Sông Xanh
12-08-2009, 01:15 AM
[Hãy lướt qua phần kinh, tập trung đọc phần giảng.]
http://farm3.static.flickr.com/2689/4167957565_2c25e46967_o.jpg
Hòa Thượng Tuyên Hóa đang xuống tóc cho chư Tăng.
Chùa được gọi là Vạn Phật vì trên bức tường có một vạn tượng Phật.
LỤC TỔ ĐÀN KINH
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA giảng
tại VẠN PHẬT THÁNH THÀNH
Nguồn: www.dharmasite.net/KPBDLGP3.htm (http://www.dharmasite.net/KPBDLGP3.htm)
Trích ra một phần hay:
NIỆM PHẬT HOẶC THAM THIỀN MÀ KHÔNG TU THIỆN THÌ KHÔNG THÀNH ĐẠO
LÀM 10 ĐIỀU THIỆN DÙ KHÔNG CẦU VÃNG SANH CŨNG SẼ ĐƯỢC VÃNG SANH
MUỐN VÃNG SANH ĐIỀU TRƯỚC TIÊN LÀ CẦN KHÔNG CÓ TỘI LỖI
KHÔNG CÓ TẤT CẢ CÁC TÀ NIỆM THÌ CHÍNH LÀ KHÔNG CÓ TỘI
MUỐN XEM CỰC LẠC THÌ ĐEM THÂN CỦA CHÚNG TA BIẾN THÀNH CỰC LẠC
Kinh:
Sử quân, người Ðông phương mà tâm tịnh, thì không có tội. Còn tuy là người Tây phương mà tâm chẳng tịnh, thì cũng có tội. Người Ðông phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về Tây phương. Còn người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về xứ nào?
Giảng:
Ý của Lục Tổ Ðại sư trong đoạn này là: Bất luận quý vị ở Ðông phương hay Tây phương, đều không nên tạo ác nghiệp. Nếu quý vị tạo nghiệp thì một phương cũng không thể vãng sanh, mà sẽ sanh đến ngạ quỷ phương, súc sanh phương, địa ngục phương. Cho nên nếu quý vị tu niệm Phật mà muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương, cũng phải tu thiện. Tu thiền tông cũng cần phải tu thiện; không tu thiện, không làm công đức thì không thể thành tựu đạo hạnh của quý vị.
Lục Tổ Ðại sư nói với Thứ sử Vi Cừ:
–Sử quân! người Ðông phương chỉ cần tâm thanh tịnh, tức không có tạp niệm, lòng ích kỷ, tự tư tự lợi, tâm tật đố chướng ngại, tham tâm, sân tâm, si tâm, nếu không có tà niệm chính là không có tội lỗi.
Tuy người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương, nếu tâm không thanh tịnh thì người đó cũng có tội. Nhưng đây là ví dụ, mọi người không nên cho rằng Lục Tổ Ðại sư nói người Tây phương nếu tâm không thanh tịnh cũng có tội. Cần biết người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương không giống với người ở Thế giới Ta-bà chúng ta. Họ không cần phải tịnh kỳ ý, vì tâm của họ vốn là tịnh, không có tham, sân, si, không có ba đường ác, cho nên đoạn này chỉ là ví dụ, không nên lấy Lục Tổ Ðàn Kinh làm căn cứ, nói tâm người Tây phương cũng không tịnh, mà cần phải biết, tâm người Tây phương không có sự sai khác giữa tịnh và bất tịnh.
Lục Tổ Ðại sư lại đưa ra một ví dụ:
–Các ông nếu chấp trước người Ðông phương nhất định phải niệm Phật cầu sanh Tây phương, vậy thì người Tây phương tạo tội niệm Phật, lại cầu sanh vào cõi nào đây?
Ðây chỉ là ví dụ, vì người Tây phương không bao giờ tạo nghiệp tội, chẳng qua Lục Tổ Ðại sư vì muốn phá chấp trước của người, cho nên cố ý giảng như vậy. Nếu quý vị ở Ðông phương niệm Phật, muốn vãng sanh Tây phương, điều trước tiên cần phải không có tội lỗi. Nếu quý vị có tội, thì không chỉ Tây phương, mà một phương cũng không thể đến được, và phương đến của quý vị chính là địa ngục. Cho nên Lục Tổ Ðại sư nói người Ðông phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây phương, người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh cõi nào? Chẳng lẽ đi đến Thế giới Cực Lạc? Do vậy không nên chấp trước như thế.
