Dan Lee
12-11-2009, 12:05 AM
Chúa Nhật 3 Mùa Vọng Năm C
Hãy canh tân cuộc sống của mình
để được niềm vui và vui thật
(Sôphônia 3,14-18a; Philip 4,4-7; Luca 3,10-18)
Linh mục Antony de Mello Dòng Tên đã kể lại câu chuyện sau đây về một nhà tu Ấn Ðộ nổi tiếng. Vị tu sĩ đáng kính này đã nhận định về cuộc đời của mình như sau: "Khi còn trẻ, tôi là một con người hăng say cách mạng và lời cầu nguyện của tôi lúc đó dâng lên Thiên Chúa là: "Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để thay đổi trọn cả thế giới này". Nhưng rồi khi tôi sống đến nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa thay đổi được ai cả, tôi ít tự phụ hơn và cầu nguyện cùng Chúa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con một ơn này mà thôi, là có thể thay đổi được những ai mà con gặp hằng ngày, những người thân trong gia đình, những bạn bè. Chỉ được như thế thôi thì con cũng mãn nguyện lắm rồi". Nhưng giờ đây đến lúc già, tháng ngày đời tôi sắp tàn, tôi ý thức mình đã tự phụ và điên rồ, tôi chỉ còn cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi chính bản thân con". Nếu tôi đã sống và cầu nguyện như thế ngay từ đầu cuộc đời của tôi, thì tôi đã không uổng phí cuộc sống của mình".
Lời tự thú trên đây của nhà tu hành người Ấn Ðộ nhắc chúng ta một điều căn bản là, hãy thay đổi chính bản thân của mình trước để có thể giúp anh chị em mình, xã hội mình thay đổi sau đó. Truyền thống đạo đức từ ngàn xưa còn nhắc mỗi người chúng ta hãy "tu thân, tề gia" rồi mới mong "trị quốc, bình thiên hạ". Tất cả đều bắt đầu với cuộc nhỏ. Ðó là tu thân, là thay đổi chính cuộc sống của mình theo tinh thần Tin Mừng của Chúa. Ðây là một điều rất khó.
Các bài đọc hôm nay dường như muốn nhắc chúng ta điều này. Bài Phúc Âm theo thánh Luca ghi lại lời mời gọi ăn năn hối cải mà Gioan Tẩy Giả công bố cho tất cả mọi người. Nhưng trước khi công bố lời mời gọi ăn năn hối cải đó, Gioan đã sống thật trong cuộc đời của mình, điều mà ngài truyền dạy cho kẻ khác, đến xin ngài hướng dẫn: "Thưa Ngài chúng tôi phải làm gì?" Gioan đã lên tiếng kêu gọi: thực thi tình liên đới bác ái, thực thi công bằng, từ bỏ bạo lực, sống tôn trọng trật tự, sống hòa bình. Chỉ khi nào con ngươì và nhất là đồ đệ của Chúa Kitô thực hiện thật sự một cuộc trở lại của chính con người của mình, thì lúc đó, con người mới hưởng được niềm vui của Chúa, mới có thể sống an vui theo như lời mời gọi của tiên tri Sôphônia mà chúng ta đọc qua trong bài đọc thứ nhất của thánh lễ hôm nay, và lời mời gọi của thánh Phaolô tông đồ nơi bài đọc thứ hai: "Anh em thân mến! Hãy vui luôn trong Chúa". Làm sao chúng ta có thể sống an vui được khi tâm hồn chúng ta chưa thật lòng trở lại cùng Chúa, chưa dứt khoát chừa được những tội lỗi, chưa bỏ đi được những tâm tình tiêu cực, ghen tương, hận thù đố với anh em xung quanh.
