Dan Lee
12-09-2009, 11:26 PM
KHẢNG KHÁI CỦA CON VOI
http://www.vietcatholic.net/pics/5060050.gif
Con của gấu bị bệnh phải mỗ lập tức, nên cần một món tiền bảo đảm, gấu vội vàng đi khắp nơi hỏi để vay mượn.
Nó cầu cứu sự giúp đỡ của con voi, voi khảng khái nói:
- “Không thành vấn đề, hai ngày sau, thì vừa đúng lúc tôi có tấm ngân phiếu đến kỳ, tôi nhất định giúp đỡ”.
Qua hai ngày sau, con voi đem tiền đến biếu cho nhà gấu, nhưng gấu nói nó không cần nữa, bởi vì con nó đã chết, con voi lấy làm tiếc nói với tê giác:
- “Tôi đã nói rồi, tôi nhất định phải giúp họ”.
Tê giác cảm khái thở dài:
- “Một đồng hôm nay, hơn hẳn trăm đồng ngày mai vậy”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Đem tiền gởi vào ngân hàng thì không mất mà lại còn được lời, một lời hai, hai lời ba…
Còn ân phúc thì làm sao cho có lời, mà lời gấp hai gấp ba ?
Thưa, đem ân phúc của chúng ta mà gởi cả cho người nghèo, người cần chúng ta giúp đỡ, bởi vì chính họ là những ngân hàng của chúng ta. Khi chúng ta giúp đỡ cho ai một ly nước lã mà thôi, thì cũng được Thiên Chúa trả lại gấp đôi, đạo lý này thì rất rõ ràng, nhưng mấy ai thích đem tiền của của mình gởi vào những ngân hàng ấy!
Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đại khái như sau: có một con cọp bị thương, đang nằm rên la đau đớn, bác tiều phu nghèo khổ thấy vậy bèn cứu chữa cho nó, sau khi nó lành thì chạy vào rừng… … bác tiều phu ngày ngày đi lấy củi trong rừng trở về, và ngày nào cũng đều thấy một miếng thịt rừng to tổ bố giữa nhà, đó chính là sự trả ơn của con cọp...
Thú dữ mà cũng biết trả ơn như thế, huống gì là Thiên Chúa lại không biết sao?
Xét cho cùng, người nghèo khó và người bất hạnh đều là những người làm ơn cho chúng ta, họ là những ngân hàng để chúng ta gởi công phúc vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/5060050.gif
Con của gấu bị bệnh phải mỗ lập tức, nên cần một món tiền bảo đảm, gấu vội vàng đi khắp nơi hỏi để vay mượn.
Nó cầu cứu sự giúp đỡ của con voi, voi khảng khái nói:
- “Không thành vấn đề, hai ngày sau, thì vừa đúng lúc tôi có tấm ngân phiếu đến kỳ, tôi nhất định giúp đỡ”.
Qua hai ngày sau, con voi đem tiền đến biếu cho nhà gấu, nhưng gấu nói nó không cần nữa, bởi vì con nó đã chết, con voi lấy làm tiếc nói với tê giác:
- “Tôi đã nói rồi, tôi nhất định phải giúp họ”.
Tê giác cảm khái thở dài:
- “Một đồng hôm nay, hơn hẳn trăm đồng ngày mai vậy”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Đem tiền gởi vào ngân hàng thì không mất mà lại còn được lời, một lời hai, hai lời ba…
Còn ân phúc thì làm sao cho có lời, mà lời gấp hai gấp ba ?
Thưa, đem ân phúc của chúng ta mà gởi cả cho người nghèo, người cần chúng ta giúp đỡ, bởi vì chính họ là những ngân hàng của chúng ta. Khi chúng ta giúp đỡ cho ai một ly nước lã mà thôi, thì cũng được Thiên Chúa trả lại gấp đôi, đạo lý này thì rất rõ ràng, nhưng mấy ai thích đem tiền của của mình gởi vào những ngân hàng ấy!
Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đại khái như sau: có một con cọp bị thương, đang nằm rên la đau đớn, bác tiều phu nghèo khổ thấy vậy bèn cứu chữa cho nó, sau khi nó lành thì chạy vào rừng… … bác tiều phu ngày ngày đi lấy củi trong rừng trở về, và ngày nào cũng đều thấy một miếng thịt rừng to tổ bố giữa nhà, đó chính là sự trả ơn của con cọp...
Thú dữ mà cũng biết trả ơn như thế, huống gì là Thiên Chúa lại không biết sao?
Xét cho cùng, người nghèo khó và người bất hạnh đều là những người làm ơn cho chúng ta, họ là những ngân hàng để chúng ta gởi công phúc vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.