Kinh:
Người phàm mê muội, chẳng tỏ tánh mình, không biết cõi Tịnh độ trong thân, nên mới phát nguyện Ðông nguyện Tây. Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào, tâm địa cũng một mực thanh tịnh tự nhiên. Cho nên Phật nói: Vô luận ở đâu tâm hằng an lạc.
Sử quân, nếu tâm địa mình trọn lành, thì cõi Tây phương cách đây chẳng xa. Bằng mình cưu mang cái tâm chẳng lành mà niệm Phật cầu vãng sanh, thì ắt khó đến cõi ấy.
Nay khuyên các Thiện tri thức, trước trừ mười điều ác, tức là đi tới mười muôn, sau dứt tám điều tà, ấy là qua khỏi tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường làm việc công bình, thì đến cõi ấy mau như khảy móng tay, liền thấy Phật Di Ðà.
Giảng:
Phàm phu tục tử không biết tu tự tánh, không biết tự mình trước tiên phải tự tịnh kỳ tâm, chính là tịnh độ, cho nên phát nguyện cầu sanh Ðông phương, cầu sanh Tây phương. Nhưng người khai ngộ ở bất cứ nơi nào cũng đều giống nhau, người này tùy chỗ trú ngụ mà an ổn, ở chỗ nào cũng không có lòng phân biệt. Cho nên Ðức Phật thường nói: "Tùy sở trụ xứ hằng an lạc."
Sử quân à! Nếu tâm địa không có chỗ nào không thiện, chỉ sung mãn lòng từ thiện thì Tây phương cách chỗ này không xa. Nếu ông ôm ấp tâm không thiện, thường làm những việc không tốt, dù có niệm Phật cầu vãng sanh cũng không đến đó được.
Nay ân cần khuyên nhắc các vị Thiện tri thức, trước tiên cần phải đoạn trừ thập ác, đó chính là đi mười vạn dặm đường. Sau đó trừ bát tà đó chính là vượt qua tám ngàn dặm đường. Nếu ông niệm niệm nhìn thấy bổn tánh của chính mình, thường làm việc công bình chính trực, vậy thì đến Thế giới Cực Lạc Tây phương nhanh như khảy móng tay, liền lập tức nhìn thấy Ðức Phật A Di Ðà.
Kinh:
Sử quân, nếu làm mười điều thiện, thì cần gì phát nguyện vãng sanh! Còn nếu chẳng dứt lòng cưu mang mười điều ác, thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ vô sanh đốn pháp, thì trong một sát-na ắt thấy cõi Tây phương. Bằng chẳng hiểu rõ pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng sanh, thì đường xa vời vợi, thế nào mà đi đặng tới cõi ấy! Ðể Huệ Năng nầy dời cõi Tây phương trong một sát-na cho các ngươi liền thấy trước mắt, các ngươi muốn thấy chăng?"
Chúng nhơn đều đảnh lễ đáp rằng: "Nếu thấy cõi ấy, thì cần gì phải nguyện sanh! Xin Hòa Thượng từ bi hiện cõi Tây phương cho mọi người được thấy."
Giảng:
Sử quân! Ông tu thập thiện, cần gì phải nguyện vãng sanh? Quý vị xem, người ta không dám tu thập thiện, nói: "Tôi vừa làm việc thiện liền có ma chướng." Nhưng ngược lại họ không sợ rằng làm ác sẽ có ma chướng, vì làm ác chính là ma làm, nhưng họ lại không sợ làm ác. Ôi! con người điên đảo như thế!
Nếu ông không đoạn trừ tâm thập ác, thì thân ông đầy dẫy nghiệp tội, từ đầu đến chân, mỗi gốc chân lông đều chứa đựng nghiệp tội, thì làm sao ông có thể đến Tây phương được? Phật nào mà đến rước ông? Ông làm điều tốt dù không cầu vãng sanh Tây phương cũng sẽ được vãng sanh. Nếu ông làm điều xấu xa tội lỗi, mà cầu vãng sanh Tây phương thì cũng không được vãng sanh. Vì ông có tội nghiệp trói buộc ông, tuy nói đới nghiệp vãng sanh, đó chỉ là nói như vậy mà thôi, ông cần phải tự tịnh kỳ ý mới có thể được. Cho nên nói Phật nào đến rước ông là kẻ tội lỗi chỉ biết làm việc xấu xa? Nếu ông hiểu rõ pháp môn đốn ngộ tự tánh vô sanh, thì ông nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương rất nhanh. Nếu ông không ngộ tự tâm, lại không làm điều thiện mà chỉ có niệm Nam Mô A Di Ðà Phật cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương thì lộ trình xa vời thăm thẳm không có cách nào đến được.
