Dan Lee
12-02-2009, 07:23 PM
CHIẾC ÁO
Sau khi ăn trái táo, Evà thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân (Stk. 3:1-7). T rong hình ảnh này, tội liên hệ tới áo che thân.
************************************
Những chiếc áo
Nhiều người tạo giá trị đời mình bằng cách sắm sửa quần áo đắt tiền. Nhiều kẻ đánh giá sai một người cũng chỉ vì áo quần người đó che thân.
Nhiều lần Chúa khó chịu vì các thầy tư tế thích trang phục cho mình những áo tua rộng, ngồi chỗ nhất trong hội đường. Có "áo tua rộng", khuynh hướng tự nhiên là thích "ngồi chỗ nhất trong hội đường" để được chú ý. Bằng ấy năm theo Chúa, chẳng thấy Chúa may cho các môn đệ lấy bộ áo đồng phục. Chúa cứ bảo dấu hiệu người ta nhận ra các con là môn đệ Thầy, là các con hãy yêu thương nhau. Bây giờ thì khác, giáo phái nào cũng có đồng phục. Ðoàn thể nào cũng thích có áo đồng phục. Không có đồng phục, sợ rằng người ta không nhận ra mình là ai.
Bác ái vô hình quá, chứng nhân bằng bác ái khó hơn làm nhân chứng bằng manh áo. Ðối với manh áo, cứ có tiền là sắm được. Cứ mặc lên là xong, người ta nhìn thấy ngay. Có khi càng có đồng phục đẹp, càng nghĩ mình là chứng nhân trung thực. Có khi càng nghèo nhân đức càng cần tấm áo thật đẹp. Chứng nhân bằng bác ái khó lắm.
Cả đời Ðức Kitô, có một lần Phúc Âm nhắc đến áo, lại là lần mất áo. "Chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau" (Mt.27:35).
Chúa lấy nghèo khó, làm nhân chứng lòng thương xót.
Lấy can đảm, cắt nghĩa sự quý trọng chân lý.
Lấy đau khổ, diễn giải lòng trung thành.
Chúa không lấy tấm áo làm biểu hiệu chứng nhân. Biết đâu những tấm áo tôi mặc hôm nay chẳng làm tôi thành nhân chứng mà chỉ là tấm áo ẩn náu, che đi những yếu đuối vì tôi không có khả năng làm chứng nhân.
************************************
Có tội, Ađam - Evà mới tìm áo che thân. Như vậy, áo che thân cũng là áo che tội. Theo câu chuyện thiếu áo che thân của nguyên tổ trong địa đàng thủa xưa, áo và tội liên quan với nhau. Biết đâu, hôm nay cũng có những tấm áo chỉ để làm nổi bật sự quan trọng mà thực sự họ chẳng có. Hoặc để che đi những gì họ có mà chẳng tốt lành.
************************************
Người nghèo thường phải mặc áo rách. Kẻ nghèo hơn nữa thì không có áo. Hình ảnh những nô lệ, không thấy họ mặc áo. Nghèo là sự trần trụi của con người. Ai cũng cần tấm áo để che đi cái trần trụi ấy. Cái áo làm đẹp con người. Thiếu áo, khổ thật. Nó là dấu chỉ của thấp hèn, của túng thiếu. Chả ai muốn nghèo.
Ở quê hương tôi có nhiều người thiếu áo. Có những bà mẹ lam lũ mà không sắm được cho con tấm áo vào ngày đầu năm. Dì tôi ngồi ở hiên nhà nhặt những hạt đậu sâu. Bàn tay đen sậm, cáu ghét vì đồng áng lam lũ. Nắng hầm hập trên mái tôn thấp. Những sợi tóc muối tiêu vương vãi trên lưng áo im lặng. Tôi nhìn chiếc áo, áo của dì rách quá. Cái áo ấy không bằng chiếc giẻ lau ở đây. Cũng là con người, nhưng hai miền đất, hai hạnh phúc khác nhau. Tôi ở một nơi rất xa nơi dì tôi ở. Sự giàu có ở đây làm tôi khó nhớ tới những manh áo rách nơi đó.
Nếu Evà vì tội phải cần tấm áo che thân, thì mỗi manh áo tôi che trên mình đều có ý nghĩa. Manh áo ấy có nhắc tôi về tội tôi đang giấu giếm? Những tương quan của manh áo này với manh áo nọ trong cuộc đời chắc hẳn cũng có những ý nghĩa. Ðâu là ý nghĩa chiếc áo của những người nghèo như dì tôi đang mặc? Nó liên hệ thế nào với chiếc áo của tôi nơi phương trời này trong thân thể Chúa Kitô, nơi mọi người đều là anh em?
************************************
Chiếc áo đẹp nhất
Câu chuyện người con hoang đàng trong Phúc Âm Luca kể rằng: Anh ta còn ở đàng xa, người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh, hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa..." Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ: "Mau mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu..." (Lc. 15:20-22).
Bỏ nhà, anh ta phải đem những áo tốt nhất đi theo. Vậy sao lại còn cái "áo đẹp nhất"? Dựa theo mạch văn của bài tường thuật, ta có thể biết được nguồn gốc của cái áo ấy.
Người cha sai đầy tớ về bắt con bê đã "vỗ béo" ăn mừng. Theo bản văn, không phải bắt con "bê béo" mà con bê đã "vỗ béo". Bê đã "vỗ béo" khác con "bê béo". Vỗ béo là con bê đã được săn sóc cách riêng cho béo. Nó là con bê được nuôi nấng từ lâu cho một mục đích chờ sẵn.
Bắt con bê béo làm tiệc cũng là quý rồi, nhưng việc ấy chỉ nói lên phần đãi ngộ khi người con trở về. Còn con bê "vỗ béo" là đãi ngộ ngay khi người con chưa trở về. Có nghĩa là khi còn trong tội lỗi, người cha đã cưu mang một lòng bao dung thương nhớ con mình. Chưa trở về đã đãi ngộ bằng sửa soạn một con bê. Hai điều đó khác nhau, diễn tả hai ý nghĩa rất khác biệt.
Nếu người cha nuôi con bê cách riêng cho béo, hy vọng là có ngày người con về, thì chiếc áo kia hẳn phải là áo ông may sẵn.
Ra đi, nó không để lại những đôi giầy quý, bỏ lại những cái áo hảo hạng. Lúc ông bảo đầy tớ về lấy áo, người đầy tớ không thắc mắc chiếc áo nào, áo của ai, không thắc mắc áo của người anh hay áo của chính ông chủ, người đầy tớ hiểu đích xác chiếc áo nào. Qua cách truyền lệnh ấy, dường như giữa người đầy tớ và ông cha già đã có những lần nói chuyện về cái áo và mục đích của nó để làm gì. Bởi thế, khi nói lấy chiếc áo đẹp nhất, người đầy tớ không cần hỏi han chi, họ biết ngay áo nào rồi.
************************************
Sau khi bảo đầy tớ về bắt bê đã vỗ béo ăn mừng, Phúc Âm Luca kết luận: "Vì con ta đây đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy" (Lc. 15:24). Lời kết luận trên đây nói về một cuộc sống mới, về bình minh của phục sinh. Sự phục sinh là chiếc áo mới. Không phải đợi con về mới có chiếc áo mới. Chiếc áo ấy đã may sẵn. Như thế, trong lúc tôi phạm tội, khi tôi trong bóng tối sự chết, Chúa đã gieo mầm phục sinh cho tôi.
Lạy Chúa, nói chiếc "áo đẹp nhất", con muốn hiểu không phải đẹp trong ý nghĩa tơ lụa, mà là ngày tháng nối những ngày tháng, người cha cứ nghĩ đến đứa con. Ông nhớ nó trong những đường may nối những đường may. Con muốn hiểu tình thương của Chúa trong chiều sâu đó.
Ngày xưa, trưa hè vắng, mẹ ngồi vá áo cho con. Ngón tay mẹ đưa những mũi chỉ. Tuổi thơ chỉ thích nô đùa làm rách áo. Nhìn lại tháng ngày thơ bé ấy, bây giờ con biết mỗi mũi chỉ là mỗi tình thương. Với cái chết khổ nạn, Chúa may áo mới cho con. Biết công ơn của mẹ thì nay đã xa, con muốn cầu nguyện báo hiếu cho những ngày tuổi thơ ấy.
************************************
Lạy Chúa, con muốn gìn giữ chiếc áo cứu rỗi Chúa ban cho con. Tiếc làm sao nếu rách chiếc áo linh hồn.
Trong cuộc sống giữa đời thường, xin cho con thông cảm giá lạnh của những người thiếu áo.
Con cũng xin ơn đừng vì tấm áo mà làm hoen ố Giáo Hội, áo tu sĩ, áo trí thức, áo quan tòa, áo đoàn thể, áo chủ tịch. Những tấm áo chức vị ấy, những chiếc áo đồng phục kia có cần thiết để biến con thành nhân chứng? Hay nhiều khi chỉ làm hoen ố những chứng nhân.
LM Nguyễn Tầm Thường, S.J - Cô Ðơn Và Sự Tự Do
Sau khi ăn trái táo, Evà thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân (Stk. 3:1-7). T rong hình ảnh này, tội liên hệ tới áo che thân.
************************************
Những chiếc áo
Nhiều người tạo giá trị đời mình bằng cách sắm sửa quần áo đắt tiền. Nhiều kẻ đánh giá sai một người cũng chỉ vì áo quần người đó che thân.
Nhiều lần Chúa khó chịu vì các thầy tư tế thích trang phục cho mình những áo tua rộng, ngồi chỗ nhất trong hội đường. Có "áo tua rộng", khuynh hướng tự nhiên là thích "ngồi chỗ nhất trong hội đường" để được chú ý. Bằng ấy năm theo Chúa, chẳng thấy Chúa may cho các môn đệ lấy bộ áo đồng phục. Chúa cứ bảo dấu hiệu người ta nhận ra các con là môn đệ Thầy, là các con hãy yêu thương nhau. Bây giờ thì khác, giáo phái nào cũng có đồng phục. Ðoàn thể nào cũng thích có áo đồng phục. Không có đồng phục, sợ rằng người ta không nhận ra mình là ai.
Bác ái vô hình quá, chứng nhân bằng bác ái khó hơn làm nhân chứng bằng manh áo. Ðối với manh áo, cứ có tiền là sắm được. Cứ mặc lên là xong, người ta nhìn thấy ngay. Có khi càng có đồng phục đẹp, càng nghĩ mình là chứng nhân trung thực. Có khi càng nghèo nhân đức càng cần tấm áo thật đẹp. Chứng nhân bằng bác ái khó lắm.
Cả đời Ðức Kitô, có một lần Phúc Âm nhắc đến áo, lại là lần mất áo. "Chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau" (Mt.27:35).
Chúa lấy nghèo khó, làm nhân chứng lòng thương xót.
Lấy can đảm, cắt nghĩa sự quý trọng chân lý.
Lấy đau khổ, diễn giải lòng trung thành.
Chúa không lấy tấm áo làm biểu hiệu chứng nhân. Biết đâu những tấm áo tôi mặc hôm nay chẳng làm tôi thành nhân chứng mà chỉ là tấm áo ẩn náu, che đi những yếu đuối vì tôi không có khả năng làm chứng nhân.
************************************
Có tội, Ađam - Evà mới tìm áo che thân. Như vậy, áo che thân cũng là áo che tội. Theo câu chuyện thiếu áo che thân của nguyên tổ trong địa đàng thủa xưa, áo và tội liên quan với nhau. Biết đâu, hôm nay cũng có những tấm áo chỉ để làm nổi bật sự quan trọng mà thực sự họ chẳng có. Hoặc để che đi những gì họ có mà chẳng tốt lành.
************************************
Người nghèo thường phải mặc áo rách. Kẻ nghèo hơn nữa thì không có áo. Hình ảnh những nô lệ, không thấy họ mặc áo. Nghèo là sự trần trụi của con người. Ai cũng cần tấm áo để che đi cái trần trụi ấy. Cái áo làm đẹp con người. Thiếu áo, khổ thật. Nó là dấu chỉ của thấp hèn, của túng thiếu. Chả ai muốn nghèo.
Ở quê hương tôi có nhiều người thiếu áo. Có những bà mẹ lam lũ mà không sắm được cho con tấm áo vào ngày đầu năm. Dì tôi ngồi ở hiên nhà nhặt những hạt đậu sâu. Bàn tay đen sậm, cáu ghét vì đồng áng lam lũ. Nắng hầm hập trên mái tôn thấp. Những sợi tóc muối tiêu vương vãi trên lưng áo im lặng. Tôi nhìn chiếc áo, áo của dì rách quá. Cái áo ấy không bằng chiếc giẻ lau ở đây. Cũng là con người, nhưng hai miền đất, hai hạnh phúc khác nhau. Tôi ở một nơi rất xa nơi dì tôi ở. Sự giàu có ở đây làm tôi khó nhớ tới những manh áo rách nơi đó.
Nếu Evà vì tội phải cần tấm áo che thân, thì mỗi manh áo tôi che trên mình đều có ý nghĩa. Manh áo ấy có nhắc tôi về tội tôi đang giấu giếm? Những tương quan của manh áo này với manh áo nọ trong cuộc đời chắc hẳn cũng có những ý nghĩa. Ðâu là ý nghĩa chiếc áo của những người nghèo như dì tôi đang mặc? Nó liên hệ thế nào với chiếc áo của tôi nơi phương trời này trong thân thể Chúa Kitô, nơi mọi người đều là anh em?
************************************
Chiếc áo đẹp nhất
Câu chuyện người con hoang đàng trong Phúc Âm Luca kể rằng: Anh ta còn ở đàng xa, người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh, hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa..." Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ: "Mau mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu..." (Lc. 15:20-22).
Bỏ nhà, anh ta phải đem những áo tốt nhất đi theo. Vậy sao lại còn cái "áo đẹp nhất"? Dựa theo mạch văn của bài tường thuật, ta có thể biết được nguồn gốc của cái áo ấy.
Người cha sai đầy tớ về bắt con bê đã "vỗ béo" ăn mừng. Theo bản văn, không phải bắt con "bê béo" mà con bê đã "vỗ béo". Bê đã "vỗ béo" khác con "bê béo". Vỗ béo là con bê đã được săn sóc cách riêng cho béo. Nó là con bê được nuôi nấng từ lâu cho một mục đích chờ sẵn.
Bắt con bê béo làm tiệc cũng là quý rồi, nhưng việc ấy chỉ nói lên phần đãi ngộ khi người con trở về. Còn con bê "vỗ béo" là đãi ngộ ngay khi người con chưa trở về. Có nghĩa là khi còn trong tội lỗi, người cha đã cưu mang một lòng bao dung thương nhớ con mình. Chưa trở về đã đãi ngộ bằng sửa soạn một con bê. Hai điều đó khác nhau, diễn tả hai ý nghĩa rất khác biệt.
Nếu người cha nuôi con bê cách riêng cho béo, hy vọng là có ngày người con về, thì chiếc áo kia hẳn phải là áo ông may sẵn.
Ra đi, nó không để lại những đôi giầy quý, bỏ lại những cái áo hảo hạng. Lúc ông bảo đầy tớ về lấy áo, người đầy tớ không thắc mắc chiếc áo nào, áo của ai, không thắc mắc áo của người anh hay áo của chính ông chủ, người đầy tớ hiểu đích xác chiếc áo nào. Qua cách truyền lệnh ấy, dường như giữa người đầy tớ và ông cha già đã có những lần nói chuyện về cái áo và mục đích của nó để làm gì. Bởi thế, khi nói lấy chiếc áo đẹp nhất, người đầy tớ không cần hỏi han chi, họ biết ngay áo nào rồi.
************************************
Sau khi bảo đầy tớ về bắt bê đã vỗ béo ăn mừng, Phúc Âm Luca kết luận: "Vì con ta đây đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy" (Lc. 15:24). Lời kết luận trên đây nói về một cuộc sống mới, về bình minh của phục sinh. Sự phục sinh là chiếc áo mới. Không phải đợi con về mới có chiếc áo mới. Chiếc áo ấy đã may sẵn. Như thế, trong lúc tôi phạm tội, khi tôi trong bóng tối sự chết, Chúa đã gieo mầm phục sinh cho tôi.
Lạy Chúa, nói chiếc "áo đẹp nhất", con muốn hiểu không phải đẹp trong ý nghĩa tơ lụa, mà là ngày tháng nối những ngày tháng, người cha cứ nghĩ đến đứa con. Ông nhớ nó trong những đường may nối những đường may. Con muốn hiểu tình thương của Chúa trong chiều sâu đó.
Ngày xưa, trưa hè vắng, mẹ ngồi vá áo cho con. Ngón tay mẹ đưa những mũi chỉ. Tuổi thơ chỉ thích nô đùa làm rách áo. Nhìn lại tháng ngày thơ bé ấy, bây giờ con biết mỗi mũi chỉ là mỗi tình thương. Với cái chết khổ nạn, Chúa may áo mới cho con. Biết công ơn của mẹ thì nay đã xa, con muốn cầu nguyện báo hiếu cho những ngày tuổi thơ ấy.
************************************
Lạy Chúa, con muốn gìn giữ chiếc áo cứu rỗi Chúa ban cho con. Tiếc làm sao nếu rách chiếc áo linh hồn.
Trong cuộc sống giữa đời thường, xin cho con thông cảm giá lạnh của những người thiếu áo.
Con cũng xin ơn đừng vì tấm áo mà làm hoen ố Giáo Hội, áo tu sĩ, áo trí thức, áo quan tòa, áo đoàn thể, áo chủ tịch. Những tấm áo chức vị ấy, những chiếc áo đồng phục kia có cần thiết để biến con thành nhân chứng? Hay nhiều khi chỉ làm hoen ố những chứng nhân.
LM Nguyễn Tầm Thường, S.J - Cô Ðơn Và Sự Tự Do