường ngay nẻo chính. Mùa Vọng là một thời gian tuyệt vời, để chúng ta biết nhắm bản thân đến đường hướng ngay thẳng, và tự mình cam kết đi trên đường lối đúng đắn. Chúng ta phải cầu xin Chúa cất đi sự mù lòa khỏi cặp mắt chúng ta, sự yếu đuối khỏi ý chí chúng ta, và sự cứng cỏi trong tâm hồn chúng ta, để sao cho cuộc sống chúng ta được tràn đầy ân sủng trong ngày Người đến.
Suy Niệm 2. TỰ MỞ LÒNG RA CHO ƠN CỨU ĐỘ
Ơn cứu độ là một trong những chủ đề lớn của Mùa Vọng. Hôm nay, một lời mời gọi lớn lao xuất phát từ Phụng vụ “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy. Mọi núi đồi, phải bạt cho thấp; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Đây là những lời tuyệt vời. Đây là lời tuyên bố về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Nhưng ở đây, có thể phát sinh ra một vấn đề. Một số người cứ nghĩ rằng để được Thiên Chúa yêu thương, thì họ phải hoàn hảo. Họ nói: “Thiên Chúa không bao giờ muốn gặp tôi trong tình trạng tội lỗi và bất toàn của tôi”. Vì thế, họ nỗ lực trở nên con người hoàn hảo, nhằm đạt được tình yêu của Thiên Chúa. Điều này đưa đến hậu quả là họ cứ cố gắng tự mình xoay sở lấy. Thiên Chúa khó cứu độ những người như vậy.
Lần kia, có một tu sĩ tên là Ambrose. Vốn là một chuyên gia về đời sống thiêng liêng, tu sĩ Ambrose rất đòi hỏi trong cách nói chuyện và suy niệm. Ông còn là một người rất thông minh, và chăm chỉ làm việc. Vì là một con người ưa sự triệt để hoàn hảo, nên ông luôn luôn thích được sắp xếp và kiểm soát mọi sự. Ông làm cho mọi người lóa mắt thán phục về năng lực và kiến thức của ông.
Nhưng khi đang ở trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, thì ông bị một căn bệnh ở giai đoạn cuối làm cho ông quỵ ngã. Dường như thể sứ mạng của ông đã kết thúc. Tuy nhiên, sự việc lại không diễn ra như vậy. Trái lại, chính khi ông trở nên yếu đuối, và hoàn toàn không kiểm soát được mọi sự, thì ông lại trở nên có hiệu quả nhất.
Điều này diễn ra như thế nào? Ông quyết định sử dụng căn bệnh của mình để tiếp cận với những người đau khổ khác. Và nhờ đó, ông đã quá thành công, đến nỗi chính căn bệnh ở giai đoạn cuối của ông lại chuyển thành một giai đoạn hiệu quả nhất. Trước khi qua đời, ông nói “Tôi đã đi theo một phương hướng, thì đột nhiên, tôi lại bị bắt buộc phải đi theo một hướng khác. Nhưng trong quá trình đó, tôi được học hỏi về bản thân mình, và về tấm lòng tốt của người khác, nhiều hơn là tôi đã từng học hỏi được trong suốt những năm tháng trước đây của cuộc đời tôi”.
Và về mức độ cá nhân, thì tu sĩ Ambrose đã trải qua một sự biến đổi tuyệt vời. Dường như thể cái vỏ bọc bảo vệ nào đó đã nứt vỡ ra, và làm nổi bật lên một con người thực sự có sức quyến rũ. Trước đây, ông là một người có vẻ cô độc trong cộng đoàn. Bây giờ, ông đã tự đặt mình vào giữa cộng đoàn, cùng ăn uống với các tu sĩ bạn, nhưng cũng đóng góp một cách rộng rãi vào tinh thần của cộng đoàn, nhờ sự dịu hiền và an bình mà ông tỏa ra. Đây là công trình của ân sủng, và điều này chứng tỏ sự thật trong vài câu ngắn sau đây:
Hãy rung lên những hồi chuông nào vẫn còn có thể vang vọng được.
Hãy quên đi sự hiến thân hoàn hảo của bạn.
Trong tất cả mọi sự, đều có một vết nứt.
Đó là cách để ánh sáng thâm nhập vào.
Những hoàn cảnh làm cho chúng ta mở lòng mình ra, để đến với điều mà Thiên Chúa mong muốn ban cho chúng ta quả thật lạ lùng. Khi chúng ta đến với Thiên Chúa từ trạng thái đầy đủ và mạnh mẽ của bản thân, thì chúng ta đặt Thiên Chúa sang một bên. Nhưng khi chúng ta đến với Thiên Chúa từ tình trạng yếu đuối và có nhu cầu, là chúng ta mời gọi Người đi vào tâm hồn của mình. Thông qua sự bất toàn của mình, mà tâm hồn của chúng ta được mở ra cho ân sủng của Thiên Chúa. Sự bất toàn của chúng ta chính là những vết thương thu hút sự chú ý của Thiên Chúa, khiến chúng ta xứng đáng được Người thương xót và chữa lành.
Trong cuộc sống chúng ta, có một thái độ quanh co, hoặc cách cư xử không ngay thẳng cần được chấn chỉnh lại, chúng ta hãy cố gắng làm điều đó. Nhưng chúng ta không được suy nghĩ rằng Chúa sẽ không đến với chúng ta, trừ phi chúng ta vẹn toàn. Nếu chúng ta đã hoàn hảo rồi, thì Thiên Chúa không đến với chúng ta nữa. Thiên Chúa đến, bởi vì chúng ta là những tội nhân cần được cứu độ. Người đến, bởi vì chúng ta là những đứa con bị thương tích, cần được chữa lành. Điều mà chúng ta cần, đó là lòng khiêm tốn và sự chân thành, để tỏ cho Người thấy những tội lỗi và vết thương của chúng ta.
Có những người nói rằng chúng ta không nên bộc lộ sự yếu đuối, bởi vì điều này không tạo ra được sự kính trọng, và do đó, tốt hơn là nên mang lấy gánh nặng của bản thân mình trong sự bí mật. Nhưng chính sự am hiểu về nỗi đau khổ của cá nhân, lại càng làm cho chúng ta có khả năng cống hiến kinh nghiệm bản thân mình, như một nguồn suối để chữa lành cho người khác. Những ai không che đậy sự đấu tranh của họ, nhưng biết sống bằng chính con người thật, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì có thể mang lại niềm hy vọng cho người khác.
McCarthy