Huệ Năng tôi (Lục Tổ Ðại sư tự xưng) cùng với quý vị trong khoảnh khắc sát na, dời Tây phương đến chỗ này khiến cho mỗi người đều có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, các ông có muốn xem không?
Mọi người vừa nghe nói có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, đều sanh lòng tham, vì thế liền khấu đầu đảnh lễ nói: "Nếu ở đây có thể thấy, vậy thì chúng con đâu cần phải phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương? Chúng con nay cúi mong Hòa Thượng phát đại từ bi, khiến cho Thế giới Cực Lạc Tây phương xuất hiện, cho chúng con mọi người đều được thấy."
Kinh:
Sư nói: "Ðại chúng! Người ở thế gian, sắc thân của mình là cái thành; con mắt, lỗ tai, cái mũi, cái lưỡi là các cửa. Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là cõi, tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở thì thân tâm tồn tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật, phải ngó vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm.
Giảng:
Lục Tổ Ðại sư nói muốn đem Thế giới Cực Lạc dời đến trước mặt mọi người. Hôm qua tôi cũng hứa đem Thế giới Cực Lạc dời đến Phật Giáo Giảng Ðường (Buddhist Lecture Hall ở San Francisco, nơi Hòa Thượng giảng kinh), nhưng di chuyển tốn rất nhiều thủ tục và phiền phức cho nên hôm nay chúng ta dùng nguyên liệu tại chỗ, tức là sẽ không dời Thế giới Cực Lạc, mà đem thân của chúng ta biến thành Thế giới Cực Lạc. Ðây là điều hay nhất!
Lục Tổ Ðại sư nói:
–Quý vị Thiện tri thức! Sắc thân của các ông chính là Thế giới Cực Lạc, tâm ông tịnh thì Phật độ tịnh, Phật độ tịnh chính là an lạc. Tâm tịnh thì không có một pháp ô nhiễm, dù ở trong ô nhiễm cũng sẽ biến thành thanh tịnh, không bị pháp ô nhiễm xoay chuyển, cho nên nói sắc thân của mình là thành.
"Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý": Ngoài có năm cửa là chỉ cho nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Trong có cửa ý, bên trong có ý niệm, nó có lúc đóng lúc mở, giống như ý có lúc suy tưởng, có lúc không. Tâm người ví như đất chính là vàng ròng của Thế giới Cực Lạc làm đất; tánh là quốc vương, tức Phật A Di Ðà. Ðức Phật A Di Ðà trụ ở trong tâm của mình, lúc tánh hiểu rõ, ông biết tự tánh thì tồn tại, là như như bất động, thường thường sáng suốt hiểu rõ (như như bất động, liễu liễu thường minh), đó cũng giống như vua đang ở. Lúc tánh rời khỏi, vua cũng không còn. Ông có thể minh tâm kiến tánh, đó chính là A Di Ðà Phật hiện tiền. Lúc tự tánh ở trên thân, thân tâm cũng tồn tại; nếu tự tánh rời khỏi, thân tâm cũng hoại. Cần phải biết Phật là tự tánh tu, tự tâm là Phật, tự tánh là Phật, cần phải ở trên tự tánh dụng công phu mới có thể thành Phật, mà không nên tìm cầu ở bên ngoài. Tự tánh chính là Phật tánh, Phật tánh cũng chính là tự tánh, Phật tánh và tự tánh không hai, không sai khác. Cho nên muốn thành Phật thì cần phải ở trong tự tánh dụng công phu, chính là tự tịnh kỳ ý, tự tịnh kỳ tâm, cần phải đoạn trừ tất cả tập khí tật xấu. Nếu không đoạn trừ thập ác bát tà và các tật xấu của mình, thì không thể nào, cho nên nói không nên tìm cầu ở ngoài thân.
Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995): Khi được Lão Hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hoá được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hoá là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương.
http://farm3.static.flickr.com/2689/4167957565_2c25e46967_o.jpg
Hòa Thượng Tuyên Hóa đang xuống tóc cho chư Tăng.
Chùa được gọi là Vạn Phật vì trên bức tường có một vạn tượng Phật.
LỤC TỔ ĐÀN KINH
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA giảng
tại VẠN PHẬT THÁNH THÀNH
Nguồn: www.dharmasite.net/KPBDLGP3.htm (http://www.dharmasite.net/KPBDLGP3.htm)
Trích ra một phần hay:
NIỆM PHẬT HOẶC THAM THIỀN MÀ KHÔNG TU THIỆN THÌ KHÔNG THÀNH ĐẠO
LÀM 10 ĐIỀU THIỆN DÙ KHÔNG CẦU VÃNG SANH CŨNG SẼ ĐƯỢC VÃNG SANH
MUỐN VÃNG SANH ĐIỀU TRƯỚC TIÊN LÀ CẦN KHÔNG CÓ TỘI LỖI
KHÔNG CÓ TẤT CẢ CÁC TÀ NIỆM THÌ CHÍNH LÀ KHÔNG CÓ TỘI
MUỐN XEM CỰC LẠC THÌ ĐEM THÂN CỦA CHÚNG TA BIẾN THÀNH CỰC LẠC
Kinh:
Sử quân, người Ðông phương mà tâm tịnh, thì không có tội. Còn tuy là người Tây phương mà tâm chẳng tịnh, thì cũng có tội. Người Ðông phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về Tây phương. Còn người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về xứ nào?
Giảng:
Ý của Lục Tổ Ðại sư trong đoạn này là: Bất luận quý vị ở Ðông phương hay Tây phương, đều không nên tạo ác nghiệp. Nếu quý vị tạo nghiệp thì một phương cũng không thể vãng sanh, mà sẽ sanh đến ngạ quỷ phương, súc sanh phương, địa ngục phương. Cho nên nếu quý vị tu niệm Phật mà muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương, cũng phải tu thiện. Tu thiền tông cũng cần phải tu thiện; không tu thiện, không làm công đức thì không thể thành tựu đạo hạnh của quý vị.
Lục Tổ Ðại sư nói với Thứ sử Vi Cừ:
–Sử quân! người Ðông phương chỉ cần tâm thanh tịnh, tức không có tạp niệm, lòng ích kỷ, tự tư tự lợi, tâm tật đố chướng ngại, tham tâm, sân tâm, si tâm, nếu không có tà niệm chính là không có tội lỗi.
Tuy người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương, nếu tâm không thanh tịnh thì người đó cũng có tội. Nhưng đây là ví dụ, mọi người không nên cho rằng Lục Tổ Ðại sư nói người Tây phương nếu tâm không thanh tịnh cũng có tội. Cần biết người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương không giống với người ở Thế giới Ta-bà chúng ta. Họ không cần phải tịnh kỳ ý, vì tâm của họ vốn là tịnh, không có tham, sân, si, không có ba đường ác, cho nên đoạn này chỉ là ví dụ, không nên lấy Lục Tổ Ðàn Kinh làm căn cứ, nói tâm người Tây phương cũng không tịnh, mà cần phải biết, tâm người Tây phương không có sự sai khác giữa tịnh và bất tịnh.
Lục Tổ Ðại sư lại đưa ra một ví dụ:
–Các ông nếu chấp trước người Ðông phương nhất định phải niệm Phật cầu sanh Tây phương, vậy thì người Tây phương tạo tội niệm Phật, lại cầu sanh vào cõi nào đây?
Ðây chỉ là ví dụ, vì người Tây phương không bao giờ tạo nghiệp tội, chẳng qua Lục Tổ Ðại sư vì muốn phá chấp trước của người, cho nên cố ý giảng như vậy. Nếu quý vị ở Ðông phương niệm Phật, muốn vãng sanh Tây phương, điều trước tiên cần phải không có tội lỗi. Nếu quý vị có tội, thì không chỉ Tây phương, mà một phương cũng không thể đến được, và phương đến của quý vị chính là địa ngục. Cho nên Lục Tổ Ðại sư nói người Ðông phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây phương, người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh cõi nào? Chẳng lẽ đi đến Thế giới Cực Lạc? Do vậy không nên chấp trước như thế.