Trong tập sách "Bước qua ngưỡng cửa hy vọng", Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có những suy tư sau đây về niềm vui của đức tin Kitô. Chúng ta có thể chia sẻ lại những suy tư của Ðức Thánh Cha như sau: "Tin Mừng có nghĩa là tin mang đến niềm vui mừng và Tin Mừng luôn là một lời mời gọi con người sống vui tươi. Tin Mừng là một lời xác nhận cao cả cho giá trị của thế giới và giá trị của con người. Bởi vì Tin Mừng là chính sự mạc khải sự thật về Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch nguyên thủy của niềm vui và hy vọng cho con người. Tin Mừng trước hết là niềm vui của công cuộc sáng tạo. Thiên Chúa khi tạo dựng đã nhìn thấy tạo vật Ngài đều tốt đẹp. Ngài là nguồn mạch của niềm vui cho mọi tạo vật và trước hết cho toàn thể nhân loại. Ngài nói với mọi tạo vật như sau: Sự hiện hữu của con là điều tốt đẹp. Và niềm vui của Thiên Chúa được phổ biến ra nhất là qua Tin Mừng. Theo đó, điều tốt lành luôn luôn cao cả hơn mọi điều xấu trong thế giới này. Thật vậy, sự xấu không phải là điều căn bản và không có tính cách quyết định vĩnh viễn. Ðây là điểm phân biệt rõ ràng đạo Kitô ra khỏi mọi hình thức của thuyết bi quan hiện sinh, ra khỏi mọi hình thức nhận định bi quan về cuộc sống con người. Thiên Chúa là nguồn mạch của niềm vui và hy vọng cho con người".
Chúng ta hãy đến với Thiên Chúa, hãy đến gần Thiên Chúa hơn, hãy canh tân cuộc sống của mình để được niềm vui và vui thật.
Lạy Chúa, nếu chúng con không đủ can đảm để đến với Chúa, thì xin Chúa thương hãy đến với chúng con. Hãy đến chứng tỏ tình yêu thương của Chúa và tha thứ mọi tội lỗi chúng con đã phạm. Xin hãy tẩy sách tâm hồn chúng con khỏi những tâm tình oán hờn, ghen tương, hận thù, để chúng con thật sự sống trong ân sủng của Chúa, thật sự sống trong niềm vui và hưởng được niềm vui vì được Chúa thương ngự đến.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Hãy canh tân cuộc sống của mình
để được niềm vui và vui thật
(Sôphônia 3,14-18a; Philip 4,4-7; Luca 3,10-18)
Linh mục Antony de Mello Dòng Tên đã kể lại câu chuyện sau đây về một nhà tu Ấn Ðộ nổi tiếng. Vị tu sĩ đáng kính này đã nhận định về cuộc đời của mình như sau: "Khi còn trẻ, tôi là một con người hăng say cách mạng và lời cầu nguyện của tôi lúc đó dâng lên Thiên Chúa là: "Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để thay đổi trọn cả thế giới này". Nhưng rồi khi tôi sống đến nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa thay đổi được ai cả, tôi ít tự phụ hơn và cầu nguyện cùng Chúa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con một ơn này mà thôi, là có thể thay đổi được những ai mà con gặp hằng ngày, những người thân trong gia đình, những bạn bè. Chỉ được như thế thôi thì con cũng mãn nguyện lắm rồi". Nhưng giờ đây đến lúc già, tháng ngày đời tôi sắp tàn, tôi ý thức mình đã tự phụ và điên rồ, tôi chỉ còn cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi chính bản thân con". Nếu tôi đã sống và cầu nguyện như thế ngay từ đầu cuộc đời của tôi, thì tôi đã không uổng phí cuộc sống của mình".
Lời tự thú trên đây của nhà tu hành người Ấn Ðộ nhắc chúng ta một điều căn bản là, hãy thay đổi chính bản thân của mình trước để có thể giúp anh chị em mình, xã hội mình thay đổi sau đó. Truyền thống đạo đức từ ngàn xưa còn nhắc mỗi người chúng ta hãy "tu thân, tề gia" rồi mới mong "trị quốc, bình thiên hạ". Tất cả đều bắt đầu với cuộc nhỏ. Ðó là tu thân, là thay đổi chính cuộc sống của mình theo tinh thần Tin Mừng của Chúa. Ðây là một điều rất khó.
