PDA

View Full Version : M - Món ăn tin thần



Dan Lee
12-09-2009, 11:44 PM
MÓN ĂN TINH THẦN


Phước Lộc, Lớp KNS Thứ 6

Thánh lễ là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người Kitô hữu. Nhưng ngày nay rất nhiều người Kitô hữu đã cảm thấy chán “ món ăn thiêng liêng” này, có phải do họ ăn nhiều quá nên chán không? Có phải do “món ăn” không còn hấp dẫn và lôi cuốn nữa? Trong số những người Kitô chán ăn đó có lẽ thành phần chán trường, ngán ngẩm không muốn ăn lại chính là giới trẻ. Vậy thì tại sao giới trẻ lại không muốn ăn?

Nguyên nhân đầu tiên là do giới trẻ có quá nhiều thứ để ăn nên no rồi không muốn ăn nữa. Người trẻ có rất nhiều thứ để ăn như: Các bạn nam thì có thể ăn bóng đá ngủ bóng đá, các quán nhậu, các quán cà phê, các quán bar, vũ trường…Còn các bạn nữ thì đến các thẩm mỹ viện, tiệm làm tóc làm móng tay móng chân, rồi những siêu thị mua sắm giải trí, các sân khấu ca nhạc…Cuộc sống mà có hằng trăm thứ để ăn như vậy thì “bụng” đâu mà chứa nữa, có nhiều món ăn thay đổi như vậy thì làm sao mà chán được.

Với cuộc sống ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường vật giá leo thang quá nhiều khó khăn và cám dỗ, vòng xoáy “ cơm áo gạo tiền” sẵng sàng cuốn tôi và nhấn chìm tất cả. Dù biết rằng vòng xoáy cuộc đời hung dữ và nguy hiểm biết dường nào nhưng giới trẻ vẫn phải lao vào để kiếm tìm từng hạt cơm từng tấm áo. Vòng xoáy đó có thể đưa chúng ta tới vinh hoa phú quý nơi mà có thể “hưởng thụ” quên cả lối về, cũng với vòng xoáy này có thể đưa mình tới “sa mạc khô cằn sỏi đá, vực sâu của tột lỗi”. Do phải vật lộn với vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời nên không còn thời gian, không còn hứng thú không còn sức để ăn “món ăn tinh thần” nữa.

Món ăn nào dù có ngon đến đâu ngon cỡ nào thì ăn hoài cũng chán. Nếu muốn ăn không chán thì phải thay đổi cách chế biến, cách nêm nếm cách trình bày đi thì tạo thành một món ăn mới khi đó ăn lại ngon miệng thôi mà! Một món ăn ngon phải ăn và cảm nhận bằng tất cả cá giác quan thì mới cảm thấy món ăn đó ngon như thế nào. Còn với “món ăn tinh thần” thì cũng vậy cũng phải thay đổi và làm mới lại để cho người ăn không thấy chán, để cho người ăn phải “ nhỏ dãi thèm thuồng” và muốn được ăn nữa ăn nữa ăn hoài không biết chán.

Đầu tiên “món ăn tinh thần” phải nhìn cho thật đẹp mắt, thật trang trọng nhưng không cứng nhắc. Khi đi tham dự thánh lễ thì phải thật nghiêm trang, không nên mặc những bộ quần áo để đi mua “mớ rau mớ cá” ngoài chợ. Điều đáng lưu ý nhất là các bạn nữ tránh diện những bộ cánh “khiêu gợi”, áo thì hở cổ còn váy thì xẻ lên cao đến chỗ không còn cao hơn được nữa làm chia trí cả thánh đường. Chúng ta phải lưu ý một điều là mình đi lễ là để gặp Đức Kitô chứ không phải là một buổi khiêu vũ hay một buổi dạ hội.

Thứ hai, chính chúng ta là những hương thơm là “hương hoa tình yêu” là “gia vị” để làm cho “món ăn tinh thần” trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.

Thứ ba, đến với thánh lễ là được tham dự bàn tiệc thánh được “ăn mình và uống máu Chúa Giêsu” là món ăn nuôi dưỡng linh hồn.

Thứ tư, trong thánh lễ chúng ta được nghe tiếng Chúa đồng thời Chúa cũng muốn nghe tâm tình của con chiên Người. Vậy nên trong thánh lễ cần phải dành thời gian ít nhất là 1 phút để cho con chiên cất lên tiếng tâm tình và dâng lên Chúa những bệnh tật, ưu phiền, lo lắng, khó khăn vất vả của cuộc sống.

Thứ năm, một món ăn nếu ăn “bốc” sẽ rất ngon thì tại sao “món ăn tinh thần” không được ăn “bốc”.

Vậy nên trong thánh lễ khi chúc bình an cho nhau thì nên thay những cái gật đầu bằng những cái bắt tay hoặc bằng một cái ôm nhẹ nhàng kết hợp với một nụ cười mến thương thì ăn sẽ ngon biết mấy.

Ngoài ra một yếu tố cũng rất quan trọng đó là “thời gian chế biến”, đừng để cho “món ăn” chế biến quá nhanh quá sơ sài làm cho “thức ăn” chưa kịp thấm chưa kịp chín. Nhưng cũng đừng có “nấu” quá lâu kẻo làm cho “thức ăn mất chất”. Chính các Cha là những “nghệ sĩ” nấu ăn, chúng con xin và ao ước được ăn “món ăn tinh thần” thật thơm thật ngon thật bổ dưỡng Cha ơi!

Phước Lộc (người con xa quê lên Sài Gòn đi học)