Kinh:
Người phàm mê muội, chẳng tỏ tánh mình, không biết cõi Tịnh độ trong thân, nên mới phát nguyện Ðông nguyện Tây. Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào, tâm địa cũng một mực thanh tịnh tự nhiên. Cho nên Phật nói: Vô luận ở đâu tâm hằng an lạc.
Sử quân, nếu tâm địa mình trọn lành, thì cõi Tây phương cách đây chẳng xa. Bằng mình cưu mang cái tâm chẳng lành mà niệm Phật cầu vãng sanh, thì ắt khó đến cõi ấy.
Nay khuyên các Thiện tri thức, trước trừ mười điều ác, tức là đi tới mười muôn, sau dứt tám điều tà, ấy là qua khỏi tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường làm việc công bình, thì đến cõi ấy mau như khảy móng tay, liền thấy Phật Di Ðà.
Giảng:
Phàm phu tục tử không biết tu tự tánh, không biết tự mình trước tiên phải tự tịnh kỳ tâm, chính là tịnh độ, cho nên phát nguyện cầu sanh Ðông phương, cầu sanh Tây phương. Nhưng người khai ngộ ở bất cứ nơi nào cũng đều giống nhau, người này tùy chỗ trú ngụ mà an ổn, ở chỗ nào cũng không có lòng phân biệt. Cho nên Ðức Phật thường nói: "Tùy sở trụ xứ hằng an lạc."
Sử quân à! Nếu tâm địa không có chỗ nào không thiện, chỉ sung mãn lòng từ thiện thì Tây phương cách chỗ này không xa. Nếu ông ôm ấp tâm không thiện, thường làm những việc không tốt, dù có niệm Phật cầu vãng sanh cũng không đến đó được.
Nay ân cần khuyên nhắc các vị Thiện tri thức, trước tiên cần phải đoạn trừ thập ác, đó chính là đi mười vạn dặm đường. Sau đó trừ bát tà đó chính là vượt qua tám ngàn dặm đường. Nếu ông niệm niệm nhìn thấy bổn tánh của chính mình, thường làm việc công bình chính trực, vậy thì đến Thế giới Cực Lạc Tây phương nhanh như khảy móng tay, liền lập tức nhìn thấy Ðức Phật A Di Ðà.
Kinh:
Sử quân, nếu làm mười điều thiện, thì cần gì phát nguyện vãng sanh! Còn nếu chẳng dứt lòng cưu mang mười điều ác, thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ vô sanh đốn pháp, thì trong một sát-na ắt thấy cõi Tây phương. Bằng chẳng hiểu rõ pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng sanh, thì đường xa vời vợi, thế nào mà đi đặng tới cõi ấy! Ðể Huệ Năng nầy dời cõi Tây phương trong một sát-na cho các ngươi liền thấy trước mắt, các ngươi muốn thấy chăng?"
Chúng nhơn đều đảnh lễ đáp rằng: "Nếu thấy cõi ấy, thì cần gì phải nguyện sanh! Xin Hòa Thượng từ bi hiện cõi Tây phương cho mọi người được thấy."
Giảng:
Sử quân! Ông tu thập thiện, cần gì phải nguyện vãng sanh? Quý vị xem, người ta không dám tu thập thiện, nói: "Tôi vừa làm việc thiện liền có ma chướng." Nhưng ngược lại họ không sợ rằng làm ác sẽ có ma chướng, vì làm ác chính là ma làm, nhưng họ lại không sợ làm ác. Ôi! con người điên đảo như thế!
Nếu ông không đoạn trừ tâm thập ác, thì thân ông đầy dẫy nghiệp tội, từ đầu đến chân, mỗi gốc chân lông đều chứa đựng nghiệp tội, thì làm sao ông có thể đến Tây phương được? Phật nào mà đến rước ông? Ông làm điều tốt dù không cầu vãng sanh Tây phương cũng sẽ được vãng sanh. Nếu ông làm điều xấu xa tội lỗi, mà cầu vãng sanh Tây phương thì cũng không được vãng sanh. Vì ông có tội nghiệp trói buộc ông, tuy nói đới nghiệp vãng sanh, đó chỉ là nói như vậy mà thôi, ông cần phải tự tịnh kỳ ý mới có thể được. Cho nên nói Phật nào đến rước ông là kẻ tội lỗi chỉ biết làm việc xấu xa? Nếu ông hiểu rõ pháp môn đốn ngộ tự tánh vô sanh, thì ông nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương rất nhanh. Nếu ông không ngộ tự tâm, lại không làm điều thiện mà chỉ có niệm Nam Mô A Di Ðà Phật cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương thì lộ trình xa vời thăm thẳm không có cách nào đến được.