Các bài đọc hôm nay dường như muốn nhắc chúng ta điều này. Bài Phúc Âm theo thánh Luca ghi lại lời mời gọi ăn năn hối cải mà Gioan Tẩy Giả công bố cho tất cả mọi người. Nhưng trước khi công bố lời mời gọi ăn năn hối cải đó, Gioan đã sống thật trong cuộc đời của mình, điều mà ngài truyền dạy cho kẻ khác, đến xin ngài hướng dẫn: "Thưa Ngài chúng tôi phải làm gì?" Gioan đã lên tiếng kêu gọi: thực thi tình liên đới bác ái, thực thi công bằng, từ bỏ bạo lực, sống tôn trọng trật tự, sống hòa bình. Chỉ khi nào con ngươì và nhất là đồ đệ của Chúa Kitô thực hiện thật sự một cuộc trở lại của chính con người của mình, thì lúc đó, con người mới hưởng được niềm vui của Chúa, mới có thể sống an vui theo như lời mời gọi của tiên tri Sôphônia mà chúng ta đọc qua trong bài đọc thứ nhất của thánh lễ hôm nay, và lời mời gọi của thánh Phaolô tông đồ nơi bài đọc thứ hai: "Anh em thân mến! Hãy vui luôn trong Chúa". Làm sao chúng ta có thể sống an vui được khi tâm hồn chúng ta chưa thật lòng trở lại cùng Chúa, chưa dứt khoát chừa được những tội lỗi, chưa bỏ đi được những tâm tình tiêu cực, ghen tương, hận thù đố với anh em xung quanh.
Trong tập sách "Bước qua ngưỡng cửa hy vọng", Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có những suy tư sau đây về niềm vui của đức tin Kitô. Chúng ta có thể chia sẻ lại những suy tư của Ðức Thánh Cha như sau: "Tin Mừng có nghĩa là tin mang đến niềm vui mừng và Tin Mừng luôn là một lời mời gọi con người sống vui tươi. Tin Mừng là một lời xác nhận cao cả cho giá trị của thế giới và giá trị của con người. Bởi vì Tin Mừng là chính sự mạc khải sự thật về Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch nguyên thủy của niềm vui và hy vọng cho con người. Tin Mừng trước hết là niềm vui của công cuộc sáng tạo. Thiên Chúa khi tạo dựng đã nhìn thấy tạo vật Ngài đều tốt đẹp. Ngài là nguồn mạch của niềm vui cho mọi tạo vật và trước hết cho toàn thể nhân loại. Ngài nói với mọi tạo vật như sau: Sự hiện hữu của con là điều tốt đẹp. Và niềm vui của Thiên Chúa được phổ biến ra nhất là qua Tin Mừng. Theo đó, điều tốt lành luôn luôn cao cả hơn mọi điều xấu trong thế giới này. Thật vậy, sự xấu không phải là điều căn bản và không có tính cách quyết định vĩnh viễn. Ðây là điểm phân biệt rõ ràng đạo Kitô ra khỏi mọi hình thức của thuyết bi quan hiện sinh, ra khỏi mọi hình thức nhận định bi quan về cuộc sống con người. Thiên Chúa là nguồn mạch của niềm vui và hy vọng cho con người".
Chúng ta hãy đến với Thiên Chúa, hãy đến gần Thiên Chúa hơn, hãy canh tân cuộc sống của mình để được niềm vui và vui thật.
Lạy Chúa, nếu chúng con không đủ can đảm để đến với Chúa, thì xin Chúa thương hãy đến với chúng con. Hãy đến chứng tỏ tình yêu thương của Chúa và tha thứ mọi tội lỗi chúng con đã phạm. Xin hãy tẩy sách tâm hồn chúng con khỏi những tâm tình oán hờn, ghen tương, hận thù, để chúng con thật sự sống trong ân sủng của Chúa, thật sự sống trong niềm vui và hưởng được niềm vui vì được Chúa thương ngự đến.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu