Dan Lee
12-04-2009, 01:02 AM
LẠC ĐÀ BỊ BỆNH
http://www.vietcatholic.net/pics/4947762.gif
Lạc đà bị bệnh té ở bên đường, đợi cứu viện.
- “Thật là áy náy, tôi phải đi nhanh để xây thánh điện, không có giờ rãnh để giúp anh”, con voi đi qua đường, nhưng đi tất tất bật bật.
- “Tôi bận đi đầu tư gấp, đợi kiếm chút lời thì có thể dâng hiến Thiên Chúa một món tiền lớn”- hà mã áy náy nói với lạc đà xong, đi mà không ngoảnh đầu lại.
Đấng tạo hóa buồn nói:
- “Này các con, thánh điện càng đẹp hơn, tiền bạc có nhiều thêm nữa, thì cũng không quan trọng bằng một sinh mệnh”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
“Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, thật là một câu nói đầy tính triết lý sống.
Chúa Giê-su đã kể ra dụ ngôn người Samari nhân hậu, để chê những người thích coi trọng hình thức bên ngoài mà bỏ ngơ công việc bác ái: tới nhà thờ trễ một chút có chết thằng tây nào đâu, mà người anh em đang nằm đó sắp chết lại không cứu giúp! Đụng đến người ngoại đạo là ô uế, sợ lỗi luật, mà không cúi xuống đỡ người hoạn nạn lên, thì chẳng khác chi cầm gáo nước lạnh tạt vào mặt Chúa, bởi vì khi đã hành động như thế thì ô uế hơn là đụng vào xác chết.
Bác ái là không kể tốt xấu, ô uế, da đen da trắng, không kể quốc gia dân tộc, không kể có bà con thân thuộc hay không. Bác ái cũng không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo, thông minh hay đần độn v.v…
Người công giáo cần sống bác ái.
Các tu sĩ lại cần sống bác ái gấp đôi.
Các linh mục càng sống bác ái cách tuyệt vời hơn.
Bác ái chính là diễn tả lại cuộc sống của Chúa Ki-tô, là rao giảng Tin Mừng hữu hiệu nhất vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4947762.gif
Lạc đà bị bệnh té ở bên đường, đợi cứu viện.
- “Thật là áy náy, tôi phải đi nhanh để xây thánh điện, không có giờ rãnh để giúp anh”, con voi đi qua đường, nhưng đi tất tất bật bật.
- “Tôi bận đi đầu tư gấp, đợi kiếm chút lời thì có thể dâng hiến Thiên Chúa một món tiền lớn”- hà mã áy náy nói với lạc đà xong, đi mà không ngoảnh đầu lại.
Đấng tạo hóa buồn nói:
- “Này các con, thánh điện càng đẹp hơn, tiền bạc có nhiều thêm nữa, thì cũng không quan trọng bằng một sinh mệnh”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
“Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, thật là một câu nói đầy tính triết lý sống.
Chúa Giê-su đã kể ra dụ ngôn người Samari nhân hậu, để chê những người thích coi trọng hình thức bên ngoài mà bỏ ngơ công việc bác ái: tới nhà thờ trễ một chút có chết thằng tây nào đâu, mà người anh em đang nằm đó sắp chết lại không cứu giúp! Đụng đến người ngoại đạo là ô uế, sợ lỗi luật, mà không cúi xuống đỡ người hoạn nạn lên, thì chẳng khác chi cầm gáo nước lạnh tạt vào mặt Chúa, bởi vì khi đã hành động như thế thì ô uế hơn là đụng vào xác chết.
Bác ái là không kể tốt xấu, ô uế, da đen da trắng, không kể quốc gia dân tộc, không kể có bà con thân thuộc hay không. Bác ái cũng không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo, thông minh hay đần độn v.v…
Người công giáo cần sống bác ái.
Các tu sĩ lại cần sống bác ái gấp đôi.
Các linh mục càng sống bác ái cách tuyệt vời hơn.
Bác ái chính là diễn tả lại cuộc sống của Chúa Ki-tô, là rao giảng Tin Mừng hữu hiệu nhất vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.