Dan Lee
12-11-2009, 12:12 AM
Đau khổ
Giáng sinh năm ấy, cha Lini đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để cử hành thánh lễ trong một bầu khí trang trọng, thì bỗng mọi người trong nhà thờ đều xôn xao. Ngẩng đầu lên, cha nhìn thấy một người phong cùi, mặt mũi xần xùi. Hai cánh tay bị cụt. Vết thương ở chân tuôn máu làm thành một vệt dài trên nền gạch bông. Toàn thân bốc ra mùi hôi thối.
Tất cả đều kinh hoàng. Còn cha thì bối rối. Một đàng không thể bắt đầu thánh lễ khi người phong cùi còn đứng đó. Đàng khác, cha cũng không thể đuổi anh ta, bởi lẽ nhà thờ là nhà của Chúa, cha chung của mọi người, không trừ một ai. Càng là bất hạnh thì lại càng đáng được ở lại để đón mừng Chúa giáng sinh.
Người phong cùi dừng lại trước bàn thờ với thái độ van xin. Thế rồi cha nói với anh:
Bạn hãy ở lại với chúng tôi và chúng ta sẽ làm thành một gia đình duy nhất. Các vết lở loét nơi tâm hồn còn thối tha hơn những vết lở lóet nơi thân xác gấp bội. Tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và dưới một góc cạnh nào đó, tất cả chúng ta đều là những người phong cùi về đời sống thiêng liêng trước mặt Chúa.Sự việc này đã đánh động cha để rồi sau lễ giáng sinh năm ấy, cha đã dồn mọi nỗ lực để chăm sóc cho những người đáng thương này.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng sáng hôm nay và đưa ra câu hỏi:
Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu tội ác và bất hạnh trên thế giới?
Và như thánh Phaolô đã diễn tả:
Đối với nhiều người, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự điên khùng và dại dột. Thế nhưng Thiên Chúa lại dùng chính sự điên khùng và dại dột này để cứu chuộc chúng ta.
Thực vậy, để cứu chuộc chúng ta Ngài không cần phải đổ máu, mà chỉ cần phán một lời hay sai một thiên thần cũng đủ. Tuy nhiên, Ngài đã không làm như vậy. Trái lại, Ngài đã xuống thế làm người để trở thành một Emmanuel, một Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ở cùng chúng ta mà thôi chưa đủ, Ngài còn muốn chia sẻ thân phận khổ đau của kiếp người: Sinh ra trong nghèo khó. Lớn lên trong lao động cực nhọc. Cũng khổ đau. Cũng đói khát. Cũng mỏi mệt. Suốt dọc quãng đời công khai Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu phép lạ để xoa dịu những đớn đau của những người đương thời. Như lời tiên tri Isaia: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi loan báo tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, công bố sự giải phóng cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được xem thấy, trả tự do cho kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân về ngày khen thưởng…”.
Và sau cùng đã đổ ra những giọt máu cuối cùng với cái chết đầy tủi nhục, đầy ê chề trên thập giá để cứu chuộc chúng ta như lời thánh Phaolô: “Chính Ngài đã hạ mình bằng cách vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá”. Để rồi kể từ đây, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự khôn ngoan, của tình thương và của ơn tha thứ.
Còn chúng ta thì sao, chúng ta có thái độ nào khi đứng trước thập giá của đời mình và nhất là chúng ta có biết nâng đỡ để làm giảm nhẹ thập giá của những người chung quanh hay không.
Giáng sinh năm ấy, cha Lini đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để cử hành thánh lễ trong một bầu khí trang trọng, thì bỗng mọi người trong nhà thờ đều xôn xao. Ngẩng đầu lên, cha nhìn thấy một người phong cùi, mặt mũi xần xùi. Hai cánh tay bị cụt. Vết thương ở chân tuôn máu làm thành một vệt dài trên nền gạch bông. Toàn thân bốc ra mùi hôi thối.
Tất cả đều kinh hoàng. Còn cha thì bối rối. Một đàng không thể bắt đầu thánh lễ khi người phong cùi còn đứng đó. Đàng khác, cha cũng không thể đuổi anh ta, bởi lẽ nhà thờ là nhà của Chúa, cha chung của mọi người, không trừ một ai. Càng là bất hạnh thì lại càng đáng được ở lại để đón mừng Chúa giáng sinh.
Người phong cùi dừng lại trước bàn thờ với thái độ van xin. Thế rồi cha nói với anh:
Bạn hãy ở lại với chúng tôi và chúng ta sẽ làm thành một gia đình duy nhất. Các vết lở loét nơi tâm hồn còn thối tha hơn những vết lở lóet nơi thân xác gấp bội. Tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và dưới một góc cạnh nào đó, tất cả chúng ta đều là những người phong cùi về đời sống thiêng liêng trước mặt Chúa.Sự việc này đã đánh động cha để rồi sau lễ giáng sinh năm ấy, cha đã dồn mọi nỗ lực để chăm sóc cho những người đáng thương này.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng sáng hôm nay và đưa ra câu hỏi:
Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu tội ác và bất hạnh trên thế giới?
Và như thánh Phaolô đã diễn tả:
Đối với nhiều người, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự điên khùng và dại dột. Thế nhưng Thiên Chúa lại dùng chính sự điên khùng và dại dột này để cứu chuộc chúng ta.
Thực vậy, để cứu chuộc chúng ta Ngài không cần phải đổ máu, mà chỉ cần phán một lời hay sai một thiên thần cũng đủ. Tuy nhiên, Ngài đã không làm như vậy. Trái lại, Ngài đã xuống thế làm người để trở thành một Emmanuel, một Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ở cùng chúng ta mà thôi chưa đủ, Ngài còn muốn chia sẻ thân phận khổ đau của kiếp người: Sinh ra trong nghèo khó. Lớn lên trong lao động cực nhọc. Cũng khổ đau. Cũng đói khát. Cũng mỏi mệt. Suốt dọc quãng đời công khai Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu phép lạ để xoa dịu những đớn đau của những người đương thời. Như lời tiên tri Isaia: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi loan báo tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, công bố sự giải phóng cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được xem thấy, trả tự do cho kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân về ngày khen thưởng…”.
Và sau cùng đã đổ ra những giọt máu cuối cùng với cái chết đầy tủi nhục, đầy ê chề trên thập giá để cứu chuộc chúng ta như lời thánh Phaolô: “Chính Ngài đã hạ mình bằng cách vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá”. Để rồi kể từ đây, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự khôn ngoan, của tình thương và của ơn tha thứ.
Còn chúng ta thì sao, chúng ta có thái độ nào khi đứng trước thập giá của đời mình và nhất là chúng ta có biết nâng đỡ để làm giảm nhẹ thập giá của những người chung quanh hay không.