View Full Version : Những tin tức cuối tuần
suongkhoimay
12-12-2009, 11:28 PM
Một bước ngoặc mới, 12/12/2009
Vatican & Việt Nam
Cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo hoàng, một bước đáng kể tiến đến bang giao giữa Việt Nam với Vatican
Chuyến viếng thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết tuy được coi là ''một bước đáng kể'', nhưng điều này chưa có nghĩa là quan hệ ngoại giao sẽ nhanh chóng được thiết lập. Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội với Vatican tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Giáo hội Việt Nam với Nhà nước.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/VN_Pope200.jpg
Chủ tịch Việt Nam tặng Đức giáo hoàng quà lưu niệm
(Ảnh : Reuters)
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo hoàng Benedicto 16 vào ngày 11/12/2009 đã diễn ra trong gần 40 phút, dài gấp đôi thời lượng dự trù.
Cuộc hội kiến cũng đã được Vatican mô tả là '' thân mật ''. Trong bản thông cáo được đưa ra sau đó, Tòa Thánh đã bày tỏ sự hài lòng về cuộc viếng thăm vì đây là '' một giai đoạn ý nghĩa đối với sự phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và Tòa Thánh.''
Tòa Thánh cũng cầu mong những vấn đề còn tồn đọng có thể sớm được giải quyết. Bản thông cáo cho biết thêm là trong cuộc gặp gỡ hai bên đã đề cập đến những vấn đề '' liên hệ với sự cộng tác giữa Giáo hội và Nhà nước, dưới ánh sáng sứ điệp mà Đức Thánh Cha gởi Giáo hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 ".
Tuy nhiên, bản thông cáo không nói rõ về những lĩnh vực cộng tác giữa Giáo hội với Nhà nước Việt Nam.
Còn theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp gỡ hôm qua, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố '' Việt Nam sẳn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa Thánh trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của quốc tế''.
Chuyến viếng thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết diễn ra gần ba năm sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2007. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một lãnh đạo chính phủ Việt Nam với Đức Giáo hoàng Benedicto 16 lúc ấy cũng đã được mô tả là ''đánh dấu một bước mới và quan trọng tiến đến bình thường hoá quan hệ song phương''.
Nhưng từ đó cho đến nay đã gần ba năm, việc xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Vatican có tiến triển nhưng còn rất chậm.
Lần này cũng vậy, tuy cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch Việt Nam với Đức Giáo hoàng tuy được coi là ''một bước đáng kể'', nhưng điều này chưa có nghĩa là quan hệ ngoại giao sẽ nhanh chóng được thiết lập.
Điều mà Hội đồng Giám mục và giáo dân trông chờ đó là được đón tiếp Đức Giáo hoàng tại Việt Nam vào năm tới, nhưng bản thông cáo của Tòa Thánh hôm qua đã không nhắc đến khả năng này.
Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội với Vatican thật ra tùy thuộc phần lớn vào mối quan hệ giữa Giáo hội Việt Nam với Nhà nước. Thế mà mối quan hệ này trong thời gian gần đây đã trở nên phức tạp do vấn đề các tài sản của Giáo hội bị chính quyền chiếm dụng mà vụ mới nhất là Giáo hoàng Học viện tại Đà Lạt.
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã kiến nghị Nhà nước trao lại cơ sở này cho Giáo hội, nhưng chính quyền tỉnh Lâm Đồng vẫn cho thi công xây dựng công viên trên một phần diện tích của Giáo hoàng Học viện.
Những vụ xung đột do các cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng đã từng xảy ra ở nhiều nơi như Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, v.v.
Điều đáng nói hơn cả là theo nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong văn kiện đề ngày 25/9/2008, trong tiến trình giải quyết các tranh chấp đó, một số phương tiện truyền thông ở Việt Nam lại '' gieo rắc hoang mang và nghi kỵ'', với những thông tin bị bóp méo và cắt xén, tiêu biểu là chiến dịch đả kích các linh mục giáo xứ Thái Hà và Tổng giám mục Hà Nội, Đức cha Ngô Quang Kiệt.
Như Cha Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam phát biểu trên đài RFI hôm qua, cuộc đối thoại giữa Giáo hội và Nhà nước phải dựa trên sự tôn trọng công lý và sự thật.
Bên cạnh đó, vấn đề tự do tôn giáo cũng có thể là cản ngại cho tiến trình bình thường hóa bang giao Việt Nam Vatican.
Một trong những biểu tượng cho chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, đó là linh mục Nguyễn Văn Lý. Cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo hoàng diễn ra đúng vào lúc các tổ chức quốc tế như Freedom Now và Ân Xá quốc tế kêu gọi Hà Nội phải trả tự do cho cha Lý, vừa bị tai biến mạch máu não phải nhập viện ở Hà Nội vào tháng trước, nhưng ngày 11/12 cha Lý lại bị đưa trở vào nhà giam để tiếp tục thọ án tù vì tội '' tuyên truyền chống Nhà nước
Theo RFI France
suongkhoimay
12-12-2009, 11:42 PM
HOA KỲ
Nobel Hoà Bình cho Obama, tổng thống một cường quốc tham chiến
Tổng thống Mỹ đã tỏ ra khiêm nhường và tránh né mọi hình thức phô trương. Bản thân ông Obama có thể cũng đã nhận thức đầy đủ về thách thức mà giải Nobel Hoà Bình đặt ra cho mình, khi cho biết : tầm vóc của ông không thể bì kịp một Nelson Mandela hay Mẹ Theresa. Ông đã rút ngắn chuyến đi Oslo để nhận giải thưởng.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/NOBEL200OBAMA200oslo200.jpg
Tổng thống Obama và đại diện Ủy ban Nobel Kaci Kullmann trong lễ trao giải
Với giải Nobel trong tay, tổng thống Barack Obama chấp nhận nghịch lý : ông vừa là sứ giả của Hoà Bình, vừa là vị tổng tư lệnh đã quyết định nâng số lính Mỹ tại Afghanistan lên đến 100.000 quân, cách đây 9 ngày. Quyết định tăng viện cho Afghanistan có thể đã khiến cho, ngay tại Na Uy, uy tín của Barack Obama đang xuống thấp trong các cuộc thăm dò dư luận.
Theo báo Verdens Gang (V.G) chỉ còn 35,9% người Na Uy nhận định Barack Obama xứng đáng được trao Nobel Hoà Bình. Trong khi đó, cách đây 2 tháng, con số người Na Uy ủng hộ việc trao giải này cho Obama lên đến 42,7%. Ngược lại ngày nay, có 33,5% mang quan điểm : tổng thống Mỹ không xứng đáng với Nobel Hoà Bình.
Bản thân ông Obama có thể cũng đã nhận thức đầy đủ về thách thức mà giải Nobel Hoà Bình đặt ra cho mình, khi cho biết : tầm vóc của ông không thể bì kịp một Nelson Mandela hay Mẹ Theresa. Thông tín viên Donaig Ledu tường thuật từ Washington.
‘‘Tổng thống Barack Obama ý thức được rằng ông không có được uy tín như cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela hay Mẹ Theresa. Phát ngôn viên Nhà Trắng, Robert Gibbs đã tuyên bố như trên vài giờ trước khi tổng thống Hoa Kỳ lên đường đến Oslo nhận giải thưởng. Tuy nhiên theo viên chức này, thì ông Obama rất tự hào vì Ủy ban Nobel trao tặng giải thưởng cao quý kể trên cho một người đứng đầu một quốc gia đã nỗ lực hàn gắn nước Mỹ với phần còn lại của thế giới, đồng thời Ủy ban này đã khuyến khích nỗ lực của ông Obama để mang lại hòa bình và ổn định cho nhân loại.
Bản thân ông Obama cũng đã hết sức ngạc nhiên khi ông được Ủy ban Nobel vinh danh, vỏn vẹn chín tháng sau khi ông chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, diễn văn mà Barack Obama đọc tại Oslo khi ông nhận giải thưởng lại là thông điệp của một vị tổng thống vừa quyết định tăng viện 30 ngàn lính Mỹ đến Afghanistan. Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, hai phần ba người Mỹ được tham khảo ý kiến cho rằng ông Barack Obama không xứng đáng -hoặc chưa xứng đáng- để được giải thưởng Nobel hòa bình. Chiến lược của ông tại Afghanistan không là yếu tố duy nhất giải thích cho kết quả kể trên. Dư luận còn tỏ ra thất vọng vì chính sách ngoại giao của tổng thống Hoa Kỳ chưa mang lại những kết quả mong muốn. Có rất nhiều người tự hỏi tại sao Ủy ban Nobel hòa bình năm nay lại bỏ phiếu chọn ông Obama’’.
Phản bác những lời phê bình cho rằng Obama chưa đủ bản lĩnh để nhận giải thưởng cao quý này, Ủy Ban Nobel đã bảo vệ quan điểm của mình như sau : ‘‘Đa số những vị tổng thống Mỹ buộc phải ứng phó với nhiều cuộc tranh chấp, thậm chí nhiều cuộc chiến. Nhưng điều mà ông Obama thử nghiệm là dấn thân vào một con đường mới trong chính sách đối ngoại, và nhấn mạnh đến sự hợp tác quốc tế, đến Liên Hiệp Quốc, đến sự đối thoại, thương thuyết, đến công cuộc chống biến đổi khí hậu và giải trừ vũ khí. Đó là những yếu tố cơ bản đã giúp Ủy Ban Nobel chọn ông Obama’’. Ông Geir Lundestad, thư ký Ủy Ban Nobel tuyên bố như trên.
Về phần mình, tổng thống Mỹ đã tỏ ra khiêm nhường và tránh né mọi hình thức phô trương cho nên ông đã rút ngắn chuyến đi Oslo nhận giải thưởng. Thông tín viên Gregory Tervel tường thuật từ Oslo :
‘‘Ngoài việc là người được nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009, Ông Barack Obama còn được đón tiếp hôm nay tại Oslo với tư cách là tổng thống của nước Mỹ. Thực sự là rất khó có thể tiếp cận ông Obama, ngay cả 800 nhà báo đã đăng ký cho buổi lễ trao giải thưởng cũng không tiếp xúc được với ông.
Bà Kirsti Svenning, một nhân viên của trung tâm Nobel, cũng đã lưu ý thấy có sự khác biệt trong những tuần qua : ‘‘Mọi năm, giải Nobel về hòa bình vẫn thu hút sự chú ý đặc biệt. Tôi muốn nói là năm nay mối quan tâm đến sự kiện này lại càng lớn hơn, có lẽ là do việc trao giải lần này cũng hơi gây tranh cãi. Hơn thế nữa còn là vấn đề về an ninh.
Trong nhiều ngày qua, rất nhiều câu hỏi về việc tổ chức chuyến đi này của tổng thống Barack Obama đã không có câu trả lời. Vì thế mà để thích ứng, chúng tôi phải thường trực đặt ra nhiều kế họach khác nhau. Thường thì Viện Nobel sẽ gửi chương trình cho người được nhận giải, nhưng lần này, mọi chuyện do Nhà Trắng quyết định’’.
Vì chuyến viếng thăm chớp nhoáng chỉ kéo dài 24 giờ, nên chương trình chính thức của tổng thống Obama bị rút gọn nhiều. Tổng thống Mỹ vẫn muốn thể hiện là mình chưa xứng đáng với giải thưởng đầy uy tín này. Có thể chính giải thưởng sẽ cản trở ông nhiều hơn là giúp ông trong công việc, bằng chứng là mới đây ông buộc phải quyết định gửi 30 nghìn quân tăng viện sang Afghanistan’’.
Bảo tiếng Việt rfi.fr
suongkhoimay
12-12-2009, 11:50 PM
CỘNG HÒA SÉC(République Tchèque)
Cộng đồng người Việt tại Ostrava lo sợ bị tấn công, cướp bóc
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/Ostrava200.jpg
Thành phố Ostrava-CH Séc,
http://en.ekf.vsb.cz/shared/uploadedfiles/jas25/mapa2.JPG
Đây là những thành phố ở CHS có nhiều người Việt Nam sinh sống
Mặc dù có trình báo với cảnh sát nhưng cuộc điều tra chưa tìm ra manh mối. Nỗi lo sợ của cộng đồng người Việt tại Ostrava vẫn chưa dứt hẳn. RFI phỏng vấn Chủ tịch Chi Hội người Việt tại Ostrava, ông Nguyễn Đức Cảnh.
Trong những ngày cuối tháng 11 cộng đồng người Việt buôn bán tại Ostrava- cộng hòa Sec- sống trong lo sợ vị bị những kẻ lạ mặt tấn công, đốt phá cửa hàng và tống tiền.
Mặc dù các nạn nhân có trình báo với cảnh sát nhưng cuộc điều tra chưa tìm ra manh mối và tình hình tuy đã tạm lắng nhưng nỗi lo sợ của cộng đồng người Việt tại đây vẫn chưa dứt hẳn. RFI Việt ngữ tìm hiểu thêm vấn đề qua cuộc phỏng vấn ngắn ông Nguyễn Đức Cảnh, chủ tịch Chi Hội người Việt tại Ostrava.
suongkhoimay
12-12-2009, 11:56 PM
rfi.fr 12/12/2009
VIỆT NAM
Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho cha Nguyễn Văn Lý
http://www.rfi.fr/actuvi/images/115/nguyenvanly_20090702_200.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Linh Mục Nguyễn Văn Lý, đã được đưa vào bệnh viện của Bộ Công An từ giữa tháng 11 sau khi bị tai biến mạch máu não. Ông bị đưa trở lại lại giam ngày 11/12 đúng vào ngày chủ tịch Việt Nam gặp Đức giáo hoàng tại Vatican. Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả cha Lý về với gia đình.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý, một trong những nhà đấu tranh dân chủ hàng đầu ở Việt Nam đã được đưa vào bệnh viện của Bộ Công An từ giữa tháng 11 sau khi bị tai biến mạch máu não.
Người chị của cha Lý, bà Nguyễn Thị Hiền vừa cho hãng tin AFP biết là vị linh mục này đã được đưa trở vào trại giam từ hôm qua (11/12). Theo bà Hiền, tình trạng sức khoẻ của cha Lý đã khá hơn, nhưng chưa trở lại bình thường.
Bà nói : '' Chúng tôi không hiểu vì sao họ lại quyết định đưa ông trở vào tù, trong khi ông còn cần được trợ giúp''. Bà Nguyễn Thị Hiền cho biết linh mục Nguyễn Văn Lý bị liệt nửa người bên phải, và chỉ có thể chống gậy đi được vài bước.
Khi nghe tin vị linh mục này được đưa trở vào tù, Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm qua (11/12) ra thông cáo đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả cha Lý về với gia đình để ông có thể được chăm sóc y tế đàng hoàng. Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi Vatican nêu trường hợp của cha Lý và kêu gọi trả tự do cho vị linh mục này trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Việt Nam.
Cha Lý được đưa trở vào tù đúng vào ngày mà chủ tịch Nguyễn Minh Triết lần đầu tiên gặp Đức Giáo hoàng Benedicto 16. Nhưng không biết là trường hợp của linh mục Lý có đã được thảo luận tại cuộc hội kiến này hay không.
Cha Nguyễn Văn Lý đã bị kết án 8 năm tù vào năm 2007 với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước vì đã là một trong những người sáng lập khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ, cũng như đã giúp thành lập những đảng phái bất hợp pháp khác.
Vào đầu tháng 7 vừa qua, một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã gởi cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết một bức thư kêu gọi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý.
suongkhoimay
12-13-2009, 12:16 AM
Mỗi ngày một sự kiện
Có nhiều tín hiệu khích lệ tại hội nghị về khí hậu Copenhagen
Theo hãng tin AFP, sau gần một tuần lễ thương lượng tại Copenhagen, các phái đoàn quốc tế tham dự hội nghị khí hậu đã đi đến một bản dự thảo chính thức chống khí hậu biến đổi. Mục tiêu ghi ra là ngăn chận nhiệt độ trên địa cầu không được tăng quá 1,5 hay 2 độ C từ nay đến cuối thế kỷ.
Văn kiện này dày 7 trang, cơ sở để các bên đàm phán, kêu gọi các nước phải hợp tác với nhau để tránh cho nhân loại tình trạng khí hậu biến đổi một cách nguy hiểm. Văn kiện này cũng xác nhận là phải chận xu hướng tăng nhiệt độ từ thời kỳ tiền kỹ nghệ đến nay không được quá 2 độ và 1,5 độ.
Các nước G8 và những nền kinh tế chủ chốt trên trái đất trong cuộc họp vào tháng 7 năm nay tại Ý, đề nghị mục tiêu 2 độ C. Trong khi đó, qua sáng kiến của các đảo quốc mà sự tồn vong bị nước biển đe dọa trực tiếp, hơn một trăm nước đang phát triển chủ trương giới hạn nhiệt độ tăng ở 1,5 độ tối đa vì thêm đến 2 độ là đồng nghĩa với tự sát.
Để đạt được mục tiêu của các đảo quốc thì từ nay cho đến năm 2050, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải giảm 85% so với năm 1990. Dự thảo Copenhagen đưa ra ba đề nghị từ -50%, -85% đến -95% là tỷ số lý tưởng nhất. Đối với các nước kỹ nghệ giàu có, dự thảo kêu gọi họ phải có bổn phận và nỗ lực nhiều hơn tức là phải giảm từ 75% đến hơn 95% khí thải.
Hầu bao tài trợ vẫn là trở ngại để đạt đến thỏa thuận chung
Chính sự yêu cầu cần có nỗ lực chung để phục vụ một mục tiêu toàn cầu làm cho các nước đang lên như Trung Quốc phản đối. Bắc Kinh cho rằng nếu các nước giàu không bị buộc phải cố gắng cao nhất thì gánh nặng còn lại các nước đang phát triển phải gánh hết. Do vậy, chướng ngại để đi tới một thỏa thuận chung là cho đến nay Trung Quốc từ chối cam kết trên một mục tiêu chung giảm khí ô nhiễm năm 2050.
Chướng ngại thứ hai là tiền tài trợ. Văn bản dự thảo đề cập đến "cơ chế tức khắc" trong 3 năm tới đây tức là đến năm 2012. Tuy nhiên, cơ chế này còn mơ hồ vì không nói sẽ có bao nhiêu tiền và trong tương lai xa thì cần bao nhiêu.
Về điểm tài chính này, Liên Hiệp châu Âu đã có cố gắng được ghi nhận. Trong cuộc thương lượng suốt đêm hôm qua đến trưa nay tại Bruxelles, nguyên thủ và thủ tướng 27 nước thành viên đồng ý lập quỹ tài trợ đầu tiên 7,2 tỷ euro, hơn 10 tỷ đôla Mỹ. Trong vòng ba năm, trung bình mỗi năm, Liên Hiệp châu Âu sẽ tài trợ cho các nước nghèo 2,4 tỷ euro để đối phó với biến đổi khí hậu.
Nỗ lực của Liên Hiệp châu Âu cao hơn dự tính ban đầu là 6 tỷ euro trong ba năm. Liên Hiệp châu Âu hy vọng phần đóng góp của mình sẽ làm cho nhiều cường quốc khác noi gương vì như đã nói trên, thì tiền tài trợ và mục tiêu về nhiệt độ là hai vấn đề gai góc trong những đợt đàm phán từ trước đến nay.
Phải chờ xem tuần sau, khi hội nghị Copenhagen bước vào giai đoạn gọi là "chính trị", với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, những thông tin phấn khởi trên đây có tạo ra được một sức bật đưa đến kết quả cụ thể nào hay không.
Những hình ảnh của hội nghị Copenhagen nêu lên
http://www.tsr.ch/xobix_media/images/rsr/2007/rsrinfo20070504_7783828_0.jpg
http://www.tsr.ch/xobix_media/images/tsr/2009/swisstxt20090922_11253274_2.jpg
http://www.planetark.com/images/wefull/53997.jpg
http://www.capital.fr/var/cap/storage/images/media/images/photo-v2-457x222/reuters/ofrtp-climat-copenhague-20091015/5361095-1-fre-FR/ofrtp-climat-copenhague-20091015_large.jpg
http://www.capital.fr/var/cap/storage/images/media/images/photo-v2-457x222/reuters/ofrtp-climat-copenhague-20091203/5522530-1-fre-FR/ofrtp-climat-copenhague-20091203_large.jpg
suongkhoimay
12-13-2009, 12:27 AM
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 12/12/2009
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo giới khoa học, tình trạng này rõ ràng bắt nguồn từ việc trái đất bị hâm nóng, làm chu kỳ khí hậu bị lệch lạch. Ở châu Á, băng tuyết trên rặng núi Himalaya đang tan ra nhanh chóng là nguyên nhân quan trọng gây nên thiên tai bão lụt trong toàn khu vực.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/Himalaya_432.jpg
Rặng núi Himalaya nhìn từ trạm không gian quốc tế ISS, với bình nguyên Tây Tạng ở tiền cảnh.
(Ảnh : NASA)
Bản Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2010 công bố hôm 08/12/09 đã khẳng định những gì mà người dân tại Việt Nam trải nghiệm trong 20 năm gần đây : thiên tai đổ xuống Việt Nam càng lúc càng dồn dập và dữ dội hơn. Ngoài các trận bão ngày càng nhiều, tình hình lũ lụt cũng thường xuyên và nặng nề hơn, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Theo giới khoa học, tình trạng này rõ ràng bắt nguồn từ việc trái đất bị hâm nóng, làm chu kỳ khí hậu bị lệch lạc. Ở châu Á, băng tuyết trên rặng núi Himalaya đang tan ra nhanh chóng là nguyên nhân quan trọng gây nên thiên tai bão lụt trong toàn khu vực.
Khi lập ra bản Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu, tổ chức Germanwatch đã dựa trên 4 chỉ số để xếp hạng các quốc gia : tổng số người bị thiệt mạng hàng năm, tỷ lệ người chết so với cư dân, tổng số thiệt hại vật chất, tỷ lệ thiệt hại vật chất so với GDP. Từ năm 1990 đến 2008, Việt Nam đứng thứ tư trong số các nước bị thiên tai tác hại nặng nề, sau Bangladesh, Miến Điện và Honduras.
Thế nhưng trường hợp của Miến Điện và Honduras không đặc thù. Vị trí thứ hai của Miến Điện xuất phát chủ yếu từ thiệt hại khủng khiếp do cơn bão Nargis năm 2008 gây ra, chiếm 95% tổng số tổn thất nhân mạng và vật chất do thiên tai gây ra ở nước này trong hai chục năm qua.
Honduras cũng thế : 80% thiệt hại trong hai thập niên đến từ trận cuồng phong Mitch năm 1998. Nếu bỏ qua hai trường hợp cá biệt này, thì Việt Nam đứng thứ hai sau Bangladesh.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/118/ketsana432.jpg
Bão Ketsana vào tháng 9 năm 2009 đã gây thiệt hại đáng kể ở Việt Nam.
(Ảnh : Reuters)
Các số liệu riêng lẻ từng năm từ 2005 đến nay đều cho thấy Việt Nam luôn luôn nằm trong danh sách 10 nước bị thiên tai bão lụt khắc nghiệt tác hại nặng nề nhất. Theo thống kê của Germanwatch, từ năm 1990 đến năm 2008, thiên tai hàng năm đã cướp đi mạng sống của 466 người Việt Nam và làm mất đi trên 1,5 triệu đô la của cải.
Đối với giới khoa học, không còn chút hoài nghi nào ! Dù ở tận phiá Đông Nam châu Á, Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của tình trạng khí hậu biến đổi làm cho các dải băng hà trên dãy núi Himalaya xa xôi tan ra nhanh chóng, với hệ quả trước mắt là làm đảo lộn chu kỳ mưa bão trong vùng, đồng thời thổi phồng lưu lượng nước các con sông xuất phát từ dãy núi này, trong đó có sông Mêkong.
Băng trên Himalaya có thể biến mất vào năm 2035 !
Sự kiện những dải băng hà trên Himalaya tan nhanh đặc biệt được công luận thế giới chú ý vào năm 2007 khi Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC của Liên Hiệp Quốc gióng lên hồi chuông báo động. Theo IPCC, từ năm 1970 đến nay, nhiệt độ trên Himalaya đã tăng thêm 1°C, gấp đôi mức bình quân trên trái đất.
Điều này đã khiến cho các khối băng trên Himalaya tan chảy và co lại với một tốc độ đáng báo động. Từ năm 1962 đến 2004, diện tích hơn 1000 ''sông băng'' trên dãy Himalaya đã bị thu hẹp khoảng 16%. Nếu đà này tiếp diễn, băng hà tại nơi này có thể biến mất vào năm 2035.
Giới khoa học đã nêu ra nhiều thí dụ cụ thể : sông băng Khumbu, trên sườn núi Everest, đã bị thu hẹp khoảng 5 cây số từ những năm 1950. Riêng vào năm1998, được xem là năm nóng nhất của thập kỷ nóng nhất từ trước đến nay, thác băng Dokriani Barnak, bên phiá Ấn Độ đã bị mất thêm 20 mét.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/Khunbu_432.jpg
Ảnh chụp sông băng Khumbu trên sườn núi Everest năm 2001, với nhiều chỗ không còn băng, để trơ nền đất màu nâu.
(Ảnh : DR)
Tốc độ tan băng cũng gia tăng. Trong một bài viết trên tờ International Herald Tribune xuất bản tại Paris vào đầu năm 2008, các chuyên gia Nhật Bản thuộc trường Đại Học Nagoya đã nêu ra hai thí dụ : thác băng Chhukhung chỉ co lại 5 mét bình quân vào cuối thập niên 1970 . nhưng qua thập niên 1990, thì tốc độ thu hẹp tăng lên thành 20 mét mỗi năm. Trường hợp thác băng mang ký hiệu AX010 cũng vậy. Từ khoảng 2,7 mét mỗi năm vào thập niên 1980, khối băng này đã thu hẹp lại mỗi năm 12,5 mét từ thập niên 1990 đến nay.
Điều gì đã khiến cho các thác băng bị thu hẹp lại ? Theo các chuyên gia Nhật Bản, có ba yếu tố chính : một là nhiệt độ gia tăng làm băng tan; hai là khí quyển nóng lên biến tuyết thành mưa, khi rơi xuống làm băng chảy ra; và ba là lượng tuyết cũng giảm sụt.
Hiện tượng băng hà trên Himalaya tan chảy nhanh chóng tác hại không chỉ cho các quốc gia ngay dưới chân núi như Nêpal, Ấn Độ, Trung Quốc, mà còn cho cả những nước ở xa nhưng lệ thuộc vào các con sông bắt nguồn từ Himalaya, trong đó có Việt Nam.
Trước mắt bị lụt, trong tương lai bị thiếu nước
Theo Quỹ Bảo tồn Thiên Nhiên WWF, băng tan nhanh trên Himalaya sẽ có hai tác hại : trước mắt và lâu dài. Trước mắt, hiện tượng này làm tăng lưu lượng các con sông xuất phát từ Himalaya, gây lũ lụt ở các nước bên dưới, từ Trung Quốc, Ấn Độ cho đến Cam Bốt, Việt Nam.
Tuy nhiên về lâu về dài thì xẩy ra hiện tượng ngược lại : băng tuyết bên trên ít đi, nguồn cung cấp nước cho các dòng sông châu Á như sông Hằng, sông Irrawaddy, sông Dương Tử hay sông Mêkông sẽ cạn dần, gây ra tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn, lưu lượng sông Mêkong giảm bớt sẽ tạo điều kiện cho nước biển tràn ngược trở vào, làm hiện tượng đất hoá phèn thêm nghiệm trọng.
Trong một bản báo cáo công bố vào tháng 5 năm 2009, các nhà nghiên cứu của Tổ chức phi chính phủ Care International, kết hợp vớI trường Đại Học Mỹ Columbia đã nêu bật các mối đe dọa của hiện tượng tan băng trên đỉnh Himalaya, đối với đời sống của hàng triệu con người tại các nước ở vùng hạ nguồn sông Mêkông, đặc biệt là Việt Nam.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/Mekongflood_432.jpg
Lũ lụt ngày càng thường xuyên và dữ dội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Ảnh : DR)
[SIZE="3"][B]
Bị lụt lội đã đành, những người dân vùng châu thổ sông Cửu Long còn phải gánh chịu hậu quả của việc các quốc gia trên thượng nguồn trong đó có Trung Quốc, xây dựng đập thủy điện để tận dụng lưu lượng tăng cao của sông Mêkông nhờ băng tan. Với thời gian, các con đập này sẽ cắt bớt nguồn nước càng lúc càng khan hiếm chảy xuống hạ nguồn.
Đối với Care International, bị kịch đối với ngườI Việt Nam ở hạ nguồn đã bắt đầu diễn ra, Bằng chứng cụ thể đã được tổ chức này nêu bật là trận lụt có thể nói là lịch sử ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào năm 2000, với hơn 500 người chết trong vỏn vẹn vài tuần lễ, đa số là trẻ em, hàng trăm ngàn người khác phải tản cư và gần một triệu ngôi nhà bị ngập nước.
Theo Trọng Nghĩa rfi.fr
suongkhoimay
12-13-2009, 01:14 AM
VIỆT NAM - PHÁP
Bảo Thạch
Bài đăng ngày 10/12/2009
Thành phố Arles trao huân chương cho những lính thợ Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp năm 1939
Hôm 10/12/2009, thị trưởng Arles, miền nam nước Pháp, trao huân chương của thành phố cho 10 người lính thợ Việt Nam, để tưởng thưởng công lao của họ trong việc phát triển ngành trồng lúa tại vùng Camargue. Từ 1945 đến 1952, đa số đã được hồi hương, ngoại trừ trường hợp một ngàn người đã chọn sinh sống tại Pháp.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/indochine5copie200.jpg
Năm 1943, lính thợ Việt Nam đình công phản đối tình trạng bị bỏ đói (DR)
http://cache.20minutes.fr/img/photos/20mn_mvs/2009-12/2009-12-11/article_1112-MAR02-TRAVAILLEURSINDOCHINOIS.jpg
Thông qua lễ trao huân chương, chính quyền địa phương này mong muốn, lần đầu tiên, chính thức công nhận đóng góp của khoảng 500 người lính thợ đã lao động trên những ruộng lúa của Camargue nói riêng và sự hy sinh của khoảng 20.000 người lính thợ Việt Nam nói chung, đã bị cưỡng bức đưa sang Pháp vào thời kỳ đệ nhị thế chiến.
Theo nhà báo Pierre Daum, tác giả tập sách nghiên cứu mang tên là "Những người bị cưỡng bức nhập cư", đa số 20.000 người Việt Nam này đã bị Nhà nước thuộc địa bắt lính trên ba miền Nam, Trung, Bắc và bị đưa thẳng xuống tàu biển chở sang Pháp, kể từ năm 1939
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/indochine1copie250.jpg
Lính thợ đeo bảng số (DR)
Họ đã bị cưỡng bức lao động cho công xưởng chế tạo vũ khí đạn dược của Pháp. Sau năm 1940, họ bị đưa vào các trại lính, đặt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan thuộc địa Pháp. Theo nhà báo Pierre Daum, những người lính thợ đã buộc phải sinh hoạt trong hoàn cảnh hết sức tồi tệ, bị ngược đãi và bị bỏ đói.
Từ 1945 đến 1952, đa số đã được hồi hương, ngoại trừ trường hợp một ngàn người đã chọn sinh sống tại Pháp. Không một ai trong số 20.000 lính thợ Việt Nam, theo ông Pierre Daum, được hưởng hưu bổng cho những năm lao động tại Pháp. Còn trong thời gian làm việc, họ chỉ được hưởng mức lương bằng 1/10 mức lương của công nhân Pháp.
http://www.rfi.fr/actuvi/images/120/indochine6copie300.jpg
Lính thợ Việt Nam trồng lúa ở Camargue (DR)
Bảo Thạch RFI.fr
Dân Pháp họ cũng rất bảo thủ,Một kỷ gạo xản xuất tại Camargue dù mắc gắp hai lần vởi kỷ gạo nhập từ nước ngoài vào, họ vẫn mua ăn,
Họ nói dù sao cũng nhãn hiệu của France, bảo đảm rồi,
Đây là hình của kỷ hiệu gạo ở Camargue
http://www.compagnie-du-riz.com/img/img_compagnie.png
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.