Huệ Năng tôi (Lục Tổ Ðại sư tự xưng) cùng với quý vị trong khoảnh khắc sát na, dời Tây phương đến chỗ này khiến cho mỗi người đều có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, các ông có muốn xem không?
Mọi người vừa nghe nói có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, đều sanh lòng tham, vì thế liền khấu đầu đảnh lễ nói: "Nếu ở đây có thể thấy, vậy thì chúng con đâu cần phải phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương? Chúng con nay cúi mong Hòa Thượng phát đại từ bi, khiến cho Thế giới Cực Lạc Tây phương xuất hiện, cho chúng con mọi người đều được thấy."
Kinh:
Sư nói: "Ðại chúng! Người ở thế gian, sắc thân của mình là cái thành; con mắt, lỗ tai, cái mũi, cái lưỡi là các cửa. Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là cõi, tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở thì thân tâm tồn tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật, phải ngó vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm.
Giảng:
Lục Tổ Ðại sư nói muốn đem Thế giới Cực Lạc dời đến trước mặt mọi người. Hôm qua tôi cũng hứa đem Thế giới Cực Lạc dời đến Phật Giáo Giảng Ðường (Buddhist Lecture Hall ở San Francisco, nơi Hòa Thượng giảng kinh), nhưng di chuyển tốn rất nhiều thủ tục và phiền phức cho nên hôm nay chúng ta dùng nguyên liệu tại chỗ, tức là sẽ không dời Thế giới Cực Lạc, mà đem thân của chúng ta biến thành Thế giới Cực Lạc. Ðây là điều hay nhất!
Lục Tổ Ðại sư nói:
–Quý vị Thiện tri thức! Sắc thân của các ông chính là Thế giới Cực Lạc, tâm ông tịnh thì Phật độ tịnh, Phật độ tịnh chính là an lạc. Tâm tịnh thì không có một pháp ô nhiễm, dù ở trong ô nhiễm cũng sẽ biến thành thanh tịnh, không bị pháp ô nhiễm xoay chuyển, cho nên nói sắc thân của mình là thành.
"Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý": Ngoài có năm cửa là chỉ cho nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Trong có cửa ý, bên trong có ý niệm, nó có lúc đóng lúc mở, giống như ý có lúc suy tưởng, có lúc không. Tâm người ví như đất chính là vàng ròng của Thế giới Cực Lạc làm đất; tánh là quốc vương, tức Phật A Di Ðà. Ðức Phật A Di Ðà trụ ở trong tâm của mình, lúc tánh hiểu rõ, ông biết tự tánh thì tồn tại, là như như bất động, thường thường sáng suốt hiểu rõ (như như bất động, liễu liễu thường minh), đó cũng giống như vua đang ở. Lúc tánh rời khỏi, vua cũng không còn. Ông có thể minh tâm kiến tánh, đó chính là A Di Ðà Phật hiện tiền. Lúc tự tánh ở trên thân, thân tâm cũng tồn tại; nếu tự tánh rời khỏi, thân tâm cũng hoại. Cần phải biết Phật là tự tánh tu, tự tâm là Phật, tự tánh là Phật, cần phải ở trên tự tánh dụng công phu mới có thể thành Phật, mà không nên tìm cầu ở bên ngoài. Tự tánh chính là Phật tánh, Phật tánh cũng chính là tự tánh, Phật tánh và tự tánh không hai, không sai khác. Cho nên muốn thành Phật thì cần phải ở trong tự tánh dụng công phu, chính là tự tịnh kỳ ý, tự tịnh kỳ tâm, cần phải đoạn trừ tất cả tập khí tật xấu. Nếu không đoạn trừ thập ác bát tà và các tật xấu của mình, thì không thể nào, cho nên nói không nên tìm cầu ở ngoài thân.
Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995): Khi được Lão Hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hoá được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hoá là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương.